Tư tưởng chính trong Kinh Kim Cang

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Diệu Đạt, 2 Tháng tư 2021.

  1. Diệu Đạt

    Bài viết:
    41
    Tên tác phẩm: Tư tưởng chính trong Kinh Kim Cang

    Tác giả: Diệu Đạt

    Thể loại: Kinh điển

    Giới thiệu: Kinh Kim Cang là một trong những bộ kinh được lưu truyền rộng rãi ở Việt Nam

    TRÌNH BÀY TƯ TƯỞNG CHÍNH TRONG KINH KIM CANG

    Kinh điển là một trong những kho tàng quý báu của người con Phật, là tổng hợp những lời dạy của Đức Phật về các pháp tu hay các pháp hành cho hàng đệ tử lấy đó làm kim chỉ nam trên bước đường giác ngộ tâm linh. Kinh đứng đầu trong ba tạng Thánh điển (kinh, luật, luận) vì thế chúng ta cũng thấy được phần nào về tầm quan trọng của nó. Theo thời gian, những lời dạy của Đức Phật được hàng đệ tử tổng hợp có phần khác nhau do chịu sự ảnh hưởng từ việc phân chia bộ phái trong Tăng đoàn theo hai hệ chủ yếu là Nguyên Thủy và Đại Thừa. Và mỗi bộ kinh dù là Nguyên thủy hay Phát Triển thì đều có những tư tưởng riêng góp phần làm phong phú hơn về giáo lý nhà Phật, nhưng cốt lõi của Kinh vẫn được giữ nguyên theo ba dấu ấn của chánh pháp là vô thường, khổ, vô ngã. Bộ kinh Kim Cang này thuộc dòng văn học bát nhã của Đại Thừa Phật giáo, là một bộ kinh quan trọng trợ duyên cho hành giả mau chóng đi đến quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác.

    Kinh Kim Cang có nơi gọi là kinh Kim Cương, kinh này do Đức Phật thuyết bằng tiếng Phạn, sau đó được dịch ra thành nhiều tiếng khác và được lưu truyền cho đến ngày nay. Với bản kinh Kim Cang do hòa thượng Thích Thanh Từ giảng giải thì gồm có ba mươi hai đoạn, mỗi đoạn đều đề cập đến những vấn đề khác nhau từ pháp hội nhân do cho đến ứng hóa phi chân, tất cả đều dẫn dắt người đọc, tụng hay nghiên cứu kinh này đi đến một ý nghĩ đó là: Thủ diệt là Niết-bàn. Có lẽ, đây cũng là nội dung chính và tư tưởng chủ đạo của kinh Kim Cang.

    Vậy thủ là gì? Thủ (Upàdàna) : Là sự chấp chặt, bám víu của tâm thức vào đối tượng, là sự phát sanh ý thức sai lầm về tôi và của tôi, dẫn đến con người xem dục vọng và tư duy như là tự ngã hay thật ngã của chính mình. Hiện tượng này làm nảy sinh bốn chấp thủ: Dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ và ngã luận thủ. Chấp thủ làm tăng trưởng vô minh và khổ đau. Vì vậy, đoạn được chấp thủ là pháp tu không thể thiếu của bậc bồ tát đại thừa để đạt đến Ba la mật trong các pháp hành.

