Dạo này mình bị vướng mắc vấn đề này khi đang viết truyện Nhân vật chính của mình là Tướng quân và cha y là Quốc công, y là trưởng tử nên đương nhiên về sau sẽ kế thừa cha nhưng mà vậy thì có hợp lý k ạ? Tướng quân này xuất chinh đánh giặc nên được vua phong thành Tướng quân rồi ban phủ đệ riêng thì có hợp quy củ k? Hôm qua đang viết dở thì mình mới nhận ra, Tướng quân sau khi lấy vợ thì vợ y được gọi là gì? Mà sau khi y kế thừa cha mình sẽ thành Quốc công hay là 1 chức quan hay đại loại nào đó? Và phủ đệ của Tướng quân gọi là gì ạ?
Theo như trong sử liệu của Trung và ta thì đóng góp cho bạn vài cái mình biết nhé. Lỡ sai thì kiếm sách coi lại nghen^^ 1. Nhân vật chính là tướng quân thì bạn phải nói rõ là tướng gì? Đại nguyên soái? Phó soái? Đô đốc? Nói chung mấy ông chỉ huy lớn cũng gọi chung là tướng quân. Nếu mấy ông tướng quân nhỏ thì làm gì có phủ đệ^^ 2. Cha là Quốc công, thì Quốc công xem như là khai quốc công thần, do đích thân vua phong. Trong cái chức Công thì Quốc công là trên Quận công, dưới Vương, nghĩa là Vương thì con trai có quyền nối ngôi. Nếu phong vương, lập ấp, ban đất cai trị thì con trai sẽ nối nghiệp, gọi là thế tử. Còn nếu chỉ là quốc công thông thường thì đâu có nối ngôi gì đâu^^ Vì đó chỉ là một cái chức tước thôi, như một chức quan cao cấp á. Cho nên bạn viết là nối ngôi cha thì không đúng nghen. Còn nếu bạn dự kiến cho ông tướng đó nối ngôi cha thì cứ để người cha mang tước vương hầu gì đó, thay vì để quốc công nha. 3. Tướng xuất chinh đánh giặc, nếu lập công trạng vẻ vang thì vua phong hầu tước mới có phủ đệ riêng. Ví dụ ông thừa tướng thì có tướng quốc phủ. Không lẽ vị tướng quân trẻ này chưa gì cũng có tướng phủ ha^^ phải về ở chung với quốc công chứ! 4. Vị tướng quân này lấy vợ thì vợ vẫn gọi là thiếu phu nhân. Vì phu nhân là mẹ ổng mà^^ cũng có cách gọi khác là thiếu tướng phu nhân nhưng nó hơi rườm rà^^ 5. Phủ đệ của tướng quân thì đương nhiên gọi là tướng phủ^^ Bạn xem kĩ lại các vấn đề trên để viết cho hợp lý nhen^^
Quan trọng là bối cảnh trong truyện cái chức Quốc công đó có được chế độ triều đình lúc ấy cho truyền lại từ đời này sang đời khác không. Nếu là có thì đương nhiên là nó hợp lý. Tuy nhiên, bạn lại mâu thuẫn ở chỗ là nếu y là Trưởng tử có quyền kế thừa chứ vụ của cha mình thì mắc gì phải dọn ra ngoài? Cái này nó không hợp lý. Có công được vua ban thưởng thì đương nhiên hợp lý, mà ông vua ban cái gì thì đó là chuyện của ông vua, không bàn cãi. Tướng quân sau khi lấy vợ thì vợ Tướng quân gọi là Tướng quân phu nhân. Sau khi y kế thừa chức vụ của cha mình thì cũng sẽ xưng là Quốc công thôi. Còn phủ đệ của Tướng quân cũng sẽ gọi là Tướng Quân phủ hoặc có thể là một tòa phủ nào đó đặc biệt, giống như trong phim Dương gia tướng, cả nhà Dương gia được vua ban cho Thiên Ba Phủ đó. Một loại ân sunhr đặc biệt cho người có công vô cùng cao. Hi hi. Mà nếu là truyện bạn viết thì muốn cho nó là cái gì thì là cái đó thôi. He he. Chúc bạn viết thật hay nhé. Thân
Mình bị vướng chỗ này lâu lắm rồi, cái phần ban hầu tước mình k biết xưng như nào về tên hiệu cũng như phủ đệ. Cha y có công lớn thì có phải là dù k có máu mủ với hoàng tộc gì thì vẫn được phong vương đúng k ạ? Vậy cha y là vương gia rồi về sau y nối theo ạ? Nếu nối theo thì có phải đổi tên hiệu k?
Việc phong vương thì cũng không nhất thiết là có liên quan hoàng tộc. Ví dụ: Tiết Nhân Quý không phải hoàng tộc nhà Đường nhưng lại có chiến công hạng mã, được vua phong Bình Liêu vương. Thì con của ổng sau này là thế tử Tiết Đinh San đó bạn. Mà sau này nối ngôi thì tự vua sẽ ban cho chức vương khác, để phân biệt với cha mình. Tức là đổi hiệu đó^^
Nhưng nếu y là thế tử thì vợ y đương nhiên sẽ là thế tử phi, nếu sau này y nối cha được vua ban chức vương khác thì cha y vẫn là vương ạ?
Vợ thế tử gọi là thế tử tần, không phải thế tử phi nha bạn. Còn khi nào vương gia chết thì mới để thế tử lên ngôi vương thôi. Tại vì cơ bản vương gia cũng không phải vua, cũng không phải bận nhiều việc quốc gia đại sự đâu nên không nhất thiết nghỉ hưu sớm để con lên thay^^