Tự luận chủ nghĩa xã hội khoa học có lời giải

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi cà chua hồng, 20 Tháng ba 2023.

  1. cà chua hồng

    Bài viết:
    4
    TỰ LUẬN CNXH

    Câu 1: Nội dung, điều kiện quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và giai cấp công nhân hiện nay. Vận dụng kiến thức đã học để luận giải sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay.

    Về nội dung:

    Nội dung tổng quát

    Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là thông qua chính đảng tiền phong, giai cấp công nhân tổ chức, lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ các chế độ người bóc lột người, xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, giải phóng giai cấp công nhân, nhân nhân lao động khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh.

    Nội dung cụ thể

    - Nội dung kinh tế:

    + Là nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuất xã hội hóa cao, là đại biểu cho quan hệ sản xuất mới, sản xuất ra của cải vật chất ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người và xã hội.

    + Giai cấp công nhân tạo tiền đề vật chất - kỹ thuật cho sự ra đời của xã hội mới

    + Giai cấp công nhân đại biểu và phấn đấu cho lợi ích chung của xã hội.

    + Giai cấp công nhân phải đóng vai trò nòng cốt trong quá trình giải phóng lực lượng sản xuất (vốn bị kìm hãm, lạc hậu, chậm phát triền trong quá khứ), thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triền để tạo cơ sở cho quan hệ sản xuất mới, xã hội chủ nghĩa ra đời.

    - Nội dung chính trị - xã hội:

    +Tiến hành cách mạng chính trị để lật đổ quyền thống trị của giai cấp thống trị, xóa bỏ chế độ bóc lột, áp bức, giành quyền lực về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

    + Thiết lập nhà nước kiểu mới, mang bản chất giai cấp công nhân, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền lực của nhân dân, quyền dân chủ và làm chủ xã hội của tuyệt đại đa số nhân dân lao động.

    + Sử dụng nhà nước của mình để cải tạo xã hội cũ và tổ chức xây dựng xã hội mới, phát triển kinh tế và văn hóa.. theo lý tưởng và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

    - Nội dung văn hóa, tư tưởng:

    + Tập trung xây dựng hệ giá trị mới: Lao động; công bằng; dân chủ; bình đẳng và tự do.

    + Thực hiện cuộc cách mạng về văn hóa, tư tưởng: Cải tạo cái cũ lỗi thời, lạc hậu, xây dựng cái mới, tiến bộ

    + Xây dựng và củng cố ý thức hệ tiên tiến của giai cấp công nhân là chủ nghĩa Mác - Lênin, đấu tranh để khắc phục ý thức hệ tư sản và các tàn dư của các hệ tư tưởng cũ.

    + Phát triển văn hóa, xây dựng đạo đức và lối sống, con người mới xã hội chủ nghĩa

    Về điều kiện:

    Điều kiện khách quan:

    Địa vị kinh tế

    · Là con đẻ, là sản phẩm của nền đại công nghiệp trong phương thức sản xuất tbcn. Là chủ thể của quá trình sản xuất vất chất hiện đại

    · Đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, tạo ra của cải vật chất chủ yếu cho xã hội

    · Là lực lượng quyết định phá vỡ qhsx tbcn giành chính quyền về tay mình

    · Là giai cấp đại biểu cho tương lai, xu thế đi lên của tiến tiền pt ls

    Địa vị chính trị xã hội

    · Không sở hữu tlsx phải bán sức lao động và bị chiếm đoạt giá trị thặng dư, có lợi ích đối lập với gcts

    · Có những phẩm chất của một giai cấp tiên tiến, giai cấp cách mạng

    · Được trang bị lý luận tiên tiến là CNMLN có đội tiền phong là ĐCS

    Điều kiện chủ quan:

    Thứ nhất, sự pt của bản thân gccn

    · Về chất lượng: Thể hiện ở trình độ trưởng thành về ý thức chính trị của 1 giai cấp cách mạng, năng lực và trình độ làm chủ kh-kt và công nghệ hiện đại

    · Về số lượng: Sự lớn mạnh của gccn gắn với quy mô pt của nền sản xuất vật chất hiện đại và gắn liền với sự pt về chất lượng của gccn

