CỦNG CỐ KIẾN THỨC ÔN TẬP NGỮ VĂN 12 PHẦN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (5đ) I. THỂ LOẠI TRUYỆN VỢ CHỒNG A PHỦ (TÔ HOÀI) MỞ BÀI " Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy " (T. Sêkhốp ). Tô Hoài là một nhà văn như thế. Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hoá khác nhau trên đất nước ta. Thành công nhất của Tô Hoài là những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống, con người vùng Tây Bắc. Tiêu biểu là truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ". Tác phẩm vừa là một bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức phong kiến và thực dân, vừa là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người. Vẻ đẹp ấy đã ngời lên thật trọn vẹn qua diễn biến tâm trạng Mị qua đoạn trích sau: THÂN BÀI Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ Truyện "Vợ chồng A Phủ" được nhà văn Tô Hoài sáng tác năm 1952, in trong tập "Truyện Tây Bắc". Tác phẩm gồm hai phần: Phần đầu kể về cuộc sống tủi nhục của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài; phần sau kể về Mị và A Phủ ở Phiềng Sa, họ thành vợ chồng. Được cán bộ A Châu giác ngộ cách mạng, A Phủ trở thành tiểu đội trưởng du kích cùng Mị đánh Pháp bảo vệ dân làng. Đoạn trích trong sách giáo khoa là phần thứ nhất của tác phẩm. Trong tác phẩm này, diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân được xem là ấn tượng nhất – thể hiện tài năng nghệ thuật bậc thầy của Tô Hoài trong việc miêu tả tâm lý nhân vật. Đoạn phân tích Bằng nghệ thuật trần thuật linh hoạt và ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tác giả đã phác họa số phận của nhân vật với những chi tiết đắt giá (PHÂN TÍCH BÁM SÁT ĐOẠN TRÍCH ĐỀ CHO) KẾT BÀI Đoạn nhận xét, đánh giá: Nội dung, nghệ thuật, phong cách của tác giả Bằng nghệ thuật khắc họa nhân vật sinh động, có cá tính rõ nét, ngòi bút tả cảnh đặc sắc, giọng kể chân thực xúc động, ngôn ngữ giàu chất tạo hình và giàu chất thơ, Tô Hoài đã tái hiện bức chân dung những người dân lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đọa, giam hãm trong cuộc sống tăm tối đã vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do. Tác phẩm khắc họa chân thực những nét đặc sắc về phong tục, tập quán, tính cách và tâm hồn người dân các dân tộc thiểu số, mang phong vị Tây Bắc đặc trưng trong những cảnh miêu tả ngày xuân vùng cao, các tục lệ truyền thống của người dân tộc thiểu số, thể hiện sự am hiểu sâu sắc phong tục tập quán các vùng miền . Qua tác phẩm, tác giả lên án bọn thực dân, chúa đất độc ác dã man tàn bạo; bày tỏ sự cảm thông thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân nghèo miền núi và khẳng định sức sống ngoan cường, khát vọng tự do tiềm tàng ở người dân lao động đồng thời phát hiện quá trình đấu tranh từ tự phát đến tự giác, chỉ ra con đường đấu tranh để giải phóng của người dân miền núi dưới ách áp bức của bọn thực dân phong kiến. "Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực ." (Nguyễn Minh Châu). Với hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ", nhà văn Tô Hoài đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh ấy khi mang đến cho người đọc một hình tượng nghệ thuật với biết bao vẻ đẹp – nhất là sức sống tiềm tàng mãnh liệt mà không thế lực nào có thể dập tắt được. Nhà văn đặt niềm tin vào con người, vào sức vươn dậy của nhân vật Mị. Nếu bức chân dung của những người nông dân trước cách mạng mà ta bắt gặp