Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân - Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi tructam2301, 14 Tháng sáu 2023.

  1. tructam2301

    Bài viết:
    9
    Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ

    Như áng mây ngũ sắc ngủ trên đầu "

    Có những tác phẩm ra đời để rơi vào lãng quên ngay sau đó. Nhưng cũng có những tác phẩm lại như những dòng sông đỏ nặng phù sa in dấu, như dải lụa mềm mại uốn quanh tâm trí độc giả. Những tác phẩm ấy đã trở thành những bài ca đi cùng năm tháng và để lại trong tâm khảm người đọc những ấn tượng không bao giờ quên. Một trong số đó phải kể đến tác phẩm" Đất nước "của nhà thơ NKD. Trong đó, đoạn văn để lại ấn tượng sâu đậm nhất có lẽ là đoạn văn:

    Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

    Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

    * * *

    Những cuộc đời đã hóa núi sông ta.."

    Lê Đạt từng nói: "Mỗi công dân có một dạng vân tay/ Mỗi nhà thơ có một dạng vân chữ/ Không trộn lẫn". Bởi vậy mà cùng viết về đề tài đất nước, ta không thể không nhắc đến thi phẩm "ĐN" của NKD vì tác giả đã tìm được cho mình một vân chữ độc đáo. Là một nhà thơ trẻ trong thời kì kháng chiến chống MĨ, NKĐ chính là cây bút tiêu biểu cho phong cách trữ tình chính luận với những suy tư sâu lắng. Bắt nguồn từ sự cảm nhận tinh tế về hình ảnh đất nước, hồn thơ thi sĩ đã cất cánh bay lên "trang giấy trước đèn" và tạo nên một "Đất nước" đề thương để nhớ. Bài thơ được trích từ chương V của bản trường ca "Mặt đường khát vọng" - bản trường ca ghi dấu ấn và khẳng định tên tuổi của thi sĩ trong thi đàn thơ ca nước nhà, được sáng tác năm 1971 tại chiến khu Trị Thiên. Không những chính là tiếng lòng của một thanh niên thức tỉnh những thanh niên thành thị vùng bị tạm chiếm ở miền Nam trước năm 1975 mà bài thơ cũng là niềm tự hào, ngợi ca, yêu mến của tác giả với quê hương đất nước, con người VN. Đoạn thơ trên được đặt sau những câu định nghĩa đầy chất thơ về khái niệm đất nước, là những lời đầu tiên khi tác giả bày tỏ tư tưởng mới mẻ, độc đáo của mình: Nhân dân chính là người kiến tạo nên đất nước..

    Nhẹ nhàng, sâu lắng, bình dị mà dạt dào xúc cảm, NKD đã thể hiện tư tưởng Đất nước của nhân dân với cái nhìn có chiều sâu và phát hiện mới. Đó là phát hiện mới từ không gian địa lý: Thiên nhiên đất nước trở nên gần gũi, thiêng liêng hơn khi có sự hóa thân của nhân dân. Đến với 8 câu thơ đầu của đoạn trích, ta thấy hàng loạt các địa danh, thắng cảnh của đất nước, in dấu ấn tâm hồn, lối sống của nhân dân:

    Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

    Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

    Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

    Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương

    Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

    Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên.

    Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

    Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm "

    Nhà thơ đã liệt kê liên tiếp những địa danh khắp mọi miền tổ quốc, từ Bắc vào Nam như" núi Vọng Phu "," Hòn Trống Mái "," đất tổ Hùng Vương ".. Từ đó, nhà thơ khẳng định vẻ đẹp đầy hùng vĩ với vô vàn những địa danh phong phú của mảnh đất hình chữ S. Qua thơ của NKD, dáng hình dân tộc vô cùng đẹp đẽ, ở nơi đâu cũng có những danh lam thắng cảnh, có ngọn núi non hùng vĩ, có biển khơi xanh thẳm, có chỗ gần gũi thân quen, có kiệt tác trong hình núi, dáng sông. Nghệ thuật liệt kê không chỉ giúp cho người đọc nhận thấy được sự phong phú đa dạng của cành vật Việt Nam mà còn thể hiện niềm tự hào của nhà thơ nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung về non sông, đất nước. Viết về đất nước, đã không ít các nhà thơ dành niềm tự hào, tự tôn dân tộc của mình để liệt kê ra những địa danh đẹp của Tổ quốc. Trong bài thơ" Tây Tiến ", Quang Dũng cũng đã từng vẽ hình tổ quốc qua những nơi, những chốn từng in dấu chân người lính:

    " Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

    Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

    Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

    Mường Lát hoa về trong đêm hơi "

