Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam * Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng - Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược Đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng. Để quy tụ một lực lượng tạo thành khối thống nhất đem lại sức mạnh to lớn toàn dân tộc, cần phải có chính sách và phương pháp tập hợp phù hợp với từng đối tượng, trong từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng. - Đại đoàn kết dân tộc có vai trò quyết định thành công của cách mạng Qua thực tiễn quá trình tổ chức, lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khái quát thành những luận điểm có tính chân lý về vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc: + "Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi" 1 . "Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công" 2 + "Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết chặt chẽ thì chúng ta nhất định có thể khắc phục mọi khó khăn, phát triển mọi thuận lợi và làm tròn nhiệm vụ mà nhân dân giao phó" 3 . + "Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi" 4 . + "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công" 5 . * Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu của Đảng, mà còn là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Đảng Cộng sản phải có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn quần chúng, chuyển những nhu cầu khách quan, tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức trong khối đại đoàn kết dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp cách mạng dân tộc. . Lực lượng và điều và điều kiện xây dựng lực lượng đại đoàn kết dân tộc * Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân - Theo Hồ Chí Minh, trong mỗi con người Việt Nam đều có ít nhiều lòng ái quốc, từ đó Người khẳng định: "Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài.. Ta đoàn kết là để đấu tranh thống nhất và độc lập Tổ Quốc, ta còn phải đoàn kết là để xây dựng nước nhà. Vậy ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ Quốc và phục vụ nhân dân thì ta đều đoàn kết với họ" 6 . - Nòng cốt của khối đại đoàn kết là liên minh công - nông - trí thức. Hồ Chí Minh mở rộng "liên minh công - nông và lao động trí óc làm nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân". * Điều kiện thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân tộc - Phải có lòng khoan dung, độ lượng, thương yêu, tin tưởng con người. - Quan điểm này của Hồ Chí Minh đã kế thừa truyền thống nhân ái, khoan dung của dân tộc, trên cơ sở xác định rõ vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của nhân dân trong lịch sử và trong sự nghiệp cách mạng. - Để thực hành khối đoàn kết rộng rãi, cần phải có niềm tin vào nhân dân. Với Hồ Chí Minh, yêu dân, tin dân, dựa vào dân, sống, đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân là nguyên tắc tối cao. . Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc - Tổ chức của khối đoàn kết toàn dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, nơi tập hợp mọi con dân nước Việt, không chỉ ở trong nước, mà còn bao gồm cả những người Việt Nam định cư ở nước ngoài. - Một số nguyên tắc cơ bản để xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất + Một là, Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công - nông - trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. + Hai là, Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân. + Ba là, Mặt trận dân tộc hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, đảm bảo đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững. + Bốn là, đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, chân thành, thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. . Vận dụng tư tưởng về đoàn kết dân tộc trong giai đoạn hiện nay - Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế là một chiến lược cách mạng được Hồ Chí Minh đề ra từ rất sớm, trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, là cội nguồn sức mạnh làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, một đóng góp quan trọng vào kho tàng lý luận cách mạng thế giới. - Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã và đang chứng minh sức sống kỳ diệu của tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh. Trung thành và kiên định đi theo ngọn cờ đoàn kết Hồ Chí Minh, nghiên cứu để kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đại đoàn kết của Người là một trong những nhân tố quan trọng giúp chúng ta vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành nhiệm vụ, góp phần xây dựng thành công một nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định những thành tựu của công tác đoàn kết dân tộc. Về đoàn kết dân tộc, Đại hội khẳng định: "Khối đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng tiếp tục được mở rộng và tăng cường trên cơ sở thống nhất về mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh." 7 - Trong điều kiện hiện nay, đại đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi phải xây dựng được một Đảng cầm quyền thật sự trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên thật sự vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân; một chế độ thật sự do nhân dân là chủ và làm chủ; một Nhà nước thật sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; một hệ thống chính trị có hiệu quả và hiệu lực thực tế. - Trong khuôn khổ pháp luật, tiếp tục đổi mới chính sách giai cấp, chính sách xã hội, hoàn thiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách đối với trí thức, chính sách đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tập hợp đến mức rộng rãi nhất mọi nhân tài, vật lực vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn liền với xây dựng kinh tế tri thức. - Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố nội sinh có ý nghĩa quyết định. Đại đoàn kết dân tộc trước hết nhằm tạo lực và thế để vươn ra bên ngoài