đâu đó như ở Chí Phèo, lão Hạc, anh Pha, chị Dậu.. tất cả đều bị dồn vào bước đường cùng. Những bức chân dung kia hoàn toàn thiếu đi một lối thoát, một con đường sống, thiếu đi ánh sáng của Đảng của cách mạng chiếu rọi, thì nhà văn Tô Hoài lại phản chiếu vào nhân vật của mình ánh sáng của cách mạng và ý thức của thời đại khi mở ra con đường tự giải thoát cho Mị cùng A Phủ để đến với ánh sáng cách mạng. Nhà văn đã bước qua được những giới hạn của dòng văn học hiện thực phê phán trước Cách mạng để giải phóng số phận nhân vật. Chú ý: Phải hoàn thành kết bài CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (NGUYỄN MINH CHÂU) Mở bài " Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy " (T. Sêkhốp. Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn như thế. Ông là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới với phong cách tự sự, triết lí. "Chiếc thuyền ngoài xa" là một trong những thiên truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu. Trong tác phẩm, ông đã bắt đầu bằng cái nhìn sâu thẳm để phát hiện ra vẻ đẹp của những con người bình thường trong cuộc sống còn nhiều đau khổ, ngang trái; từ đó thể hiện những chiêm nghiệm của bản thân về cuộc đời, về nghệ thuật, đặc biệt được thể hiện trong đoạn trích sau: Thân bài KẾT BÀI Đoạn hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ Chiếc thuyền ngoài xa "được viết năm 1983 là sáng tác tiêu biểu ở giai đoạn sau năm 1975. Bằng một tình huống truyện đặc sắc, đó là tình huống nhận thức trước một hiện tượng đầy nghịch lí của cuộc sống, nhà văn đã cho người đọc những cảm nhận thật sâu sắc về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật. Truyện bắt đầu với hành trình tìm kiếm một bức ảnh của người nghệ sĩ có trái tim biết rung cảm trước cái đẹp. Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển thật ưng ý, nghệ sĩ Phùng đã đi đến một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh thời kháng chiến chống đế quốc Mĩ, nhân chuyến đi thăm Đẩu, người bạn chiến đấu năm xưa giờ đang là chánh án tòa án huyện. Đã mấy ngày trôi qua, Phùng chưa chụp được bức ảnh nào ưng ý. Sau gần một tuần lễ suy nghĩ, tìm kiếm, Phùng quyết định chụp cảnh thuyền đánh cá thu lưới vào lúc bình minh. Đó là một cảnh" đắt "trời cho - cảnh mà suốt một đời cầm máy Phùng chưa bao giờ được nhìn thấy. Nhưng khi chiếc thuyền đi vào bờ, Phùng đã nhìn thấy ở đó có những sô phận con người đọng lại như một nỗi ám ảnh. Đặc biệt là hình ảnh người đàn bà hàng chài. Đoạn phân tích Bằng nghệ thuật trần thuật linh hoạt và ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tác giả đã phác họa số phận của nhân vật với những chi tiết đắt giá (PHÂN TÍCH BÁM SÁT VĂN BẢN ĐỀ CHO) Đoạn nhận xét, đánh giá: Nội dung, nghệ thuật, phong cách tác giả Đoạn trích thể hiện rõ nét phong cách sáng tác, thông điệp nhân văn và cách nhìn nhận cuộc sống và con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu . Với nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nhận thức độc đáo: Tác giả đã dựng nên tình huống nghịch lí giữa hình ảnh của con thuyền khi ở ngoài xa với hiện thực cuộc sống mà nó chứa đựng. Cách khắc họa nhân vật, cốt truyện hấp dẫn kết hợp với ngôn ngữ sử dụng rất linh hoạt, sáng tạo, giọng điệu chiêm nghiệm, suy tư trăn trở góp phần làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Đó là nghệ thuật không thể xa cách với hiện thực nhọc nhằn, cay cực của con người. Nghệ thuật