Cùng với việc "học đi đôi với hành", thì tự học cũng chính là một chìa khóa để vươn tới thành công, nó có vai trò rất quan trọng trong việc giúp bản thân chúng ta phát triển và hoàn thiện hơn mỗi ngày. Vậy tự học như thế nào để đạt hiệu quả và làm sao để xây dựng cho mình một tinh thần tự học bằng sự say mê chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé. Tự học là gì? Hiểu một cách đơn giản tự học chính là ý thức tự giác học tập, rèn luyện của mỗi người, đó là sự chủ động học hỏi mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh để tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, tích lũy kinh nghiệm, hình thành các kỹ năng giúp hoàn thiện và phát triển bản thân. Tại sao phải tự học? Vai trò của tự học? Khi bạn hiểu được vai trò và ý nghĩa to lớn của việc tự học thì chính là bạn đã trả lời được câu hỏi tại sao phải tự học. Việc tự học giúp chúng ta: Nâng cao trình độ chuyên môn. Tự học giúp con người có thể hiểu biết, lĩnh hội tri thức một cách chủ động, toàn diện. Con người được tự làm chủ, quyết định vấn đề mà bản thân thích và nghiên cứu chúng. Việc phát huy tinh thần tự học là cơ hội để bạn có thể tìm hiểu sâu hơn vào lĩnh vực mà mình đang quan tâm. Nhờ đó, bạn sẽ có thêm động lực để trau dồi và bổ sung nhiều lượng kiến thức mới, điều này sẽ góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của bạn. Kiến thức chuyên môn sẽ là nền tảng vững chắc cho sự nghiệp, cũng như con đường thăng tiến của bạn trong tương lai. Cập nhật kiến thức liên tục Xã hội ngày càng phát triển, điều đó kéo theo cuộc sống luôn có sự chuyển động và đổi mới. Khi đó những lý thuyết bạn học được không hẳn sẽ phù hợp với tất cả trường hợp mà bạn gặp phải. Vì thế việc tự học sẽ giúp bạn có thể cập nhật liên tục những kiến thức mới phục vụ cho công việc, từ đó mở rộng cơ hội việc làm và con đường sự nghiệp của bạn. Có thể thấy việc tự học không chỉ mở rộng lượng kiến thức, mà còn mang lại những giải pháp giúp xử lý công việc một cách sáng tạo và hiệu quả hơn. Tăng hiệu suất công việc Khi kiến thức và trình độ chuyên môn được cải thiện, hiển nhiên hiệu suất trong công việc cũng sẽ phần nào được tăng lên. Khi đó đối với mọi vấn đề trong công việc, bạn sẽ có sự nhìn nhận, đánh giá sâu sắc và nhạy bén hơn. Điều đó giúp bạn vừa có thêm nhiều phương án giải quyết, vừa đưa ra được quyết định xử lý vấn đề phù hợp và tối ưu nhất. Khám phá năng lực bản thân Việc chủ động học tập, làm việc còn có thể nâng cao khả năng tự học của bản thân, nhờ đó bạn có thể khám phá thêm những giới hạn mà bản thân chưa biết. Có thể lúc trước bạn biết về một lĩnh vực nào đó ở một mức trung bình, những điều bạn biết là điều mà mọi người đều đã được biết đến. Nhưng khi bạn chủ động tìm hiểu sâu, đi vào chuyên môn hơn thì bạn sẽ bổ sung thêm nhiều những kiến thức mới về một lĩnh vực mới. Điều đó không chỉ mở ra giới hạn về hiểu biết của bạn mà còn giúp bạn khám phá thêm về năng lực của bản thân. Tự học giúp con người ghi nhớ một cách lâu hơn. Do có sự chuẩn bị tìm tòi các kiến thức ấy. Tự học còn giúp việc vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn vào cuộc sống để làm những việc có ích và thiết thực. Giúp con người trở nên năng động, sáng tạo Tự học giúp ta không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân. Một người tự học hỏi không ngừng vươn lên và có sáng tạo. Giúp chúng ta chủ động tự tin trong cuộc sống. Không chỉ vậy tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực. Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống Hiện nay đối với các nước phát triển và các trường đại học lớn của Việt Nam thì hình thức tự học được đề cao. Tự học là hình thức học hiện đại. Kiến thức dựa trên sự chủ động nghiên cứu của sinh viên người học chứ không phụ thuộc vào thầy cô. Nói như vậy không có nghĩa việc tự học thay thế cách học truyền thống mà con người cần tự học có hướng dẫn; bổ sung kết hợp để đạt được kết quả tuyệt vời. Đặc biệt trong thời đại 4.0 ngày nay càng chứng minh là hiệu quả, tiện lợi và nhanh chóng, nhờ vào sự phát triển của internet. 