Trong bài Côn Sơn Ca Nguyễn Trãi viết: Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cam Thuong, 22 Tháng một 2022.

  1. Cam Thuong My name is Cẩm Thương :)

    Bài viết:
    92
    Trong bài Côn Sơn Ca Nguyễn Trãi viết:

    Côn Sơn suối chảy rì rầm

    Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

    Sau này trong bài Cảnh khuya Hồ Chí Minh có viết:

    Tiếng suối trong như tiếng hát xa.

    Trình bày cảm nhận của em về nét đặc sắc riêng trong nghệ thuật so sánh của mỗi nhà thơ.


    Bài làm

    Từ xưa đến nay, đề tài thiên nhiên trong thơ ca thường rất phong phú. Các nhà thơ Việt Nam thời trung đại đã viết nhiều áng thơ hay về vẻ đẹp của quê hương, trong đó Nguyễn Trãi có bài Côn Sơn Ca - Hồ Chí Minh thì có Cảnh Khuya là một ví dụ điển hình: Hai con người là đại khác nhau, không cùng về lí tưởng Nhưng họ điều có điểm chung, một chất thơ, hơi thở - tiếng suối, âm thanh của núi rừng. Tuy nhiên tiếng suối ấy ở mỗi bài lại có một nét riêng đáng nhớ. Ở bài Côn Sơn Ca tiếng đàn vang lên những âm hưởng mới:

    "Côn Sơn suối chảy rì rầm

    Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai".

    Bằng thị giác của mình tác giả đã cảm nhận về thiên nhiên về đối tượng trữ tình là phong cảnh Côn Sơn hiện ra rất tao nhã, yên tĩnh. Âm thanh tiếng suối của thiên nhiên được so sánh vi vu với "tiếng đàn cầm". Tiếng đàn thánh thót thường thể hiện cảm xúc và tâm trạng của người nghệ sĩ quyền quý. Sự trong trẻo, sang trọng, tinh tế của tiếng nước chảy chốn lâm tuyền, ta có cảm giác như nhân vật trữ tình đang say sưa thưởng thức âm thanh đó như thưởng thức nghệ thuật tuyệt đỉnh của mẹ thiên nhiên. Nghệ thuật "lấy động, tả tĩnh" cổ điển trong thi pháp để miêu tả tiếng suối nhằm khắc họa không gian yên tĩnh, du dương, nhẹ nhàng. Về sau này, nhà thơ Hồ Chí Minh cũng từng viết:

    "Tiếng suối trong như tiếng hát xa

    Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa".

    Cũng là so sánh một âm thanh của tự nhiên với một âm thanh du dương do con người tạo ra. Tiếng suối trong trẻo, vang vọng, mơ hồ, ảo ảnh bên tai như có tiếng hát của người con gái êm ái, ngọt ngào, ngân xa vọng lại. Thơ của Bác có hình bóng con người ngân nga tạo thêm một nét đẹp cho bức tranh thiên nhiên đặc sắc. Hai nhà thơ ở hai thời đại khác nhau đều gặp gỡ ở tình yêu thiên nhiên tha thiết, nhưng tiếng suối - đàn cầm của Nguyễn Trãi thì đẹp một cách cổ điển, ông so sánh tiếng suối với tiếng đàn, từ âm thanh của tự nhiên với âm thanh của tự nhiên, lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để so sánh. Nhưng thiên nhiên trong thơ ông thiếu bóng dáng con người và cuộc sống. Còn tiếng suối - tiếng hát của Hồ Chí Minh thì mang màu sắc hiện đại, lấp lánh trẻ trung. Tiếng hát của con người tại chiến khu Việt Bắc, chiến khu Cách mạng khiến tiếng suối của núi rừng Việt Bắc trở nên gần gũi, hòa mình với thiên nhiên con người và mang âm hưởng sức sống trẻ trung, tươi vui, yêu đời và lạc quan. Nghệ thuật so sánh trong thơ Bác mang đặc điểm của thi pháp hiện đại, mang màu sắc mới.

    Nhìn chung hai tác phẩm điều có sự liên tưởng, tưởng tượng, so sánh riêng khác nhau. Nhưng nhà thơ Nguyễn Trải và Hồ Chí Minh đều khắc họa thành công một không gian yên tĩnh, sự giàu đẹp của âm thanh. Tiếng suối êm dịu, vút cao, ví von tạo nên khung cảnh thiên nhiên sinh động, có hồn hơn bao giờ hết.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...