Tiếng gà xao xác gáy trên vòm Oán hận trông ra khắp mọi chòm Mõ thảm không khua mà cũng cốc Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ Sau hận vì duyên để mõm mòm Tài tử văn nhân ai đó tá Thân này đâu đã chịu già tom Bản khắc 1921 Khảo dị: Bản Quốc văn tùng ký Tựa đề: Tự than mình Câu 1: Tiếng gà văng vẳng gáy trên hom Câu 2: Oán hận trông ra khắp một chòm Câu 6: Sau giận vì duyên để mõm mòm Câu 8: Thân này đâu dễ chịu già tom Bản Xuân Hương thi sao Tựa đề: Tự thuật Câu 1: Tiếng điêu văng vẳng gáy trên vòm Câu 4: Trống sầu chẳng đánh cũng nên tòm Câu 5: Trước kia vẫn tưởng rằng tình thực Câu 6: Sau ngẫm thì ra mắc tiếng bom Câu 7: Quân tử ví dầu không ngó đến Câu 8: Thân này chắc hẳn đến già nhom Nguồn: Kiều Thu Hoạch, Thơ nôm Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học, 2008 Nội dung bài thơ: Qua bài thơ ta thấy được bản lĩnh Hồ Xuân Hương được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch: Vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được hạnh phúc. Ý nghĩa: Trước sự trớ trêu của số phận, người phụ nữ luôn khát khao hạnh phúc, vẫn muốn cưỡng lại sự nghiệt ngã do con người tạo ra. Sự phản kháng và khát khao ấy ở Hồ Xuân Hương làm nên ý nghĩa nhân văn sâu sắc cho tác phẩm. Tác phẩm vừa nói lên số phận rẻ rúng, bi kịch người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đồng thời còn cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương nói riêng và của người phụ nữ trong xã hội cũ nói chung.