Truyện là truyện, thực là thực

Thảo luận trong 'Nhật Ký' bắt đầu bởi thientuyetluxubu, 30 Tháng năm 2020.

  1. thientuyetluxubu

    Bài viết:
    159
    Tác giả: Thiêntuyetluxubu



    Ngày 18/05/2020



    Link thảo luận góp ý: [Thảo Luận - Góp Ý] - Các Tác Phẩm Của Thientuyetluxubu



    [​IMG]

    Tôi đã từng có một khoảng thời gian khá dài.

    Bắt đầu từ năm 18 tuổi đã say mê đọc truyện n
    hiều thể loại nào là học đường, cổ đại, xuyên không, trùng sinh.. mỗi một thể loại là một kiểu câu chuyện khác nhau.

    Cái thời còn là học sinh cấp ba bạn có từng mơ mộng sẽ gặp hoàng tử, mơ về một công tử nhà giàu, một hotboy đến và nói lời yêu bạn bằng rất nhiều khung cảnh khác nhau.

    Anh ấy sẽ đến chọc tức bạn sau đó lại nói thích bạn, a
    nh ấy sẽ thấy bạn khác với người khác, để ý dần thích bạn.

    Hay thậm chí tiếng sét ái tình sẽ mang hai bạn đến gần nhau như trong cổ tích mà bạn đã từng đọc qua, b ạn muốn mình giống như nhân vật chính đó trải qua những cảm xúc mà bạn từng tưởng tượng ra. Ai cũng đã từng có những cảm xúc đó thì bạn cũng giống như tôi và bao bạn trẻ khác.

    Những giây phút đó, bạn sẽ cảm thấy đời đẹp như mơ c ho đến một ngày, bạn bắt gặp được tình yêu của đời mình.

    Một anh chàng nói yêu bạn nói muốn chăm sóc, bên cạnh bạn suốt đời hai bạn đã có khoảng trời yêu thương như bạn từng mơ ước.

    Rồi chuyện gì đến cũng đến, anh ấy cầu hôn bạn và anh ấy cầm tay bạn đặt lên ngực, cùng khuôn mặt nghiêm túc với giọng nói chân thành n
    ói rằng:

    "Sẽ cho bạn một cuộc sống như bạn mơ ước."

    Bạn đồng ý!

    Và đến đây, bạn sẽ thấy mọi mơ ước, mộng tưởng coi như chấm dứt.

    "Bởi vì sao tôi lại nói như vậy ư?"

    Bạn sẽ bắt đầu thấy yêu nhau là chuyện của hai người. C
    ưới nhau, sống với nhau ra sao? Là chuyện của cả dòng họ.

    Nhiều cặp đôi yêu nhau rất suông sẻ cho đến khi, quyết định dắt nhau về ra mắt gia đình và bà con hai họ.

    Bạn sẽ thấy miệng lưỡi, thành kiến đến từ nhiều phía n
    guyên nhân có rất nhiều, nào là phong tục tập quán, nào là nề nếp, tác phong khác nhau cũng dẫn đến xích mích giữa hai gia đình.

    Nhà gái chỉ cần có một đám hỏi, rồi sẽ tổ chức đám cưới trong đám họ chỉ cần năm mâm quả, tiền xiểng thì bao nhiêu cũng được tùy vào điều kiện của nhà trai, h ọ chỉ cần có bao nhiêu đó thôi mà nhà trai lại cho rằng nhà gái đòi hỏi.

    Lúc nào cũng lấy lí do hạnh phúc của con cái ra làm tấm bia chắn càng đơn giản càng tốt n hà trai trước đây đã cưới vợ cho rất nhiều con trai của họ đưa lễ gì nhà gái cũng chấp nhận đâu có ai đòi hỏi gì đâu bây giờ, nhà gái lại đòi này hỏi nọ tùm lum rắc rối nhiều như vậy.

    Nhà trai cưới ba người con dâu cách đây hơn mười năm lúc đó, tài chính khó khăn như thế nào v à những người con dâu đó đã có em bé trước, nên nhà gái đành phải chịu thiệt, dù nhà trai có đi lễ như thế nào đi nữa họ cũng không dám nói gì cả.

