Luận về Trán và Đầu (P1) Trán là bộ vị rất quan trọng cho việc xem tướng: Nhân luân lục thân ở đấy, công danh sự nghiệp ở đó, tài cao trí cả ở đó, sinh tử cũng ở đó mà ra cả cả. Trán đại biểu cho tiền vận từ 15 đến 30 tuổi, thuộc cung Ly, phương nam, hỏa địa. Trán cao sáng, rộng lớn sung thực, phong mãn là tốt. Trán ám hãm gân guốc, lõm bẹt phá khuyết là xấu. Trên vầng trán còn có nhiều mảnh xương có mối liên hệ mật thiết đến công danh, sự nghiệp, phúc đức của cuộc đời con người. Muốn xem xét nhân luân đầu tiên phải xem tướng trán. Nhân luân là cha mẹ, quân thần, phu phụ, bằng hữu. Phàm trán quá thấp thì sớm mồ côi, tiền vận truân chuyên, nhân luân hư hoại. Trán có mấy khu vực quan trọng đó là: Thiên sương, Dịch mã, Ấn đường, Phúc đức. Những khu vực ấy xương cốt và khí sắc ảnh hưởng đến vận mệnh nhiều. Thiên hiệp hề tiện yểu túc ác Tủng khoát hề phú quý khả thượng. Đầu trán sợ nhất là lệch và hẹp, còn đẹp nhất là cao rộng. Hẹp lệch thì chết non yểu, hoặc cuộc đời vất vả nghèo khổ. Ngược lại mà cao rộng thì được phú quý. Nếu thấy phục tê cốt là tướng nguyên thần. Phục tê cốt là một loại xương nổi ụ lên ngay nơi ấn đường hoặc cao hơn trông như con tê giác phủ phục, hoặc nó là một miếng vuông ở giữa vầng trán. Phục tê cốt là tướng thành công về danh vị quyền thế. Còn có danh từ phục tê quán đỉnh là cái xương phục tê ấy nối liền với sống mũi. Dịch mã có sắc ánh màu vàng. Công danh hơn người. Dịch mã là khu vực nằm trên mi cốt hơi chếch về phía thái dương. Dịch mã cao, sắc sáng là người có danh phận tốt. Dịch mã động là hiện sắc tốt hoặc sắc xấu báo hiệu những thay đổi trong đời lành hoặc dữ. Phúc như can, lập như bích tức là cao và um úp như lá gan heo gan bò, thẳng đứng như bức tường, thể hiện tướng số mang tướng thực lộc và phúc thọ vô lượng. Trán ảm đạm, nhìn lấm lem như có tro bụi bám, như có lũ quạ đen làm tổ ở thiên đình, sách tướng coi đó là một trong bốn ác sắc ghê gớm nhất. Dù trán cao rộng, dù trán mới có phục tê nếu gặp màu sắc lấm tro bụi này đều đại bại hết tiền, hết của. Nếu nó quá nặng tất thân bại danh liệt, gia phá nhân vong. Trái lại, sắc trán mà nhuận sáng như ngọc thì danh cao hảo vận. Có nhiều người trán nâu, rám tựa như quả bưởi bị rám nắng thì vận bế tắc từ mười đến mười lăm năm. Học thuyết của phương Tây luôn cho rằng tư tưởng của ta nằm trong bộ não, nhân tâm, thiện ác đều do óc mà ra. Não khó nhìn thấy, muốn tìm hiểu cần quan sát hình thù, xương cốt của đầu. Vì thế mà đã chia ra làm sáu loại để phân biệt tính tình tâm lý: - Đầu cao - Đầu dài - Đầu rộng lớn - Đầu hẹp - Đầu thấp - Đầu ngắn ٭ Đầu cao có bảy đặc tính: - Nhiều nguyện vọng. - Nhiều tư tưởng cao thượng. - Dễ làm chủ được bản thân. - Lạc quan. - Dễ hòa đồng. - Chính trực. - Tôn trọng chữ tín. ٭ Đầu dài có ba đặc tính: - Trí lực phát đạt. - Trọng nhân đạo. - Ưa động vật, thực vật. ٭ Đầu rộng lớn có bốn đặc tính: - Tinh thần cường kiện làm việc chu đáo. - Có quyết tâm - Ưa dùng võ lực hay biện pháp mạnh. - Ưa phá hoại. ٭ Đầu hẹp có bốn đặc tính: - Ôn hòa thuận bình, chín bỏ làm mười. - Ngoan cố, nhịn thì nhịn vẫn theo ý mình. - Làm việc hơi cẩu thả. - Cử chỉ xốc nổi. ٭ Đầu thấp có năm đặc tính: - Không có trí lớn. - Bất cần đạo đức danh dự. - Đa nghi. - Dễ bi quan. - Khó hòa đồng. ٭ Đầu ngắn có năm đặc tính: - Trí lực vừa phải, giỏi bắt chước kém sáng tác. - Tính tình khéo léo. - Ít tự kiềm chế bản thân. - Dễ xung động. - Không mê mệt ái tình. Ngoài những loại đầu trên còn có những loại khác như cao dài mà rộng, hơi rộng, cao dài mà hẹp, thấp mà lớn. Cao dài mà rộng thì nhiều tinh lực, giỏi văn học, tính bảo thủ. Hơi rộng lớn thì có dũng khí, tự kiềm chế, ưa mạo hiểm. Cao dài mà hẹp là người khéo léo, thận trọng, có khiếu văn học và khoa học, không ưa vũ lực. Thấp mà rộng lớn thì kém dũng cảm, thiếu tính tự chế, nhưng là người bảo thủ và có quyết tâm. Đằng trước cao, đằng sau thấp thì dễ khuất phục. Đằng trước thấp, đằng sau cao thì tàn nhẫn ưa uy quyền, nhiều tham vọng. Ngoài vấn đề tìm xét tâm lý, người Tây phương cũng đặt vấn đề tướng lý. Đầu cao nhiều phúc trạch, gặp nguy vẫn an hoặc chuyển nguy thành an. Đầu dài sống lâu. Đầu rộng lớn, giàu có. Đầu hẹp, vất vả, khổ sở, may đấy rủi đấy. Đầu ngắn, yểu