    Thứ hai, ĐCS là nhân tố chủ quan quan trọng nhất

    · ĐCS-đội tiên phong của gccn ra đời và đảm nhận vai trò lãnh đạo cuộc cách mạng

    · ĐCS là sự kết hợp giữa CNMLN với ptrao công nhân

    · GCCN là cơ sở xh quan trọng nhất của Đảng, làm cho Đảng mang bản chất GCCN

    · ĐCS là đại biểu trung thành cho lợi ích của GCCN, của đoàn thể dân tộc

    Thứ ba, phải có sự liên minh giai cấp và các tầng lớp lao động khác: Để thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình GCCN phải liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác, đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCS

    Vận dụng sứ mệnh giai cấp công nhân VN hiện nay

    Nội dung kinh tế

    · Là nguồn LLLĐ chủ yếu, tham gia phát triển kinh tế thị trường định hướng xhcn

    · Đảm bảo tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện hóa tiến bộ và công bằng xã hội, thực hiện hài hòa lợi ích cá nhân-tập thể và xã hội

    · Là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

    · Phát huy vai trò của GCCN, của công nghiệp, thực hiện khối liên minh công-nông-tri thức, phát triển nông nghiệp-nông thôn và nông dân ở nước ta

    Nội dung chính trị-xã hội

    · Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

    · Giữ vững bản chất giai cấp công nhân của đảng, vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ đảng viên

    · Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị

    · Nêu cao trách nhiệm tiên phong đi đầu, góp phần củng cố và pt cơ sở CT-XH quan trọng của đảng

    · Chủ động, tích cực tham gia xây dựng, chỉnh đốn đảng làm cho đảng trong sạch, vững mạnh

    Nội dung văn hóa tư tưởng

    · Xd và phát triển nên vh VN tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người mới xhcn

    · Đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng lý luận để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa mác lê nin và tư tưởng hcm

    · Thường xuyên giáo dục về ý thức giai cấp, bản lĩnh chính trị chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế. Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại

    Liên hệ:

    · Dưới sự lãnh đạo của ĐCS VN, GCCN VN thực hiện cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, giành được chính quyền, bước vào xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân

    · Là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH, xóa bỏ tư tưởng, văn hóa lỗi thời của phong kiến và thực dân, xây dựng tư tưởng văn hóa xã hội chủ nghĩa, lấy tue tưởng chủ nghĩa mác lê nin làm chủ đạo

    Câu 2: Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Vận dụng làm rõ sự sáng tạo của Đảng

    Đặc trưng cơ bản của CNXH

    · Thứ nhất, Chủ nghĩa xã hội giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện

    · Thứ hai, Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu

    · Thứ ba, Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội do nhân dân lao động làm chủ

    · Thứ tư, Chủ nghĩa xã hội có nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động.

    · Thứ năm, Chủ nghĩa xã hội có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc và tinh hoa văn nhân loại.

    · Thứ sáu, Chủ nghĩa xã hội bảo đảm bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và có quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

    Đặc trưng của CNXH ở VN

    Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), đã xác định mô hình chủ nghĩa xã hội ở nước ta với sáu đặc trưng. Đến Đại hội XI, trên cơ sở tồng kết 25 năm đồi mới, nhận thức của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã có bước phát triển mới. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã phát triển mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam với tám đặc trưng, trong đó có đặc trưng về mục tiêu, bản chất, nội dung của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, đó là:

    - Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

    - Do nhân dân làm chủ.

    - Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp.

    - Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

    - Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

    - Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.

    - Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sảnlãnh đạo.

    - Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.

    Câu 3: Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vận dụng sáng tạo của Đảng

    Đặc điểm

    Lĩnh vực kinh tế:

    · Tất yếu tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong đó có nhiều thành phần đối lập (kinh tế tập thể, kinh tế FDI, kinh tế tư nhân, kinh tế nhà nước)

    · Đa dạng về hình thức sở hữu (sở hữu toàn bộ, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân)

    · Hình thức phân phối: Có sự đa dạng, trong đó phân phối theo lao động đóng vai trò chủ đạo (phân phối theo lao động, phân phối theo vốn góp, phân phối theo phúc lợi xã hội)

    Lĩnh vực chính trị: Thiết lập, tăng cường chuyên chính vô sản. GCCN nắm và sử dụng quyền lực nhà nước trấn an GCTS và các lực lượng thù dịch

