Tư Mã Binh Pháp - Điền Tương Như

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Dương Thần, 3 Tháng mười hai 2018.

  1. Dương Thần

    Bài viết:
    76
    Tư Mã Binh Pháp

    Tác giả : Điền Nhương Tư

    Dịch giả: Nguyễn Phước Hải, Mã Quân Hoa, Lê Xuân Mai

    Sưu gia: Dương Thần

    Nhà sách: Khai Trí

    Y/c: Ai muốn sưu tầm nhớ ghi rõ nguồn dembuon. Vn , sưu gia DT

    Sách gồm 5 thiên

    Sách được biên soạn khá lâu, lối hành văn và những từ cũ không dùng được nữa nên xin phép sưu lại theo ngôn ngữ hiện nay và cách trình bày khác sách đã được xuất bản in ấn.
     
    QuânRùa Siêu Tốc thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 4 Tháng mười hai 2018
  2. Đăng ký Binance
  3. Dương Thần

    Bài viết:
    76
    Nhân Bản

    Tư Mã Pháp - Quyển Thượng

    Thứ 1: Lấy dân làm gốc

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thời xưa, người ta lấy điều nhân làm gốc, dùng điều nghĩa để sửa trị, đó gọi là chính pháp. Chính pháp thi hành không được vừa ý thì phải dùng phép quyền - biến, mà phép quyền biến thì chỉ xuất phát từ chiến tranh, chớ không phải phát xuất từ đám người bình thường vô sự.

    Bởi thế cho nên: Giết người mà yên được lòng người thì việc giết ấy nên làm. Đánh nước người mà thương dân người thì việc đánh nên làm. Dùng chiến tranh để ngăn ngừa chiến tranh, thì chiến tranh ấy là việc nên làm.

    Cho nên: Đức nhân hiện ra ở sự thân thiết; Đức nhẫn hiện ra ở lời dạy dỗ; Đức trí hiện ra ở sự cậy mình; Đức dũng hiện ra ở thân xác; Đức tín hiện ra ở sự tin thực.

    Bên trong thi hành được lòng nhân ái để mà giữ nước, bên ngoài tỏ bày được uy võ mà chiến đấu.

    Phép đánh giặc là: Chớ làm trái thời, chớ nhầm vào lúc dân chúng bị bệnh hoạn, khốn khổ để tỏ lòng thương dân mình. Chớ gây thêm tang tóc, chớ dựa vào điều hung bạo, để tỏ lòng thương dân người. Chớ dấy binh mùa đông và mùa hè để tỏ lòng thương dân mình và dân người.

    Cho nên nước tuy lớn mà ham thích chiến tranh thì sẽ mất; thiên hạ tuy an ổn mà không lo phòng bị chiến tranh thì sẽ gặp nguy nan. Khi thi hạ đã bình yên, Thiên Tử vui vẻ bày ra săn bắn vào mùa xuân và mùa thu, còn chư hầu thì mùa xuân chấn chỉnh quân lữ, mùa thu sửa trị việc binh, để không quên việc chiến đấu.

    Người xưa chạy theo đuổi giặc không quá trăm bước, giăng cờ không quá ba xá (1), đó là để làm sáng tỏ đức lễ. Không bức bách quân địch yếu ớt mà lại thương xót những kẻ mang thương tích, bệnh tật, đó là để làm sáng tỏ đức nhân. Thành thực tỏ bày và cổ động cho mọi người biết, đó là để làm sáng tỏ đức tín. Tranh điều phải chớ không tranh điều lợi, đó là để làm sáng tỏ đức nghĩa. Lại có thể cởi áo ra, đó là để sáng tỏ đức dũng (2). Biết đầu biết đuôi đó là để làm sáng tỏ đức trí. Tùy thời mà thi hành sáu đức nói trên, dùng việc làm để giáo huấn cho hợp cách, đó là phép lập kỷ cương cho nhân dân, là chính pháp của thời xưa.

    Phép chánh trị của các vua xưa là thuận theo đạo trời để lập khuôn phép trên mặt đất, trông nom đức hạnh của dân chúng để tu chỉnh danh nghĩa và sắp đặt công việc, lập nước chia chức, tùy theo phẩm tước mà ban bổng lộc làm các chư hầu vui vẻ nhớ ơn, nước ngoài đến quy phục, ngục tù bỏ không, quân binh nghỉ việc, đó chính là phép chánh trị của bậc chính đức.

    Dưới đó là các bậc vua hiền bày ra lễ nhạc, pháp độ, rồi đặt ra năm loại hình pháp (3), dấy giáp binh để đánh kẻ bất nghĩa; tuần thú để nhóm các vua chư hầu, tìm xét những kẻ không đồng lòng, trong đó có kẻ khinh mệnh trên, làm loạn luân thường, trái đức, nghịch thời trời, rồi tuyên dương những vua có công trạng, cáo khắp chư hầu, vạch rõ những kẻ có tội, rồi cáo lên Hoàng Thiên Thượng Đế, trời, trăng, sao, cầu khấn Hậu Thổ và liệt vị thần linh trong bốn biển, núi sông lăng miếu, bèn làm lễ tế các vua trước rồi sau quan Trủng Tề (4) trưng binh của các nước chư hầu mà nói rằng: Nước mỗ làm việc trái đạo, để đánh nước ấy vào năm mỗ, tháng mỗ, ngày mỗ, quân đội các nước chư hầu phải đến nước mỗ hội binh với Thiên Tử để thi hành chính pháp chính đáng.

    Quan Trủng Tề cùng trăm quan ban lệnh cho các vua chư hầu nói rằng:

    Khi vào đất của kẻ có tội: Chớ xúc phạm thần linh. Chớ săn bắn. Chớ phá hủy thành lũy, đê điều, đường sá, hào rạch, cầu cống v. V.. Chớ đốt nhà cửa. Chớ phá cây cối, rừng rú.. Chớ lấy súc vật, thóc lúa, khí cụ.. Thấy già trẻ chịu theo mình thì chớ gây thiệt hại cho họ. Tuy gặp những kẻ trai tráng, nếu họ không chống cự thì chớ đánh giết họ. Khi đánh nhau, nếu gây thương tích, cho họ thì chữa thuốc cho họ rồi cho họ trở về. Sau khi trừ giết kẻ có tội, Vua cùng các chư hầu bèn sửa sang nước ấy, cất nhắc kẻ hiền tài, dùng các người sáng suốt, lập lại chức vị chư hầu cho được chính đáng.

    Bậc Vương Bá trị yên các nước chư hầu nhờ sáu phép này: Dùng đất đai để sắp hình thế cho chư hầu; Dùng chánh lệnh để trị yên chư hầu; Dùng lễ tín để thân chư hầu; Dùng tài sức để thuyết phục chư hầu; Dùng mưu sĩ để ràng buộc chư hầu; Dùng binh cách để hàng phục chư hầu.

    Cùng chia sẻ hoạn nạn và lợi lộc để hợp chư hầu. Thân kẻ nhỏ, giúp kẻ lớn để hòa chư hầu.

    Nhóm chư hầu để ban bố chín cấm lệnh sau này: Nếu có những ai ức hiếp người yếu đuối, xâm phạm kẻ cô quả thì trị tội họ. Nếu có những ai cướp bóc, lấy trộm của người hiền làm thiệt hại tới dân chúng thì trừ giết họ. Nếu có những ai hung bạo bên trong, xăm lăng bên ngoài thì bắt giết họ để tế đàn. Nếu có những ai bỏ hoang ruộng đất, làm nhân dân ly tán thì tước đất phong của họ. Nếu có những ai cậy mình vững chắc không chịu tòng phục bề trên thì đánh chiếm họ. Nếu có những ai cướp giết thân nhân thì sửa lỗi họ. Nếu có những ai đuổi giết vua mình thì tàn sát họ. Nếu có những ai trái lệnh trên, phá hoại chính trị thì ngăn chặn họ. Nếu có những ai làm rối loạn trong và ngoài, hành động như cầm thú thì giết họ.

    Chú thích

    (1) : Quảng đường quân đội đi được trong 1 đêm, tức là 30 dặm.


    (2) : Cởi áo ra để đánh nhau.

    (3) : Mặc - thích chữ vào mặt vào bôi mực vào. Nhị - cắt mũi. Phí - chặt chân. Cung - trai cắt dái, gái đày lãnh cung. Đại tich - tội chết.

    (4) : Tể tướng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 4 Tháng mười hai 2018
  4. Dương Thần

    Bài viết:
    76
    Thiên Tử

    Thứ 2 : Nghĩa vụ của Thiên Tử

    "Lỗi Book"
    Nghĩa vụ của Thiên Tử là luôn luôn nhận theo những luật thiên nhiên của trời đất và noi gương các đức thánh hiền đời trời; nghĩa vụ của sĩ phu và thường dân là phụng dưỡng cha mẹ và sửa mình theo ý người trên.

    Cho nên tuy có vua sáng, sĩ phu chưa được răn dạy trước thì chưa thể đem ra dùng được. Ngày xưa muốn dạy dân thì phải lập ra trật tự kẻ sang người hèn, việc thường và sứ mạng đặc biệt chẳng lấn nhau, đức và nghĩa chẳng vượt nhau, tài và nghề chả che giấu nhau, dạn và mạnh chẳng xâm phạm nhau, cho nên sức ngang nhau mà ý hòa nhau.