3. Phương pháp tự học? Tự học như thế nào? Lập kế hoạch, xác định mục tiêu Để giúp việc tự học trở nên có hiệu quả, bạn cần biết cách lập kế hoạch cụ thể và xác định các mục tiêu cho việc học tập. Kế hoạch càng chi tiết, mục tiêu càng rõ ràng thì việc tự học sẽ càng có định hướng, tránh lan man và tốn thời gian vô ích. Một kế hoạch chỉn chu bao gồm các yếu tố: Mục tiêu, thời gian, phương pháp học tập, khối lượng kiến thức. Hơn nữa trong quá trình tự học, bạn có thể tự do lựa chọn phương pháp học tập phù hợp cho từng nội dung. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái và học tập hiệu quả hơn. Chọn lọc tài liệu học tập khoa học Khối lượng kiến thức hiện nay vô cùng nhiều nhưng thời gian trên lớp lại không đủ để bạn tiếp cận các tri thức một cách đầy đủ và hoàn chỉnh nhất. Vì vậy việc chủ động tìm kiếm, chọn lọc các tài liệu các liên quan trong quá trình tự học là điều cần thiết. Hiện nay có rất nhiều nguồn cung cấp thông tin từ online đến offline như: Internet, sách, báo, tư liệu tổng hợp.. Tuy nhiên, bạn nên chọn lọc tài liệu học thật khoa học, lựa chọn những nguồn cung cấp thông tin đáng tin vậy để đảm bảo tính chính xác và hữu ích. Điều này không chỉ giúp bạn hiểu vấn đề một cách rõ ràng và đầy đủ hơn, mà còn giúp bạn hiểu chuyên sâu hơn về các kiến thức được đề cập trong các tài liệu đó. Tạo ra không gian học tập yên tĩnh Yếu tố chi phối lớn đến khả năng tập trung, tiếp thu kiến thức và chất lượng quá trình tự học của bạn đó chính là không gian học tập. So với một không gian náo nhiệt, đông người cười nói thì một không gian học tập yên tĩnh, gọn gàng sẽ giúp nâng cao hiệu suất học tập của bạn. Việc tự do lựa chọn không gian và cách sắp xếp, bày trí góc học tập cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng học của bạn. Điều này sẽ giúp bạn có hứng thú hơn với việc học, từ đó cải thiện được lượng kiến thức nhận vào, việc học sẽ có hiệu quả hơn. Chuẩn bị công cụ hỗ trợ tự học Việc chuẩn bị sẵn sàng các thiết bị, công cụ cho việc tự học sẽ giúp bạn không bị phân tâm trong quá trình học tập. Đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ học tập cần thiết để có thể tận dụng tối đa mỗi buổi tự học. Thay vì phải mất thời gian để đi lấy sổ ghi chép hay bị mất tập trung khi quên lấy đủ tài liệu, bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng các công cụ học tập để đỡ làm mất thời gian và tăng khả năng tập trung hơn khi học. Ghi chép bài học giúp nhớ lâu Đôi khi việc đọc và cố gắng học thuộc các thông tin cũng chưa đảm được rằng bạn sẽ nhớ được những kiến mới lâu hơn. Tuy nhiên, với việc ghi chép bài học hay ghi chú lại những thông tin mới tiếp nhận vừa giúp bạn củng cố lại thông tin, vừa có nơi để lưu trữ những thông tin quan trọng. Do đó, việc ghi chép lại bài học sẽ không quá thừa thãi mà còn hữu ích cho trường hợp bạn muốn nắm vững kiến thức lâu hơn. Tìm hiểu phương pháp học tối ưu Mỗi người đều có phương pháp học tập hiệu quả của riêng mình, điều này không khác biệt gì khi bạn thực hành việc tự học. Bạn cần tìm hiểu, áp dụng các phương pháp học tập nhằm mục đích tìm ra phương pháp học phù hợp với mình để có thể tự học một cách hiệu quả, tối ưu nhất. Bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp, kỹ thuật học tập khác nhau như: Đọc sách, xem video, vẽ sơ đồ tư duy.. hay kết hợp với một số hoạt động khác giúp bạn xử lý thông tin hiệu quả hơn. Liên hệ thực tế những lý thuyết đã học Một trong những những cách rèn luyện và phát triển kỹ năng tự học của bạn đó chính là liên hệ thực tiễn những kiến thức lý thuyết đã