phải dành ưu tiên trước hết cho con người, phải góp phần giải phóng con người khỏi sự cầm tù của đói nghèo, tăm tối và bạo lực. Người nghệ sĩ phải có tấm lòng biết trăn trở về số phận; phải nhìn cuộc đời sâu sắc, đa chiều, không giản đơn, dễ dãi và phải dũng cảm nhìn thẳng vào hiện thực. Không những vậy, một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là tác phẩm thể hiện được chiều sâu, bản chất của hiện thực đằng sau cái vẻ ngoài đẹp đẽ, lãng mạn. Để làm được điều đó đòi hỏi người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa chiều, sâu sắc, toàn diện về hiện thực, phải có sự trải nghiệm và quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, gian khổ. VỢ NHẶT (KIM LÂN) MỞ BÀI L. Tônx-tôi từng khẳng định :" Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng về một xã hội công bằng, bình đẳng, bác ái luôn luôn thôi thúc nhà văn sống và viết. " Nhận định trên rất đúng với Kim Lân - một trong những nhà văn gắn bó sâu nặng với nông thôn Việt Nam. Trong cuộc đời viết văn của mình, ông đã để tình yêu con người thấm đẫm trong từng con chữ. Chính điều đó đã giúp ông có những phát hiện hết sức sâu sắc và cảm động về những mảnh đời đói khổ, cơ cực ở quê hương. Nhưng có lẽ, điều kì diệu nhất trong tác phẩm của ông chính là chân lí: Trong hoàn cảnh bần cùng, tăm tối, con người vẫn hướng về nhau bằng tình yêu thương chân thành, tha thiết. Điều ấy được thể hiện rõ nét trong đoạn trích sau: THÂN BÀI KẾT BÀI Đoạn hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ Truyện ngắn" Vợ nhặt "có tiền thân là tiểu thuyết" Xóm ngụ cư ", được Kim Lân sáng tác ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn" Vợ nhặt "và in trong tập" Con chó xấu xí "(1962). Truyện lấy bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945. Nhân vật chính là Tràng - một người lao động nghèo, thô kệch, dân ngụ cư, sống cùng với mẹ là bà cụ Tứ. Trong hoàn cảnh nạn đói đang đe dọa, người chết như ngả rạ, người sống vật vờ như những bóng ma, Tràng lại" nhặt "vợ nhờ bốn bát bánh đúc và vài câu nói bông đùa. Thông qua tình huống độc đáo đó, nhà văn Kim Lân đã phản ánh chân thực tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Đồng thời, ông đã ca ngợi niềm khao khát tổ ấm gia đình, niềm tin vào cuộc sống và tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa những con người nghèo khổ ngay bên bờ vực của cái chết. Đoạn phân tích Bằng nghệ thuật trần thuật linh hoạt và ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tác giả đã phác họa số phận của nhân vật với những chi tiết đắt giá (PHÂN TÍCH BÁM SÁT VĂN BẢN ĐỀ CHO) Đoạn nhận xét, đánh giá: Nội dung, nghệ thuật, phong cách sáng tác của tác giả Đoạn trích thể hiện rõ nét phong cách sáng tác, thông điệp nhân văn và tấm lòng của Kim Lân đối với người nông dân. Bằng lối trần thuật tự nhiên, hấp dẫn làm nổi bật sự đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách nhân vật, cách xây dựng tình huống truyện độc đáo, ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, ngôn ngữ dung dị, đời thường, tác giả đã thể hiện những giá trị nhân văn sâu sắc." Vợ nhặt "đã phản ánh chân thực những ngày tháng bi thảm trong lịch sử dân tộc, cái đói tàn khốc hiện lên thành màu, thành mùi, thành âm thanh của chết chóc, nó biến thân phận con người trở nên bi thảm và rẻ rúng. Thế nhưng, trong hoàn cảnh nghiệt ngã bên bờ vực của sự sống và cái chết ấy, Kim lân vẫn nhận ra và trân trọng tấm lòng