    Đầu tiên, sau khi nói sơ lược về cuộc sống thường nhật của chư Phật và Tăng đoàn, Kinh Kim Cang đề cập ngay đến câu hỏi của bồ tát Tu Bồ Đề hỏi Đức Phật là: Làm sao an trụ, làm sao hàng phục tâm kia? Đức Phật trả lời hàng phục tâm tóm lược bằng cách độ tất cả chúng sanh (vọng tưởng) vào vô dư niết bàn, mà không thấy có chúng sanh (vọng tưởng) được diệt độ, vì không còn thấy có bốn tướng. Nói một cách dễ hiểu hơn, đưa tất cả vọng tưởng vào chỗ vô sanh, vì mọi chấp ngã đều sạch. Ngay từ đầu Đức Phật đã hướng bồ tát Tu Bồ Đề đến chỗ vô sở trụ. Tâm không trụ pháp (vô trụ). Pháp không là chỗ trụ của tâm (vô sở trụ). Đó là cách trụ tâm duy nhất vì biết buông xả nên đồng nghĩa là không thủ, mà không có thủ thì mới đưa đến cứu cánh vô ngã giải thoát được. Như người muốn qua sông thì phải lụy đò nhưng khi qua đến bờ sông thì không còn phải mang theo đò lên bờ nữa. Cũng vậy, đối với các pháp, chúng ta chỉ nương tựa tạm thời để tăng trưởng thêm công hạnh cho tự thân, nhưng khi đạt đến mục đích rồi thì không nên chấp thủ nữa mà phải biết xả ly những pháp ấy.

    Lại nữa, Đức Phật dạy đối với việc bố thí, những vị Bồ Tát không nên trụ nơi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp để bố thí. Nếu làm được như vậy thì phước đức không thể nghĩ bàn, vì bố thí là việc làm thiện lành nhưng khi trụ vào ta, vật của ta và kia là người nhận thì còn có tâm phân biệt, còn dính mắc vào sáu trần thì vọng tưởng còn khởi lên và khổ đau sẽ đeo bám lấy tâm của chúng ta, phước đức theo đó mà cũng bị hao mòn, thậm chí là mất hẳn. Qua đó, chúng ta có thể rút ra một bài học là: Sau khi biết an trụ tâm, hành giả cần phải biết xả ly những vật chất từ bên ngoài.

    Các bậc tu đến trình độ cao hơn sẽ thấy không còn tướng nhân, chúng sanh và thọ giả nữa vì: Phàm những gì có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng tức thấy Như Lai. Nghĩa là, nhìn sâu vào bên trong thực tướng của các pháp, chúng ta sẽ thấy các pháp do duyên mà sanh, đủ duyên thì hợp, hết duyên thì tan, ngay cả thân phàm phu của chúng ta cũng như thế, chúng cũng chịu sự chi phối của vô thường mà đi theo tiến trình sanh, trụ, dị, diệt. Vì thế, có thể khẳng định các pháp đều là vô ngã, đều có tướng hư vọng, giả tạm, nên chúng ta không nên chấp thủ, bám víu vào đối tượng mà dẫn đến những phiền não, khổ đau. Nếu hành giả nào nhìn ra được thật tướng này, đó là lúc người ấy đang an trú trong chánh pháp, đang gần chư Phật, có thể thấy được Như Lai, đó là thấy được chơn tâm thanh tịnh của chính mình.

    Ngay cả khi thuyết pháp độ sanh không ngừng nghỉ, nhưng Đức Thế Tôn vẫn khẳng định với các vị Tỳ kheo là: Như Lai chưa nói một lời nào. Tại sao lại như vậy? Đó chính là sự vô chấp của Ngài đối với các pháp, và pháp của Ngài nói ra vốn sẵn có trong đời, chỉ là do vô minh mà chúng sanh chưa thể nhận ra nên Ngài chỉ đến bên đời với vai trò là người khai thị và dẫn đường mà thôi. Vậy nên, sau cùng Đức Phật khẳng định pháp còn nên bỏ huống là phi pháp. Như Lai khẳng định mình đã chứng quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác khi Ngài không thấy thật có quả vị này và chính mình đã chứng, như vậy mới là thật chứng, tức là không còn ngã chấp và pháp chấp tồn tại nơi tâm của một vị đã giác ngộ thành Phật

    Thế nhưng, người trần tục có mấy ai hiểu và hành theo như vậy, họ luôn chấp chặt đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất về cái ta và cái của ta nên đau khổ không cùng. Có thủ là có đau khổ, đó là điều tất yếu. Xu hướng của người đời là cứ muốn nhận vào càng nhiều các thứ bên ngoài được cho là có liên hệ đến cá nhân hay thuộc sở hữu của cá nhân mới là hạnh phúc, họ không biết rằng sự cho đi và biết buông xả dần dần những thứ không cần thiết mới nhẹ lòng. Đó là nguyên nhân của khổ, làm trở ngại con đường giác ngộ của tự thân. Đức Phật dạy:

    "Nhược dĩ sắc kiến ngã

    Dĩ âm thanh cầu ngã

    Thị nhân hành tà đạo

    Bất năng kiến Như Lai."