    Nhà trai thấy vậy lại áp dụng cho những người con khác cũng y như vậy họ luôn nghĩ có cưới đã là may lắm rồi còn đòi hỏi gì nữa chỉ cần họ không đồng ý thì nhà gái cũng không dám nói gì.

    Nói đến "đòi hỏi" họ có bao giờ nghỉ rằng họ bỏ ra một ít tiền cưới con người ta nuôi bao nhiêu năm vất vả hay không?

    Họ đâu nghĩ rằng cưới con người ta về là thêm một người làm không mất tiền lương, một máy đẻ thuê không tốn tiền.

    Có nhiều nơi người ta đòi hỏi nào là tiền lễ 100 hay 200 trăm triệu là chuyện bình thường, m
    âm cao cổ đầy mới gọi là "thách cưới" cái này cũng không sai người ta thường nói "nuôi con gái cho uống nước cũng lỗ" bởi ông bà ngày xưa hay có câu "trọng nam khinh nữ" không phải không có lí. Họ cho rằng đẻ con gái sau này là "con người ta" có nhờ vã được gì?

    Nếu con gái tốt không sao lỡ về nhà chồng làm việc không tốt, c ha mẹ cũng bị mắng chửi là không biết dạy con, không biết giáo dục. Ai đã từng làm dâu sẽ hiểu cảm giác "làm đúng không ai thấy", chỉ cần sai một lần cả gia đình, dòng họ nhà chồng nói ra nói vào thậm chí, họ còn lôi cả cha mẹ bạn ra mắng nhiếc đuổi con dâu về nhà mẹ đẻ là điều hiển nhiên.

    Tại sao họ lại không nghĩ họ cũng sẽ có con gái lỡ mai này khi đi lấy chồng cũng như người con dâu mà họ đã đối xử tệ bạc này thì sao? Nếu con gái của họ cũng bị đối xử như vậy? Lúc đó họ sẽ có cảm giác gì hay không?

    Làm người nên biết như thế nào là đúng, là đủ để không phải hối hận vì những hành động hôm nay. Con người ta ở nhà cũng là châu báu của cha mẹ họ, con gái mình cũng là châu báu tại sao lại coi rẻ người khác như vậy mình cũng biết xót con mình nhưng lại không hề coi trọng con người khác.

    Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng giống nhau hoàn cảnh nào cũng giống nhau, mỗi nhà mỗi cảnh.
    Cũng có gia đình, họ mang đến cho nhà gái lễ vật chính là thể hiện sự tôn trọng, sự biết ơn, công nuôi dưỡng dạy dỗ con dâu của họ cũng có một phần vì thể hiện, gia cảnh của nhà trai có xứng với nhà gái hay không.

    Ở đời "chiếc áo còn có mặt trái và mặt phải" đều ta cần làm là biết tôn trọng đối phương, sống sao cho đúng chuẩn mực xã hội "Cho đi rồi sẽ nhận lại."

    Không ai trên đời này cho không ai cái gì cả, hãy sống bằng cái tâm rồi bạn sẽ nhận được quả ngọt.

    "HẾT"
     
    Chỉnh sửa cuối: 20 Tháng bảy 2022
  2. Thiên hi

    Bài viết:
    83
    Đời khác với truyện là trong truyện mình có thể tự viết nên một câu truyện mà mình muốn, còn đời mình không thể biết được suy nghĩ của người ta. Mà yêu để tiến tới hôn nhân được cũng phải trải qua nhiều đấu tranh cùng thử thách lắm. Nhà hai bên rộng lượng, dễ tính thì không sao, một trong hai nhà mà khó khắn thì về làm dâu, làm rể cũng khổ.

    Bài viết của bạn thật sự rất hay. Quan điểm, suy nghĩ rõ ràng. Lời văn mạch lạc, mượt mà.

    Chúc bạn sớm thành công nhé.
     
    thientuyetluxubu thích bài này.
  3. thientuyetluxubu

    Bài viết:
    159
    Có cay đắng sẽ có ngọt bùi.

    Gian nan mới có hạnh phúc.

    Cảm ơn bạn đã đọc và chia sẽ giúp mình thêm kiến thức.

    "..."
     
    Thiên hi thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...