nhân hậu, niềm khao khát hạnh phúc bình dị những người lao động nghèo khổ. Từ tấm lòng đồng cảm xót thương với số phận của con người và sự căm phẫn, lên án tội ác dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra nạn đói khủng khiếp, tác giả đã dự báo cho những người nghèo khổ con đường đấu tranh để đổi đời, vươn tới tương lai tươi sáng. Nếu như Nam Cao để Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa làm người lương thiện, Ngô Tất Tố để chị Dậu vùng chạy vào đêm tối đen như tiền đồ của chị thì Kim Lân đã cho nhân vật của mình nhìn thấy ánh sáng của hi vọng, đó là hình ảnh lá cờ đỏ hiện lên trong óc Tràng. Cách mở đường cho nhân vật của Kim Lân, nói như nhà văn Nguyễn Khải:" Trên đời không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có đủ sức mạnh để bước qua những ranh giới đó "khẳng định niềm tin bất diệt của Kim Lân về người nông dân dù trong hoàn cảnh nghiệt ngã nhất. VĂN XUÔI TRỮ TÌNH: TÙY BÚT, KÍ BÚT KÍ: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG? (HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG) MỞ BÀI " Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp " (Pautopxki). Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn như thế. Ông là cây bút chuyên về bút kí, với lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa, một lòng say mê vẻ đẹp của quê hương đất nước. Bút kí" Ai đã đặt tên cho dòng sông? "Là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bằng tình yêu với sông Hương và thiên nhiên xứ Huế mộng mơ, tác giả đã vẽ nên một dòng Hương thơ mộng, như một sinh thể có hồn, được thể hiện rõ nét trong đoạn trích sau: THÂN BÀI KẾT BÀI Đoạn hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ Bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? Được viết tại Huế tháng 1 - 1981, in trong tập bút kí cùng tên. Tác phẩm miêu tả nhiều khía cạnh để bộc lộ những vẻ đẹp khác nhau nhưng vô cùng trọn vẹn của dòng sông Hương. Qua đó thể hiện tình cảm yêu thương, quý mến của tác giả không chỉ đối với dòng sông này mà còn đối với thành phố Huế và con người nơi đây. Đoạn phân tích, cảm nhận Bằng nghệ thuật nhân hóa, so sánh, liên tưởng độc đáo và vốn kiến thức phong phú ở nhiều lĩnh vực, tác giả đã tái hiện hình tượng dòng sông sinh động như một sinh thể có hồn. (PHÂN TÍCH BÁM SÁT VĂN BẢN ĐỀ CHO) Đoạn nhận xét, đánh giá Cảm hứng thẩm mĩ của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? là sự ngợi ca vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của con sông Hương từ khi ở thượng nguồn đến khi về với thành phố Huế - con sông của lịch sử, văn hóa, thi ca của mảnh đất cố đô. Bài bút kí là sự kết hợp hài hòa giữa tình yêu quê hương đất nước và tâm hồn phóng khoáng, tài hoa của người nghệ sĩ khiến con sông Hương hiện lên qua giọng điệu mềm mại, ngọt ngào, đậm chất Huế. Sự liên tưởng đa dạng, phong phú với vốn kiến thức được tổng hợp trên nhiều lĩnh vực khiến sông Hương như một sinh thể trữ tình với tâm hồn nhạy cảm, với hành trình từ thượng nguồn trở về với Huế mà mỗi bước đi là một bước trưởng thành để từ một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại đã trở thành một người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Bài bút kí có ngôn ngữ rất tinh tế, tài hoa với những hình ảnh được chọn lọc, giàu sức gợi hình, gợi cảm, giàu sức liên tưởng TÙY BÚT: NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ (NGUYỄN TUÂN) MỞ BÀI " Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức "(Vũ Ngọc Phan). Nhận định này phác họa nên chân dung một người nghệ sĩ tài hoa nhưng rất mực cá tính-Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại, là nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, với phong cách tài hoa, uyên bác, độc đác, Nguyễn Tuân đã để lại một sự nghiệp sáng tác đặc sắc, đặc biệt ở thể loại tùy bút. Người lái đò sông Đà là tùy bút xuất sắc của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám. Tùy bút đã xây dựng thành công hình tượng con sông Đà và người lái đò sông Đà với ngòi bút miêu tả tinh tế, tài hoa. Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Tuân được thể hiện rõ nét trong đoạn trích sau: THÂN BÀI KẾT BÀI Đoạn hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ " Người lái đò sông Đà "rút từ tập tùy bút" Sông Đà "của Nguyễn Tuân. Tác phẩm là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958 để thỏa mãn thú" xê dịch "và để tìm kiếm chất vàng của thiên nhien và chất vàng mười của người lao động Tây Bắc. Đến với những tác phẩm của Nguyễn Tuân là ta đang đến với một tâm hồn vô cùng phong phú, với những phát hiện hết sức tinh tế, độc đáo về quê hương. Nguyễn Tuân là một nhà văn yêu nước, giàu lòng tự hào dân tộc. Tình yêu nước ấy cũng chính là tình yêu thiên nhiên tha thiết. Đoạn phân tích, cảm nhận Bằng nghệ thuật nhân hóa, so sánh, liên tưởng độc đáo và vốn kiến thức phong phú ở nhiều lĩnh vực, tác giả đã khắc họa hình tượng dòng sông sinh động như một sinh thể có hồn. Hoặc Bằng nghệ thuật nhân hóa, so sánh, liên tưởng độc đáo và vốn kiến thức phong phú ở nhiều lĩnh vực, tác giả đã khắc họa hình tượng người lái đò sông Đà với" tay lái ra hoa " (PHÂN TÍCH BÁM SÁT VĂN BẢN ĐỀ CHO) Đoạn hoàn nhận xét, đánh giá Người lái đò sông Đà là một thiên tùy bút khẳng định trình độ nghệ thuật bậc thầy của ngòi bút Nguyễn Tuân- một ngòi bút độc đáo, tài hoa và uyên bác. Bằng những hình ảnh so sánh liên tưởng táo bạo, bất ngờ với vốn ngôn ngữ phong phú, chuẩn xác, giàu giá trị tạo hình, gợi cảm; câu văn được gọt giũa cẩn thận; ngôn từ biến hóa khôn lường. Nguyễn Tuân đã tái hiện cảnh vật, con người Tây Bắc thông qua cặp mắt và tâm hồn của một người nghệ sĩ tài năng, tinh tế, thiết tha với quê hương đất nước, đã hiện lên trong trang văn với những vẻ đẹp vừa quen vừa lạ vô cùng hấp dẫn. Nguyễn Tuân đã dùng tri thức uyên bác về địa lí, lịch sử, văn học nghệ thuật và khoa học khác nhau để miêu tả đồng thời hát huy lối viết tài hoa để tạo nên những câu, đoạn văn; hình ảnh độc đáo để tái hiện lại hình tượng sông Đà và người lái đò, Nguyễn Tuân muốn thể hiện niềm yêu mến thiết tha với thiên nhiên đất nước và ngợi ca những con người lao động - chất vàng mười của cuộc sống. Với người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm của nhà văn về vẻ đẹp của con người. Ông luôn n hìn con người ở góc độ tài hoa nghệ sĩ, chất nghệ sĩ hòa hợp với chất anh hùng. Con người là biểu tượng của cái đẹp. Trước 1945, Nguyễn Tuân thường say mê miêu tả vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ trong những con người đặc tuyển, xuất chúng, vì thế, cái đẹp và người tài thường cô đơn, lạc lõng giữa cuộc đời, và trong hoàn cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến ở Việt Nam những năm đầu XX, đó là những vẻ đẹp vang bóng một thời thường đem đến sự ngưỡng mộ ngậm ngùi, nuối tiếc. Sau 1945, quan niệm thẩm mĩ của nhà văn đã có những thay đổi