    Lĩnh vực tư tưởng văn hóa: Tồn tại nhiều tư tưởng văn hóa khác nhau chue yếu là tư tưởng vô sản và tư tưởng tư sản. XD nền văn hóa mới xhcn, tiếp thu giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại

    Lĩnh vực xã hội: Tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp và sự khác biệt giữa các tầng lớp xã hội, vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau. Tồn tại sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị, giữa lđ trí óc và lđ chân tay. Xóa bỏ những tệ nạn, tàn dư của xã hội cũ, thiết lập sự công bằng bình đẳng

    Liên hệ với đặc điểm của thời kỳ quá độ lên cnxhkh ở VN (thêm)

    · Quá độ lên cnxh ở VN là bỏ qua chế độ chủ nghĩa tư bản

    · Xuất phát từ 1 xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp. Đất nước trải qua chiến tranh ác liệt, kéo dài nhiều thập kỷ, để lại những tàn dư nặng nề

    · Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại

    · Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, quá trình quốc tế hóa

    Câu 4: Bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Từ đó vận dụng vào thực tiễn

    Bản chất dân chủ XHCN

    Bản chất chính trị:

    + Nhất nguyên về chính trị: Dưới sự lãnh đạo duy nhất của một đảng của giai cấp công nhân - Đảng Cộng sản đểđảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân; thực hiện quyền lực và lợi ích của giai cấp công nhà và toàn thể nhân dân. Nhân dân được quyền tham gia rộng rãi vào công việc quản lý nhà nước.

    + Mang bản chất của giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi vừa có tính dân tộc sâu sắc.

    + Được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

    Bản chất kinh tế:

    + Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu xã hội về những tư liệu sản xuất chủ yếu.

    + Đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân về các tư liệu sản xuất chủ yếu, trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối.

    +Thực hiện chế độ phân phối lợi ích theo kết quả lao động là chủ yếu.

    Bản chất tư tưởng - văn hóa - xã hội:

    + Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Mác - Lênin - hệ tư tưởng của giai cấp công nhân - làm chủ đạo.

    + Kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc; tiếp thu những giá trị tư tưởng - văn hóa, văn minh, tiến bộ của nhân loại.

    + Nhân dân được làm chủ những giá trị văn hóa, tinh thần, có điều kiện phát triển cá nhân.

    + Kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội. Động viên, thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tích cực của con người.

    Bản chất dân chủ XHCN ở VN

    Bản chất dân chủ ở Việt Nam là dựa vào Nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân. Đây là nền dân chủ mà tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân, dân là gốc, là chủ, dân làm chủ.

    Nội dung:

    + Dân chủ là mục tiêu của chế độ xã hội chủ nghĩa (dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh).

    + Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa (do nhân dân làm chủ, quyền lực thuộc về nhân dân).

    + Dân chủ là động lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội (phát huy sức mạnh của nhân dân, của toàn dân tộc).

    + Dân chủ gắn với pháp luật (phải đi đôi với kỷ luật, kỷ cương).

    + Dân chủ phải được thực hiện trong đời sống thực tiễn ở tất cả các cấp, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

    V Bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt nam được thực hiện thông qua các hình thức dân chủ gián tiếp và dân chủ trực tiếp.

    + Dân chủ trực tiếp, nhân dân bằng hành động trực tiếp của mình thực hiện quyền làm chủ nhà nước và xã hội, thể hiện: Quyền được thông tin, được bàn bạc, kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà nước

    + Dân chủ gián tiếp, là hình thức dân chủ đại diện, được thực hiện do nhân dân "ủy quyền", giao quyền lực của mình cho tổ chức và cá nhân mà nhân dân trực tiếp bầu ra, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.

    Câu 5: Chức năng của nhà nước XHCN; đặc điểm của nhà nước pháp quyền XHCN ở VN

    Chức năng Nhà nước XHCN:

    - Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước: chức năng đổi nội và chức năng đối ngoại.

    - Căn cứ vào lĩnh vực tác động của quyền lực nhà nước: chức năng chính trợ kinh tế, văn hóa, xã hội,..

    - Căn cứ vào tính chất của quyền lực nhà nước: chức năng giai cấp (trấn áp) và chức năng xã hội (tổ chức và xây dựng).

