Trung Vũ đại vương Trần Thủ Độ

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Minh Nhật Thư, 20 Tháng sáu 2023.

  1. Minh Nhật Thư

    Bài viết:
    35
    [​IMG]

    Trần Thủ Độ (1194 - 1264), còn gọi là Trung Vũ đại vương, một nhà chính trị của Đại Việt, sống vào cuối thời Lý đầu thời Trần. Ông đóng vai trò quan trọng trong việc lật đổ nhà Lý, thành lập nhà Trần và thu phục các thế lực người Man làm phản loạn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất.

    Trong loạn Quách Bốc năm 1209, Lý Cao Tông chạy ra khỏi kinh sư, Thái tử Lý Hạo Sảm đã chạy đến nương nhờ Trần Lý, cưới con gái ông ta là Trần Thị Dung làm vợ, sau này làm hoàng hậu. Gia tộc họ Trần dẫn quân về triều dẹp loạn, rước vua về kinh sư, khuynh loát triều đình. Là Điện tiền chỉ huy sứ, Trần Thủ Độ coi giữ quân sự trong và ngoài thành, đã sắp xếp cho người cháu họ của mình vào cung hầu hạ rồi lấy Lý Chiêu Hoàng, sau đó Nữ hoàng đế nhường ngôi cho chồng là Trần Thái Tông (Trần Cảnh), lập ra triều Trần.

    Trần Thủ Độ giúp vua ổn định giặc giã trong nước, chỉnh đốn lại mọi việc, làm cho đất nước được cường thịnh, có khả năng chống lại quân Mông Cổ. Ông được nhiều nhà sử học qua các thời đại thừa nhận và đánh giá cao về tài năng, khả năng quyết đoán hiệu quả, nhưng cũng có rất nhiều sự phê bình về nhân phẩm của ông. Nhiều ý kiến cho rằng ông đã vi phạm các chuẩn mực đạo đức: Bức tử vua Lý Huệ Tông, cưới Huệ Hậu là Trần Thị Dung (chị họ của ông) làm vợ; ép Trần Thái Tông lấy vợ của anh trai Trần Liễu khi đang mang thai 3 tháng và nghi vấn diệt trừ tôn tộc nhà Lý.

    Nguồn gốc của Trần Thủ Độ không được các sách chính sử ghi chép rõ ràng. Sử chỉ chép rằng, Trần Lý ở Tức Mặc (Nam Định) sinh ra Trần Tự Khánh, Trần Thừa và Trần Thị Dung. Trần Thủ Độ là cháu của Trần Lý, em họ của ba người con của Trần Lý. Trần Thừa sinh ra Trần Cảnh, Trần Thủ Độ là chú họ của Trần Cảnh.

    Sau khi Trần Cảnh lên ngôi, họ Trần phế Thượng hoàng nhà Lý ra ở chùa Chân Giáo, gọi là Huệ Quang đại sư. Lúc thượng hoàng ra chợ Đông chơi, dân chúng tranh nhau tới xem, có người than khóc vì ông. Trần Thủ Độ sợ lòng người nhớ vua cũ, sẽ gây ra biến loạn, dời vua tới chùa Chân Giáo, nói để phụng nhưng thực ra để dễ bề giữ chặt.


    Thủ Độ ra lệnh cho các quan đến khóc, khoét tường thành phía nam, đưa linh cữu ra phường Yên Hoa để thiêu, chứa xương vào tháp chùa Bảo Quang, tôn miếu hiệu là Huệ Tông. Đồng thời giáng hoàng hậu của vua Huệ Tông là Trần Thị Dung làm Thiên Cực công chúa, gả cho Trần Thủ Độ.

    Năm 1232, tông thất nhà Lý về quê ở làng Hoa Lâm làm lễ cúng tổ tiên, Thủ Độ đào ngầm hố sâu, làm nhà lên trên, đợi khi mọi người uống rượu say, giật máy chôn sống.

    Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng lấy nhau đã lâu, sau khi Hoàng thái tử Trần Trịnh chết yểu vào năm 1233, bà không sinh thêm được con. Lúc ấy, anh ruột của vua là Trần Liễu, vợ là công chúa Thuận Thiên họ Lý đang mang thai 3 tháng. Trần Thủ Độ cùng vợ Trần Thị Dung bàn kín với vua mạo nhận đứa con để có chỗ dựa về sau. Năm 1237, lập công chúa Thuận Thiên, vợ của Trần Liễu làm hoàng hậu.

    Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư: Trần Thủ Độ tuy làm Tể tướng, nhưng mọi việc không việc gì không để ý. Vì thế đã giúp nên vương nghiệp và giữ được tiếng tốt cho đến lúc mất. Thái Tông hoàng đế có làm bài văn bia ở sinh từ để tỏ lòng đặc biệt quý mến ông. Thế nhưng cái tội giết vua Lý Huệ Tông thì khó lẩn tránh với đời sau vậy.


    Nguồn thông tin: Wikipedia.
     
    LieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...