Trung thực là gì? Có nên trung thực trong mọi hoàn cảnh?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Võ Chung Phương Thùy, 18 Tháng bảy 2021.

  1. Võ Chung Phương Thùy Whisper

    Bài viết:
    433
    Trung thực là gì? Có nên trung thực trong mọi hoàn cảnh?

    [​IMG]

    Trung thực là gì?

    Trung thực là ngay thẳng, luôn nói đúng sự thật và tôn trọng lẽ phải. Trung thực là một phẩm chất tốt đẹp của con người. Đêm lại sự công bằng cho tất cả mọi người và luôn làm sáng tỏ sự việc.

    Người trung thực sẽ như thế nào?

    Người trung thực là một người ngay thẳng, thật thà, có gì nói đấy, nói đúng vào sự thật, không xảo trá gian manh. Người trung thực rất được mọi người xung quanh yêu quý vì sự thật thà của mình. Trung thực mang lại sự công bằng trong xã hội. Sự trung thực giúp con người đối xử với nhau một cách công bằng, không phân biệt đối xử và giúp con người gắn bó với nhau hơn trên một phương diện nào đó.

    Lòng dạ con người thì chúng ta không thể đoán được, chỉ nhìn được bề ngoài không đoán được bên trong. Họ đối xử tốt với bạn chưa chắc là đã thật lòng, những điều họ nói cũng chưa hẳn đã đúng sự thật. Trong lòng họ sẽ rất lo sợ vì không biết bạn sẽ phát hiện lời nói dối của họ khi nào. Nhưng những người trung thực luôn ngay thẳng và không sợ dèm pha, bàn tán. Có thể những điều họ nói ra sẽ rất nực cười nhưng đó đều là sự thật.

    Người trung thực thì luôn có một số người nghen ghét, ganh tị. Vì sự trung thực của họ sẽ làm người khác khó chịu và ảnh hưởng đến hộ vì lời nói quá thật thà của mình.

    Biểu hiện lôi kéo tình cảm của mọi người hay lo lắng về việc có được yêu thích hay không chính là ở những người không tự ti, giả tạo và yếu đuối. Với người trung thực, họ chẳng bận tâm về những mối quan hệ, họ chỉ đơn giản là nói sự thật dù cho sự thật đó làm mất lòng người nghe.

    [​IMG]

    Có nên trung thực trong mọi hoàn cảnh?

    Trung thực thì rất đáng quý. Nhưng trong một số trường hợp chúng ta nên nói giảm nói tránh, không trung thực cũng phù hợp. Nó tùy thuộc vào hoàn cảnh và tình huống.

    Ví dụ: Một người mẹ bị bệnh ung thư giai đoạn cuối. Nhưng không muốn người con lo lắng nên đã nhờ bác sĩ nói giúp là tình trạng bệnh không đến nổi. Vì người con rất có hiếu nên nếu biết được mẹ bệnh nặng như vậy thì sẽ bất chấp tất cả để tìm cách cứu mẹ. Chính vì điều này người mẹ thương con đã năng nỉ vị bác sĩ giúp mình. Bác sĩ biết tình trạng bệnh nhân và nỗi niềm thương con của người mẹ nên đã đồng ý giúp đỡ bằng cách nói dối rằng bà không đáng lo ngại.

    Qua ví dụ trên mình muốn các bạn hiểu một điều rằng trung thực phải phù hợp vào hoàn cảnh và tình huống. Chứ lúc nào cũng trung thực, thẳng thắn thì không nên.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...