    Đặc điểm của nhà nước pháp quyền CNXH ở VN

    - Thứ nhất, xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, đó là Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

    - Thứ hai, Nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên Cơ sở của Hiến pháp và pháp luật. Trong tất cả các hoạt động của xã hội, pháp luật được đặt ở vị trí tối thượng để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

    - Thứ ba, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phấn công rõ ràng, có cơ chế phối hợp nhịp nhàng và kiểm soát giữa các cơ quan: Lập pháp, hành pháp và tư pháp.

    - Thứ tư, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, phù hợp với Điều 4 Hiến pháp năm 2013. Hoạt động của Nhà nước được giám sát bởi nhân dân với phương châm: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" thông qua các tổ chức, các cá nhân được nhân dân ủy nhiệm.

    - Thứ năm, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tôn trọng quyền con người, coi con người là chủ thể, là trung tâm của sự phát triển. Quyền dân chủ của nhân dân được thực hành một cách rộng rãi, "nhân dân có quyền bầu và bãi miễn những đại biểu không xứng đáng"; đồng thời tăng cường thực hiện sự nghiêm minh của pháp luật.

    - Thứ sáu, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau, nhưng bảo đảm quyền lực là thống nhất và sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.

    Câu 6: Cương lĩnh dân tộc của Lênin và đặc điểm của dân tộc Việt Nam. Vận dụng kiến thức của bài học vào giải quyết các vấn đề dân tộc trong thực tiễn

    Cương lĩnh dân tộc

    V. I. Lênin đã khái quát Cương lĩnh dân tộc như sau: "Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại"

    Một là, các dân tộc hoàn toàn bình đẳng. Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc, không phân biệt dân tộc lớn hay nhỏ, ở trình độ phát triển cao hay thấp.

    + Các dân tộc đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; không dân tộc nào được giữ đặc quyền đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa; không được quyền đi áp bức bóc lột dân tộc khác.

    + Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở đề thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc.

    V Hai là, các dân tộc được quyền tự quyết. Là quyền của các dân tộc tự quyết định lấy vận mệnh của dân tộc mình, quyền tự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của dân tộc mình.

    + Quyền tự quyết dân tộc bao gồm quyền tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc lập, đồng thời có quyền tự nguyện liên hiệp với dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng.

    + Quyền tự quyết dân tộc không đồng nhất với "quyền" của các tộc người thiểu số trong một quốc gia đa tộc người phân lập thành quốc gia độc lập.

    Ba là: Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc. Liên hiệp công nhân các dân tộc phản ánh sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

    + Phản ánh sự gắn bó chặt chẽ giữa tinh thần của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính.

    + Là cơ sở đoàn kết nhân dân lao động trên khắp năm châu trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội

    + Là nội dung chủ yếu, vừa là giải pháp quan trọng để liên kết các nội dung của Cương lĩnh dân tộc thành một chỉnh thể.

    Đặc điểm dân tộc ở Việt Nam

    Việt Nam là một quốc gia đa tộc người có những đặc điểm nổi bật sau đây:

    Thứ nhất, có sự chênh lệch về số dân giữa các tộc người.

    Thứ hai, các dân tộc cư trú xen kẽ nhau.

    Thứ ba, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng.

    Thứ tư, các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển không đều.

    Thứ năm, các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết, gắn bó lâu đời trong cộng đồng dân tộc - quốc gia thống nhất.

    Thứ sáu, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa Việt Nam thống nhất.

    Câu 7: Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH và đặc điểm của tôn giáo ở Việt Nam

    Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong TKQD lên CNXH:

    Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, khi giải quyết vấn đề tôn giáo cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

    - Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân:

    Tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng thuộc quyền to do tư tưởng của nhân dân, không một cá nhân, tổ chức nào được quyền can thiệp vào sự lựa chọn theo đạo, hay không theo đạo của mỗi người dân.

    Mọi hành vi cấm đoán, ngăn cản tự do theo đạo, đổi đạo, bỏ đạo hay đe dọa, bắt buộc người dân phải theo đạo.. đều xâm phạm đến quyền tự do tư tưởng.

    - Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới:

    Nguyên tắc này khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ hướng vào giải quyết những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với quần chúng nhân dân, không chủ trương can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo.

    - Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng của tôn giáo trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo:

    + Mặt chính trị phản ánh mối quan hệ giữa tiến bộ với phản tiến bộ, phản ánh mâu thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các giai cấp, mâu thuẫn giữa những thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng, lợi ích của nhân dân lao động.

