Tử Cấm Thành - Cố cung Bắc Kinh nguy nga và huyền bí!

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Ánh Trăng Sáng, 2 Tháng tám 2021.

  1. Ánh Trăng Sáng Kei

    Bài viết:
    77
    Như bạn đã biết, Trung Quốc là một nơi nổi tiếng với nhiều danh lam, thắng cảnh, nhiều khu du lich đẹp mắt thu hút hàng nghìn khách du lịch. Và một trong số đó không thể không kể đến Tử Cấm Thành. Giờ đây hãy theo chân mình tìm hiểu về độ hùng vĩ nó nhé!

    Lịch sử ra đời của Tử Cấm Thành

    [​IMG]

    (Ảnh Minh Thành Tổ)

    Năm 1399, con trai của Chu Nguyên Chương là Yên Vương Chu Đệ (Minh Thành Tổ) xưng danh "Thanh quân trắc" (thanh trừ kẻ xấu bên cạnh nhà vua) tiến quân về phía Nam. Bốn năm sau, kinh đô Nam Kinh thất thủ, Kiến Văn đế không rõ tung tích. Sau đó nhà Minh được lập nên ở Nam Kinh, lấy niên hiệu Vĩnh Lạc. Sau đó ông dời đô từ Nam Kinh vào Bắc Kinh. Năm Vĩnh Lạc thứ 4 (tức năm 1406) cung điện lớn nhất thế giới bắt đầu được đặt nền móng xây dựng và sau 14 năm (tức 1420) thì hoàn thành.

    Vị thế-Kiến trúc của Tử Cấm Thành

    Kiến trúc

    Tử Cấm Thành được thiết kế giống cố cung Nam Kinh, nhưng quy mô "siêu to khổng lồ" hơn nhiều. Tổng diện tích lên tới 720.000m^2, lớn hơn ba lần so với Cung điện Louvre (Pháp). Tử Cấm Thành có hơn 90 khu cung điện, sân trong, 980 tòa nhà và hơn 8, 728 căn phòng.

    Theo cuốn "Kiến trúc Trung Quốc cổ đại" của học giả Lưu Đôn Trinh (Một trong những người đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy kiến trúc Trung Hoa cổ đại) thì nghệ thuật kiến trúc cổ quy nạp về bốn phương diện nổi bật:

    – Thứ nhất, nghệ thuật quy hoạch kiến trúc. Trong đó, bao gồm cả quy hoạch bình diện phẳng và cả quy hoạch chiều cao của công trình. Tổ hợp các công trình mỹ lệ như một bức thư họa

    – Thứ hai, tính thống nhất của các công trình. Từ hình thể, kết cấu, trang trí đều đạt tới một chuẩn thống nhất

    – Thứ ba, nội thất của công trình. Nội thất là một phần của công trình, hoặc sang trọng xa xỉ, hoặc mộc mạc đơn giản, cũng trở thành một phần quan trọng của nghệ thuật kiến trúc

    – Thứ tư, sắc thái của công trình, hay việc sử dụng màu sắc trong kiến trúc. Màu sắc sử dụng trên tường, mái, cột, cửa phản ánh quan điểm của mỹ thuật cổ trong việc sử dụng màu sắc

    Nói về vẻ đẹp kiến trúc cung điện, không gì nổi bật hơn bốn khía cạnh trên. Nay lấy Tử Cấm Thành Bắc Kinh làm tiêu điểm vì lý do: Tử Cấm Thành là cung điện được sử dụng trong hai triều đại phong kiến cuối cùng Minh Thanh, tập hợp hoàn hảo các kỹ thuật xây dựng cổ truyền, là mẫu mực trong kiến trúc cung điện cổ Trung Hoa.

    Công trình gỗ cao cấp nhất thời xưa:

    Tử Cấm Thành là tổ hợp kiến trúc gỗ cổ xưa nhất và còn được bảo tồn nguyên vẹn nhất đến giờ.