    Khi còn có sự thấy biết, phân biệt và ngã chấp về hình tướng thô phù bên ngoài như: Hình sắc, âm thanh thì dù người đó có được xuất gia vào đạo, cũng không thể liễu tri được chánh pháp, vẫn là kẻ đang mơ hồ trên con đường giải thoát, chính người đó đã là kẻ ngoại đạo trong chánh pháp của Đức Như Lai rồi chứ không cần nói đến kẻ ngoại đạo ở đâu xa xôi. Nói khác đi, còn chấp thủ thì dù là kẻ được cho là con Phật nhưng thực chất không hiểu gì về Phật và chánh pháp của Ngài, như vậy thật đáng buồn thay cho một kiếp người.

    Nhất thiết hữu vi pháp

    Như mộng huyễn bào ảnh

    Như lộ diệc như điện

    Ưng tác như thị quán

    Các pháp hữu vi cũng như những thứ mộng huyễn, có cái nào là thật và trường tồn mãi đâu, nó chỉ thoáng qua như những cơn mưa rào hay như sự chớp nhoáng của dòng điện rồi chợt mất. Chỉ có quán sát như thế, chúng ta mới không chấp ngã, chấp pháp thì còn gì để y cứ cho thủ có cơ hội vùng dậy và phát triển mạnh mẽ. Khi thủ được diệt trừ thì cảnh giới Niết bàn như hiện ra trước mắt, đó là nơi thật sự mà con người cần hướng đến và tích cực đi không ngừng nghỉ dù có trải qua bao kiếp sống khác nhau mà vẫn một lòng kiên trì như thế, đấy mới là lý tưởng thật sự của người xuất gia chân chính, và đó cũng là tư tưởng của Kinh Kim Cang muốn truyền tải. Dù có tu pháp môn nào đi chăng nữa, hành giả vẫn phải bỏ đi chấp thủ thì mới đến được chân như diệu pháp, một ngày nào chấp thủ chưa được đoạn trừ thì mãi mãi chúng ta vẫn đang xa rời chánh pháp, dù có tinh tấn trong pháp tu và pháp học bao nhiêu cũng như người dậm chân tại chỗ, không thể tiến xa được. Cho nên có một số người nhận định rằng: Chỉ cần có kinh kim cang làm cẩm nang tu hành thì không lo đạo quả sẽ không thành.

    Tóm lại, Kinh Kim Cang đưa con người đến trí tuệ bát nhã, vì thấy rõ được việc cần phải làm của tự thân sau khi nhận chân ra sự vô thường của vạn pháp đó là không còn chấp ngã, chấp pháp hay chấp thủ bất cứ một pháp hữu vi nào, vì đến đây họ có thể hiểu rằng còn chấp thủ là chướng ngại cho Thánh đạo vô lậu, là còn khổ đau trong những kiếp sống luân hồi sanh tử. Từ đó, mỗi người đều tập buông bỏ, xả ly những vụn vặt tầm thường của thế gian mà mạnh mẽ đi trên đôi chân của mình để đến với quả vị Vô thượng, giác ngộ và giải thoát một cách nhanh chóng nhất có thể. Đây cũng là chân ý nghĩa mà bộ kinh này gửi gắm cho đời, nên dù thọ trì một câu kinh hay một bài kệ bốn câu mà phước đức của người thọ trì nhiều vô lượng không thể nghĩ bàn. Hành giả tu theo hệ phái nào cũng nên tin tưởng và thực hành theo giáo nghĩa của Kinh Kim Cang là diệt thủ để mau chóng tiến xa hơn trên con đường giác ngộ tâm linh của chính mình.
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Diệu Đạt