học. Phương pháp này không chỉ giúp bạn biết ứng dụng những lý thuyết vào thực tế, mà còn giúp tăng khả năng ghi nhớ nội dung bài học lâu hơn. Khi biết ứng dụng thực tiễn những gì đã được học, điều đó chứng tỏ bạn đã hiểu được bản chất, cốt lõi của vấn đề. Bên cạnh đó giúp cho việc ghi nhớ, tiếp thu kiến thức mới cũng trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn. Chủ động tìm hỗ trợ khi gặp khó khăn Trong quá trình tự học sẽ không tránh khỏi việc gặp những bài khó xử lý, kiến thức khó hiểu nhưng lại không biết phải làm gì. Nếu bạn bỏ qua những kiến thức đó thì có thể những nội dung tiếp theo bạn không thể nắm được, hay bạn sẽ vô tình bỏ lỡ nội dung quan trọng trong chương trình học. Chính vì vậy, bạn nên chủ động tìm hỗ trợ từ người thân, bạn bè hay giáo viên khi gặp khó khăn để có thể giải quyết và trợ giúp bạn trong các vấn đề còn vướng mắc. Điều này sẽ giúp cho quá trình tự học của bạn diễn ra thuận lợi và có hiệu quả hơn. Liên tục rèn luyện và củng cố kiến thức Đừng cố gắng học một cách nhanh chóng và hời hợt, vì điều này chỉ khiến cho kiến thức của bạn dễ bị mai một và làm giảm năng lực tự học của bạn. Với cách học đó, bạn có thể hiểu được bài học ngay, nhưng để hiểu và ghi nhớ được lâu dài thì rất khó. Nếu tình trạng này tiếp tục duy trì, về lâu dài sẽ hình thành nên các lỗ hổng kiến thức làm cho bạn gần như quên hết các kiến thức cũ khi bổ sung các kiến thức mới. Để có thể hiểu được giá trị cốt lõi của bài học, cũng như tăng thời gian ghi nhớ bài thì bạn cần liên tục rèn luyện và củng cố kiến thức. Điều này giúp bạn tăng khả năng ghi nhớ, ngày càng hiểu và nắm rõ được nhiều kiến thức hơn. Cần phải rèn luyện ý thức tự giác Khi thực hành tự học, ý thức tự giác là yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết. Việc hình thành nên ý thức tự giác bắt nguồn từ sự tự nguyện với việc học, không bị ép buộc hay thúc giục từ người lớn, phụ huynh. Với ý thức tự giác, bạn sẽ dễ dàng tập trung hơn và dần hình thành nên những thói quen tích cực trong suy nghĩ. Vì vậy để quá trình tự học diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả, bạn cần phải rèn luyện ý thức tự giác cho chính mình. 4. Một số lưu ý trong quá trình tự học: Tự học không phải là không cần có sự hướng dẫn. Người Việt Nam có câu: 'Không thầy đố mày làm nên. Người thầy giỏi là người thầy dạy cho trò biết tự học. Người học giỏi là người biết tự sáng tạo suốt đời. Còn người nước ngoài hay nói: 'Hãy đứng trên vai người khổng lồ'. Nếu muốn thành công một cách nhanh chóng, chúng ta cần tìm những người khổng lồ. Đứng trên vai họ, bạn sẽ thấy xa hơn, hiểu rộng hơn, và có những bước tiến nhanh hơn Tự học không có nghĩa là học một mình Tự học là sự tự giác, tự học tập của cá nhân song tự học không có nghĩa là học một mình, đơn thân độc mã mà học trong sự hợp tác với các bạn, với mọi người trong môi trường, xã hội. Nếu như tự học giúp mình chủ động mọi mặt cả về thời gian, kiến thức và lịch học thì một trong những cách khắc phục điểm yếu cá nhân, tăng hiệu suất học tập đó chính là học theo nhóm. Thực chất của việc học nhóm là để giúp đỡ nhau phát triển hơn, mỗi thành viên đóng góp và giúp đỡ nhau để cùng đạt được một mục đích chung. Đây chính là một môi trường lý tưởng để rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm (team work skill) mà sẽ rất cần cho các bạn trong cuộc sống sau này. Tự học không có nghĩa là cần cù bù thông minh Khi đối diện với một lượng kiến thức khổng lồ, chúng ta thường tâm niệm "cần cù bù thông minh", cố gắng chăm chỉ học sẽ đạt được kết quả như mong đợi, tuy nhiên học theo kiểu bản năng, nhồi nhét kiến thức ghi nhớ thông thường rất dễ làm chúng ta mệt mỏi, nản chí chính vì vậy ta nên có một phương pháp tự học phù hợp. Còn đây là một chiếc video chia sẻ về việc tự học rất thú vị và hữu ích nè: