Truyện Cười Dân Gian Việt Nam Hay Nhất

Thảo luận trong 'Truyện Ngắn' bắt đầu bởi Quách Ngôn, 1 Tháng tám 2021.

  1. Quách Ngôn

    Bài viết:
    12
    1. Truyện thứ nhất: Tâm nguyện của anh chàng lười

    Ngày xưa có một anh chàng lười biếng, suốt ngày đêm chỉ biêt nằm một chỗ, có hai bữa cơm cũng không muốn há miệng ăn. Thế là anh ta chết đói.

    Xuống âm phủ, Diêm Vương bắt anh ta làm kiếp mèo. Anh ta bèn tâu:

    – Muôn tâu Ðại Vương, Ðại Vương bắt hóa kiếp mèo, thì xin cho được một bộ lông đen tuyền, chỉ có cái mũi là lông trắng mà thôi.

    Diêm Vương không hiểu ý ra anh ta làm sao, bèn hỏi lại: – Ngươi muốn như vậy để làm gì?

    Anh ta tâu: – Ðể khi con nằm trong xó tối chuột không trông thấy, chỉ thấy cái đốm trắng, tưởng là cục mỡ, chạy lại gặm, thế là con cứ việc há mồm ra ăn thịt, không mất công rình bắt nữa.

    2. Truyện thứ hai: Chả dấu gì bác

    Truyện kể rằng có một ông lâu ngày đến chơi nhà ông bạn thân. Hai người gặp nhau trò chuyện rôm rả. Chủ nhà mới tìm trầu để mời khách nhưng trong cơi trầu thì chỉ còn mỗi một miếng. Chủ mời mãi thì khách đành phải ăn.

    Cách một thời gian không lâu sau đó, ông này vì nhớ bạn nên lại đi sang thăm trả. Thấy bạn đến chơi nhà, ông kia mừng rỡ, mời bạn lên nhà ngồi. Lại trò chuyện rôm rả. Bạn đến chơi nên ông này cũng đi tìm trầu để mời bạn, nhưng lạ thay khi đem ra giữa cơi trầu lại chỉ có một miếng trầu và khẩn khoản mời bạn xơi. Ông khách khen cơi trầu đẹp và nể lời cầm miếng trầu kia lên ngắm và thắc mắc rằng thứ cau của chủ nhà chắc bổ vào dịp trời mưa nên nó lắm xơ nhỉ? Thì chủ nhà lại trả lời rằng đó chính là miếng trầu mà ông khách đã mời hôm trước vì ông ngậm trong miệng nên nó hơi bị giập ra.

    3. Truyện thứ ba: Tam đại con gà

    Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời "Xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ", đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.

    Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ "tước" là chim sẻ, đến chữ "kê" là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: "Dủ dỉ là con dù dì". Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm.

    Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là "dù dì" không. Thổ công cho ba đài được cả ba.

    Thấy vậy, thấy lấy làm sắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:

    - Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì..

    Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy:

    - Chết chửa! Chữ "kê" là gà, sao thầy lại dạy ra "dủ dỉ" là con "dù dì"?

    Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: "Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa", nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ:

    - Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ "kê" mà "kê" nghĩa là "gà" nhưng tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia.

    Chủ nhà càng không hiểu, hỏi:

    - Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao?

    - Thế này nhé! Dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà. [/H2]
     
    Aishaphuonghaibican thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 1 Tháng tám 2021
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...