Nằm trong chương trình Ngữ Văn lớp 11. Với bài kiểm tra cuối kì dự kiến sẽ ra trong nội dung bài này. Để giúp các bạn dễ dàng tiếp cận, cũng như cung cấp thêm một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích tới mọi người. Bài viết do Mhttlynh chắp bút và hoàn thiện. Từ đoạn trích "Tấm lòng người mẹ" (Những người khốn khổ) em hãy suy nghĩ về sức mạnh của tình mẫu tử Bài làm: Trên diễn đàn văn học Việt Nam tình mẫu tử đã đi vào trong văn chương như một đề tài muôn thuở với những tác phẩm nổi tiếng như: Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng), hay các câu ca dao, tục ngữ... Đến với "địa hạt Văn Chương" nơi diễn đàn văn học thế giới, Vích - to Huy- gô - nhà văn lãng mạn lớn nhất nước Pháp, qua đoạn trích "Tấm lòng người mẹ" đã đem đến cho ta một Phăng Tin - người mẹ có thể vì con của mình mà chấp nhận hy sinh hết thảy những gì mình có. Đến đây tôi bỗng tự hỏi, phải chăng đó chính là minh chứng cho tình mẫu tử- thứ tình cảm ta không cần phải quan sát trên trang giấy mà luôn hiện diện trong chính cuộc đời của chúng ta. Ngày bé chúng ta ước ao được trở thành người lớn, đến khi lớn rồi, thực sự bước vào cuộc đời, ta lại chỉ muốn quay lại làm một đứa trẻ có thể bật khóc, có thể làm nũng, được trở về với vòng tay của mẹ. Chúng ta được sinh ra từ sự yêu thương và bảo bọc của những bậc sinh thành, cả cuộc đời mẹ vẫn luôn âm thầm hy sinh vì con. Tình mẫu tử là một đề tài lớn và được khai thác, khám phá cả về văn học trong nước và nước ngoài trên nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ... song đến với đoạn trích "Tấm Lòng Người Mẹ" ta mới thấm thía hết cái thiêng liêng cao cả, mới phát hiện hóa ra tình mẫu tử đáng trân quý đến nhường nào. Phăng-Tin - một người mẹ đã vì Cô - Dét - đứa con của mình mà không ngần ngại hy sinh cả hình hài lẫn lương tâm chỉ hy vọng, mong muốn con của mình được khỏe mạnh, được một cuộc sống tốt đẹp nhất có thể. Phăng Tin là một cô thợ may nghèo, mỗi ngày đều phải cật lực bươn chải may vá đến 17 tiếng trong căn gác xép tối tăm chật hẹp giữa những ngày đông lạnh giá. Vì hoàn cảnh, vì định kiến xã hội Phăng Tin phải gửi con cho người chủ trọ - Tê-nác-đi-ê, nhưng như vậy không có nghĩa là Phăng Tin từ chối trách nhiệm làm mẹ của mình, cô chỉ "gửi nhờ", cô nhận thức được điều đó, cô sẽ gửi tiền hàng tháng để họ chăm sóc con của cô, đó chính là sự khác biệt giữa "cho" con và "gửi" con. Trong suốt những tháng ngày bị gia đình Tê-nác-đi-ê lừa gạt, Phăng Tin vẫn quyết định tin theo. Đầu tiên, bọn họ yêu cầu cô phải đưa cho họ 10 phơ- răng để may áo len cho Cô Dét, Phăng Tin đã không ngần ngại bán đi mái tóc vàng óng ả của mình, có câu "cái lông cái tóc là góc con người" Phăng Tin chẳng ngần ngại hy sinh nó vì cô nghĩ: "Tóc mình đã dệt áo cho con". Lần thứ hai, con số mà gia đình người chủ trọ tham lam độc ác kia yêu cầu chính là 40 phơ răng. Với một người thợ may nghèo làm quần quật 17 tiếng đồng hồ cũng chỉ được đôi ba đồng bạc lẻ biết lấy đâu ra? Phăng Tin dường như rơi vào điên loạn, cô cười như chuyện gì vui vẻ lắm, nhưng chất chứa trong nụ cười đó là sự chua xót, đau đớn đến nhường nào? Nhưng vì để chữa bệnh cho con - cô đã quyết định làm một việc mà vừa mới đây thôi cô còn cho nó là điên rồ - bán răng. Vích-to Huy-gô có viết: "Chỉ sau một đêm chị dường như già đi mười tuổi (...) Phăng Tin quay lại với cái đầu trọc lốc (...) Ngọn nến chiếu rõ mặt chị. Nụ cười rướm máu..." Cô vẫn bình thản nói: "Có gì đâu. Tôi vui thì có. Con tôi sẽ không chết về cái bệnh ác nghiệt ấy vì có thuốc rồi. Tôi rất hài lòng". Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Nhấn thanks để tiếp tục. Đến đây tôi bỗng tự hỏi: "Vì cớ gì Phăng Tin có thể làm đến mức ấy? Phải chăng vì Cô Dét là đứa con do Phăng Tin sinh ra. Là sợi dây gắn kết của tình mẫu tử đã khiến Phăng Tin chấp nhận hy sinh quên mình như vậy?" Không chỉ dừng lại trong các tác phẩm văn học mà tình mẫu tử thực chất cũng luôn hiện hữu trong cuộc đời của mỗi người. Bởi lẽ "Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó." (Belinxki) Người nghệ sĩ dấn thân vào mọi ngóc ngách của cuộc đời, qua lăng kính chủ quan của bản thân soi chiếu vào đứa con tinh thần của mình. Vích-to Huy-gô qua đoạn trích "Tấm Lòng Người Mẹ" qua sự hy sinh quên mình của Phăng Tin đã làm hiện lên sự cao cả của tình mẫu tử. "Tình mẫu tử" ba chữ ngắn ngủi mà thiêng liêng vô cùng - là thứ tình cảm chẳng thể đong đếm bằng con số hay thời gian, sẽ chẳng hề vì điều gì mà lung lay hay lu mờ. Cũng chẳng có bất kì khái niệm nào có thể diễn đạt hết sự thiêng liêng của tình mẫu tử. Nhưng chúng ta có thể hiểu đơn giản tình mẫu tử là sự yêu thương, sự hy sinh và lòng bao dung của người mẹ dành cho đứa con của mình. Mẹ tần tảo mẹ gánh con trên vai gầy. "Mẹ luôn là người nâng đỡ, che chở cho con từ khi sinh ra. Khi lớn lên mẹ luôn sát cánh cùng con trên đường đời. Khi ta vấp ngã, mẹ vẫn luôn là vòng tay ấm áp dang ra ôm ta vào lòng, cho ta dựa vào cho ta động lực để bước tiếp. Mẹ là người dành cả cuộc đời lo lắng, nuôi nấng con nên người. Sẽ chẳng thể nào quên hình ảnh mẹ mất ngủ lo lắng mỗi lần con đổ bệnh, cũng chẳng thể xóa nhòa hình ảnh mẹ vất vả dù nắng dù mưa để cho ta một môi trường sống tốt hơn, để cho ta được bằng bạn bằng bè. Mẹ chính là điểm tựa tinh thần vững chắc cho chúng ta bước vào đời, mẹ dạy ta lời hay ý phải, động viên ta khi ta muốn bỏ cuộc. Nếu một mai ta không còn được sà vào lòng mẹ như ngày bé, không được nghe thấy những lời yêu thương của mẹ, đó có lẽ chính là quãng thời gian bất hạnh nhất trong cuộc đời ta. Vậy nên, chúng ta hãy giữ gìn và tôn trọng tình mẫu tử thiêng liêng. Trong quá trình trưởng thành cũng không ngừng phấn đấu, cố gắng để báo đáp công ơn sinh thành của cha mẹ, biết ơn và có những hành động thiết thực để báo đáp tình cảm của mẹ. Đôi khi chỉ là lời hỏi thăm, là mỗi khi mẹ không khỏe có thể trở về ngay để săn sóc.. Nhưng ở ngoài kia, những người được sinh ra đã chẳng thể cảm nhận được hơi ấm của tình mẫu tử. Có những người lại không biết trân trọng, biết ơn người đã sinh ra mình, có những suy nghĩ, hành động trái với đạo làm con như ngỗ nghịch, nổi loạn... Để rồi đến sau này họ sẽ phải hối hận vì những suy nghĩ hành động của mình. Chúng ta cần phê phán, lên án những hành vi đi ngược lại với đạo làm con... Chính bởi vì tình mẫu tử thiêng liêng và bất diệt đến thế. Nếu không có tình mẫu tử cuộc sống của chúng ta sẽ thiệt thòi và bất hạnh đến nhường nào." Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng làm mẹ buồn lên mắt mẹ nghe không?"
Với kiểu bài này, nghị luận văn học chỉ nên là "bước đệm" để bàn rộng, sâu hơn vấn đề trong đời sống em à. Nghĩa là nghị luận xã hội phải là chính, trên các khía cạnh: Giải thích, biểu hiện, vai trò, dẫn chứng thực tế, phản đề, bài học cho bản thân.. Bài của em đang nghiêng nhiều hơn về nghị luận văn học, em nên cân chỉnh lại nhé.