    Bài viết:
    41
    TRÌNH BÀY TƯ TƯỞNG CHÍNH TRONG KINH KIM CANG

    Kinh điển là một trong những kho tàng quý báu của người con Phật, là tổng hợp những lời dạy của Đức Phật về các pháp tu hay các pháp hành cho hàng đệ tử lấy đó làm kim chỉ nam trên bước đường giác ngộ tâm linh. Kinh đứng đầu trong ba tạng Thánh điển (kinh, luật, luận) vì thế chúng ta cũng thấy được phần nào về tầm quan trọng của nó. Theo thời gian, những lời dạy của Đức Phật được hàng đệ tử tổng hợp có phần khác nhau do chịu sự ảnh hưởng từ việc phân chia bộ phái trong Tăng đoàn theo hai hệ chủ yếu là Nguyên Thủy và Đại Thừa. Và mỗi bộ kinh dù là Nguyên thủy hay Phát Triển thì đều có những tư tưởng riêng góp phần làm phong phú hơn về giáo lý nhà Phật, nhưng cốt lõi của Kinh vẫn được giữ nguyên theo ba dấu ấn của chánh pháp là vô thường, khổ, vô ngã. Bộ kinh Kim Cang này thuộc dòng văn học bát nhã của Đại Thừa Phật giáo, là một bộ kinh quan trọng trợ duyên cho hành giả mau chóng đi đến quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác.

    Kinh Kim Cang có nơi gọi là kinh Kim Cương, kinh này do Đức Phật thuyết bằng tiếng Phạn, sau đó được dịch ra thành nhiều tiếng khác và được lưu truyền cho đến ngày nay. Với bản kinh Kim Cang do hòa thượng Thích Thanh Từ giảng giải thì gồm có ba mươi hai đoạn, mỗi đoạn đều đề cập đến những vấn đề khác nhau từ pháp hội nhân do cho đến ứng hóa phi chân, tất cả đều dẫn dắt người đọc, tụng hay nghiên cứu kinh này đi đến một ý nghĩ đó là: Thủ diệt là Niết-bàn. Có lẽ, đây cũng là nội dung chính và tư tưởng chủ đạo của kinh Kim Cang.

    Vậy thủ là gì? Thủ (Upàdàna) : Là sự chấp chặt, bám víu của tâm thức vào đối tượng, là sự phát sanh ý thức sai lầm về tôi và của tôi, dẫn đến con người xem dục vọng và tư duy như là tự ngã hay thật ngã của chính mình. Hiện tượng này làm nảy sinh bốn chấp thủ: Dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ và ngã luận thủ. Chấp thủ làm tăng trưởng vô minh và khổ đau. Vì vậy, đoạn được chấp thủ là pháp tu không thể thiếu của bậc bồ tát đại thừa để đạt đến Ba la mật trong các pháp hành.

    Đầu tiên, sau khi nói sơ lược về cuộc sống thường nhật của chư Phật và Tăng đoàn, Kinh Kim Cang đề cập ngay đến câu hỏi của bồ tát Tu Bồ Đề hỏi Đức Phật là: Làm sao an trụ, làm sao hàng phục tâm kia? Đức Phật trả lời hàng phục tâm tóm lược bằng cách độ tất cả chúng sanh (vọng tưởng) vào vô dư niết bàn, mà không thấy có chúng sanh (vọng tưởng) được diệt độ, vì không còn thấy có bốn tướng. Nói một cách dễ hiểu hơn, đưa tất cả vọng tưởng vào chỗ vô sanh, vì mọi chấp ngã đều sạch. Ngay từ đầu Đức Phật đã hướng bồ tát Tu Bồ Đề đến chỗ vô sở trụ. Tâm không trụ pháp (vô trụ). Pháp không là chỗ trụ của tâm (vô sở trụ). Đó là cách trụ tâm duy nhất vì biết buông xả nên đồng nghĩa là không thủ, mà không có thủ thì mới đưa đến cứu cánh vô ngã giải thoát được. Như người muốn qua sông thì phải lụy đò nhưng khi qua đến bờ sông thì không còn phải mang theo đò lên bờ nữa. Cũng vậy, đối với các pháp, chúng ta chỉ nương tựa tạm thời để tăng trưởng thêm công hạnh cho tự thân, nhưng khi đạt đến mục đích rồi thì không nên chấp thủ nữa mà phải biết xả ly những pháp ấy.