    Mỗi một địa danh là một nơi đã in dấu gương mặt, dáng hình, công lao của nhân dân, đã" hóa tâm hồn "lưu giữ biết bao kỉ niệm một tác giả khổ mà hào hùng. Nhưng, độc đáo hơn, NKD không chỉ là một nhà họa sĩ tài ba có thể vẽ hình Tổ quốc bằng ngôn ngữ thơ mà còn đem đến một góc nhìn mới mẻ bằng việc lý giải cội nguồn của vẻ đẹp đất nước. Mỗi câu thơ được chia làm hai vế, đi liền với tên đất, tên sông là một sự tích, nột liên tưởng thú vị. Nhà thơ không lý giải cội nguồn đất nước như những nhà khoa học, coi hình sông dáng núi là do thiên tạo mà ông khẳng định người tạo ra những thắng cảnh đó chính là con người, là nhân dân. Thi sĩ đã rất khéo léo khi đã vận dụng sáng tạo thành công chất liệu dân gian vào bài thơ của mình để tạo nét riêng biệt không thể nhầm lẫn. Đó là những người vợ nhớ chồng đã tạo thành những hòn Trống Mái, tạo thành núi Vọng Phu. Dù ở bất cứ nơi nào trên đất nước, bờ cõi này thì tình cảm yêu thương, gắn bó vợ chồng vẫn là những tình cảm vô cùng tươi đẹp xứng đáng được tôn vinh.

    Không chỉ có tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng, Nguyễn Khoa Điềm còn tôn vinh cả nền lịch sử với niềm lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Đó là vị anh hùng Thánh Gióng cưỡi ngựa sẳt nhổ tre bên đường đánh giặc ngoại xâm rồi bay về trời với chứng tích" trăm ao đầm để lại ". Đó là mảnh đất Tổ thờ vua Hùng vô cùng linh thiêng với sự quây quần của đàn voi chín mươi chín con. Nó biểu trưng cho cội nguồn của dân tộc, cho quá trình dựng nước và giữ nước từ thời Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc. Tất cả những câu chuyện, những sự tích, những truyền thuyết trên đều rất quen thuộc với mỗi thế hệ con dân trên đất nước này, trở thành niềm tự hào vô bờ bến của chúng ta.

    Thế hệ mai sau hoàn toàn có thể tự hào rằng đất nước này là đất nước của những con người hiếu học. Biết bao tấm gương nghèo vượt khó vươn lên trở thành nhân tài cho đất nước, đánh dấu công lao to lớn của mình bằng những núi Bút non Nghiên. Dù họ chỉ là những con người nhỏ bé vô danh nhưng cũng đã để lại cho con em mai sau bài học về sự cống hiến cho nước nhà.

    Đất nước còn được hình thành từ những điều hết sức giản dị: Quả núi hình con cóc, con gà quây quần cũng giúp cho Hạ Long trở thành di sản văn hóa thế giới. Những ngọn núi khác cũng được đặt tên theo tên của các vị anh hùng để con cháu mai sau không quên công ơn của những người đi trước đã đổ biết bao mồ hôi xương máu giữ trọn vẹn nền độc lập, lãnh thổ. Những ao đầm, gò bãi là sự hóa thân của những con người làm nên đất nước. Hành trình hơn bốn nghìn năm lịch sử vẫn sẽ tiếp tục mãi mãi và cũng sẽ có nhiều hơn những giai thoại được sử sách ghi danh. Đan xen vào hai vế câu thơ là sự điệp đi điệp lại động từ" góp ", như để nhấn mạnh hơn, tô đậm hơn vai trò của người đã kiến tạo nên đất nước. Qua đó, NKD một lần nữa khẳng định không phải thiên tạo, chính những con người bình dị và vô danh đã âm thầm tạo nên dáng hình tổ quốc. Chính những người vợ nhớ chồng đã thành núi Vọng Phu, hòn Trống Mái; gót ngựa của Thánh Gióng tạo nên những ao đầm; người học trò nghèo tạo thành núi Bút non Nghiên, biết bao người dân đã góp tên mình để tạo thành ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm.. Mỗi người dân đã đem số phận của mình để tạo nên vẻ đẹp cho non sông gấm vóc. Đất nước ba miền tươi đẹp như ngày hôm nay là bởi đã có sự" hóa thân "của nhân dân, đã được nhân dân trao gửi linh hồn, tình cảm. Núi Vọng Phu đã đẹp lại càng ý nghĩa hơn khi trở thành nhân chứng cho nỗi nhớ, hòn Trống Mái đã thi vị lại càng lãn mạn hơn bởi tình cảm vợ chồng thủy chung, mặn nồng.. Không gợi dáng, gợi hình, gợi chiều sâu đất nước bởi những gì to tát, hùng vĩ mang tính sử thi, anh hùng như những nhà thơ trước từng thể hiện:

