Truy Tìm Nguồn Gốc Của Đất Nước Qua 9 Câu Thơ Đầu Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi DNhi4330, 12 Tháng tám 2022.

  1. DNhi4330

    Bài viết:
    9
    Cảm nhận 9 câu thơ đầu đoạn trích "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm

    Đất nước! Chắc hẳn đôi với mỗi người hai tiếng đất nước bao giờ cũng thiêng liêng, hào hùng vô cùng. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử đã có biết bao áng thơ góp phần tạo lên dáng sông thế núi đất Việt. Nhìn lại dòng chảy văn học Việt ở thời kỳ nào cũng xuất hiện bóng hình đất nước! Từ ngàn năm trước ta có "Nam Quốc Sơn Hà", hay "đất nước của Nguyễn Đình Thi trong giai đoạn chống Pháp. Sau ngần ấy năm sông núi Việt Nam lại hiện lên đầy mới mẻ qua đoạn trích" Đất nước "của Nguyễn Khoa Điềm. Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ, thơ ông giàu chất trí tuệ, cảm xúc dồn nén suy tư mà sâu lắng khác với chất máu lửa ngạo nghễ thường thấy của các nhà thơ đương thời. Chính vì thế" Đất nước "hiện lên đầy chất trữ tình, dạt dào cảm xúc trên nhiều bình diện, văn hóa, lịch sử, địa lý. Ngoài ra Nguyễn Khoa Điềm đã chọn lối đi riêng khi gắn hình tượng đất nước vơi người dân, với điều gần gũi, giản dị." Đất nước cảu Nguyễn Khoa Điềm vừa gần gũi vừa mới mẻ chưa từng thấy.

    Đây là góc nhìn đầy mới mẻ về hình ảnh đất nước mà có lẽ chưa nhà văn, nhà thơ nào thể hiện. Đất nước với thi sĩ là phải gắn liền với nhân dân, là những thứ gần gũi, hòa vào cuộc sống con người. Nguyễn Khoa Điềm cũng đã từng nói rằng đất nước với ông hòa vào với lẽ sống tư nhiên, ông thấy đã có bao nhiêu người đi trước đã để lại những thi phẩm tuyệt tác về Tổ Quốc, ông lại muốn mang đến một đất nước khác hơn, thân thuộc hơn. Nếu ngàn đời trước có kiệt phẩm "Nam Quốc Sơn Hà" của Lý Thường Kiệt đã thiêng liêng hóa đát nước thì Nguyễn Khoa Điềm chọn cách bình dị hóa đất nước một cách bất ngờ đi vào lòng người. Ông đã tự đào xới ra con đường riêng của mình.

    Nguyễn Khoa Điềm là một trong những tri thức trẻ sống trong khói lửa chiến tranh chống Mỹ. Khác với những nhà thơ đương thời ngày đêm thôi thúc, giục giã thế hệ đấu tranh "dậy mà đi". Thì Nguyễn Khoa Điềm lại lặng lẽ sâu lắng đánh thức tuổi trẻ đô thị trong trường ca "mặt đường khát vọng" đặc biệt là đoạn trích đất nước. Tác phẩm hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971, bằng những cảm xúc nồng nàn, da diết ông đã tạo nên một đất nước riêng biệt đó là đất nước cảu nhân dân đồng thời dẫn dắt người đọc đi tìm cội nguồn của đất nước:

    "Quê hương là gì hở mẹ?"

    Đây là câu hỏi khắc khoải trong lòng người, quê hương là gì? Quê hương đất nước có từ khi nào? Có lẽ khó ai có thể trả lười câu hỏi này ngay cả những nhà sử học ngày đêm nghiên cứu. Nhưng bằng cách dẫn dắt khéo léo tài tình Nguyễn Khoa Điềm đã tìm ra chìa khóa để lý giải câu hỏi đó:

    "Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

    Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể"

    Với thi nhân dáng hình đất nước đã có từ rất xa xưa. "Ngày xửa ngày xưa" là mốc thời gian huyền hồ, hư ảo, là dòng thời gian thường bắt đầu trong những câu chuyện cổ tích. Đất nước bắt đầu từ đâu, từ khi nào trong dòng thời gian lịch sử chẳng ai có thể biết được. Chỉ bằng những vần thơ ngắn gọn tác giả đã chạm vào miền kí ức tuổi thơ, làm lay động trái tim của biết bao người khi hoài niệm về những ngày tháng xưa nghe những câu chuyện cổ tích mẹ kể rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Ai mà chẳng lớn lên từ những lời à ơi trầm bổng ngân nga, cái miền kí ức đó được lay động bằng những từ ngữ vô cùng gần gũi, thân thuộc;

    "Đất nước bắt đầu với miếng trầu bà ăn"

    Không chỉ xuất hiện từ rất xưa đất nước còn xuất hiện từ phong tục tập quán xa xưa của người Việt. Hình ảnh miếng trầu làm ta nhớ đến sự tích thuộc vào hàng cổ tích của người Việt đó là "Sự tích trầu cau" đời vua Hùng dựng nước. Trầu cau là kỉ niệm của tình nghĩa thủy chung son sắc của anh em, vợ chồng. Từ lâu miếng trầu cùng với lá cau dã trở thành biểu tượng, thành một phần không thể thiếu cảu người Việt. Trong lễ tết trầu cau mang biếu ông, biếu bà như một sự hiếu thảo kính trọng. Trầu cau trong lễ cưới xin là biểu tượng của tình yêu, sự thủy chung, son sắt của tân lang, tân nương. Miếng trầu cùng với hình ảnh người ba tóc đã bạc màu ngồi nhóm nhém nhai đã trở thành nét riêng biệt của văn hóa Việt.

