Truyện danh nhân thời Lê- Tây Sơn Tác giả: Ngô Văn Phú Thể loại: Truyện lịch sử Giới thiệu: Truyện kể về những danh nhân của thời Tây Sơn và thời Lê có cả văn lẫn võ. Những người đó là con người luôn cống hiến hết mình vì đất nước, vì dân tộc, vì nhân dân và rất thanh liêm, thanh bạch, chính trực.. (Bạch chỉ biết giới thiệu như vậy thôi chứ chả nghĩ được cái gì nhiều, thông cảm). Chúc mọi người đọc vui vẻ nhoa^^ Link thảo luận góp ý: [Thảo Luận - Góp Ý] Các Tác Phẩm Của Kuuhaku Đăng Ký
Thành hoàng họ Phạm P1 Bấm để xem Phạm Khiêm Ích bước vào nhà đang thấy cha nuôi là Phạm Công Thiện tiếp Chánh tổng và các lý trưởng các xã. Chánh tổng thưa với quan Nghè Phạm Công Thiện: - Bẩm quan, dân tổng ta có người đỗ Giải nguyên là một vinh dự lớn. Làng Bảo Thiện đây một nhà hai người dật bảng vàng, không thể sơ suất được. Cho nên xin quan lớn cho phép chúng con cắm đất để hàng tổng dựng nhà cho quan tân khoa ạ! Ông Nghè Phạm Công Thiện, là cha nuôi của Phạm Khiêm Ích nói: - Tôi vừa là cha nuôi vừa là dượng (1) của ông Giải nguyên. Ông cử nhà tôi tính tình trầm tĩnh, nhà cửa được hàng tổng làm cho, quy mô kích thước thế nào, phải tuỳ Khiêm Ích thôi. Lý trưởng Bảo Thiện hăng hái nói: - Làng nào được phụ tử vinh quy như làng ta đây! Mà ông cử còn thi Hội, thi Đình nay mai nữa. Nhà cứ phải dựng cho ra nhẽ. Cột lim, xà, kẻ, các thứ, phải đàng hoàng.. Phải đúng nhà năm gian, tràng, khoát cứ phải như công đường của quan, phủ quan huyện. Tổng ta phải làm nhà vinh quy cho quan Giải nguyên cho ra hồn để thiên hạ còn nhìn vào chứ? Thấy Khiêm Ích, mọi người đều đứng dậy vái chào. Ích chào lại rooif từ tốn nói: - Hàng tổng lo nhà vinh quy cho tôi, khiến tôi thật cảm động. Nhưng, tôi xin đa tạ. Trước hêt, vườn tược, nhà cửa cha tôi đây cũng rộng đẹp, lấy thêm của hàng tổng một nếp nhà làm gì nữa. Ông Chánh tổng ông lý trưởng lại muốn cho thiên hạ biết sự trọng nhân tài của tổng mình, xã mình, tôi xin cảm tạ. Song nghĩ vừa đỗ đạt đã để mọi người phải xây nhà cao cửa rộng cho mình, đó là một điều không nên. Huyện ta vừa xảy ra hạn hán, đồng điền thất thu, dân đang bạc mặt về lo tháng ba ngày tám, mà tôi lại làm nhà cao, cửa rộng, đó là hai điều không nên. Điều thứ ba, hành tổng lại định làm nhà to ngang công đường quan phủ, quan huyện, khiến các vị sở tại mà biết, phật ý cho tôi là kẻ huênh hoang, coi thường họ, lại càng không nên. Chánh tổng hỏi: - Vậy quan Giải nguyên muốn dựng một thảo lư chăng, thế thì bẽ mặt chúng tôi quá! Phạm Khiêm Ích nói: - Lệ vua, lễ hàng tổng, lệ làng đáng lý Ích này phải vâng. Nhưng nguyện vọng của Ích là tấm lòng thành, mong các vị chiếu cố. Chánh tổng và các ông lý cứ muốn xin dựng nhà vinh quy cho Giải nguyên Phạm Khiêm Ích, nhưng ông quyết chối từ cho bằng