    Ngày xưa những kẻ được dung túng trong triều đình thì khôngđược đem vào quân lữ. Những kẻ được dung túng trong quân lữ thì không được đem vào triều đình cho nên đức và nghĩa không vượt nhau.

    Bề trên quý trọng kẻ sĩ không khoe công, kẻ sĩ không khoe công là báu vật của bề trên. Nếu không khoe công thì chẳng tham cầu, không tham cầu thì cũng chẳng tranh dành. Việc nghe thấy của triều đình ắt là đúng thực tình, việc nghe thấy của quân lữ ắt là đúng thích nghi, nhờ đó mà tài và nghề chẳng dấu nhau.

    Sĩ tốt tuân mệnh thì được bề trên tưởng thưởng, sĩ tốt trái mệnh thì bị bề trên trừ giết, nhờ đó mà dạn và mạnh chẳng xâm phạm nhau.

    Dạy dân tới nơi tới chốn rồi sau đó tuyển chọn cẩn thận đề mà sai khiến. Việc tu chính thi hành cùng cực thì trăm quan đủ dùng, việc giáo hóa sáng suốt hết mực thì người dân trở nên tốt lành, việc tập quen rồi thì thành phong tục của dân chúng, đó là việc giáo hóa đã tới nơi tới chốn.

    Ngày xưa, người ta đuổi giặc thì không đi quá xa, giăng cờ thì không đủ số; không xa nên khó trêu chọc địch, không đủ số nên khó vây hãm địch. Coi lễ nghi làm chỗ vững chắc của mình, lấy điều nhân làm hơn, sau khi đã hơn rồi, việc giáo hóa lại có thể phục hưng, đó là điều mà quân tử rất quý trọng.

    Có điều nhà Ngu răn dạy chốn triều đình muốn cho dân chúng vui lòng tuân mệnh minh. Đời Hạ Hậu thề ước giữa chốn quân lữ, muốn cho dân chúng thực hiện trước những điều lo liệu của mình. Đời nhà Ân thề ước ngoài cửa trại quân muốn cho dân chúng ý thức rõ rệt trước khi làm việc. Tướng đời nhà Chu cầm chéo dao kiếm mà thề ước để nhân dân bền chí (1).

    Đời Hạ Hậu lo tu chỉnh đạo đức, cũng chưa dùng tới gươm giáo của quân binh. Cho nên quân binh không hỗn tạp. Nhà Ân chuộng nghĩa, lúc đầu cũng có dùng tới gươm giáo của quân binh. Nhà Chu chuộng võ nên dùng hết mức gươm giáo của quân binh.

    Nhà Hạ ban thưởng tại triều đình bởi quý người lành. Nhà Ân giết người ở chợ để kẻ chẳng lành phải khiếp uy. Nhà Chu thưởng ở triều, giết ở chợ để khuyến khích người quân tử và khiến cho kẻ tiểu nhân phải sợ hãi. Đời Tam Vương (2) rực rỡ, đạo đức cũng là một.

    Binh không hỗn tạp thì không tiện lợi. Trường binh dùng để bảo vệ, đoản binh dùng để giữ gìn (3). Võ khí có tầm quá xa thì khó xâm phạm, võ khí có tầm quá ngắn thì không tới đích. Binh quá nhẹ thì bén nhọn, bén nhọn thì dễ loạn. Binh quá nặng thì chậm chạp, chậm chạp thì không cứu được xe cộ.

    Đời Hạ Hậu cho rằng: Trước hết phải sửa câu xa cho ngay thẳng (4). Đời nhà Ân nói rằng: Trước hết phải sửa dần xa để chạy cho nhanh (5). Đời Chu nói rằng: Trước hết phải sửa xe nguyên nhung cho tốt (6).

    (1) Ngu là quốc hiệu của vua Thuấn. Hạ là quốc hiệu của TQ dưới thời vua Võ. Hậu là họ của Hậu Nghệ cướp ngôi nhà Hạ. Vua Thành Thang dứt nhà Hạ, lập ra nhà Thương truyền ngôi 10 đời đến vua Bàn Canh thì dời đô qua nước Ân nên dùng quốc hiệu là Ân Chu là một nước chu hầu của nhà Ân. Vua Chu là Võ Vương dứt nhà Ân mà giành thiên hạ.

    (2) Tam Vương là vua Vũ nhà Hạ, vua Thang nhà Thương, vua Võ nhà Chu.

    (3) Trường binh dùng cung, nỏ, súng, hỏa tiễn.. Đoản binh dùng gươm, giáo, dao.. v.. v..

    (4) Câu xa: Xe phá thành.

    (5) Dần xa: Loại chiến xa nhẹ, chạy mau

    (6) Nguyên nhung: Loại chiến xa lớn
     
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng mười hai 2018
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...