Từ lễ hội du xuân trong Cảnh ngày xuân Truyện Kiều - Suy nghĩ về lễ hội mùa xuân hiện nay

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Hà Thu Nguyễn, 3 Tháng ba 2021.

  1. Hà Thu Nguyễn

    Bài viết:
    46
    Từ lễ hội du xuân ở thế kỉ XIX, trong "Cảnh ngày xuân" ( "Truyện Kiều") của Nguyễn Du, em hãy trình bày suy nghĩ về lễ hội mùa xuân hiện nay.

    1. Nguyễn Du là nhà thơ lớn của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giớ i. "Truyện Kiều" là kiệt tác của Nguyễn Du cũng như của văn học Việt nam. Đoạn trích "Cảnh ngày xuân" đã miêu tả bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sang của tiết thanh minh. Quan đó, người đọc cảm nhận dược nét đẹp đậm đà bản sắc văn hóa dân hộc. Nét đẹpấy vẫn còn lại cho đến nhày hôm nay.

    2. Lễ hội mùa xuân trong thơ Nguyễn Du hiện lên thật tươi đẹp. Mở đầu đoạn trích là 1 bức tranh thiên nhiên mùa xuân vô cùng tươi đẹp, trong sáng và tràn đầy sức sống. Bức tranh có khung cảnh thời gian, không gian mùa xuân:

    Ngày xuân con én đưa thoi

    Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

    Hình ảnh "con én đưa thoi" là hình ảnh ẩn dụ diễn tả thơi gian trôi mau, ngày xuân thấm thoắt trôi nhanh, tiết trời đã chuyển sang tháng 3-tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh én vẫn rộn ràng bay liệng giữa bầu trời xuân trong sáng. Bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân là cảnh:

    Cỏ non xanh tận chân trời

    Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

    Thảm cỏ xanh non trải rộng tới tận chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Màu sắc có sự hài hòa tuyệt diệu gợi vẻ đẹp riêng của mùa xuân: Mới mẻ, tinh khôi, đầy sức sống, khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng, thanh khiết. Chữ "điểm" làm cho cảnh vật thiên nhiên sinh động, như có hồn; sức sống như cựa quậy, chuyển mình, khoe sắc.

    Đoạn trích còn là một bức tranh mùa xuân đông vui, nhộn nhịp. Trong ngày lễ thanh minh có 2 hoạt động diễn ra cùng một lúc: "Lễ tảo mộ" và "hội đạp thanh". "Lễ tảo mộ" ở đây nghĩa là đi thăm viếng, quét tước, sửa sang phần mộ của người thân. Còn "hội đạp thanh" nghĩa là đi chơi xuân trên những cánh đồng cỏ xanh nơi chốn đồng quê. Khung cảnh lễ hội được miêu tả thật tấp nập, tưng bừng, rộn ràng:

    Gần xa nô nức yến anh

    Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

    Dập dìu tài tử giai nhân

    Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.

    Một loạt các từ ghép và từ láy là những danh từ, động từ, tính từ xuất hiện gợi lên cái không khí lễ hội rộn ràng, đông vui bởi có nhiều người đến hội. Các danh từ "yến anh", "chị em", "tài tử giai nhân" gợi tả sự đông vui của ngày hội. Các động từ "sắm sửa", "dập dìu" gợi tả sự rộn ràng, náo nhiệt của cảnh ngày xuân. Các tính từ "gần xa", "nô nức" làm rõ hơn tâm trạng của người đi hội. Hình ảnh ẩn dụ "nô nức yến anh" đã làm nổi bật từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân, dập dìu nam thanh nữ tú như chim én chim oanh bay ríu rít. Trong lễ hội mùa xuân tấp nập, từng đoàn ngựa xe nối đuôi nhau như dòng nước chảy. Trên người những nam thanh nữ tú là những bộ trang phục đẹp lộng lẫy.

    Tiết thanh minh mọi ngươi sắm sửa lễ vật để đi tảo mộ, sắm sửa quần áo để vui hội đạp thanh. Lễ tảo mộ thành kính, trang nghiêm với những nghi lễ tín ngưỡng dân gian xuất hiện:

    Ngổn ngang gò đống kéo lên

    Thoi vàng vó rắc cho tiền giấy bay.

    Hình ảnh "ngổn ngang gò đống" và "thoi vàng vó rắc" của những người đi hội tưởng nhớ người thân đã mất, đã vẽ lên 1 lễ hội truyền thống xa xưa của dân tộc, 1 phong tục tập quán đẹp trong đời sống tình cảm của nhân dân ta.

    3. Từ không khí lễ hội du xuân trong thơ Nguyễn Du gơi cho chúng ta suy nghĩ, liên tưởng về lễ hội mùa xuân hôm nay.

    * Lễ hội mùa xuân hôm nay vẫn tiếp nối những nét đẹp truyền thống từ xa xưa.
    Thời gian lễ hội: Ba tháng mùa xuân. Lễ hội diễn ra ở cả ba miền. Nơi nào cũng có những lễ hội đặc sắc tiêu biểu: Lễ hội Yên Tử ở Quảng Ninh, lễ hội chùa Hương ở Hà Nội, lễ Cầu Ngư của những người dân vùng biển miền Trung, miền Nam. Người đi lễ hội không chỉ du xuân ngắm cảnh đẹpmà còn cầu mong cho cuộc soongsan vui, tốt lành. Ngày nay, trong tiết thanh minh chúng ta vẫn đi viếng mộ, đốt nhang, tiền vàng cho người thân đã khuất. Điều này thể hiện truyền thống thờ cúng tổ tiên.

    *Tuy nhiên trong xã hội hiện nay cũng xuất hiện một số mặt trái. Một số tệ nạn như mê tín dị đoan, lợi dụng lễ hội để phụ vụ lợi ích cá nhân xảy ra. Người đi lễ hội nhiều khi có hành động thiếu văn hóa: Cướp lộc, chen lấn xô đẩy, ăn mặc phản cảm, vứt rác bừa bãi..

    * Bài học: Trân trọng, giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa dân tộc qua những lễ hội mùa xuân nói riêng và lễ hội nói chung.

    4. Kết bài) B ằng nghệ thuật tả cảnh tài hoa, tình yêu thiên nhiên, lòng thiết tha với những nét đẹp văn hóa dân tộc, Nguyễn Du đã gợi lại cảnh lễ hội mùa xuân tươi đẹp, cuốn hút. Bởi thế, chúng ta càng phải trân trọng những giá trị tốt đẹp mà người xưa truyền lại, đi tìm về cội nguồn, làm sống lại những giá trị văn hóa dân tộc trong những lễ hội mùa xuân hôm nay.

    ***** NẾU THẤY HAY, CÁC BẠN HÃY CHO like ĐỂ ỦNG HỘ MÌNH NHÉ! ****

    * * * CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT! ----------------
     
    Hanho2525 thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...