Review Sách Từ Vô Hình Đến Hữu Hình - Mark Miodownik

Thảo luận trong 'Sách - Truyện' bắt đầu bởi yunshen1046, 3 Tháng tám 2021.

  1. yunshen1046

    Bài viết:
    11
    Bạn có đang hứng thú khám phá về thế giới diệu kỳ của các loài vật chất? Thì hãy đến cuốn sách mang tên ' Từ vô hình đến hữu hình'. Cuốn sách được viết một nhà khoa học vật liệu, khi thấy tác phẩm được viết một người không phải là nhà văn mà là một người am hiểu về vật liệu, bạn đừng thấy tác phẩm này khô khan và được diễn tả lối khoa học ngược lại cuốn sách được viết dễ đọc và dễ hiểu. Bạn có biết thế giới các loại vật chất có gì không. Nếu như bạn không biết hãy để cuốn sách nói cho bạn biết nhé!

    Một số thông tin của tác giả

    Tên: Mark Miodownik

    Sinh năm: 1969

    Quốc Tịch: Người Anh

    Là một British nhà khoa học vật liệu, kỹ sư, đài truyền hình và nhà văn tại Đại học College London. Trước đây, ông là người đứng đầu Nhóm Nghiên cứu Vật liệu tại King's College London, và là người đồng sáng lập Thư viện Vật liệu. Miodownik theo học trường Emanuel ở Nam London. Năm 1987, ông theo học tại Trường Cao đẳng St Catherine, Oxford, nơi ông tốt nghiệp với bằng Cử nhân Khoa học về luyện kim. Ông hoàn thành bằng Tiến sĩ Triết học về hợp kim động cơ phản lực tuabin tại Cao đẳng Linacre, Oxford vào năm 1996, đặc biệt là hợp kim tăng cường phân tán oxit (ODS). Đối với việc trình bày công trình tiến sĩ của mình tại Oxford, ông đã được trao Giải thưởng Hetherington vào năm 1995. Mark Miodownik nói rằng sở thích của anh ấy đối với tài liệu bắt nguồn từ một sự cố khi anh ấy bị một lưỡi dao lam đâm vào lưng trên đường đến trường. Nhận ra rằng một mảnh thép nhỏ đã gây hại cho anh rất nhiều, anh bắt đầu quan tâm đến vật liệu.

    Tác phẩm 'Từ vô hình đến hữu hình'

    Công ty phát hành: Read Book

    Ngày xuất bản: 15-04-2021

    Kích thước: 14 x 20.5 cm

    Dịch Giả: Hà Pony

    Loại bìa: Bìa gập

    Số trang: 303

    Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Thế Giới

    [​IMG]

    [​IMG]

    Nội dung chính của tác phẩm:

    "Đây là cuốn sách viết về những kỳ quan ẩn giấu, những tính chất tuyệt diệu của các vật chất mà ta cho là tẻ nhạt, tầm thường và chẳng đáng để tâm.. Có thể ai đó đã nói về những điều này hay kể những câu chuyện tương tự, nhưng giống như người thợ làm sô-cô-la xuất sắc nhất, Miodownik đã tạo ra một công thức hoàn hảo."

    – The New York Times

    * Thư tình

    Dù công nghệ số đang có những bước tiến dồn dập, nhưng khó mà tin rằng giấy sẽ không được sử dụng làm phương tiện giao tiếp nữa. Chúng ta tin tưởng chúng hơn bất kỳ hình thức truyền thông nào khác. Chẳng có gì khiến ta bồn chồn và làm con tim ta lỡ nhịp - theo đúng nghĩa đen - hơn lá thư tình từ người mình yêu. Gọi điện thoại cũng hay và tình cảm đấy, nhưng được cầm tay vật mà người yêu bạn đã chạm vào và hít hà mùi hương ngọt ngào trên tấm giấy ấy, thì đó mới đích thực là tình yêu.

    Sự giao tiếp này vượt trên cả khả năng diễn đạt của ngôn từ. Nó là sự vĩnh cửu, sự xoa dịu những tâm hồn đang bất an. Nó có thể được đọc đi đọc lại nhiều lần. Nó chiếm một khoảng không gian vật lí trong cuộc đời bạn. Tờ giấy trở thành hình bóng của người ấy, nó tỏa ra mùi hương riêng của họ với chữ, giống như dấu vân tay, cũng thể hiện đặc tính của họ. Một bức thư tình không thể bị làm giả và không thể bị sao chép.

    Giấy có điều gid đặc biệt mà người ta lại dùng nó để viết lên những dòng chữ thầm kín như vậy? Chúng được viết trong nhưng khoảng khắc riêng tư, và vì vậy, giấy hòa mình với tình yêu xác thịt - viết thư là hành động đi kèm những cú chạm nhẹ, tuôn chảy, thăng hoa, ngọt ngào, những thứ mà bàn phím máy tính không làm được.

