Tự Học Lập Trình C Trọn Bộ Miễn Phí + Bài Tập

Thảo luận trong 'Software' bắt đầu bởi semael, 29 Tháng ba 2020.

  1. semael

    Bài viết:
    4
    [​IMG]

    Mục Lục:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Chương 1: Giới thiệu về ngôn ngữ C & môi trường lập trình Turbo C

    Chương 2: Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ C

    Chương 3: Các kiểu dữ liệu sơ cấp chuẩn và các lệnh đơn

    Chương 4: Các lệnh có cấu trúc

    Chương 5: Chương trình con

    Chương 6: Kiểu mảng

    Chương 7 Kiểu con trỏ

    Chương 8: Kiểu chuỗi ký tự

    Chương 9: Kiểu cấu trúc

    Chương 10: Kiểu tập tin
     
    Yên VũMeo meo thích cười thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 30 Tháng ba 2020
  2. semael

    Bài viết:
    4
    Chương 1: Giới thiệu về ngôn ngữ C & môi trường lập trình Turbo C

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Giới thiệu về ngôn ngữ C

    C là ngôn ngữ lập trình cấp cao, được sử dụng rất phổ biến để lập trình hệ thống cùng với Assembler và phát triển các ứng dụng.

    Ngôn ngữ C có những đặc điểm cơ bản sau:

    • Tính cô đọng (compact) : C chỉ có 32 từ khóa chuẩn và 40 toán tử chuẩn, nhưng hầu hết đều được biểu diễn bằng những chuỗi ký tự ngắn gọn.
    • Tính cấu trúc (structured) : C có một tập hợp những chỉ thị của lập trình như cấu trúc lựa chọn, lặp.. Từ đó các chương trình viết bằng C được tổ chức rõ ràng, dễ hiểu.
    • Tính tương thích (compatible) : C có bộ tiền xử lý và một thư viện chuẩn vô cùng phong phú nên khi chuyển từ máy tính này sang máy tính khác các chương trình viết bằng C vẫn hoàn toàn tương thích.
    • Tính linh động (flexible) : C là một ngôn ngữ rất uyển chuyển và cú pháp, chấp nhận nhiều cách thể hiện, có thể thu gọn kích thước của các mã lệnh làm chương trình chạy nhanh hơn.
    • Biên dịch (compile) : C cho phép biên dịch nhiều tập tin chương trình riêng rẽ thành các tập tin đối tượng (object) và liên kết (link) các đối tượng đó lại với nhau thành một chương trình có thể thực thi được (executable) thống nhất.

    Môi trường lập trình Turbo C

    Turbo C là môi trường hỗ trợ lập trình C do hãng Borland cung cấp. Môi trường này cung cấp các chức năng như: Soạn thảo chương trình, dịch, thực thi chương trình..

    Các thành phần của ngôn ngữ C sẽ được trình bài trong chương 2.
     
  3. semael

    Bài viết:
    4
    Chương 2: Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ C

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Sau đây mình sữ giới thiệu một số thành phần cơ bản nhất trong C. Các bạn không cần nhớ hết dô làm bài tập các bạn sẽ tự nhớ và còn nhớ được lâu nữa. Chú ý những phần in đậm cho mình nhe vì nó hay dùng.

    Bộ chữ viết của C:

    Bộ chữ viết trong C bao gồm những ký tự, ký hiêu (phân biệt in hoa và in thường) như sau:

    • 26 chữ cái latinh hoa A, B, C.. Z
    • 26 chữ cái latinh thường a, b, c.. z.
    • 10 chữ số thập phân 0, 1, 2.. 9.
    • Các ký hiệu toán học: +, -, *, /, =, <, >, ()
    • Các ký hiệu đặc biệt: : , ; " ' _ @ # $! ^ [] { }..
    • Dấu cách hay khoảng trống, xuống hàng (\n ) và tab (\t )

    Các từ khóa trong C:

    Trog C có rất nhiều từ khóa mình in đậm một số từ khóa cho người mới bắt đầu nên nhớ còn lại các bạn cải thiện từ từ các bạn chưa cần thiết quan tâm đến chức năng của các từ khóa này:

    Asm • auto • breakcase • cdecl • char • class • const • continue • _cs • default • delete • do double • _ds • else • enum • _es • extern • _export • far • _fastcall • floatfor • friend • goto • huge • if • inline • int • interrupt • _loadds • long • near • new • operator • pascal • private • protected • public • register • return • _saveregs • _seg • short • signed • sizeof • _ss • static • struct • switch • template • this • typedef • union • unsigned • virtual • void • volatile • while

    Các dấu ghi chú:

    Khi viết chương trình ta cần phải ghi ghi chú để cho bài code của ta dễ hiểu và dễ quản lý hơn. Thói quen này vô cùng cần thiết cho các bạn học lập trình vì khi chúng ta code một bài mấy chục mấy trăm dòng mà không có để ghi chú lại thì như vậy sẽ làm cho ta bị rối và người khác xem code của ta cũng khó hiểu. Như vậy việc ghi chú là hết sức cần thiết cho coder.

    Ghi chú được để trong cặp /* và /*, ví dụ:

    1 #include <stdio. H>

    2 #include<conio. H>

    3 int main ()

    4 {

    5 char ten[50] ; /* khai bao bien ten kieu char 50 ky tu */

    6 /*Xuat chuoi ra man hinh*/

    7 printf (" Xin cho biet ten cua ban! ") ;

    8 scanf (" %s ", ten) ; /*Doc vao 1 chuoi la ten cua ban*/

    9 printf (" Xin chao ban %s\n ", ten) ;

    10 printf (" Chao mung ban den voi Ngon ngu lap trinh C") ;

    11 /*Dung chuong trinh, cho go phim*/

    12 getch () ;

    13 return 0;

    14 }

    Hết rồi hẹn các bạn chương 3 nhe.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...