    Lại nữa, Đức Phật dạy đối với việc bố thí, những vị Bồ Tát không nên trụ nơi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp để bố thí. Nếu làm được như vậy thì phước đức không thể nghĩ bàn, vì bố thí là việc làm thiện lành nhưng khi trụ vào ta, vật của ta và kia là người nhận thì còn có tâm phân biệt, còn dính mắc vào sáu trần thì vọng tưởng còn khởi lên và khổ đau sẽ đeo bám lấy tâm của chúng ta, phước đức theo đó mà cũng bị hao mòn, thậm chí là mất hẳn. Qua đó, chúng ta có thể rút ra một bài học là: Sau khi biết an trụ tâm, hành giả cần phải biết xả ly những vật chất từ bên ngoài.

    Các bậc tu đến trình độ cao hơn sẽ thấy không còn tướng nhân, chúng sanh và thọ giả nữa vì: Phàm những gì có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng tức thấy Như Lai. Nghĩa là, nhìn sâu vào bên trong thực tướng của các pháp, chúng ta sẽ thấy các pháp do duyên mà sanh, đủ duyên thì hợp, hết duyên thì tan, ngay cả thân phàm phu của chúng ta cũng như thế, chúng cũng chịu sự chi phối của vô thường mà đi theo tiến trình sanh, trụ, dị, diệt. Vì thế, có thể khẳng định các pháp đều là vô ngã, đều có tướng hư vọng, giả tạm, nên chúng ta không nên chấp thủ, bám víu vào đối tượng mà dẫn đến những phiền não, khổ đau. Nếu hành giả nào nhìn ra được thật tướng này, đó là lúc người ấy đang an trú trong chánh pháp, đang gần chư Phật, có thể thấy được Như Lai, đó là thấy được chơn tâm thanh tịnh của chính mình.

    Ngay cả khi thuyết pháp độ sanh không ngừng nghỉ, nhưng Đức Thế Tôn vẫn khẳng định với các vị Tỳ kheo là: Như Lai chưa nói một lời nào. Tại sao lại như vậy? Đó chính là sự vô chấp của Ngài đối với các pháp, và pháp của Ngài nói ra vốn sẵn có trong đời, chỉ là do vô minh mà chúng sanh chưa thể nhận ra nên Ngài chỉ đến bên đời với vai trò là người khai thị và dẫn đường mà thôi. Vậy nên, sau cùng Đức Phật khẳng định pháp còn nên bỏ huống là phi pháp. Như Lai khẳng định mình đã chứng quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác khi Ngài không thấy thật có quả vị này và chính mình đã chứng, như vậy mới là thật chứng, tức là không còn ngã chấp và pháp chấp tồn tại nơi tâm của một vị đã giác ngộ thành Phật

    Thế nhưng, người trần tục có mấy ai hiểu và hành theo như vậy, họ luôn chấp chặt đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất về cái ta và cái của ta nên đau khổ không cùng. Có thủ là có đau khổ, đó là điều tất yếu. Xu hướng của người đời là cứ muốn nhận vào càng nhiều các thứ bên ngoài được cho là có liên hệ đến cá nhân hay thuộc sở hữu của cá nhân mới là hạnh phúc, họ không biết rằng sự cho đi và biết buông xả dần dần những thứ không cần thiết mới nhẹ lòng. Đó là nguyên nhân của khổ, làm trở ngại con đường giác ngộ của tự thân. Đức Phật dạy:

    "Nhược dĩ sắc kiến ngã

    Dĩ âm thanh cầu ngã

    Thị nhân hành tà đạo

    Bất năng kiến Như Lai."