chết, túng bấn. Trước cao, sau thấp, giàu mà không sang. Trước thấp sau cao, sang mà không giàu, có thể bị hung tử. Tướng lý về hình dáng đầu của con người của Tây phương không khác với tướng lý Đông phương bao nhiêu. Người Tây phương chỉ không chú trọng đến sắc tướng mà chỉ chú ý đến hình tướng. Tướng lý Đông phương có thêm sắc tướng. Nhân Luân Đại Thống Phú viết: Phong long minh giả sinh tất tảo đạt Tỉ bạc ám giả tử vô sở táng Ở đây muốn nói là đầu trán mà nở nang, sáng sủa thì thành công sớm. Thấp mỏng hôn ám thì chết không có đất chôn. Hình thế đầu trán sung thực, rộng rãi, cao ráo cùng với khí sắc minh nhuận lãng huy là người tài chí cao và lạc quan trong cuộc sống. Hình thế đầu trán thấp, mỏng manh cùng với khí sắc ám hãm, kiển trệ là người thiếu ý chí nghị lực, nhiều thói xấu và nguyên thần bất túc. (còn nữa)
Con người ta thừa hưởng tam tài từ trời đất. Trán là trời, cằm là đất, mũi là nhân. Trời tròn là quý, vì vậy trước tiên cần quan sát trán. Trán chiếm địa vị chi phối các bộ vị, cho nên trán được mệnh danh là thiên tử, đại diện cho trời. Sách Qui Giám ghi: Trán trước nở nang, nhô lên đầy đặn như lá gan lật ngược là tướng đại quý, nếu lại có thêm những nếp nhăn như hình con dế thì đúng là đã được phú quý song toàn, có được bổng lộc nhị thiên thạch hay nghìn đấu vậy. Trán có nếp nhăn hình mặt trăng ngửa có thể vươn tới chức quan hai nghìn đấu vậy. Trán có hoa văn hình sừng trâu có thể đạt được bậc hàm tướng quân. Trán mà bên trái có hoa văn hình mặt trời, bên phải lại có hoa văn hình mặt trăng thì không nhưng đại quý mà còn được đại phú, quan hàm lên tới hàng nhất phẩm, là con người chính trực có nhiều thê thiếp. Từ thiên trung chạy xuống có một đường hoa văn thẳng xuống ấn đường, cái này được gọi là Huyền tê giác, với tướng này có thể được phong tước hầu. Trán có đường mạch máu kéo thẳng khoảng ba phân trở lên đó là dấu hiệu được phong quan từ tuổi thanh niên. Trán có ba nếp nằm ngang từ bé đã khắc cha mẹ bởi nếu xét cung Càn là trời, cung Khôn là đất thì nếp nhăn ở thiên trung này cho thấy từ nhỏ đã phải mồ côi cha. Trán có những nếp nhăn rối loạn thường là người có cuộc đời khốn khó, về già cũng chẳng thể thay đổi được số phận. Trán có một đường hoa văn ngoằn ngoèo nối liền thì gọi là Xà lý biểu hiện người hay gặp tai nạn trong cuộc đời. Trán có những hoa văn mờ lạt biểu thị cuộc đời đói khổ. Ở thiên trung mà có hoa văn kéo dài từ mũi tới phần phía sau não tương đương với ngọc chẩm là số được phong tước hầu. Ở thiên bộ vị thiên trung có bốn nếp nhăn nằm ngang có số quan chức lớn được ăn lộc nhị thiên thạch. Trán có hoa văn dọc, kéo dài từ thiên trung cho tới tư không, lại có da thịt đầy đặn nhìn từa tựa như một cái vòng gọi là thiên thành, bốn bên đầy đặn không khuyết hãm, hoặc nếu có khuyết hãm thì trông giống như một cái cửa là số quan lộc có thể đạt tới chức tam công. Kể cả cho dù hình cái cửa có không được tề chỉnh thì số vẫn được làm quan to, nếu thấy có hai hình cửa thì số chỉ định làm chức thái thú nhỏ. Từ hai phía góc trán có những đường hoa văn chạy thẳng tới rìa tóc được gọi là Nhai bích, đây cũng là tướng làm quan thái thú, niên bổng nhị thiên thạch. Trán có hoa văn hình chữ điền, chữ thân cũng đều thuộc hàng quý tướng, vừa được quý lại được cả phú. Trên trán thấy có hình phụ giác cốt nổi rõ ràng và kéo dài làm quan tới chức tam phẩm, có số gần cạnh thiên tử cho nên luôn được che chở. Ngược lại nếu là đàn bà mà phần thiên trung thu hẹp như cái khâu đa cũng có số được phong hầu tước. Thiên trung đoan chính là số thọ, còn nếu tóc mọc quá trán biểu hiện người con không được nhìn thấy bố mẹ khi họ tạ thế. Trán mà nhỏ hẹp là số hiếm muộn đường con cái. Còn người mà mặt ngắn, trán hẹp thì cho đến già vẫn là kẻ bần cùng khốn quẫn. Trán lớn mặt vuông là tướng phú quý, hay gặp mamy mắn trong cuộc sống, số có quý nhân phù trợ. Đầu to, trán rộng cả đời phú quý cát tường. Người mà thủa thiếu thời vầng trán đầy đặn, lớn lên hạnh vận thuận lợi, trán góc cạnh cao ráo chứng tỏ cuộc đời luôn thăng tiến. Thiên trung đầy đủ, rộng rãi, đường quan rộng mở, tiếng lành đồn xa. Sách Linh Đài bí quyết có nói rằng: Trán là nơi tối cao của thân người, trên cả mắt và là bộ vị tối trọng yếu. Trong