cơ bản. Vẫn nhìn con người từ phương diện tài hoa nghệ sĩ nhưng bây giờ, Nguyễn Tuân cho rằng bất cứ người lao động nào khi đạt tới trình độ điêu luyện giỏi giang trong công việc của mình đều có thể coi là nghệ sĩ và xứng đáng được tôn vinh ở vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ. Trong những sáng tác sau 1945, Nguyễn Tuân đã khám phá vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của những con người lao động bình thường trong cuộc sống đời thường, qua đó mà bộc lộ tấm lòng trân trọng, yêu mến đối với họ. KỊCH: HỒN TRƯƠNG BA-DA HÀNG THỊT (Lưu Quang Vũ) MỞ BÀI Nhà thơ Gamzatop đã từng nói:" Giống như ngọn lửa thần bốc lên từ những cành khô, tài năng bắt nguồn từ những tình cảm mạnh mẽ nhất của con người " . Câu nói ấy có lẽ dành cho những nghệ sĩ chân chính, những con người trên hành trình sáng tạo nghệ thuật luôn khao khát đến với Chân - Thiện - Mỹ. Và nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ là một trong số những nghệ sĩ như thế. Là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch những năm tám mươi của thế kỷ XX, Lưu Quang Vũ đã bắt đầu bằng những tình cảm mạnh mẽ nhất tự trong sâu thẳm tâm hồn mình để làm nên những tác phẩm có giá trị. Tiêu biểu trong trong số đó là" Hồn Trương Ba, da hàng thịt "..." Vở diễn duy nhất ở sân khấu Việt Nam đạt tới một số phận văn hóa "(Nguyễn Thị Minh Thái). Trong vở bi kịch đầy chất thơ này, tác giả đã đề cập đến một vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, đó là: Cuộc sống thật sự có ý nghĩa khi được là chính mình, được sống hài hòa giữa thể xác và tâm hồn, nếu không con người sẽ rơi vào bi kịch. Triết lý này được ông gửi gắm qua nhân vật hồn Trương Ba, cụ thể ở đoạn đối thoại sau: THÂN BÀI KẾT BÀI Đoạn hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ " Hồn Trương Ba, da hàng thịt "được sáng tác năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng. Đây là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước. Tác phẩm ra đời khi ý thức dân chủ trong đời sống và phong trào đấu tranh chống tiêu cực trong xã hội đang diễn ra sôi nổi. Vở kịch gồm bảy cảnh, từ một câu chuyện dân gian, tác giả đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra những vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng triết lý nhân sinh sâu sắc. Tác phẩm kể về nhân vật Trương Ba, một người làm vườn, giỏi đánh cờ, có tâm hồn thanh cao và lối sống nho nhã, bị Nam Tào bắt chết nhầm. Và sự sửa sai của Nam Tào theo lời khuyên của Đế Thích đã đẩy Trương Ba vào một nghịch cảnh đó là linh hồn của ông phải sống nhờ trong thể xác của anh hàng thịt. Bắt đầu từ đó, bao nhiêu chuyện oái ăm xảy ra, cuối cùng Trương Ba đã đối diện với bi kịch đau đớn nhất của cuộc đời mình đó là phải sống" bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo ". Để giải quyết bi kịch dai dẳng và đau đớn ấy, ông đã trả lại xác cho hàng thịt và chấp nhận cái chết. Đoạn phân tích, cảm nhận Màn đối thoại của hồn Trương Ba là nơi tác giả gửi gắm những quan niệm về mối quan hệ giữa đời sống thể xác và đời sống tâm hồn, về cuộc đấu tranh dai dẳng giữa hai mặt đối lập trong một con người. Để thể hiện một cách chân thực những vấn đề triết lý ấy, Lưu Quang Vũ đã xây dựng những xung đột kịch hết sức quyết liệt, dữ dội từ đó bộc lộ chân dung và tính cách của nhân vật kịch. (PHÂN TÍCH BÁM SÁT VĂN BẢN ĐỀ CHO) Đoạn nhận xét, đánh giá Đoạn đối thoại không chỉ làm sáng lên một tư