Nhiều lúc trong cuộc sống, mình cảm thấy ranh giới giữa tính trẻ con và trưởng thành khá mơ hồ. Liệu tính cách trẻ con và suy nghĩ trưởng thành có đi đôi với nhau được không? Mỗi người đều có nhận định về trẻ con và trưởng thành khác nhau. Vậy liệu mình có thật sự biết tính cách mình như thế nào? Theo bạn thì sự khác nhau giữa trưởng thành và trẻ con là gì? Bạn nghĩ nên làm gì để trưởng thành?
Đúng như bạn nói, nó thật mơ hồ khi mọi người dùng 2 khái niệm này để miêu tả, nhận xét một ai đó. Theo mình thì trưởng thành là ta đã có suy nghĩ thấu đáo trong mọi thứ, giả sử như: Cân bằng giữa việc vui chơi xả stress và kiếm tiền phụ giúp gia đình (cái mà người chưa trưởng thành thường hay để việc vui chơi nhiều hơn theo suy nghĩ của mọi người), biết bình tĩnh xử lý mọi việc không để cảm xúc chen lấn, biết nhận sai và chấp nhận sự thật.. Nhưng mình thấy trong cuộc sống rất nhiều người tự coi là trưởng thành hoặc được người xung quanh nói là như thế lại luôn có những hành xử giống như đứa trẻ con hơn, thậm chí là còn không được như thế. Ví dụ điển hình là việc "người lớn luôn đúng", họ luôn trốn tránh sự thật là có những cái đứa trẻ con kia hơn nhưng lại tìm mọi cách để phủ nhận và bắt đứa đó phải nghe theo mình để thỏa mãn cái sở thích của mình. Đó là biểu hiện của người chưa trưởng thành vì họ không biết suy nghĩ nhiều phía, chỉ luôn đòi hỏi người khác phải chiều chuộng giống như hành động nũng nịu của một đứa trẻ con vậy.
Đúng là thật khó để có thể phân chia rõ ràng giữa cái gọi là người trưởng thành và trẻ con. Đầu tiên khi nghĩ đến vấn đề này mình nghĩ chắc có nhiều bạn nghĩ là về suy nghĩ trở nên chín chắn độc lập hơn đúng không nhĩ, mình thì thấy việc này cũng tùy thôi có người có tính trẻ con nhưng hành động làm việc như một người trưởng thành, chín chắn, độc lập trong mọi việc nhưng cũng có những ng nhận mình là ng trưởng thành rồi thì cái sũy nghĩ, việc làm của họ lại như là một đứa trẻ. Nên mình nghĩ cần đánh giá nhiều khía cạnh khác nhau để biết người đó là người trưởng thành hay là trẻ con.
Chúng ta có thể nhận biết một người là trẻ con hay đã trưởng thành trước hết thông qua lứa tuổi và tiếp đến là hình thái sinh học bên ngoài của họ. Với một người trưởng thành bình thường, k có bệnh tật bẩm sinh hay dị tật bất thường thì sẽ cao lớn, phát triển đầy đủ các bộ phận cơ thể trong khi trẻ con sẽ có cơ thể nhỏ bé, một vài bộ phận chưa phát triển hoặc phát triển chưa hoàn thiện. Xét về mặt nhận thức cuộc sống, kinh nghiệm sống thì trẻ con kém xa người trưởng thành vì chúng k có nhiều trải nghiệm ngoài đời và bộ não phát triển còn khá non nớt để hiểu mọi thứ. Xét về trí tưởng tượng thì người lớn lại kém xa trẻ nhỏ về những ý tưởng bay bổng và mới mẻ đến bất ngờ. Một khía cạnh khác mà nhiều người thường băn khoăn và cảm thấy khó phân biệt giữa người trưởng thành và trẻ con đó chính là những quan điểm về mặt tính cách. Quay trở lại phân tích lúc nãy về nhận thức thì trẻ nhỏ có tầm nhận thức kém hơn người lớn, điều đó đồng nghĩa với việc người ta cho rằng người trưởng thành cần có nhân sinh quan rõ ràng và một hình tượng phù hợp với những khuôn mẫu, định kiến trong xã hội. Tuy nhiên, nếu chúng ta đặt mình vào một vị trí, một hoàn cảnh hay một vai trò khác chúng ta sẽ cảm nhận được khi nào mình là người lớn và khi nào mình vẫn chỉ là một đứa trẻ. Đối với cha mẹ, con cái luôn là những đứa trẻ dại khờ, dù con có lớn thế nào thì trong mắt họ chúng chỉ là trẻ nhỏ khi về nhà. Đối với xã hội bên ngoài, chứng minh thư của chúng ta cho biết chúng ta đã là người thành hay chưa bằng việc có được tham gia một số hoạt động nhất định phụ thuộc vào độ tuổi. Nếu chúng ta là một người cha, một người mẹ thì trong mắt con cái chúng ta là người trưởng thành. Đôi khi chúng ta nhận thấy bản thân mình hay 1 ai đó có những nét tính cách đặc trưng như ngây thơ, hồn nhiên, vô tư lự hay quyết đoán, bản lĩnh, chính chắn và chúng ta sẽ thường cho rằng họ có nét tính cách trẻ con hoặc người lớn. Tuy nhiên, điều đó k thật sự là như thế. Trước khi chúng ta là người lớn, chúng ta từng trải qua giai đoạn ấu thơ và là những đứa trẻ. Sự nuôi dạy của cha mẹ sẽ góp phần quan trọng trong việc hình thành nên nhân cách sau này ở mỗi người, điều mà chúng ta có thể dễ dàng thấy ở đây là những người được nuông chiều từ bé hay những đứa con út trong gia đình sẽ có nét tính cách khá trẻ con như một dấu vết sót lại của việc thường được bảo bọc, nuông chiều. Những người con cả sẽ có xu hướng độc lập hơn vì họ được gia đình kỳ vọng là người nối nghiệp hoặc làm gương cho các em. Ngay từ đầu những nét tính cách này đã được hình thành một cách vô thức mà dù có cố gắng thay đổi chúng ta cũng k thể làm được. Thật ra tính cách trẻ con hay người lớn đều phản ánh cho ta thấy cuộc sống mà mình đã sống từ quá khứ cho đến hiện này để trong tương lai chúng ta biết mình nên làm gì và sống thế nào để cuộc sống của ta có ý nghĩa và luôn tươi đẹp.