    Các cột trụ chính, các dầm nhà đều đều được làm từ gỗ cây Trinh Nam quý hiếm. Ngoài ra, điểm thu hút những du khách học kiến trúc là các khớp gỗ ở đây đều được tạo tác đan xen với nhau, ghép lại mà không dùng đến một chiếc đinh nào

    Trang trí mái điện

    [​IMG]

    (Ảnh trang trí mái điện)

    Ở Tử cấm thành có một dãy những linh vật được sử dụng để khắc trên mái điện, điển hình nhất là rồng, phượng và sư tử - những con vật tượng trưng cho quyền lực trong văn hóa Trung Hoa.

    Tượng sư tử đồng/đá

    [​IMG]

    (Ảnh sư tử đồng)

    Trong văn hóa Trung Quốc, sư tử là vua của muôn thú và được coi là biểu tượng của sức mạnh. Bởi vậy, sư tử đá và đồng được đặt ở Tử Cấm Thành mang ý nghĩa biểu tượng như linh thú canh giữ, bảo vệ hoàng gia. Khách đi tour Trung Quốc đến Tử Cấm Thành sẽ thấy ở nhiều cổng, cửa điện đều sẽ có một đôi sư tử - đực ở bên phải và cái ở bên trái.

    Vị thế

    Hoạch định cho việc xây dựng một đô thành, nhất lại là kinh đô, quan trọng nhất chính là vị trí. Lễ giáo cho rằng trung tâm chính là vị trí tôn quý nhất: "Vương giả tất cư thiên hạ chi trung" (kẻ vương giả tất ở nơi trung tâm thiên hạ).

    - 《 Lữ Thị Xuân Thu • Thận Thế Thiên 》 nói "trạch thiên hạ chi trung nhi lập quốc, trạch quốc chi trung nhi lập cung" (Trong thiên hạ chọn nơi trung tâm mà lập nước, trong nước chọn nơi trung tâm xây cung điện).

    - 《 Chu Lễ 》 nói "Tượng nhân doanh quốc, phương cửu lý, bàng tam môn. Quốc trung cửu kinh cửu vĩ, kinh đồ cửu quỹ, tả tổ hữu xã, diện triêu hậu thị" (Chọn nơi trung tâm (Kinh độ – Vĩ độ bằng nhau) xây cung điện 9 dặm vuông, qua ba cổng, qua chín lần đo đạc, trái xây điện thờ tổ, phải xây điện thờ Xã Tắc, ngoài là triều thất trong là cung điện). Cho nên nguyên tắc mà muôn đời các vị đế vương phải tuân theo đó là – phải chọn nơi trung tâm để dựng cung điện. Tử Cấm Thành – dĩ nhiên là trung tâm của thành Bắc Kinh!

    Tên gọi Tử Cấm Thành

    Xưa kia, hoàng đế tự xưng là "Thiên Tử" (Con trời). Các sách cổ thường gọi cung của Thiên đế trên trời là Tử Cung hay Tử Vi Cung, "Tử" ở đây nghĩa là màu tím, vậy nơi ở con trời cũng là "Tử". Nơi ở của Hoàng đế thì dân thường bị "Cấm" không được vào. Vậy nên nơi ở của hoàng đế được gọi là "Tử Cấm Thành".

    Sơ đồ Tử Cấm Thành

    [​IMG]

    (Sơ đồ Tử Cấm Thành)

    Tử Cấm Thành được xây bên trong tường thành như một khối hình chữ nhật, từ Bắc đến Nam dài 961m, từ Đông sang Tây dài 753m, tường thành cao 10m, dài 3.4km với hào sâu bao quanh thành, thành một cấm địa được bảo vệ nghiêm ngặt.

    4 góc thành là 4 tòa tháp canh với kiến trúc, kiểu mái phức tạp và 4 mặt tường thành có 4 cổng chính nối với cầu thông ra ngoài thành: Ngọ môn ở phía Nam, Thần Vũ môn ở phía Bắc, Đông Hoa môn ở phía Đông và Tây Hoa môn ở phía Tây.

