Người trong thôn là Nguyễn Ất, hồi nhỏ mồ côi cha mẹ, phải sống với anh. Anh là Giáp, tính tham lam keo kiệt. Chị dâu cũng thô bạo xấu xa. Khi Ất trưởng thành, ra ở riêng, thì gia tài của cha để lại bị anh chiếm cả. Ất chỉ được chỗ ruộng xấu và gian nhà nót thôi. Chàng phải đi làm thuê kiếm củi nuôi thân, đã ngoài hai mươi tuổi, vì nghèo quá vẫn chưa lấy được vợ. Người anh chẳng đoái nhìn đến em, mà em cũng không xin xỏ gì anh. Ở thôn bên cạnh, có một phú ông. Ất thường hay làm mướn cho nhà ấy, lâu dần thành quen. Phú ông có mảnh đất hoang, Ất xin ra ở đó, rồi đem bán chỗ cơ ngơi cũ của mình mà đi. Từ đó, lại càng xa Giáp hơn, cả năm cũng không gặp mặt nhau. Ất tuy nghèo nhưng ưa làm điều việc thiện, gặp ai khốn khó, thường cấp đỡ cho. Một hôm Ất đi làm mướn về muộn, thấy một người nằm giữa cửa nhà mình, lay gọi, thì người đã rên rỉ không dậy được. Lấy đèn soi, thấy người ấy, già nua gầy còm, mặt đầy dỉ mắt, dỉ mũi, tanh tưởi hôi hám, nhớt rãi nhổ đầy đang còng queo trước cửa. Ất nâng dậy và hỏi nguyên do. Người đó nói là người thôn bên, nghèo đói, bệnh tật phải đi xin ăn, chiều tối đến đây, mệt mái, buồn ngủ, xin mượn một chỗ để nằm nghỉ một đêm. Ất mở cửa đỡ vào, cho uống nước thang, người ấy hơi tỉnh. Rồi Ất đi trải chiếu xếp gối cho nằm. Nấu nướng xong Ất lại gọi dậy cùng ăn. Người già tuy ốm mà ăn rất khỏe, ăn đến hàng đấu mà vẫn kêu đói, Ất nhường cho ăn cả. Ăn xong, người đã xoa bông nói: "No rồi, con Lão bất hiếu, không nuôi lão, lão mà có đứa con như ông thì lão toại nguyện rồi". Nói xong nằm dài ra ngủ, tiếng ngáy như sấm, tỉnh dậy thì luôn miệng khạc nhổ, lục đục suốt đêm, mà Ất không hề cáu giận. Sáng sớm hôm sau, cụ già dậy, Ất lại sắp cơm nhưng cụ già ngăn lại, nói "Ông ưa làm việc thiện, không đáng phải chịu nghèo, một bữa cơm cho, không thể không báo đáp". Rồi lấy chân hứng lên mũ quay lại bảo Ất lấy cán gáo đánh vào mũi mình. Ất không chịu, cụ già bảo mãi, Ất đánh vài cái máu từ mũi cụ già chảy ra, ất sợ quá ngừng tay, cụ già lại bảo "cứ đánh nữa đi". Máu ngừng chảy, thì vàng tràn đầy chén. Cụ già nói "Giữ lấy vàng thì sẽ giàu có, hãy gắng làm việc thiện, chí có đổi lòng. Ất kinh ngạc, phục xuống vái lạy, đến khi ngẩng đầu lên thì cụ già đã đi mất rồi. Ất được vàng, nhưng vẫn giữ kín đến nhà phú ông vay tiền, nói là để đi buôn, rồi bỏ vàng vào túi lên kinh đô bán vàng. Mỗi năm ba bốn bận, bán hết nửa số vàng được tới tiền vạn. Rồi chàng từ biệt phú ông trở về quê quán, chuộc lại chỗ đất xưa dần dần mua ruộng, làm nhà, nuôi con hầu đầy tớ, phá ngôi nhà cũ xây lại, giàu có nhất làng. Ất lại tới nhà anh, bàn chuyện xin lấy con nhà giàu sang. Khi Ất mới về, đến thăm anh chị, hai người đón tiếp rất lạnh nhạt. Đến khi thấy người em giàu có, hai người tới xem thì túp lều nát đang xây thành tòa nhà lớn sắp xong, lại mua đất nhà xung quanh làm vườn. Nhân công, đầy tớ vận chuyển gỗ đá nườm nượp không ngớt. Anh chị kinh ngạc hỏi nguyên do, Ất kể lại đầu đuôi câu chuyện. Anh chị tấm tắc khen ngợi, dò hỏi kỹ hình dạng tuổi tác cụ già, và luôn luôn để ý tìm tòi. Hơn một năm sau, hai người từ đồng về nhà, gặp một cụ già đội mũ vàng, mặc áo rách, khập khiễng đi qua. Vợ chồng Giáp tranh nhau dìu vào nhà, ép ngồi lên trên, chẳng còn kịp hỏi xem đi đâu, giết gà nấu cơm, mổ cá làm gái tiếp đãi rất hậu. Cụ già bối rối không dám nhận, hai vợ chồng Giáp lại càng cung kính khoản đãi, và nói" Nếu được cả lỗ mũi của Tiên ông thì đệ tử ăn cả đời không hết ". Cụ già không hiểu nói gì chỉ biết từ chối, nói mình không phải là tiên thôi. Sớm hôm sau, cụ già từ biệt ra đi cũng chẳng có gì tặng lại cả, Giáp giữ ngay lại, đem nồi đặt trước mặt cụ già dùng dùi đục đánh vào mũi. Cụ già sợ hãi né tránh. Giáp nói" Tiên ông không biết, đệ tử không xin nhiều vàng, chỉ xin đầy nồi này thôi ". Nói rồi sai vợ giữ chặt tay cụ già, dùng dùi phang thật lực vào mũi, máu chảy lênh láng. Giáp cả mừng bảo vợ" Đúng như lời chú em nói Vàng sắp đến đấy". Đánh liền mấy dùi, cụ già gẫy cả răng, kêu gào cứu mạng. Hàng xóm xung quanh chạy đến đầy nhà không hiểu tại sao, hỏi vợ chồng Giáp, thì cả hai đều sợ, không trả lời. Hỏi cụ già mới rõ. Nhưng vẫn không biết rõ tại sao khi đầu thì hai người cung kính là thế, mà đến sau lại thô bạo như vậy. Cụ già làm người bán tương ở thôn bên. Giáp ngày thường tham lận, cả làng đều ghét. Có người chạy đi báo cho người con cụ già. Người con theo đến, thấy cụ già bị Giáp đánh, nổi giận lập tức kéo cụ già và cả hai vợ chồng Giáp lên gặp quan. Quan theo luật đánh đòn thật nặng hai vợ chồng Giáp, bắt đền tiền cụ già theo đúng luật pháp. Xem thêm: Truyện cổ tích