Với mình trưởng thành chỉ là nhận thức rõ hơn về trách nhiệm thôi. Sống trách nhiệm hơn với bản thân, với gia đình và xã hội là một sự trưởng thành thành công. Còn trẻ con trong tính cách thì đó là sự lựa chọn và cách sống của bản thân. Ví như ai cấm người lớn không được chơi gấu bông đâu nè, nhiều khi còn mê hơn trẻ con ấy chứ.
"Tất cả những người lớn đều từng là trẻ con.. nhưng rất ít người trong số đó nhớ về điều đó." - Mình khá thích câu này. Không phải trưởng thành là không còn trẻ con, theo mình do bản thân bị lãng quên mất vì guồng quay cuộc sống thường nhật của xã hội thôi. Đâu đó trong bản thân người trưởng thành vẫn còn 1 đứa trẻ hiện diện. Quan trọng nhất bản thân chính mình có muốn quên hay không và mình chọn cách sống thế nào ấy. Như mình không đặt nặng mưu cầu, toan tính gì cả. Chỉ cần kiếm đủ tiền mình cần, có công việc đúng với mình đặt ra, không phải chạy theo cơm áo gạo tiền, dành 1 chút thời gian nuôi dưỡng đứa trẻ bên trong mình bằng cách mình đọc truyện, hay đọc những cuốn sách như "mùa hạ của cây dương", "hoàng tử bé", "chuyện con mèo dại hải âu bay".. Đó là cách mình chọn về việc trưởng thành hay trẻ con của bạn thân mình á.
Trưởng thành và trẻ con là hai khái niệm, mình nghĩ, nó gần như chẳng thể nào tách rời. Ai cũng đều đã từng là trẻ con cả, bởi vì nếu như chưa từng là trẻ con, thì sao chúng ta đã là người lớn. Có nhiều người trưởng thành, tuy vậy, nhưng tính tình, cách nhìn nhận mọi việc trong cuộc sống vẫn thật sự rất trẻ con. Nhưng nhiều đứa trẻ, tuy nhỏ bé vậy mà lại có suy nghĩ chín chắn, trưởng thành. Sự khác nhau giữa trưởng thành và trẻ con, có lẽ chỉ là sự trưởng thành của cơ thể, tuổi tác.. Trưởng thành là sự tôi luyện lâu dài của cuộc sống dành cho nó. Những người trưởng thành thường có xu hướng nhìn nhận về mọi thứ mang theo sự tỉ mỉ, chu đáo hơn. Họ không giống những tâm hồn vẫn như một đứa trẻ, luôn nhìn mọi thứ kèm theo sự lạc quan, đầy màu sắc.
Sự thật mà nó trưởng thành và trẻ con vẫn còn khá là mơ hồ trong cuộc sống. Có những người nhìn về vẻ bề ngoài ta có thể thấy được ngoài hình của họ trông rất chững chạc, trưởng thành hơn nhiều nhưng ở bên trong họ vẫn chỉ là một đứa trẻ không bao giờ chịu lớn. Ngược lại, ở rất nhiều ngoài kia khi đi trên đường ta có thể bắt gặp được những đứa trẻ đang tìm cách mưu sinh cứu chính bản thân của mình, nó giờ đây đang phải ở trong tuổi ăn tuổi lớn, thì bị buộc phải làm những người lớn, những người trưởng thành biết cách lo lắng về cuộc sống. Thế nên, việc chúng ta có thể tóm gọn được trẻ con đôi khi không phải là trẻ con, người trưởng thành đôi lúc cũng không trưởng thành như ta nghĩ.