Tư tưởng hồ chí minh về chủ nghĩa xã hội

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Gill, 21 Tháng mười một 2021.

  1. Gill

    Bài viết:
    6,243

    1. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm: Tiến lên chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu ở Việt Nam sau khi nước nhà đã giành được độc lập theo con đường cách mạng vô sản.

    Mục tiêu giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản mà Người lựa chọn cho dân tộc Việt Nam là nước nhà được độc lập, nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc tức là sau khi giành độc lập dân tộc, nhân dân ta sẽ xây dựng một xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa.

    Trước đó, sự phát triển của dân tộc Việt Nam đã trải qua các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc theo khuynh hướng phong kiến hay tư sản đã bị bế tắc.

    Với điều kiện lịch sử mới, con đường phát triển của dân tộc Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

    Điều này chính là sự lựa chọn đúng đắn của Hồ Chí Minh và thực tế chứng minh con đường phát triển đó của dân tộc Việt Nam và phù hợp với xu thế tất yếu của thời đại. Ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, khi đã tin theo lý luận về chủ nghĩa cộng sản khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê nin.

    2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

    2.1 Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội:

    Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội theo quan điểm Mác - Lê nin từ lập trường của một người yêu nước đi tìm con đường giải phóng dân tộc để xây dựng một xã hội mới tốt đẹp. Người tiếp thu quan điểm của những nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học, đồng thời có sự bổ sung cách tiếp cận mới về chủ nghĩa xã hội.

    Thứ nhất, Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học của lý luận Mác - Lê nin trước hết là từ yêu cầu tất yếu của công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam. Người tìm thấy trong lý luận Mác - Lê nin sự thống nhất biện chứng giữa giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người, đây cũng là mục tiêu cuối cùng chủ nghĩa cộng sản theo đúng bản chất của chủ nghĩa Mác - Lê nin.

    Thứ hai, Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội ở một phương diện nữa là đạo đức, hướng tới giá trị nhân đạo, nhân văn Macxit.

    Thứ ba, bao trùm lên tất cả là Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ văn hóa. Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cũng là quá trình xây dựng một nền văn hóa mà trong đó kết tinh tinh, kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, kết hợp truyền thống với hiện đại, dân tộc và quốc tế.

    Hồ Chí Minh đã thấy rõ tính tất yếu của sự phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam ngay khi trở thành người cộng sản năm 1920 và khẳng định điều đó trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam; kiên trì, nhất quán bảo vệ và phát triển quan điểm này trong suốt bước đường phát triển của cách mạng Việt Nam từ đó về sau, mặc dù con đường phát triển ấy thực chất là một cuộc chiến đấu khổng lồ chống lại những gì là cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra cái mới mẻ, tốt tươi; mặc dù con đường ấy có nhiều khó khăn, chông gai, phức tạp.

    2.2 Đặc trưng bản chất tổng quát của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

    Hồ Chí Minh bày tỏ quan niệm của mình về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không chỉ trong một bài viết hay trong một cuộc nói chuyện nào đó mà tùy từng lúc, từng nơi, tùy từng đối tượng người đọc, người nghe mà Người diễn đạt quan niệm của mình.

    - Hồ Chí Minh có quan niệm tổng quát khi coi chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội như một chế độ xã hội bao gồm các mặt rất phong phú, hoàn chỉnh, trong đó con người được phát triển toàn diện, tự do. Trong một xã hội như thế, mọi thiết chế, cơ cấu xã hội đều nhằm tới mục tiêu giải phóng con người.

    - Hồ Chí Minh diễn đạt quan niệm của mình về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trên một số mặt nào đó của nó như: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.. Khi nhấn mạnh mặt kinh tế, Hồ Chí Minh nêu chế độ sở hữu công cộng của chủ nghĩa xã hội và phân phối theo nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lê nin là làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có phúc lợi xã hội. Về mặt chính trị, Hồ Chí Minh nêu chế độ dân chủ, mọi người được phát triển toàn diện với tinh thần làm chủ.

    - Hồ Chí Minh quan niệm về chủ nghĩa xã hội ở nước ta bằng cách nhấn mạnh đó là một xã hội vì lợi ích của tổ quốc, của nhân dân, là "làm sao cho dân giàu nước mạnh", là "làm cho tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng", là "nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân", là làm cho mọi người được ăn no, mặc ấm, được sung sướng, tự do..

    - Hồ Chí Minh nên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong ý thức, động lực của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Đặc trưng bản chất tổng quát của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, theo Hồ Chí Minh, cũng trên cơ sở của lý luận Mác – Lê nin, nghĩa là trên những mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Về cụ thể, chúng ta thấy Hồ Chí Minh nhấn mạnh chủ yếu những điểm sau đây:

    Thứ nhất, Đó là một chế độ chính trị do dân làm chủ.

    Thứ hai, Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật.

    Thứ ba, chủ nghĩa xã hội là chế độ không còn người bóc lột người.

    Thứ tư, Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức.

    Các đặc trưng nêu trên là hình thức thể hiện một hệ thống giá trị vừa kế thừa các di sản quá khứ, vừa được sáng tạo mới trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tất cả những giá trị cơ bản này là mục tiêu chủ yếu của chủ nghĩa xã hội. Một khi tất cả các giá trị đó đã đạt được thì loài người sẽ vươn tới lý tưởng cao nhất của chủ nghĩa xã hội, đó là "liên hợp tự do của những người lao động" mà Mác và Ăngghen đã dự báo. Ở đó, cá tính của con người được phát triển đầy đủ, năng lực con người được phát huy cao nhất, giá trị con người được thực hiện toàn diện. Nhưng theo Hồ Chí Minh, đó là một quá trình phấn đấu khó khăn, gian khổ, lâu dài, dần dần và không thể nôn nóng.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...