    "Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc"

    Hiếm có ai mà chỉ vỏn vẹn vài câu thơ mà đã cho người đọc sống lại tuổi thơ với những câu truyện dân gian Việt từ sự tích trầu cau đến truyền thuyết Thánh Gióng. Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc Ân đã trở thành bài ca dựng nước và giữ nước từ bao đời nay. Với cai nhìn thi vị, độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm ta mới chợt nhận ra đất nước đã nằm sâu trong tiềm thức mỗi người, trong đời sống nhân dân từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tác giả còn nhắc tới hình bóng cây tre, đây là loài cây biểu tượng cho con người Việt Nam kiên trung bất khuất nhưng cũng đầy nữ tính, dịu dàng:

    "Từ lâu đã có bờ tre xanh

    Thân gầy guộc lá mong manh

    Mà sao lên lũy lên cành tre ơi?"

    Cây tre đã trở thành nét đẹp vùng quê Việt. Tre đi vào sinh hoạt cá nhân thành đôi đũa, trâm cài tóc, thành chiếc giường ngủ. Không những thế tre còn đi vào chiến đấu giữ gìn tổ quốc, nhân dân "tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre xung phong đi vào trận mạc". Bằng cách chọn lọc hình ảnh mang tính biểu tượng, những truyền thuyết tác giả đã cho thấy cội nguồn đất nước bắt đầu chỉ là những điều giản đơn gắn liền với chúng ta, không chỉ vậy đất nước còn xuất hiện từ những phong tục tập quán của người Việt:

    "Tóc mẹ thì bới sau đầu"

    "Cái kèo cái cột thành tên"

    Đây là phong tục cảu nhân dân ta qua bao thế hệ. Hình ảnh người mẹ tần tảo sớm nắng chiều mưa gắn liền với phong tục búi tóc củ hành. Mái tóc đen dài được búi gọn sau gáy càng làm tôn lên vẻ đẹp yêu kiều, đằm thắm của người mẹ Việt Nam. Hay phong tục đặt tên con của nhân dân ta, cha ông ta từ xưa đã gắn liền mình nền nông nghiệp lúa nước, với nhà tranh vách lúa sớm này tần tảo, vất vả nên việc đặt tên con cũng đơn thuần là những cái tên dân dã, nôm na "cái kèo cái cột". Qua cái nhìn đầy mới mẻ đất nước còn là hiện thân của tình cảm keo sơn, gắn bó sâu sắc qua bao đời.

    "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn"

    Đó là tình cảm thủy chung của cha mẹ. Thứ tình cảm ấy không màu sắc lòe loẹt, khoa trương mà họ âm thầm lặng lẽ trân quý nhau, nguyện gắn bó đến nhau đến hết cuộc đời, nguyện san sẻ khó khăn gian khổ cùng nhau. Tác gia dùng chất liệu dân gian góp phần khắc họa tình nghĩa vợ chồng đậm sâu.

    "Tay bưng chén muối đãi gừng

    Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau"

    Thứ tình cảm ấy làm cho lòng người xao xuyến mỗi khi gặp nhau rồi nhớ thương vô ngần mỗi khi xa nhau.

    "Hạt gạo phải một nắng hai sương say giã, dần, sàng"

    Hạt gạo là hình ảnh tượng trưng cho nền nông nghiệp Việt Nam là thứ quý gia nhất cảu mọi nhà. Nếu thiếu đi gạo trong bữa ăn như thiếu mất một phần linh hồn. Với người lớn gạo như là người bạn, nuôi sống biết bao nhiêu thế hệ. Đối với đưa trẻ mới sinh thứ cảm nhận vật chất đầu tiên phải là hạt gạo. Mỗi hạt gạo dù to hay nhỏ đều là sự tích tụ cả hành trình lao đông khó khăn, vất vả:

    "Ai ơi bưng bát cơm đầy

    Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần"

    Quả như vậy, nó là kết tinh cảu cả một qua trình lao đông vất vả bao nhiêu mồ hôi, xương máu, nước mắt.. Những ngày tháng dầm mưa dãi nắng, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, một nắng hai sương của những người dân lao đông chân lấm tay bùn ngày đêm xay, dã, giần, sàng để rồi thứ kết tinh cuối cùng là hạt gạo trắng ngần

    "Đất nước có từ ngày đó"

    Như vậy sự ra đời của đất nước gắn liền với sự hình thành văn hóa, lối sống, phong tục tập quán của người Việt, gắn liền với đời sống ra đình. Những gì làm lên đất nước cũng là những gì làm lên linh hồn dân tộc, sức sống mỗi người. Vì vậy đất nước hiện lên vô cùng gần gũi thân thuộc.

    Bằng hồn thơ suy tư sâu lắng, tài hoa trong cách biểu đạt từ ngữ đã giúp Nguyễn Khoa Điềm khẳng định tư tưởng cốt lõi "đát nước của nhân dân" và đi tìm cội nguồn của đất nước. Nguyễn Đình Thi đã từng khẳng định: "Tác phẩm văn học hấp dẫn ta bởi cách nhìn nhận mới, cảm xúc mới về những điều ai cũng biết". Như Nguyễn Đình Thi đa nói Nguyễn Khoa Điềm đem đến cho làng văn một hình hài mới về non sông đất nước. Đó là cách thi nhân đi con đường riêng của mình. Ông đã có công đưa đất nước từ trời cao xuống những nét gần gũi, quen thuộc, bình dị đến bất ngờ. Qua đó khẳng định vẻ đẹp chất liệu văn hóa dân gian vô cùng quan trọng. Chính cách sử dụng lồng ghép có chiều sâu những chất liệu đậm đà bản sắc dân tộc đã tạo lên nét độc đáo trong đoạn trích "Đất nước"

    - DungNhi_
     
    Last edited by a moderator: 12 Tháng tám 2022
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...