    + Mặt tư tưởng biểu hiện sự khác nhau về niềm tin, mức độ tin giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không theo tôn giáo.

    Phân biệt mặt chính trị và tư tưởng thực chất là phân biệt tính chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn luôn tồn tại trong bản thân tôn giáo

    Vấn đề chính trị và tư tưởng trong tôn giáo thường đan xen vào nhau. Việc phân biệt hai mặt này là cần thiết nhằm tránh khuynh hướng cực đoan trong quá trình quản lý, ứng xử những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.

    - Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo:

    Tôn giáo luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng tuỳ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội - lịch sử cụ thể. Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội không giống nhau. Vì vậy, cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo và đối với từng tôn giáo.

    Đặc điểm của tôn giáo ở VN:

    · Thứ nhất, VN là một quốc gia có nhiều tôn giáo

    · Thứ hai, tôn giáo ở VN đa đạng, đan xen, chung sống hòa bình, không xung đột, chiến tranh tôn giáo

    · Thứ ba, tín đồ tôn giáo VN phần lớn là nhân dân lao động, có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc

    · Thứ tư, hàng ngũ chức sắc các tôn giáo có vai trò, vị trí quan trọng trong giáo hội, có uy tín, ảnh hưởng tới tín đồ

    · Thứ năm, các tôn giáo ở VN đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn giáo ở nước ngoài

    Câu 8: Cơ sở xây dựng gia đình; sự biến đổi của gia đình trong thời kỳ quá độ lên CNXH và thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam

    Cơ sở xây dựng gia đình

    Cơ sở kinh tế, xã hội

    · Phát triển lực lượng sản xuất, từng bước xây dựng chế độ sở hữu xhcn đối với tư liệu sản xuất

    · xóa bỏ nguồn gốc của áp bức, bóc lột và bất bình đẳng, tạo cơ sở kinh tế cho việc xây dựng gia đình bình đẳng

    · Tạo cơ sở cho hôn nhân được thực hiện dựa trên cơ sở tình yêu, xóa bỏ bất bình đẳng nam nữ

    Cơ sở chính trị xã hội

    · thiết lập nhà nước xhcn của gccn và nhân dân lđ. Nd lđ được thực hiện quyền lực của mình không có sự phân biệt giữa nam và nữ

    · xóa bỏ luật lệ lạc hậu, đè nặng lên vai người phụ nữ, thực hiện việc giải phóng phụ nữ và bảo vệ hạnh phúc gia đình

    · hệ thống pháp luật và chính sách xã hội tiến bộ của nhà nước xhcn thúc đẩy sự pt của hình mẫu gđ mới trong thời kỳ quá độ lên cnxh

    Cơ sở văn hóa

    · Những giá trị văn hóa mới được hình thành và giữ vai trò chi phối nền tảng văn hóa, tinh thần của xã hội

    · giáo dục, khoa học và công nghệ pt, nâng cao dân trí, tạo cơ sở hình thành những gt, chuẩn mực mới để điều chỉnh các mqh gđ

    · cơ sở văn hóa phải đi liền với cơ sở kinh tế, chính trị, để việc xd gđ đạt hiệu quả cao

    Chế độ hôn nhân tiến bộ

    · hôn nhân tự nguyện

    · một vợ 1 chồng

    · đảm bảo về mặt pháp lý

    Sự biến đổi của gia đình trong thời kỳ quá độ

    Các nhân tố tác động:

    · Kinh tế thị trường

    · Hội nhập quốc tế

    · Khoa học công nghệ

    · Chính sách nhà nước

    Thực trạng:

    · Phổ biến loại hình hạt nhân quy mô nhỏ, số lượng thành viên ít đi

    · Gia đình hạt nhân thay thế cho kiểu gia đình truyền thống

    · Quy mô gia đình thu nhỏ nhằm phù hợp với thời đại mới

    · Chức năng tích cực: Sự bình đẳng được đề cao, cuộc sống riêng tư được tôn trọng hơn, tránh được những mâu thuẫn trong đời sống của gđ truyền thống

    · Phản chức năng: Quá trình biến đổi đó tạo ra sự ngăn cách giữa các thành viên làm cho mqh gia đình trở nên rời rạc, lỏng lẻo
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...