tưởng sống mang tính vĩnh hằng:" Sống là chính mình "mà còn phê phán lối sống:" Sống là tồn tại "Đoạn đối thoại chính là phân đoạn phát triển thêm so với cốt truyện gốc. Bằng tài năng dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm, Lưu Quang Vũ đã cho người đọc những chân lý sống vô cùng quý giá. Lưu Quang Vũ đã phê phán những biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống như thói chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến mức trở nên phàm phu, thô thiển, những biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, của sự lười biếng khi lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn và tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được thật với bản thân mình. Từ đó nhà văn chuyển tải thông điệp: Một trong những điều quý giá nhất của mỗi con người là được sống toàn vẹn với những gì mình có và theo đuổi, được sống trọn vẹn là mình. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống trong sự hài hòa tự nhiên giữa thể xác và tâm hồn. Chân lý sống ấy không chỉ đúng với thời đại đó, với những con người trong hoàn cảnh đó mà nó có ý nghĩa với tất cả mọi người, ở mọi thời đại. Chính điều này đã nâng tầm giá trị cho tác phẩm của Lưu Quang Vũ, để đến sau này, vở kịch vẫn sẽ được dựng lại như sự lưu danh một nhà soạn kịch tài năng và là lời nhắn nhủ đến những thế hệ sau về một quan niệm sống tốt đẹp. THỂ LOẠI THƠ VIỆT BẮC (TỐ HỮU) MỞ BÀI Tố Hữu được xem là một trong những lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam, với phong cách thơ trữ tình-chính trị, sự nghiệp sáng tác củaTố Hữu luôn gắn bó sâu sắc với từng chặng đường của cách mạng. Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu. Bài thơ đã thể hiện một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, nhất là nghĩa tình gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước. Đoạn thơ sau đây tái hiện cuộc chia tay luyến lưu giữa cán bộ về xuôi và người dân Việt Bắc, đồng thời mang đậm phong cách dân tộc đậm đà trong thơ Tố Hữu THÂN BÀI KẾT BÀI Đoạn hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ Việt Bắc là khu căn cứ đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp. Tháng 7 năm 1954 hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, hòa bình lập lại ở miền Bắc. Tháng 10 năm 1954, ngay sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, các cơ quan trung ương của Đảng và chính phủ từ Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội. Tố Hữu cũng là một trong số những cán bộ kháng chiến từng sống và gắn bó nhiều năm với Việt Bắc, nay từ biệt chiến khu Việt Bắc để về xuôi. Bài thơ được viết trong buổi chia tay lưu luyến đó. Bài thơ có kết cấu đặc biệt. Đó là lời đối đáp giữa Việt Bắc và người cán bộ kháng chiến từ giã Việt Bắc. Lời đối đáp gần gũi, thân thuộc như trong ca dao, dân ca. Bài thơ vì thế mà như lời tâm tình chan chứa yêu thương của những người yêu nhau. Trong đối đáp Tố Hữu sử dụng đại từ mình – ta với ý nghĩa vừa là ngôi thứ nhất, vừa là ngôi thứ hai. Tình cảm chan chứa yêu thương vì thế mà như được nhân lên. Chuyện nghĩa tình cách mạng, kháng chiến đến với lòng người bằng con đường của tình yêu. Đoạn phân tích, cảm nhận Bằng kết cấu đặc biệt với việc sử dụng uyển chuyển linh hoạt cặp đại từ" mình-ta "trong ca dao và giọng điệu tâm tình thiết tha, Tố Hữu đã diễn tả sinh động kỷ niệm giữa người cán bộ với núi rừng và nhân dân Việt Bắc. (PHÂN TÍCH BÁM SÁT VĂN BẢN