Review Tự Miễn (Tự Khuyên Mình) - Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Bài Bị Trùng' bắt đầu bởi Hồ Nguyên Vân, 22 Tháng ba 2022.

  1. Hồ Nguyên Vân

    Bài viết:
    41
    Bài thơ ' Tự Miễn - Tự Khuyên Mình' là bài thơ thứ 36 trong tập thơ ' Nhật Ký Trong Tù' của Hồ Chí Minh. Được sáng tác trong khoảng thời gian Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam trái phép, khoảng từ 29.8. 1942 đến 10.9. 1943.

    Bài thơ được Bác viết bằng chữ Hán.

    Bài thơ thể hiện tinh thần vượt qua khó khăn gian khổ, trong hoàn cảnh khó khăn chông gai để tiến tới một tương lai tốt đẹp.

    Đồng thời bài thơ cũng như là một lời khuyên tự tôi luyện bản thân trong nghịch cảnh mà Bác dành cho thế hệ trẻ.


    TỰ MIỄN (Phiên âm)

    Một hữu đông tàn tiều tụy cảnh,

    Tương vô xuân noãn đích huy hoàng;

    Tai ương bả ngã lai đoàn luyện,

    Sử ngã tinh thần cánh khẩn trương.


    * * *

    TỰ KHUYÊN MÌNH (dịnh nghĩa)

    Không có cảnh mùa đông tiêu điều rét mướt,

    Sẽ không có mùa xuân ấm áp huy hoàng;

    Tai ương rèn luyện ta,

    Khiến cho tinh thần ta càng thêm hăng hái.

    Dịch Thơ:

    Ví không có cảnh đông tàn,

    Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân;

    Nghĩ mình trong bước gian truân,

    Tai ương rèn luyện tinh thần thêm tăng.

    - bản dịch của Nam Trân -
     
    lbk418PhươngThảo0710 thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...