ngũ nhạc thì Trán được gọi là Nam nhạc Hành sơn. Trong tam tài thì trán tượng trưng cho trời. Trán còn chủ của thân thể, là thủ lĩnh của trăm bộ thân người. Trán còn được chia làm năm bộ vị khác nhau bao gồm: Thiên trung, thiên đình, tư không, trung chính, ấn đường. Từng bộ vị lại có những ảnh hưởng riêng biệt đến vận mệnh cát hung của đời người. Về hình dáng thì trán tựa như cái dấu phẳng, như lá gan lật ngược, rộng rãi, bằng phằng thì được xem là quý tướng. Trán bằng phẳng, ngay ngắn, lại không bị phá hãm, sẹo, vết lốm đốm, nổi thịt, các bộ vị trên mí mắt khoảng một phân, có xương nổi lên được gọi là thiên giác cốt, nó biểu hiện cho danh vị, phẩm lộc của một cá nhân. Hai lông mày nối nhau, không đứt đoạn, gọi là giao mi là người có số được quý nhân phù trợ. Trán lệch về bên trái thì phương hại cho cha, trán lệch về bên phải thì phương hại đến mẹ. Tóc mai mọc ra ở cả hai phía trước trán là dấu hiệu thời thơ ấu khổ cực. Trán nhọn mà ngắn thì chớ nên mơ mộng làm quan trường, còn trán lồi ra phía trước thì có số bị tù tội. Trán nhỏ hẹp, nếu không là người cô độc thì cũng là kẻ bần hàn. Trán rộng rãi là người không làm quan thì cũng đầy quyền thế. Tóc đen xanh tươi tốt, dày và mọc lan ra cả trước trán là người có tài cán và có số thanh nhàn, có thể gần gũi với bậc quyền quý chứ không phải phường trọc phú. Sách Nguyệt Ba Động trung ký có ghi rằng: Phamg muốn xem tướng con người ta trước tiên cần xem cái đầu. Đầu là chủ não của thân thể. Cả bốn góc tám phương đều cần phải đoan chính, nếu tai trái là đông phương, thì tai phải là tây phương, còn mũi là nam phương, ngọc chẩm là bắc phương. Má trái là góc đông nam, má phải là góc tây nam. Khi các góc đã đoan chính rồi thì cần phải quan sát đến xương đầu. Có cả thảy chín loại cốt pháp thì được xem là quý tướng. Xương đầu mà không có gì khác thường thì không thể gọi là quý tướng. Vậy chín loại cốt pháp là gì? Đó chính là Quyền cốt, dịch mã cốt, tướng quân cốt, nhật giác cốt, nguyệt giác cốt, long cung cốt, phục tê cốt, cự ngao cốt, long giác cốt. Đông nhạc Tây nhạc cao đầy sẽ tạo nên quền cốt, quyền cốt cao đầy tiếp nối với thiên thương dựng nên dịch mã cốt, tiếp theo là nhĩ giác thuộc về vùng tướng quân cốt. Ở phía trên mi trái nổi lên nhật giác cốt và tiếp theo đó là nguyệt giác cốt ở bên trên mắt phải. Vòng ôm quanh con mắt nổi lên là long cung cốt. Xương mũi nổi lên kéo tới tận sau gáy thì gọi là phục tê cốt. Sau tai, ngoài rãnh thấy có một vùng xương nổi lên kéo dài ra biên địa tạo thành một góc được gọi là long giác cốt, hay cũng được gọi là phụ cốt. Chín bộ vị về xương nói trên nếu tốt thì có thể làm quan tới tam công. Bạch vân Tử thì nói rằng: Trán nhỏ lại nhỏ như lưỡi dao, đầu vú thì cũng nhọn và nhỏ, nam giới chủ về làm nô bộc, nữ giới chủ lưu lạc phong trần. Sách Trửu Hậu ca thì viết: Biên địa xiên nghiêng mà cao rộng không quá một ngón tay thì những người này cả đời không thể có được phúc đức vinh hoa. Tống Tề Khâu có nói: Do khối xương khá đầy đặn kéo dài từ ấn đường lên đến thiên đình, biểu hiện người này từ nhỏ đã được sống trong vinh hoa phú quý. Biên địa cùng sơn lâm đều cần phải đầy đặn, còn như bị khuyết lõm, hay hãm hẹp thì sẽ nghèo khổ, hà tiện. Quách Lâm tông khi xem tướng người đã chỉ ra bốn học đường: Thứ nhất gọi là quan học đường, chỉ đôi mắt, mắt dài mà thanh tú là số làm quan quý hiển. Thứ hai là lộc học đường, chỉ vầng trán, trán rộng và đầy đặn chủ về phú quý. Thứ ba là nội học đường, hai răng cửa đứng đắn nghiêm chỉnh, vững vàng biểu hiện người trung tín, chân thành, nếu thấy có khuyết hãm do gãy rụng thì biểu hiện người có cuồng vọng cao xa không bao giờ thực hiện được. Loại thứ tư gọi là văn học đường, vùng này nằm trước cửa tai, nếu thấy nó đầy đặn, trong sáng, tươi nhuận thì là người văn chương sáng láng, có tiếng tăm; ngược lại nếu thấy u tối như bụi đất thì đó là kẻ ngu si biển lận. Sách Tam Phủ Tân Thư có chép rằng: Trán mà đen tối cả đời trơ chọi khốn khó, bên mắt có màu xanh đen, bậc quân tử thì bị thua thiệt trong tiền tài, còn kẻ tiểu nhân thì hay bị đòn roi. Bộ vị Bác sĩ trở lên thì thích hợp với màu tím, màu vàng. Nhưng phụ nữ có thai mà thấy có màu xanh hay màu đen thì đó là điềm báo gặp tai ương. Mũi