CÙNG TÌM HIỂU VỀ NHỮNG VIỄN CẢNH CÓ THẾ XẢY RA TRONG TƯƠNG LAI CỦA THÁI DƯƠNG HỆ NHÉ. 1. Năm 2061: Sao chổi Halley sẽ quay trở lại Sao chổi Halley là một trong những sao chổi nổi tiếng nhất thiên văn học, vì nó là sao chổi duy nhất có thể nhìn thấy 2 lần trong đời người. Lần gần nhất nó ghé thăm trái đất là vào năm 1986. Quỹ đạo di chuyển trung bình của sao chổi Halley là 76 năm và nó được dự đoán là sẽ xuất hiện lần tiếp theo vào ngày 28 tháng 7 năm 2061. Giống như những sao chổi khác, sao chổi Halley mang trong mình sức công phá cực kỳ nguy hiểm, với tốc độ di chuyển cực cao, lên tới 160 nghìn km/h. Nó lang thang trong vũ trụ và sẵn sàng phá hủy bất kỳ hành tinh xấu số nào nếu nó va chạm phải, bao gồm cả Trái Đất. 2. Năm 2178: Sao Diêm Vương sẽ hoàn thành quỹ đạo lần đầu tiên kể từ khi được con người phát hiện Sao Diêm Vương là hành kỳ lạ, bí ẩn, khó đoán nhất trong hệ Mặt Trời. Mặc dù nó đã bi tước mất danh hiệu là một hành tinh, thế nhưng dù ít hay nhiều nó vẫn là hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt Trời. Nó có quỹ đạo khá mất trật tự, tuy nhiên đến năm 2178, nó sẽ hoàn thành quỹ đạo quay của mình lần đầu tiên kể từ khi con người phát hiện ra nó. 3. Trong 50.000 năm, ngôi sao VY canis Majoris sẽ phát nổ trong một vụ nổ siêu tân tinh VY canis Majoris, một ngôi sao "siêu to khổng lồ" lớn nhất trong Dải Ngân hà, thế những sự thật là nó đang trong tình trạng yếu dần đi. Theo dự kiến của các nhà khoa học, viên ngọc lớn lấp lánh của vũ trụ này sẽ chết và nổ tung trong khoảng 50.000 năm nữa. Vụ nổ sẽ tỏa ra thứ ánh sáng còn sáng hơn cả một Dải Ngân hà. 4. Trong 75.000 năm nữa, một hòn đảo Hawaii mới sẽ xuất hiện Đảo Hawaii là một điểm đến tuần trăng mật hoặc là nơi để trải nghiệm du lịch một cách ngọt ngào với cảnh hoàng hôn tuyệt đệp. Tuy nhiên ít ai biết bí mất đen tối của hòn đảo đó là quần đảo Hawaii được sinh ra từ hoạt động của núi lửa. Cụ thể: Chúng được hình thành nối tiếp nhau dưới dạng một mảng kiến tạo, mảng Thái Bình Dương trượt trên một chùm dung nham nóng chảy, những chùm dung nham này không hề nhỏ, nó có thể kéo dài hàng trăm km bên trên bề mặt trái đất. Sau đó dung nham nguội đi, cứng lại để tạo ra những vùng đất mới. Quần đảo Hawaii thực chất là được tạo ra từ rất nhiều núi lửa, trên thực tế, cho đến nay người ta vẫn có thể quan sát được hoạt động của núi lửa ở Hawaii. 5. Các chòm sao ngày nay sẽ không thể nhận ra một cách dễ dàng trong vòng 100.000 năm tới Đã bao giờ bạn tự hỏi sẽ như thế nào nếu trong hàng triệu năm tới, khi nhìn lên bầu trời sẽ như thế nào chưa? Sẽ rất nhiều người có suy nghĩ rằng chẳng có gì thay đổi vì những ngôi sao như được đặt cố định một chỗ trong hàng ngàn năm qua, kể từ lúc mà những con người Hy Lạp cổ đại phát hiện ra chúng cách đây 2.000 năm. Tuy nhiên, hàng ngàn năm của chúng ta chỉ như một cái chớp mắt trong vòng đời của một thiên hà và quan điểm các ngôi sao không hề thay đổi vị trí là sai. Các ngôi sao sẽ di chuyển phần lớn với số lượng lớn khi chúng quay quanh trung tâm của Dải Ngân hà, nhưng đôi khi chúng di chuyển lệch hướng theo các hướng ngẫu nhiên do các điều kiện hình thành hoặc các tương tác trong quá khứ của chúng quyết định. Chính vì vậy, trong hàng chục, hàng trăm ngàn năm nữa, việc quan sát các chòm sao trên bầu trời sẽ không còn là dễ dàng như hiện tại được nữa. 6. Trong 1 triệu năm nữa, hai mặt trăng của sao Thiên Vương sẽ va chạm vào nhau. Có vẻ người mẹ sao Thiên Vương nằm trong Thái Dương hệ của chúng ta đã sinh đẻ khá đông đúc thành viên. Tính tới thời điểm hiện tại, sao Thiên Vương sở hữu cho mình tổng cộng tất cả là 27 vệ tinh tự nhiên xoay quanh nó. Trong số anh chị em đông đúc của mình, vệ tinh nổi bật nhất với cái tên Cressida, các nhà phát hiện ra rằng mặt trăng Cressida có lực hấp dẫn lớn hơn rất nhiều so với anh chị em của nó. Theo nghiên cứu và dự đoán, mặt trăn Cressida sẽ va chạm vào một mặt trăng khác là Desdemona trong khoảng 1 triệu năm nữa. 7.50 triệu