    Thưa từ cũng làm chuyện chia tay khó khăn hơn, vì giống như ảnh chụp, chúng sẽ mãi còn đó. Với những người bị tổn thương trong chuyện tình cảm, nó thật tàn nhẫn, còn với những người đã quên đi chuyện cũ, nó như một lời trách móc nặng nề về sự phản bội hoặc lừa dối. Thế nhưng, giấy vẫn là một vật liệu gốc cacbon, nên những ai muốn quên hết đi những sầu đau đã qua đều có thể tìm đến một giải pháp: Que diêm

    Đun nóng chảy cát có thể thu lại thủy tinh không?

    Nhóm một ngọn lửa trên sa mạc, cùng với rất nhiều gió, bạn có thể làm cát đủ nóng để tan chảy thành thứ chất lỏng đục và dính. Khi chất lỏng này nguội đi, nó cứng lại và đúng là sẽ trở thành thủy tinh. Nhưng thủy tinh làm từ cách này hầu hết đều chứa cát chưa nóng chảy. Nó có màu nâu, dễ vỡ và sẽ sớm hòa nhập trở lại với sa mạc.

    Phương pháp này tồn tại hai vấn đề. Đầu tiên là hầu hết các loại cát đều không chứa hỗn hợp khoáng chất chuẩn để làm thủy tinh có chất lượng: Màu nâu là dấu hiệu đáng sợ trong hóa học – chỉ dấu của việc lẫn tạp chất. Với sơn cũng vậy: Hỗn hợp màu ngẫu nhiên sẽ không cho ra thành phẩm chất lượng cao; bạn sẽ chỉ nhận được những màu nhuộm nâu-xám mà thôi. Một số phụ gia, còn gọi là "chất giảm nhiệt" (flux) như natri cacbonat, giúp kích thích hình thành thủy tinh, còn hầu hết các chất khác thì không. Không may là dù thành phần chủ yếu bao gồm thạch anh, trong cát vẫn lẫn bất cứ thứ gì bị gió thổi tới. Vấn đề thứ hai là kể cả nếu cát có thành phần hóa học chuẩn, thì nhiệt độ cần thiết để làm nó tan chảy là khoảng 1200o C, nóng hơn lửa bình thường rất nhiều (thường chỉ trong khoảng 700-800o C).

    Nhưng một tia sét có thể làm được điều đó. Khi đánh xuống sa mạc, sét tạo ra nhiệt độ hơn 10.000o C, đủ nóng để làm cát tan chảy, tạo ra sét hóa thủy tinh gọi là fungurit. Những cây gậy thủy tinh này trông giống như tia sét được các vị thần sấm, như Thor trong thần thoại Bắc Âu, phóng ra khi giận dữ. Từ này xuất phát từ fulgur trong tiếng La-tinh, nghĩa là lưỡi tầm sét. Chúng nhẹ đến bất ngờ, bởi chúng rỗng ở bên trong. Bên ngoài thì thô ráp, nhưng bên trong lại là một đoạn ống rỗng và mịn. Hình dạng ống này được hình thành khi tia sét hóa hơi chỗ cát mà nó tiếp xúc đầu tiên.

    Nước có thể đông đá, vậy tại sao rượu lại không thể?

    Bản chất cơ bản của nước và rượu đều là trạng thái lỏng, không màu, trong suốt và có thể uống được.

    Nước hầu như không vị, đông đá dưới 0 độ C, còn rượu muốn đông đá khi nhiệt độ phải âm trên 100 độ C. Dựa vào nhiệt độ đông đá này mà người ta có thể kiểm chứng được chất lượng của rượu cũng như hàm lượng etanol chứa trong rượu so với nước cao hay thấp.

    Nhiệt độ đông đặc của Ethanol là – 114, 1 độ C. Bởi vậy, độ rượu càng cao, nghĩa là nồng độ Ethanol trong dung dịch rượu cao thì nhiệt độ đông đá càng thấp. Với các loại rượu mạnh (có độ cồn trên dưới 40%) như vodka thì nhiệt độ đông đặc của dung dịch rượu chắc chắn là nằm dưới -18 độ.

    Trong khi tủ lạnh gia dụng hoạt động đạt công suất tối đa thì có thể giảm nhiệt chỉ tới – 18 độ C. Đó chính là nguyên nhân bạn không thể đông đá rượu kể cả khi bỏ nó vào tủ lạnh. Nếu chai rượu mạnh bình thường của bạn để trong tủ lạnh dân dụng mà bị đông thành đá thì chắc chắn bạn có quyền nghi ngờ chất lượng của chai rượu đó.

    Bản thân tôi cảm thấy hóa rất khó và không thú vị nhưng khi đọc cuốn sách này cảm thấy hóa không còn khôn khan không thú vị nữa. Đọc cuốn sách này cảm thấy muốn tìm hiểu sâu rộng hơn về thế giới diệu kỳ này. Cuốn sách này rất thích hợp cho những bạn thích giải mã về những điều kì diệu của thế giới các loại vật chất mà chúng ta tạo nên và tìm hiểu nguồn gốc, tìm cách vận dụng chúng, ý nghĩa đặt biệt của chúng. Hãy đến và giải mã tất cả cùng 'Từ vô hình đến hữu hình' nào.
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...