Bạn đã từng nghe về Tomino hay Địa ngục của Tomino bao giờ chưa? Đây là một câu chuyện rất nổi tiếng tại Nhật Bản về một bài thơ tên "Địa ngục của Tomino". Người ta bảo rằng bạn chỉ nên đọc bài thơ này trong đầu, không nên đọc thành tiếng. Trong thế giới này, có những thứ mà bạn không bao giờ được nói to, và bài thơ Địa ngục của Tomino là một trong số đó. Theo truyền thuyết, nếu bạn đọc to bài thơ này, thảm họa sẽ ập xuống đầu bạn. Nhẹ nhất là bạn sẽ lâm bệnh hoặc bị thương. Nặng hơn là đánh đổi bằng tính mạng của mình. Tomino là một trong những truyền thuyết đô thị Nhật Bản. Bạn nghĩ gì về truyền thuyết đô thị? Kinh dị? Ma quái? Rùng rợn? - Truyền thuyết thành thị/ truyền thuyết thời hiện đại (urban legend, urban myth, urban tale, contemporary legend, urban folklore) là một hình thức văn hóa dân gian thời hiện đại, bao gồm những truyện kể mà người kể chúng có thể tin hoặc không tin là có thật. Thuật ngữ "truyền thuyết đô thị" (urban legend) đã xuất hiện trên các ấn phẩm tiếng Anh ít nhất là từ năm 1968. Giáo sư tiếng Anh Jan Harold Brunvand ở Đại học Utah, Mỹ đưa thuật ngữ này đến với công chúng trong loạt sách bán chạy xuất bản năm 1981. Ông dùng tập sách sưu tập các truyện kể có nhan đề The Vanishing Hitchhiker: American Urban Legends & Their Meanings (1981) để nói lên hai điều: Thứ nhất, truyền thuyết và văn hóa dân gian không chỉ có ở duy nhất các xã hội được gọi là sơ khai hay truyền thống; thứ hai, một người có thể học được nhiều thứ về văn hóa đô thị và văn hóa hiện đại thông qua nghiên cứu các truyền thuyết này. - Đặc điểm: + Cũng giống như các truyện dân gian và truyện thần thoại khác, truyền thuyết đô thị không nói lên điều gì về tính xác thực của những câu chuyện đó. Truyện kể lưu hành trong xã hội, chứa đựng trong mình những câu chuyện mang tính xã hội thời đó. Bên cạnh đó chúng ta khó mà truy được nguồn gốc của các truyền thuyết đô thị. Người kể chuyện có thể tuyên bố rằng chuyện ấy đã xảy ra với một người bạn, mục đích là nhằm cá nhân hóa và làm tăng tính thuyết phục của câu chuyện. Nhiều truyền thuyết miêu tả những tội ác kinh hoàng hoặc những tình huống có khả năng gây ảnh hưởng đến nhiều người. + Dù được gọi là "truyền thuyết đô thị" nhưng không nhất thiết chúng phải bắt nguồn từ khu vực đô thị. Cách gọi này thực ra dùng để phân biệt với những truyện kể dân gian truyền thống đã có từ trước thời công nghiệp hóa. Thỉnh thoảng những truyện này được lặp đi lặp lại trên các bản tin thời sự và trong những năm gần đây còn được phát tán qua thư điện tử và mạng xã hội. Mọi người thường tuyên bố rằng những truyện này đã xảy ra với "bạn của bạn họ". + Một số truyền thuyết đô thị đã lưu truyền nhiều năm mà chỉ thay đổi chút ít cho hợp với từng vùng - hoặc bị tam sao thất bản, một truyền mười, mười truyền một trăm. - Tính hấp dẫn của truyền thuyết đô thị nằm ở các yếu tố bí ẩn, kinh dị, đáng sợ hay hài hước. + Thường thì chúng là những truyện kể mang tính gợi sự cảnh giác. + Một vài truyền thuyết là những truyện kể đạo đức lấy hình tượng ai đó (thường là đứa trẻ) ngỗ ngược, cuối cùng kết thúc trong rắc rối, đau đớn hay chết chóc. Không hiếm trường hợp mà các hãng thông tấn, ban giám hiệu trường học hoặc ngay cả sở cảnh sát đã ra cảnh báo về các mối đe dọa này. Ví dụ là truyền thuyết "Tắt đèn" (Lights Out), có nội dung kể rằng các tên du đãng đường phố sẽ chạy ô tô mà không mở đèn cho đến khi gặp một người lái xe nào đó đáp lại bằng cách nhá đèn, và rồi thì băng đảng đó sẽ yêu cầu một thành viên mới gia nhập phải giết chết người lái xe đó nhằm "ra mắt" băng đảng. Sở cứu hỏa quận Nassau, Florida, Mỹ sau khi nhận được một bản fax chứa truyện này đã chuyển tiếp nó đến cảnh sát quận và rồi sau đó nó được gửi đến tất cả các sở cảnh sát khác. Thậm chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Canada còn ra cảnh báo an ninh khẩn cấp đến tất cả các nghị sĩ ở Ontario. - Một vài truyền thuyết đô thị thực ra là những trò đùa được thêm thắt và được kể như thể chúng có thật. Chúng có đặc điểm như: Được kể lại nhân danh một nhân chứng khác, chứa đựng những cảnh báo đáng sợ nhằm đánh động những người ít lưu tâm đến lời khuyên hoặc bài học chứa trong truyện (nhiều lá thư điện tử lừa đảo thường chứa đựng yếu tố này). Dấu hiệu để phân biệt các truyền thuyết đô thị không có thực này đó là sự thiếu thông tin chính xác, cụ thể liên quan đến vụ việc (thiếu tên, ngày tháng, địa điểm và các thông tin tương tự). Có một ít truyền thuyết đô thị chứa đựng một mức độ hợp lý nhất định, khiến người khác không tin không được. - Nhắc đến Truyền thuyết đô thị không theo không nhắc tới Truyền thuyết đô thị trên Internet khiến nhiều người chao đảo: Truyền thuyết đô thị trên Internet là những mẩu truyện dân gian phát tán qua Internet, thông quan Usenet hoặc thư điện tử, mạng xã hội. + Truyện hình sự: Nhiều truyền thuyết nói về tội phạm lan truyền trên Internet mang tính hoang đường, bóp méo sự thật. + Thư điện tử tiếp nối thành chuỗi: Loại này là các thư điện tử có nội dung yêu cầu người đọc sao chép lại nó và gửi đến những người khác, nếu không người đọc sẽ gặp chuyện bất hạnh. + Cảnh báo virus và malware giả: Loại này lừa người đọc về những nguy cơ không có thật đối với máy vi tính của họ, thường được phát tán qua thư điện tử. + Dùng trong marketing sửa đổi: Có trường hợp thủ thuật dùng Internet để lan truyền tin đồn đã được ngành marketing sử dụng, chẳng hạn bộ phim kinh phí thấp The Blair Witch Project cố tuyên truyền rằng mình là một phim kể về một truyền thuyết đô thị có thật, song sự thật đó chỉ là truyện hư cấu. Truyền thuyết đô thị có rất nhiều dạng, đúng hay không đúng đều mang ý răn đe nhất định. Tuy vây khi nghe nói đến những truyền thuộc dạng này chúng ta phải hết sức cẩn thận kẻo bị mắc lừa, ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và xã hội. Truyện lưu truyền dạng truyền thuyết đô thị không hiếm, các bạn tra trên mạng có thể gặp (có chút kinh dị, khuyên mọi người không nên đọc buổi tối, ám ảnh lắm đấy).