ĐỀ CHO) Đoạn nhận xét, đánh giá Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: Phong cách trữ tình - chính trị và mang tính dân tộc đậm đà. Câu chuyện chính trị, chuyện chia tay lịch sử giữa nhân dân và cách mạng đã được lãng mạn hóa thành cuộc chia tay của" ta "và" mình ". Phong cách thơ Tố Hữu còn được thể hiện qua tính dân tộc trong nội dung và hình thức thể hiện. Về nội dung, đoạn thơ để lại vẻ đẹp của truyền thống dân tộc với đạo lý" uống nước nhớ nguồn ". Về hình thức nghệ thuật, Tố Hữu sử dụng thể thơ lục bát – thể thơ truyền thống của dân tộc. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị như lười ăn tiếng nói hằng ngày. Âm điệu ngọt ngào; kết cấu đối đáp và cặp đại từ xưng hô" ta" "mình" quen thuộc trong ca dao, dân ca trữ tình truyền thống. ĐẤT NƯỚC (TRÍCH "TRƯỜNG CA MẶT ĐƯỜNG KHÁT VỌNG" -NGUYỄN KHOA ĐIỀM) MỞ BÀI Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong khói lửa kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, thể hiện tâm tư người trí thức tham gia chiến đấu. Khác với các nhà thơ cùng thế hệ – thường tạo một khoảng cách khá xa để chiêm ngưỡng và ngợi ca đất nước, với các từ ngữ, hình ảnh kì vĩ, mĩ lệ, có tính chất biểu tượng. Nguyễn Khoa Điềm đã chọn điểm nhìn gần gũi để miêu tả một đất nước tự nhiên, bình dị mà không kém phần thiêng liêng, tươi đẹp. Hình ảnh đất nước trong đoạn thơ hiện lên muôn màu muôn vẻ, sinh động lạ thường, lắng đọng trong tâm tưởng ta qua những nét đẹp về phong tục, tập quán, văn hóa, truyền thống mang đậm dấu ấn con người Việt: THÂN BÀI Đoạn hoàn cảnh ra đời, xuất xứ "Đất Nước" thuộc phần đầu của chương V trong trường ca Mặt đường khát vọng – tác phẩm được hoàn thành ở chiến khu Trị – Thiên năm 1971, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ vùng đô thị tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược. KẾT BÀI Đoạn phân tích, cảm nhận Với phong cách trữ tình-chính luận, những suy tưởng sâu sắc về đất nước, cùng với sự linh hoạt sáng tạo trong việc vận dụng chất liệu văn hóa, văn học dân gian Đoạn trích thể hiện những cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều phương diện: Lịch sử, địa lí, văn hóa.. Tư tưởng trọng tâm, bao trùm toàn bộ bài thơ là tư tưởng "Đất nước của nhân dân". Đoạn trích giọng thơ trữ tình, chính trị, cảm xúc sâu lắng, thiết tha. Tác giả đã sử dụng nhuần nhị, sáng tạo chất liệu văn hóa, văn học dân gian. Nhà thơ sáng tạo thành ngữ dân gian, ca dao tục ngữ, thành ngữ.. Tất cả làm nên một đoạn thơ đậm đà không gian văn hóa người Việt. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, lời thơ nhẹ nhàng đúng giọng thủ thỉ tâm tình nhưng vẫn mang đậm hồn thơ triết lí. Chất liệu văn hóa dân gian được tác giả sử dụng rất đa dạng và sáng tạo. Có phong tục, lối sống, tập quán sinh hoạt, (miếng trầu, tóc bới sau đầu, cái kèo, cái cột. Hạt gạo xay, giã, dần sàng, hòn than, con cúi) ; Có ca dao, dân ca, tục ngữ, có truyền thuyết Hùng Vương, các truyện cổ tích từ xa xưa. Cách vận dụng của tác giả là thường là chỉ gợi ra bằng một vài chữ của câu ca dao hay một hình ảnh, một chi tiết trong truyền thuyết. Cổ tích, trừ trường hợp câu dân ca Bình- Trị- Thiên được lấy lại nguyên vẹn "Con chim phượng hoàng.. biển khơi". Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng đậm đặc đã tạo nên một không gian nghệ thuật riêng cho đoạn trích: Vừa bình dị, gần gũi, hiện thực, lại vừa giàu tưởng tượng, vừa bay bổng, mơ mộng.