năm tới, sao Hỏa sẽ chính thức kết hôn Phobos, nó là một vệ tinh của sao Hỏa, tương tự với Mặt Trăng của Trái Đất. Tuy nhiên nó lại đang bị chính vật chú của nó xé toạc ra từng giờ và cuối cùng cái kết sẽ là vỡ tan. Nguyên nhân chính dẫn đến cái chết yểu của vệ tinh này là do nó nằm quá gần hành tinh của nó. Cụ thể, nó chỉ xoay quanh sao Hỏa với khoảng cách là 5.954 373 km, chỉ bằng 1, 5% khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất. Chính vì gần quá mức như vậy nên chẳng bao lâu nữa, Phobos sẽ chịu lực hấp dẫn của hành tinh đỏ, áp lực quá lớn sẽ khiến nó bị vỡ vụn. Thế nhưng chính sự vỡ vụn của vệ tinh Phobos sẽ tạo ra vật chất, hình thành một vành đai cho sao Hỏa. Người anh em của chúng ta sẽ chính thức thoát cảnh cô đơn sau hàng trăm triệu năm. 8. Trong 180 triệu năm, Mặt Trăng sẽ làm chậm dần Trái Đất. Thực ra thì ngay từ khi Mặt Trăng xuất hiện, Trái Đất của chúng ta đã dần chậm lại. Cho đến ngày nay các ước tính cho ra kết quả thấy, độ dài của một ngày sẽ tăng khoảng 1, 8 phần nghìn giây mỗi một trăm năm. Nhưng tại sao vòng quay của Trái Đất lại chậm lại? Đó là bởi vì do mặt trăng tác động lực hấp dẫn lên hành tinh của chúng ta, gây ra sự giảm tốc độ quay của Trái Đất do Mặt Trăng dần dần đang bị kéo ra xa. Theo như các nhà khoa học tính toán thì sau khoảng 180 triệu năm nữa, một ngày trên Trái Đất sẽ dài 25 tiếng thay vì 24 tiếng như hiện nay. Hy vọng giờ làm việc cũng không bị tăng lên. 9. Trong 600 triệu năm nữa, lần nhật thực toàn phần cuối cùng sẽ xảy ra Khoảng sau 600 triệu năm tới, có lẽ chúng ta sẽ không còn được ngắm nhìn hiện tượng nhật thực nữa. Nguyên nhân là do Mặt Trăng càng ngày càng rời xa Trái Đất nên nó không còn đủ kích thước để che phủ hoàn toàn mặt trời. Vì vậy loài người trong tương lai sẽ không còn được chứng kiến nhật thực, mà chỉ có thể nghiên cứu trong những cuốn sách lịch sử mà thôi. 10. Khoảng 800 triệu năm nữa, sự tuyệt chủng của loài người chính thức bắt đầu Mặt Trời đang dần sáng hơn và lớn hơn, theo tính toán độ sáng của Mặt Trời sẽ tăng lên 1% sau mỗi 100 triệu năm. Điều đó có nghĩa là trong khoảng 1 tỷ năm tới, độ sáng ngày càng tăng khiến Trái Đất là nơi không còn ở được nữa. Nhiệt độ trung bình sẽ đạt 50 độ C, so với 15 độ C ở thời điểm hiện tại. Về cơ bản, nước sẽ không còn tồn tại ngoại trừ ở các cực. Cây xanh sẽ không còn kéo theo sự tuyệt chúng của hầu hết các loài động vật bao gồm cả con người. Nếu chúng ta di chuyển đến sinh sống ở các cực của Trái Đất, nơi mà nước vẫn còn tồn tại thì cũng chỉ cầm cự thêm một thời gian nữa. Cho đến khoảng 3, 5 tỷ năm sau, Trái Đất sẽ không còn như hiện tại nữa. Các đại dương, từ trường, tâng ôzôn và kiến tạo mảng sẽ biến mất. Nhiệt độ bề mặt Trái Đất lúc này sẽ tăng vọt lên 1.330 độ C, đủ nóng để làm tan chảy lớp đá trên bề mặt. Hành tinh của chúng ta lúc này không còn màu xanh nữa, mà sẽ giống sao Kim hơn. Hành tinh của chúng ta chính thức chết, kéo theo là tất cả mọi văn minh cùng sự sống theo nó. Nhưng vẫn còn hy vọng, đó là nhờ sự sáng lên của Mặt Trời, sao Hỏa bỗng dưng trở thành nơi có thể sống được và đó sẽ là ngôi nhà mới của chúng ta, trước khi có thể tìm đến những vùng đất xa xôi hơn ngoài hệ Mặt Trời. 11. Trong 7 tỷ năm nữa, Trái Đất, sao Kim, sao Thủy chính thức biến mất mãi mãi khoảng 7 tỷ năm nữa, khi Mặt Trời chính thức kết thúc vòng đời của nó, nó sẽ phồng to lên gấp 256 lần kích thước hiện tại và trở thành một ngôi sao đỏ lớn khổng lồ. Khi Mặt Trời đã không còn thân thiện và chuyển mình thành một tên đồ tể, nó sẻ nuốt chứng tất cả hành tinh xoay quanh nó. Nạn nhân đầu tiên là sao Thủy, tiếp theo là sao Kim, rồi đến Trái Đất nơi đã từng phát triển sự sống văn minh của loài người cũng sẽ biến mất. Sau sự giận dữ của mặt trời, nó sẽ nguội dần rồi biến thành một ngôi sao lùn trắng. Sẽ không còn bất kỳ sự sống nào bên trong hệ Mặt Trời, vì nguồn năng lượng của Mặt Trời lúc này đã hết, nó chỉ nguội dần, rồi tắt hẳn, Mặt Trời sẽ không bao giờ mọc nữa.