Tư Duy Nghệ Thuật Trong Thơ Hồ Chí Minh - Trần Đình Sử

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi lastwinter, 3 Tháng tám 2023.

  1. lastwinter

    Bài viết:
    63
    Có thể xem "Nhật ký trong tù" là tập thơ chữ Hán cuối cùng trong lịch sử văn học Việt Nam, nhưng tư duy nghệ thuật của nó chủ yếu là thuộc một loại khác so với truyền thống. Nét nổi bật của thơ ca cổ điển Trung Quốc và Việt Nam là cái nhìn "vũ trụ" đối với con người và cuộc đời. Là những con người sống trong các quan hệ nhân sinh cụ thể, nhưng trong quan niệm, các nhà thơ lại tự thấy họ chỉ sống giữa cỏ cây, núi sông, đất trời. Vì vậy, khi khí khái thì đội trời đạp đất, chọc trời khấy nước; khi thất ý thì giãi bày với nhật nguyệt, cỏ cây; khi uất hận, hỏi trời xanh, tạo hóa; khi thế cùng, gửi tâm sự vào kiếp sau. Thơ trữ tình Việt Nam từ thế kỉ X cho đến thế kỉ XX, mặc dù có nhiều biến đổi rất quan trọng trong khuynh hướng tư tưởng, tình cảm và cũng đã có nhiều tài năng hơn, vượt ra khỏi thông lệ thường thấy – nhưng về cơ bản vẫn tư duy trong cái mô hình ấy. Hồi đầu thế kỉ, nhà thơ cách mạng Phan Bội Châu khi vào tù đã nói "Đã khách không nhà trong bốn biển – Lại người có tội giữa năm châu", còn cụ Huỳnh Thúc Kháng trong bài "Lưu biệt" lại hát: "Trăng trên trời khi tròn khi khuyết..". Lối tư duy này làm cho hiện thực xã hội lịch sử cụ thể bị trừu tượng đi, còn các hình ảnh thiên nhiên chứa đầu ý nghĩa tượng trưng thâm thúy. Điều làm cho Hồ Chí Minh mang cốt cách nhà hiền triết phương Đông chính là vì ông vẫn giữ lối tư duy này và thể hiện trong nhiều bài thơ chữ Hán làm khi ấy, Hồ Chí Minh là người làm việc nước sống giữa hoa, chim, trăng, suối, trẻ nhỏ, vườn rau.. Cách tư duy này động viên được sự đồng cảm cố hữu tồn tại hàng bao thế kỉ trong tâm lí người Việt, dựng lên hình tượng một con người siêu phàm, ung sung, vô tư, toàn tâm kháng chiến, hiện thân cho non sông, cốt cách và trí tuệ Việt Nam.

    [​IMG]

    Vũ trụ trong "Nhật kí trong tù" vẫn mang đậm màu sắc truyền thống với những "phù vân", "trùng sơn", "chính nhân", "thu nguyệt".. Nhưng vũ trụ này cũng đã thêm sắc thái xã hội, thời đại cụ thể, thể hiện ở nhiều bài. Đáng kể đến là bài "Buổi sớm" : "Trong ngục giờ này con tối mịt – Ánh hồng trước mặt đã bừng soi". Hoặc bài "Cảnh buổi sớm" : "Khắp núi nơi nơi rực ánh hồng – Chỉ bởi trước lao còn bóng tối – Mặt trời chưa rọi thấu vào trong" . Nhà ngục được đặt trong một luồng ánh sáng bao trùm đã bộc lộ rõ tính chất cục bộ, lạc lõng của nó. Đọc hết tập thơ, ta thấy nhà ngục đó là cả một xã hội đen tối với những luật lệ riêng lạ lùng, còn mặt trời không còn là nguồn áng chung trong "nhật nguyệt", nguồn dương khí của thế giới, mà đã là một mặt trời vật chất với những ý nghĩa tượng trưng mới mẻ. Ý nghĩa tượng trưng này thể hiện tập trung ở bài "Nắng sớm" :


    Nắng mai xuyên suốt toàn căn ngục,

    Đốt sạch hơi mù lẫn khói đen;

    Sức sống tức thời đầy vũ trụ,

    Tù nhân ai nấy rạng cười lên .

    Đây không chỉ là cảnh nắng sớm sinh hoạt trong tù mà còn là ước mơ đổi thay, cải tạo toàn bộ cuộc sống – cái nhà ngục của con người – với một cảm xúc mạnh mẽ, một khí thế không gì ngăn được.

    Đã có ý kiến cho răng thơ Hồ Chí Minh đầy trăng. Có lẽ phải nói thêm: Thơ Người đầu ánh nắng sớm. Nếu như thơ cổ đã có nhiều ánh trăng thì ánh nắng sớm ở đây là một hình ảnh rất mưới mẻ. Thơ xưa chỉ thường nói "tịch dương", "tà huy", "lạc nhất", "nhật mộ".. Phải liên hệ với các bài thơ: "Đêm dài", "Đêm tối", "Đêm mùa hạ", "Gánh nước đêm".. của Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Đà, Từ Diễn Đồng, Trần Tuấn Khải.. mới thấy cái áng nắng sớm ở đây gắn liền như thế nào với khát khao đổi đời và cảm quan về thời đại mới. Trước đó trong bài "Lời than vãn của bà Trưng Trắc", Nguyễn Ái Quốc cũng đã một lần dùng hình ảnh mặt trời buổi sáng tượng trưng cho thời đại mới, chứng tỏ sự nhất quán trong cảm quan của ông. Điều này cũng chứng tỏ thời gian nghệ thuật là sự kéo dài của thời gian thực tại ở trong tâm tưởng và là sự tiếp nối, mở rộng giới hạn vốn có của thời gian nghê thuật trong văn học thời đại trước. Một số người sành thơ cổ thường có thói quen đánh giá tập thơ theo tài nghệ vận dụng thi liệu truyền thống và mức độ giống của nó so với các mẫu mực của người xưa. Nhiều ý kiến khác đã góp phần khẳng định tập thơ ở chỗ, bên cạnh phương thức tư duy nghệ thuật truyền thống, nó còn mở ra một cái gì đó rất mới, góp phần phá vỡ những giới hạn có sẵn trong thi ca trữ tình cổ điển.

    Hầu như bài thơ nào cũng có một cái thú làm thành linh hồn của bào thơ, cái thú chính là chất thơ, cái thú cuộc đời được nâng cao, chuyển thành cái thú trong thơ, hay có thể nói rằng: Một tâm hồn thơ đầy sinh thú luôn tạo ra những cái thú làm cho cuộc sống được vui tươi, ý nhị. Trong thơ Người, cái thú cổ điển hòa quyện với cuộc sống kháng chiến hiện đại, với nhịp độ khẩn trương hiện đại. Muốn hiểu nó, người đọc phải vừa có nhãn quan hiện đại, lại vừa am hiểu về truyền thống mới mong tránh được những sự cảm nhận không thích hợp.
     
    LieuDuong thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...