cũng giống như mắt nếu thấy có màu đen cũng là dấu hiệu gặp tai ương. Mũi cũng như mắt mà có màu đỏ thì mưu sự không bao giờ thành, số bị tai nạn trên lưng ngựa. Bộ vị Lực sĩ cần phải đầy đặn, lưỡng quyền màu xanh hoặc màu đen, nam giới thường hay gặp tai ương trong hoạn lộ, nữ giới thì hay gặp sản nạn. Ở khóe miệng mà có hắc khí như mây như khói là dấu hiệu có bệnh với ngũ quan bao gồm có tai, mắt, miệng, mũi. Bộ vị trung chính hôn ám là dấu hiệu khó giữ được chức vị. Ánh môn vùng dưới mắt có màu trăng trắng như có vết phấn là dấu hiệu có chuyện bi lụy. Ấn đường có màu vàng, đỏ là dấu hiệu cả năm thuận lợi. Tả hữu dịch mã có màu tím, chạy thẳng lên thiên thương dấu hiệu tin vui, được thăng quan tiến chức. Nhìn chung mà nói cát hung đều do hai màu sắc trắng đen mà nên, nếu biết thuận theo mệnh trời thì có thể tránh được những tai họa, tìm thấy những điều an lành trong cuộc sống. Xương cốt trán mà nghiệng lệch thì phương hại đến thiên bộ. Nhất sinh bần tiện, chết yểu. Nhật nguyệt cốt mà hạ hãm khuyết tật số cũng hà tiện hoặc chết non. Xương trán vừa mỏng lại vừa ngắn là người luôn có hành vi tà ác. Trán trước cao ráo rộng rãi cuộc đời trải đầy vinh hoa phú quý, đi đâu cũng được tôn sùng. Trán trước cao ráo rộng rãi được vẹn cả phú lẫn quý. Phục tê cốt từ ấn đường mà lên tới tận thiên trung, chạy thẳng tới tận chân tóc, trông sáng sủa, nhuận trạch khong một chút phá hãm thuộc hàng công khanh, đường quan lộ thênh thang rộng lớn. Phục tê cốt từ hai ngọc trụ của mi mắt đi qua thiên đình, tới chân tóc, kéo dài ra mãi phía sau gáy giống hình vành khuyên nổi lên ắt sẽ làm nên công danh hiển hách. Tất cả những hoa văn trên trán chính là những nếp nhăn chạy từ biên địa bên trái sang biên địa bên phải, nhìn tựa như một vết dao chém mà không thấy có một nét hoa văn nào phóng qua có số đạt được thành tựu lớn trong chốn quân trường. Nhật nguyệt giác mà thuộc cung phụ mẫu, ở bên trái là nhật giác, ở bên phải là nguyệt giác. Phía bên trái là phụ vị, phía bên phải là mẫu vị cho nên nếu phía bên phải mà nghiêng lêch thì phương hại tới mẫu thân, còn phía bên trái mà thiên lệch thì phương hại tới phụ thân. Bên trái là dương, bên phải là âm, nếu như thiên đình khuyết hãm tựa như vết dao thì là kẻ từ nhỏ đã phải mồ côi cha mẹ. Sơn lâm là vùng thiên thương, nếu như bộ vị này mà đầy đặn, rộng rãi thì cả đời hoa lạc, an nhàn và khoan hậu. Nếu như thiên thương thương mà đầy đặn, dịch mã lại cao ráo thì đường công danh luôn hanh thông, phúc lộc lâu bền. Biên địa nằm phía trên dịch mã. Biên địa, dịch mã đều thuộc cung thiên di, nếu như bị khuyết hãm thì tiền bạc phá tán, trong làm ăn luôn gặp thất bại. Chân tóc mai ăn ra phía trước dấu hiệu tuổi thơ gặp mất mát hoặc tuổi thanh niên gặp thất bại lớn. Thiên thương khuyết hãm là dấu hiệu xung khắc với vợ, về già sống cô độc. Trán trước nhìn như lá gan lật ngửa hoặc giống như vách tường dựng đứng là số thọ, phúc nhiều lộc lắm. Trán cao mà tròn trịa nhưng lại không thấy nhật nguyệt giác cốt nổi lên là người sẽ nổi danh về đạo thuật. Phàm người nào trán cao như cái sừng mà lại tròn trịa như cái vòng cả đời hưởng lộc ấm no sang giàu. Nếu biên địa lại nổi rõ, long hổ cốt cao ráo thì tài lộc càng phong phú. Trán trước có màu u tối là người không giữ được của cải. Trán trước có màu sắc tươi tắn của ngọc quý biểu hiện của người có danh vọng ngay từ thời niên thiếu, thi cử đỗ đạt cao. Trán như ngọc sắc thanh khiết, trắng trẻo danh tiếng lẫy lừng bốn phương. Trán trước cao to, tươi tắn, sáng sủa có vận số đỗ đạt từ nhỏ. Trán cao rộng, màu sắc tươi tắn sáng sủa thủa nhỏ đã được đang khoa, nếu lại thêm các bộ vị như Long, hổ, phục tê, nhật nguyệt, ngũ bộ cốt đều thịnh vượng thì ngay từ thủa hoa niên vận thế đã hưng thịnh. Trán vừa mỏng vừa hẹp, màu sắc như tro ám dấu hiệu chết không có đất chôn. Trán vừa nhỏ vừa hẹp, màu sắc mờ tối, các bộ vị khác lại không bổ sung gì được thì lúc chết không vải liệm quan cách. Thiên thương và các bộ vị khác của trán nhỏ hẹp, khuyết hãm là tướng làm đầy tớ, số không được hưởng âm trạch của cha mẹ. Khí sắc của phúc đường đen tối, ảm đạm từ nhỏ đã phải chịu nhiều gian khó. Bộ vị phúc đường nằm ngay chính giữa, phần phía trên của lông mày, nếu thấy màu sắc không sáng sủa, có cảm giác như bị che phủ bởi một lớp bụi mờ là dư âm của những năm tháng thiếu niên khốn đốn, gian khổ. Phúc đường, hay cũng chính là phần ấn đường có màu mờ tối, không trong sáng cũng là dấu hiệu tuổi niên thiếu nhiều gian nan trắc trở. Ở trước dịch mã có màu vàng sáng sủa thì ở tuổi trung niên sẽ gặt hái nhiều thành tựu, nổi danh và đổi đời. Dịch mã nằm ở phía dưới biên địa, phía sau đuôi mắt, có màu hồng hoặc màu vàng dấu hiệu ở tuổi trung niên sẽ đạt nhiều thành công trong sự nghiệp. Dịch mã đầy đặn, thiên thương phong mãn là người từ thủa thiếu niên đã thành đạt. Nhan sắc cần nhuận trạch, tươi sáng là cao quý, nếu lại thêm những nét hoa văn tốt, rõ ràng nữa thì càng cao quý, đặc biệt là hoa văn mang hình trăng lưỡi liềm nằm ngửa thì là quý tướng. Những người nghèo khổ, hạ tiện, hoặc cô độc thì ở trên trán các đường nét hoa văn thường chạy ngang dọc giao nhau lộn xộn. Những đường chỉ ngang thường là dấu hiệu của sầu khổ, nếu đường ngang mà kéo dài suốt cả trán thì đây là người hay lo sầu trong cuộc sống. Trán có hình thế của đỉnh kiềng ba chân nhất định sẽ làm quan lên đến ngôi tam công. Cái đỉnh có ba chân đứng theo thế chân kiềng thường chỉ trán phục tê cốt, nhật nguyệt giác cốt. Ngưu giác bát phương để chỉ tám bộ vị xương cốt trên trán bao gồm có: Phục tê cốt, nhật nguyệt cốt, biên địa cốt, phúc đường cốt, long giác cốt, hổ giác cốt, ngưu giác cốt, ấn đường cốt. Người nào có được tám loại bộ vị này nhất định sẽ được quan cao chức trọng, hoạn lộ hanh thông. Đối với nữ giới thì trán không chỉ ảnh hưởng đến vận mệnh mà ocnf ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Theo khoa tướng diện thì trán thuộc phần thượng đình được tính từ chân tóc đến đầu lông mày thường được coi là phần căn bản để giải đoán về trí tuệ, tuổi thơ ấu của một người, cho nên khi quan sát về trán cần chú ý hai điểm: Chiều cao và chiều rộng. •Trán cao: Trán được coi là cao khi có độ cao lớn hơn 1/3 chiều cao khuôn mặt của mình tính từ chân tóc đến cuối cằm. Người trán cao chủ về thông minh, có khả năng tổng hợp, cầu tiến, biết phát huy sáng kiến, năng động thích ứng với mọi hoàn cảnh đổi thay của xã hội, óc tưởng tượng phong phú, sáng suốt dễ thành công trong đường học vấn. •Trán rộng: Phần rộng của trán được tính bởi khoảng cách tóc của hai góc trán, nếu lớn hơn 2/3 chiều cao khuôn mặt thì được coi là rộng, nếu nhỏ hơn 2/3 thì coi là hẹp. Người có vầng trán rộng chủ về trí nhớ tốt, có khả năng phân tích cụ thể tốt, thụ động, bảo thủ, thiếu sự nhạy bén trước cuộc sống, thường thành công trong làm ăn kiểu "ăn chắc mặc bền". Về vận hạn thì trán thuộc về thượng đình chủ về tiền vận từ lúc thơ ấu cho đến 30 tuổi. Một vầng trán cao, đầy đặn và sáng sủa biểu hiện tuổi thơ êm đềm, trong cuộc sống nhiều may mắn. Ngược lại, một vầng trán có nhiều nếp nhăn, nảy nở không đều, khuyết lẹm, nổi xương hoặc gân xanh là người chịu nhiều bất hạnh lúc tuổi xuân, số phận sớm phải vào đời, lo toan già dặn trước tuổi vì cuộc sống phải chịu nhiều vất vả. Vầng trán cao nhưng nếu hai gò Thái dương và Thái âm phía trước trán bị khuyết hãm bởi sẹo, nốt ruồi, lẹm là người thông minh, khôn vặt, nhưng đây lại là người luôn thiếu thốn tình cảm, sớm lập nghiệp phương xa xa cha mẹ, hoặc mồ côi cha mẹ từ sớm, tự thân tự lập. Nói về đường công danh thì người có vầng trán này chính trung thuộc về cung Quan lộc, cho nên một vầng trán cao rộng không tì vết là dấu hiệu công danh thuận lợi. Ngược lại nếu có xuất hiện sẹo, hay nốt ruồi là dấu hiệu đường công danh gặp trắc trở có thể còn liên quan đến vòng lao lý, nếu cộng thêm vào đó hai cung dịch mã ở hai đầu trên của trán khuyết hãm là dấu hiệu phải đơn độc sống tha phương, gặp nhiều trắc trở trong cộng việc mưu sinh. Đặc biệt đối với nữ giới thì vầng trán còn mang ý nghĩa quyền năng thứ ba, ngoài hai lưỡng quyền. Vì thế mà khi giải đoán vầng trán của nữ giới cần phải kết hợp với lưỡng quyền mới có sự giải đoán đầy đủ về hạnh phúc và sự nghiệp. Một người có trán cao lại thêm lưỡng quyền cao thì khó giữ bền được hạnh phúc của mình. Ngược lại trán cao mà không có lưỡng quyền thì chỉ thành công được ở một trong hai điều. Nếu thành công về sự nghiệp thì đường hạnh phúc gian nan, trắc trở. Nếu có hạnh phúc thì sự nghiệp lại lận đận. Người có vầng trán thấp, thiếu lưỡng quyền, lại thêm trên trán có nhiều vằn ngang ở trán là biểu hiện người sống thiếu tình thương gia đình, một mình tự thân tự lập làm nên sự nghiệp. (còn nữa)