được, khiến họ phải buồn bã ra về.. Dân trong vùng nghe được chuyện này, cảm phục lắm. Có người còn nói: - Mấy cái lão lý trưởng các làng và lão Chánh tổng nịnh cũng không xong. Thế mới biết ông cử Khiêm Ích quả là người chí lí. Người này mà ra làm quan thì dân chúng mới được nhờ! Một lão nông nghe dân bàn thì tủm tỉm cười khiến một thầy nho cau mày hỏi: - Ông cười gì vậy? - Các thầy biết một mà không biết hai. Các ông Chánh tổng lý trưởng hăng hái thế, là vì có làm quan vinh quy thì họ mới có cái mà chấm mút chứ, nhà càng to thì túi họ càng đầy đấy! Ông lão cười rất to, rồi vác cuốc đi xuống ruộng thăm lúa.. * Phạm Khiêm Ích đỗ Thám hoa đình nguyên khoa Canh Dần năm Vĩnh Thịnh thứ sáu đời Vua Lê Dụ Tông, ông được Chúa Trịnh Giang rất tin dùng. Năm Canh Tý (1720), ông làm Tả thị lang bộ Hình rồi thăng Hữu thị lang bộ Lại, tước Thuật Phương Hầu, vào phủ Chúa làm Bồi tụng. Năm Quý Mão, ông dẫn sứ bộ Đại Việt sang nhà Thanh mừng Vua Thế Tông lên ngôi (tức Ung Chính Hoàng đế). Sứ bộ tới Yên Kinh, được Vua ban yến. Khi vào ra mắt, dâng thư mừng của Địa Việt xong, ông dâng lên bài thơ mừng Hoàng đế nhà Thanh, lấy tên là "Nhật nguyệt hợp bích, ngũ tinh liên châu". Hoàng đế thấy lạ, ban lời hỏi quan Thám hoa Phạm Khiêm Ích: - Khanh lấy đầu đề bài thơ đã hay rồi! Hãy thử bình lên ta nghe xem nào? Phạm Khiêm Ích, bước lên một bước thưa rằng: - Tâu bệ hạ, nhật nguyệt hợp bích, ngũ tinh liên châu há chẳng là việc hiếm ư? Khiêm Ích này cùng sứ bộ từ Đại Việt sang, mừng lễ lên ngôi của Hoàng đế Đại Thanh, vào dịp tết Thượng nguyên. Sách Hán thư chẳng từng nói:"Mồng một giáp tý, giữa đêm đông chí, đó là lúc nhật nguyệt hợp bích, nghĩa là vũ trụ đang vận hội, mặt trăng mặt trời như hai ngọc bích hợp làm một, cũng là lúc ngũ tinh liên châu nghĩa là lúc năm sao: Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ, cùng mọc một phương nối liền nhau. Bài thơ mừng Hoàng đế của thần chính là từ ý nghĩa đó. Các đại thần nhà Thanh ngạc nhiên, trầm trồ về sự uyên bác của sứ Việt. Vua Thanh rất vui nói: - Sứ thần nước Việt có tài văn chương, thật không hổ lãnh trách nhiệm hoàng hoa (đi sứ). Khanh đọc bài thơ lên cho các quan và trẫm cùng nghe. Phạm Khiêm Ích ngửa mặt nhìn lên, cất tiếng rất vang, đọc: Nhật nguyệt hợp bích, ngũ tinh liên châu (2) Vũ trụ xoay vần âm gọi dương Khí hoà xuân hạ, nối thu đông Ngũ tinh một giải liền năm vẻ, Nhật nguyệt hai vầng hợp một vòng. Văn thái rõ ràng đời Thuấn trị, Võ công hiển hách thuở Nghiêu phong. Thần châu một cõi no hoà, đạo, Bốn biển âu ca khúc đại đồng.. (*) Chú giải: (1) Phạm Khiêm Ích vốn họ Nguyễn, sau được Tiến sĩ Phạm Công Thiện, làng Bảo Thiện vốn là dượng, chồng cô ruột, nuôi làm con nuôi nên đổi sang họ Phạm. (2) Nguyên văn chữ Hán. -Còn tiếp-