    " Việt Nam đất nước ta ơi

    Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

    Cánh cò bay lẩ dập dờn

    Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều "

    Nguyễn Khoa Điềm đã chấm nghiêng mực vào chất liệu văn học dân gian, chọn lấy cái hồn cốt tinh túy nhất nhưng bình dị nhất của dân tộc mà đan dệt nên dáng vóc non sông. Nói về vai trò của nhân dân trong vai trò tạo dựng đất nước không hề khô khan, sáo rỗng mà nhờ có ngôn từ tô đậm chất dân gian cùng tình cảm đẹp đẽ mà lời thơ thêm phần thi vị, trữ tình, nói như Lưu Quang Vũ:

    " Hồn dân tộc dạy ta làm thi sĩ

    Quá khứ nhiều nên ta chẳng già nua "

    Nếu như tám dòng đầu của đoạn trước tưng bừng màu sắc lấp lánh, hình tượng đầy chất thơ thì bốn câu thơ sau lại là những cảm xúc xen lẫn trầm ngâm của một trí thức. Nhà thơ đã khái quát thành mạch triết lý trong thơ:

    " Và ở đâu trên khắp đồng ruộng gò bãi

    * * * núi sông ta "

    Nguyễn Khoa Điềm khẳng định không chỉ có những danh lam thắng cảnh, không chỉ những mảnh đất đã được gọi thành tên là in dấu tích của cha ông ta mà ở khắp mọi nơi, mọi chốn, khắp đồng ruộng gò bãi đều gắn liền với số phận, cuộc đời, dáng hình của cha ông. Câu thơ:" Và ở đâu.. "như một cách để nhà thơ khái quát thành mạch triết lý - tự sự trong thơ. Từ đó ý thơ như được mở rộng, được nâng tầm. Ở khắp mọi nơi trên dải đất hình tia sét này đều ghi dấu, đều khẳng định, đều khắc ghi vai trò của nhân dân trong việc kiến tạo nên" Đất nước ". Đâu đâu trên dải đất thiêng liêng này cũng mang linh hồn, dáng dấp lối sống của nhân dân trong" phần đời "của họ đã" hóa thân ", đã" hòa nhập "để gửi trao đất nước những gì tốt đẹp nhất. Suốt chặng đường mấy nghìn năm lịch sử, dáng hình của Nhân dân đều luôn hiện diện và đồng tạc vào non sông những gấm vóc. Chữ" Ôi "được đặt ở đầu câu như một lời cảm thán, một niềm tự hào, một niềm vinh dự, một lần nhìn lại lại chặng đường dài mà những" cuộc đời "ấy đã" hóa núi sông ta. Chữ hóa hay còn là hóa thân, là đem cả linh hồn, cả trí tuệ, tình cảm để dự một phần công sức của mình vào sửa sang, xây dựng Đất nước. Đó không chỉ là lời tự hào mà còn là một lời gửi gắm cho thế hệ mai sau về trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng Tổ quốc.

    "Thơ là tiếng nói của trái tim". Qua thơ, người ta có thể hình dung được khuôn mặt, dáng dấp của người viết. Thơ của Nguyễn Khoa Điềm khồn đơn thuần chỉ thấm đẫm chất trữ tình, cái tài, cái riêng của nhà thơ chính là biến hóa một vấn đề mang tính chính trị trở nên thấm đấm cảm xúc, khiến cho nội dung bài thơ chẳng khô khan mà còn dễ hiểu, dễ nhớ, nhẹ nhàng thấm dần và thấm sâu vào trái tim người đọc. Tác giả đã khẳng định được công lao to lơn của nhân dân trong việc kiến tạo nên Đất nước, không chỉ ở chiều rộng của địa lý, chiều dài của lịch sử mà còn ở chiều sâu truyền thống văn hóa. Đoạn thơ không chỉ thể hiện tư duy logic, chất chính luận sâu sắc, từ cụ thể đến khái quát mà còn đan xen yếu tố trữ tình, biện pháp liệt kê, điệp ngữ, từ đó, góp phần tạo nên nét đặc sắc cho thi phẩm. Chính vì vậy, nhà thơ đã tạo nên được "chất riêng", "vân chữ riêng" cho sự nghiệp sáng tác của mình.

    Gấp lại thi phẩm "Đất nước" của NKD, tư tưởng đất nước của nhân dân vẫn còn đọng lại trong trái tim của mỗi độc giả. Phải chăng vì tác phẩm ấy đã chạm đến tim người đọc. Bởi vậy mà nó đã chiến thắng sức mạnh nghiệt ngã của thời gian. Đúng như nhà văn Amatop từng nói: "Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối".
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...