    Bên trong Tử Cấm Thành được chia làm 2 khu vực:

    - Ngoại Đình, hay còn gọi là Tiền Triều, nằm ở phía Nam, là nơi diễn ra các nghi lễ, lễ tế quan trọng, tổ chức các lễ thi cử.. Khu vực này có điện Thái Hòa nằm ở trung tâm, phía sau là điện Bảo Hòa. 2 bên Đông – Tây là điện Văn Hoa – nơi lưu trữ thư pháp, sách vở của Hoàng đế và điện Võ Anh – nơi Hoàng đế gặp các quan đại thần và thiết triều.

    - Nội Đình, hay Hậu Cung như những phim cổ trang Trung Quốc thường nhắc đến. Đây là nơi ở của Hoàng đế và Hoàng thất. Vào thời nhà Thanh, đây còn là nơi ở và làm việc của Hoàng đế. Tiền triều chỉ sử dụng vào các nghi lễ quan trọng. Cung Càn Thanh, cung Khôn Ninh và điện Giao Thái là 3 cung chính ở hậu cung được gọi là Hậu Tam Điện.

    Nói cụ thể từng địa điểm rất dài nên các bạn có thể tham khảo ở các trang khác nhé!

    Thời gian tốt nhất đi Tử Cấm Thành

    Tùy vào lịch trình mà bạn có thể chọn thời gian tham quan phù hợp. Nếu có ít thời gian, bạn có thể tham quan trong 2 – 3 tiếng. Còn nếu có nhiều thời gian và muốn xem chi tiết từng nơi trong Tử Cấm Thành, có thể bạn sẽ mất từ nửa ngày cho đến cả một ngày.

    Địa điểm

    Trung tâm Bắc Kinh, phía Bắc Quảng Trường Thiên An Môn.

    [​IMG]

    (Cổng dẫn vào Tử Cấm Thành)

    Giờ mở cửa

    Tử Cấm Thành mở cửa quanh năm. Tuy nhiên sẽ có chút thay đổi vào mùa thấp điểm khách du lịch và mùa cao điểm. Các ngày lễ, sự kiện lớn và trong những hoàn cảnh đặc biệt thì Bảo Tàng Cố Cung của Tử Cấm Thành sẽ có thông báo riêng trên website. Dưới đây là lịch mở cửa thường nhật:

    1 Tháng 4 – 31 Tháng 10: 8h30 – 17h (Lượt vào cuối cùng: 16h10)

    1 Tháng 11 – 31 Tháng 3: 8h30 – 16h30 (Lượt vào cuối cùng: 15h40)

    Giá vé

    Tháng 4 – Tháng 10: 60 tệ~213, 42 VNĐ

    Tháng 11 – Tháng 3: 40 tệ~142, 28 VNĐ

    Điều bạn chưa biết về Tử Cấm Thành

    Nổi tiếng là thế nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi ai là người thiết kế ra nó chưa? Và thật bất ngờ, người phụ trách dự án đó lại chính là một người gốc Việt-Nguyễn An.

    Điều này bạn có thể lên mạng để tìm hiểu rõ hơn về ông.

    Nhưng dù sao, tóm cái váy lại thì Tử Cấm Thành chính là báu vật lịch sử vô giá, là công trình lịch sử chứng kiến thời địa hoàng kim nhất của Trung Quốc thời phong kiến. Không chỉ mang giá trị lịch sử mà nó còn có giá trị to lớn về mặt văn hóa đối với nhân dân Trung Hoa, nơi đây được coi là kiệt tác nghệ thuật kiến trúc Trung Hoa với những nét chạm khắc tinh tế, tỉ mỉ. Nếu có dịp được đi du lịch Trung Quốc, thì hãy nhớ ghé qua Bắc Kinh, và đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá Cố Cung hoa lệ và huyền bí này nhé!

    tu-cam-thanh
     
    Chỉnh sửa cuối: 25 Tháng bảy 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...