    Khi còn có sự thấy biết, phân biệt và ngã chấp về hình tướng thô phù bên ngoài như: Hình sắc, âm thanh thì dù người đó có được xuất gia vào đạo, cũng không thể liễu tri được chánh pháp, vẫn là kẻ đang mơ hồ trên con đường giải thoát, chính người đó đã là kẻ ngoại đạo trong chánh pháp của Đức Như Lai rồi chứ không cần nói đến kẻ ngoại đạo ở đâu xa xôi. Nói khác đi, còn chấp thủ thì dù là kẻ được cho là con Phật nhưng thực chất không hiểu gì về Phật và chánh pháp của Ngài, như vậy thật đáng buồn thay cho một kiếp người.

    Nhất thiết hữu vi pháp

    Như mộng huyễn bào ảnh

    Như lộ diệc như điện

    Ưng tác như thị quán

    Các pháp hữu vi cũng như những thứ mộng huyễn, có cái nào là thật và trường tồn mãi đâu, nó chỉ thoáng qua như những cơn mưa rào hay như sự chớp nhoáng của dòng điện rồi chợt mất. Chỉ có quán sát như thế, chúng ta mới không chấp ngã, chấp pháp thì còn gì để y cứ cho thủ có cơ hội vùng dậy và phát triển mạnh mẽ. Khi thủ được diệt trừ thì cảnh giới Niết bàn như hiện ra trước mắt, đó là nơi thật sự mà con người cần hướng đến và tích cực đi không ngừng nghỉ dù có trải qua bao kiếp sống khác nhau mà vẫn một lòng kiên trì như thế, đấy mới là lý tưởng thật sự của người xuất gia chân chính, và đó cũng là tư tưởng của Kinh Kim Cang muốn truyền tải. Dù có tu pháp môn nào đi chăng nữa, hành giả vẫn phải bỏ đi chấp thủ thì mới đến được chân như diệu pháp, một ngày nào chấp thủ chưa được đoạn trừ thì mãi mãi chúng ta vẫn đang xa rời chánh pháp, dù có tinh tấn trong pháp tu và pháp học bao nhiêu cũng như người dậm chân tại chỗ, không thể tiến xa được. Cho nên có một số người nhận định rằng: Chỉ cần có kinh kim cang làm cẩm nang tu hành thì không lo đạo quả sẽ không thành.

    Tóm lại, Kinh Kim Cang đưa con người đến trí tuệ bát nhã, vì thấy rõ được việc cần phải làm của tự thân sau khi nhận chân ra sự vô thường của vạn pháp đó là không còn chấp ngã, chấp pháp hay chấp thủ bất cứ một pháp hữu vi nào, vì đến đây họ có thể hiểu rằng còn chấp thủ là chướng ngại cho Thánh đạo vô lậu, là còn khổ đau trong những kiếp sống luân hồi sanh tử. Từ đó, mỗi người đều tập buông bỏ, xả ly những vụn vặt tầm thường của thế gian mà mạnh mẽ đi trên đôi chân của mình để đến với quả vị Vô thượng, giác ngộ và giải thoát một cách nhanh chóng nhất có thể. Đây cũng là chân ý nghĩa mà bộ kinh này gửi gắm cho đời, nên dù thọ trì một câu kinh hay một bài kệ bốn câu mà phước đức của người thọ trì nhiều vô lượng không thể nghĩ bàn. Hành giả tu theo hệ phái nào cũng nên tin tưởng và thực hành theo giáo nghĩa của Kinh Kim Cang là diệt thủ để mau chóng tiến xa hơn trên con đường giác ngộ tâm linh của chính mình.
     
    Last edited by a moderator: 28 Tháng chín 2022
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...