Trán là phần mặt của thượng đình. Trong lãnh vực cốt tướng học, Trán là phần bạo bọc phía ngoài của tiền não bộ, mà tiền não bộ được giới y học công nhận là chủ về trí tuệ nên giữa sự cấu tạo và phát triển của tiền não bộ và hình dạng của Trán có liên quan mật thiết với nhau. Cho nên khi xét về trí tuệ của con người người ta thường chú trọng đến việc quan sát hình dạng của Trán. Thông thường Trán cao rộng, đầy đặn và ngay ngắn là biểu thị của trí tuệ cao thâm vì nó bao hàm tổng thể cả về khái quát lực, thống nhất lực và quan sát lực phát triển mạnh mẽ khiến người ta dễ dàng quyết đoán kịp thời và chuẩn xác. Ngược lại, kẻ đầu óc trì độn hay do dự bất quyết hoặc nhận định thiếu sót thường bỏ phí nhiều cơ may vận tốt. Do đó về mặt mạng vận, tướng học cổ điển gọi trán là cung Quan lộc. Người có vầng trán rộng và cao thì đường công danh rạng rỡ, còn ngược lại hẹp và thấp thì Quan lộc diên tri và trí tuệ bất túc. Nhưng trán rộng hay cao, hẹp hay thấp là do sự cấu tạo tiên thiên, không do cá nhân quyết định, may mắn thì được trán tốt, tức là bẩm thụ được trí tuệ cao viễn, chẳng may thì ngược lại. Bởi vậy trán còn biểu thị cung Phúc đức của môt cá nhân, Phúc đức rộng hay hẹp, dày hay mỏng. Nếu ta gọi AC là chiều dài khuôn mặt và MN là bề ngang rộng nhất của trán thì ta sẽ có một tiêu chuẩn để định trán cao hay thấp và rông hẹp như sâu (h. 10) Nhìn một cáh tổng quát ta phân biệt được trán cao và rộng, trán thấp và trán hẹp, trán lồi và trán vát.. Trên thực tế các loại trên lại pha trộn với nhau tạo thành muôn vàng hình dáng dị biệt. Trước khi đi sâu vào chi tiết cần phải phân biệt thế nào là dài và rộng. 1. AB = 1/2 BC – MN = BC Tiêu chuẩn trung bình 2. AB > BC/2 Trán cao 3. AB < BC/2 Trán thấp 4. MN >BC Trán rộng 5. MN < BC Trán hẹp Thông thường, bề ngang khuôn mặt bằng chiều dài tính từ khoảng giữa 2 đầu lông mày tới cằm (xem h. 10). Qua tiêu chuẩn mẫu đó thì coi là rộng, dưới tiêu chuẩn đó bị coi là hẹp. Về chiều cao của trán, đối với người thanh niên và không sói đầu quá sớm thì bằng một nữa chiều dài từ khoảng giữa 2 đầu lông mày tới cằm. Trên mức độ đó là cao, dưới mức độ đó coi là thấp. 1. Trán rộng: Bề ngang rộng, phẳng, có bề cao trung bình biểu thị đặc tính bị động của trí tuệ. Người có trán rộng mà thấp là kẻ có trí nhớ dai, khả năng ghi nhận các sự kiện cụ thể rất mạnh, nhưng óc phán đoán không hoàn hảo. Họ chỉ suy luận và phán đoán một cách cụ thể. Óc tưởng tượng của họ chỉ là lặp đi lặp lại các hoàn cảnh đã trải qua chứ không kết hợp được để sáng tạo ra những hình ảnh mới. Nói một cách tổng quát, đối với một người có trán trung bình hoặc hơi thiếu bề cao, mà lại rất rộng bề ngang thì có thể quyết đoán rằng người đó có khả năng phát triển kiến thức về chiều rộng nhưng không đủ khả năng phát tiển về chiều sâu. Nếu phần dưới của trán giáp ranh với lông mày, lại bằng phẳng và chiếm phần trội yếu thì kẻ đó thiếu trí tuệ cần thiết để có thể tiên liệu được các hậu quả sẽ xảy tới trong tương lai do việc làm hiện tại của mình. Ngược lại nếu phần trên của trán quá rộng so với toàn bộ trán thì kẻ đó quá thiên về tưởng tượng, mơ mộng, thiếu thực tế. 2. Trán cao: Trán chỉ có bề cao mà bề ngang xấp xỉ ở mức trung bình thì đặc điểm của trí tuệ sẽ là sự phát tiển của óc phán đoán, tập trung tư tưởng dễ và có khả năng sáng tạo (óc tưởng tượng phong phú) càng thu hẹp ở khu vực quanh mi, lại thêm phần trên phát triển rộng là người có sức tưởng tượng xa với thực tế, sự lĩnh hội chỉ ở trong lĩnh vực siêu hình hoặc không tưởng. Nếu Trán được phát triển cả bề ngang lẫn chiều cao thì thường thường là kẻ đó được thiên phú trí tuệ thâm viễn và hoàn hảo: Cả óc quan sát, khả năng lĩnh hội và trí tưởng tượng trong sáng tạo phong phú dễ thích ứng với hoàn cảnh thực tại. Tuy nhiên, các đức tính trên muốn được phát huy và trở thành hữu dụng lại còn phải tùy thuộc phần lớn vào cách cấu tạo chung của khuôn mặt, sự cân xứng của các bộ vị và nhất là đặc tính về phẩm chất của các bộ vị căn bản. Sự rộng hẹp cao thấp chỉ là dấu hiệu về lượng chưa đủ để xác định rõ ràng. Ngược lại, nếu kẻ mà Trán vừa hẹp, vừa thấp là kẻ trí tuệ bị giối hạn tới mức tối đa. Mọi khả năng quan sát, lĩnh hội và phán đoán đều ở mức dưới trung bình. Các nhận xét của họ hoàn toàn dựa vào các sự quan sát nhãn tiền về các sự vật cụ thể hữu hình. Ngoài 4 trạng thái: Cao, thấp, rộng, hẹp, Trán còn có thể có một trong các hình dạng sau đây tùy theo cách phối trí của chân tóc. 3. Trán vuông: Trán có hình thể vuông vức là dấu hiệu bề ngoài của sự trọng thực tiễn. Vuông cạnh mà cao rộng là đặc tính của tinh thần thực tiển và có khả năng thực hiện các quan niệm của mình. Phần lớn các khoa học gia, kinh tế gia, thực nghiệp gia đều có loại Trán kể trên. Nếu Trán thấp hẹp mà lại có góc cạnh vuông thì là người coi trọng thực tiễn. 4. Trán có góc tròn: Hai góc trên của Trán nẩy nở và không có tóc tạo thành hai góc tròn khá rộng khiến phần Trán tiếp giáp với chân tóc chiếu theo hình chữ M (H3) . Loại Trán này nếu cao rộng là đặc tính của khả năng văn học và nghệ thuật thiên bẩm. Đối với vật chất thường có ý coi rẻ hơn giá trị tinh thần. Cho nên người có loại hình trán này thường không thích ứng với các nghề thực dụng. Ở những người Trán thấp hoặc hẹp, dạng thức trên của Trán thì thường biểu hiện những khía cạnh tiêu cực hơn là tích cực trong thẩm thấu nghệ thuật, họ có thể dễ dàng cảm nhận được cái đẹp nhưng không có khả năng diển đạt hoặc thực hiện nó. 5. Trán gồ (trán lồi) : Người ta thường phân chia ra làm ba loại: ٭ Gồ phần giữa (H4) : Trán gồ lên ở phần giữa mà toàn bộ Trán lại thấp (tức là dưới mức trung bình) so với thực tế quan sát. Loại người này không bao giờ vạch ra được một kế hoạch khả dĩ và thực hành được nó. ٭ Trán gồ ở cả hai phần trên và dưới (H5) : Trán hình dạng này biểu thị trí tuệ bất túc trong nhiều trường hợp, khả năng trí tuệ dễ dàng hướng dẫn hành đọng trong lãnh vực thực tiễn quen thuộc, nhưng nếu một nghịch cảnh xảy ra, người đó sẽ không biết phản ứng thích nghi với hoàn cảnh mới và sẻ lúng túng không tiìm được cách giải quyết ổn thỏa tinh thần luôn luôn bị ám ảnh. Nếu phần lọm ở giữa Trán chỉ vừa phải, phần gồ trên dưới cũng ở mức vừa phải thì sự lúng túng sẽ có thể vượt qua sau một thời gian nghiền ngẫm. Quá nổi bật, thì sự lúng túng đó đưa đến sự bất quyết, bần thần và có thể là sự ù lì. ٭Gồ ở phần dưới (H6) : Thông thường, nếu Trán ở mức trên trung bình về cả cao lẫn rộng, đây chính là dấu hiệu của người thông minh, năng nổ trong cuộc sống. Người có loại hình trán này thường không thích đi sâu vào chi tiết và càng không thích những gì khuôn sáo. Nếu phần này đi đôi với phần mi-cốt nảy nở, đều đặn và cao vừa phải, chủ về người có cá tính mạnh, bạo dạn, và đôi khi có thể nói là liều lĩnh, dám nói dám làm, dám là những kẻ đi tiên phong cho những điều mới lạ độc đáo. Đi đôi với Trán cao rộng và vát về sau, kẻ đó rất tự tin, thích hành động mạo hiểm, nên cổ tướng pháp mệnh danh là "Bất năng tòng tục, dũng cảm, háo vi phi : Không thể sống theo thói thường, có tính dũng cảm, thích làm những gì tự cho là hợp đạo lý khi cần bất tuân luật lệ triều đình". 6. Trán tròn (H7) : Cao tròn, đầy đặn và hài hòa là người có đầu óc thông tuệ. Nữ giới mà có hình trán này thì là người khá cầu toàn trong hôn nhân, trong tính yêu nam nữ thường có xu hướng lí tưởng hóa tình yêu. Cũng vì lí do này mà đường hôn nhân của họ rất khó giữ được bền vững. Nam giới mà có loại hình trán này chủ về tự tư, tư lợi, là người khó hòa thuộc với anh em thân thuộc, số phải đi xa mới lập nghiệp được. 7. Trán lẹm: Trán thu hẹp dần cả về bề ngang lẫn bề cao tính từ mi-cốt trở lên là người có não bộ thiếu phát triển nên xương sọ cũng thiếu sự tăng trưởng mà thành ra hình dạng như trên. Trán lẹm thường là biểu hiện cho vẻ bề ngoài của một trí tuệ và tình cảm thô lậu, cho nên dẫn đến từ hành động đến ngôn ngữ cũng vậy, vừa thô vừa trọc, loại người này cho dù có được giáo hóa cũng bằng vô ích, vì những khiếm khuyết trí tuệ của họ mang tính tiên thiên cố hữu. Trán mà khi nhìn thẳng thì thấy rất cân xứng, nhưng khi nhìn nghiêng thì lại thấy hơi lõm là người có ý trí có nghị lực và có tinh thần cầu tiến trong cuộc sống (H10). Nếu lại được phối hợp với trán cao, rộng thì đó là người thông minh, giản dị, là người có tư tưởng và tư duy hợp thời, có đầu óc suy luận và nhận định tốt. Về lĩnh vực quan sát, người đó lưu ý đến hình dạng, vị trí cách phối trí và sự cân xứng hơn là về màu sắc của sự vật. Họ có khuynh hướng trừu tượng hóa, suy quả cầu nhân, có khả năng tổng quát hóa và hệ thống hóa việc giải thích sự vật cụ thể cũng như siêu hình. Ngược lại, Trán tuy cao rộng nhưng lại phẳng lì như mặt bàn chứ không có sự lồi lõm tối hiểu để có thể nhìn thấy từ xa một cách hòa hợp là dấu hiệu của sự hời hợt, thiếu hẳn sự sâu sắc, tư tưởng khó có thể tập trung vào một số trọng điểm cần thiết. Do đó sự phán đoán thường thiên lệch và không được đầy đủ. (còn nữa)
Các nếp nhăn trên trán chỉ mang tính phụ đới chứa không ảnh hưởng mấy đến mạng vận, nhất là với người qua tuổi trung niên. Nhưng nếu trong tuổi thanh niên mà trên trán thấy xuất hiện những nếp nhăn rõ rệt thì đó lại là điềm đáng lưu ý. Do đó những vằn trán biểu hiện ở giai đoạn này thường đặc biệt chỉ có nghĩa đối với tuổi thanh xuân mà thôi (H11). Đứng về phương diện quan sát phổ thông, đại đa số người Á-Đông thường có 3 nếp nhăn trên trán và tướng học khi khảo cứu về vằn trán đã dựa vào đa số kể trên. Ba nếp nhăn trên trán tính từ trên xuống dưới là : Thiên văn, Nhân văn, Địa văn với các ý nghĩa tương tự như sau: : - Thiên văn : Chủ về bậc tôn trưởng, người bề trên - Nhân văn : Chủ về bản thân - Địa văn : Chủ về thuộc hạ, những người dưới mình. Bởi vậy theo tướng học Á-Đông, 3 nếp nhăn trên trán xuất hiện rõ ràng không đứt đoạn tương xứng và có chiều hướng đi lên được coi là các tướng vì dung hòa được cả 3 yếu tố: Sự nổ lực của bản thân, giúp đỡ của người trên, kẻ dưới (H11-1). Trường hợp 3 vạch ngang không bình thường hướng lên trên cũng được xem là cát tướng nhưng thứ bậc kém hơn (H11-2). Bất cứ đường nào thuộc về Thiên văn, Nhân văn, Địa văn đều phải dài, rõ, không đứt đoạn và vắt ngang trán mới được xem là hợp cách. Thiên văn rõ ràng tươi đẹp chứng tỏ mạng vận lúc nhỏ thường được tôn trưởng, thương yêu giúp đỡ, ra đời được thượng cấp quí mến. Nhân văn hợp cách trong một khuôn khổ chung hoàn hảo của trán, biểu thị vận mạng, công danh của người đó đều do dự họ khai sáng, không nhờ cậy vào ai. Địa văn rõ ràng và dài hợp cách chủ về kẻ đó được những người dưới tay tận tâm giúp đỡ mà nên sự nghiệp. Ngươc lại thiên văn không rõ ràng là kẻ không được người trên giúp đỡ. Nhân văn không rõ ràng hoặc đứt đoạn là kẻ tính tình cáu kỉnh, hay gây gổ. Địa văn không ra gì thì kẻ đó khó cùng người dưới hợp tác chân thành. Dưới đây là ý nghĩa và sơ đồ của một số các nếp nhăn trên trán thường có : - Có đủ cả ba đường nhưng hoặc Thiên văn hay Nhân văn hay Địa văn không song hành (H11-3 và H11-4) thì kẻ đó sẽ gặp hoặc người trên hoặc kẻ dưới không giúp ích gì được cho mình, đôi khi còn gây rắc rối nữa. - Cả ba đường đó rõ, hợp cách nhưng có một đường thẳng từ Ấn đường chạy lên cắt đứt như hình chữ vương (H11-5) được coi là một dấu hiệu tốt chủ về trí tuệ thông minh khoát đạt, ý trí kiên cường, nhưng đứng về mặt vợ chồng: Bất hòa dễ đưa đến đổ vở vì Nhân văn tạo thành với đường thẳng đó một hình chữ thập, tượng trưng cho sự phu thê ly tán. - Chỉ có đường Nhân văn rất dài, sâu mà không có Thiên và Địa văn : Chủ về huynh đệ bất hòa, ở chung một mái nhà dễ gây xung đột, đối với vợ, kẻ đó cũng thường hay gây gổ. Nếu cả hai vợ chồng đều có loại vằn trán này thật là đại bất hạnh trong cuộc sống lứa đôi (H11-6) - Chỉ có Thiên, Địa văn mà không có Nhân văn hay có mà quá mờ lạt, ngắn: Chủ về kẻ đó dễ bị những người xung quanh chi phối (H11-7) - Nếp nhăn trên trán như vết rắn bò (xà hành) có thể liền (H11-8) hoặc đứt đoạn chủ về tuổi ấu thơ bị nhiều nghịch cảnh, không được hóa thuận với tôn trưởng, thân thể suy nhược, tư tưởng bi quan. Đối với đàn bà, chỉ dấu trên càng có ý nghĩa sâu sắc hơn. - Nếp nhăn trên trán hình hạc (H11-9) vì trông tương tự như chim hạc đang bay là dấu hiệu của kẻ lãnh đạm với danh lợi vật chất, chỉ thích suy nghĩ, thần kinh suy nhược, kém giao tế. Trong nhãn quan của nữ giới, đàn ông có vằn trán hình hạc là kẻ rất lãnh đạm với thú vui chăn gối.