Hiện Đại Trôi Trong Gương - Minh Nhân

Thảo luận trong 'Hoàn Thành' bắt đầu bởi nghia1304, 1 Tháng tám 2020.

  1. nghia1304 Minh Nhân

    Bài viết:
    25
    Trôi trong gương

    [​IMG]

    Tác giả: Minh Nhân

    Thể loại: Hiện đại, truyện dài

    Link góp ý: [Thảo luận - Góp ý] Các tác phẩm của Minh Nhân


    Văn án:

    Đây là một truyện dài mình ngẫu hứng sáng tác dựa trên thực trạng hiện nay. Khi cơn lốc công nghệ đang khuấy động cuộc sống, nhiều người trở nên vô cảm, thậm chí rất đau khổ vì bị cuốn theo điện tử, phim truyện, mạng xã hội và nhiều thú vui ảo khác.

    Nhân vật Phan trong truyện này cũng vậy. Cậu là một đứa trẻ bất hạnh, sinh ra và lớn lên trong những trận cãi nhau nảy lửa của ba mẹ. Buồn lòng, ngày qua ngày cậu vùi đầu vào điện thoại để tìm vui. Trong một lần dại dột thách đố trên Facebook, cậu bị ép nhảy lầu tự tử. Từ đó, cuộc sống của cậu rẽ sang con đường mới.

    Điều gì đã xảy ra với Phan? Hãy cùng theo dõi để biết thêm về câu chuyện li kì này nhé!
     
  2. nghia1304 Minh Nhân

    Bài viết:
    25
    CHƯƠNG 1: NHỮNG DÒNG TRẠNG THÁI BỊ BỎ QUÊN

    Bấm để xem
    Đóng lại
    "Kinh chiều lan tỏa cõi hư vô

    Sương khói quanh đây phủ mịt mờ

    Giữa cõi hồng trần duyên nghiệp nặng

    Lời kinh sao nhẹ tựa vần thơ?"


    Nó uể oải tỉnh dậy trong những âm thanh inh ỏi. Thì ra hôm qua, điện thoại phát nhạc suốt đêm. Chịu thôi, chẳng biết nó đã ghiền những giai điệu ì xèo ấy tự bao giờ, không mở là không ngủ được. Đưa tay với lấy "con dế cưng" rũ rượi chỉ còn vài phần trăm pin, nó khấp khởi vào ngay Facebook. Không một thông báo, cũng chẳng một dòng tin. Theo thói quen, nó đưa ngón tay cái quét lên, gạt xuống, mắt lử đử tìm kiếm điều gì đó xa xăm mà bản thân cũng chẳng biết là gì. Rồi dường như bội thực trước những bài đăng vô nghĩa, nó đóng Facebook lại và bật máy ảnh lên. Camera trước như thường lệ.

    Nó định chụp gương mặt mình kèm theo một nụ cười, rồi đăng lên với vài dòng tâm trạng. Nhưng kìa, gương mặt nó hôm nay sao mà xanh xao quá. Nước da tái nhợt, đôi mắt thâm quầng, gò má hốc hác còn cái miệng thì méo xệch đi. Chán quá, nó nhấn nút đổi sang chế độ camera sau, toan chụp đại một góc phòng cho có lệ. Nhưng biết chụp góc nào đây? Khắp phòng nó, đồ đạc bị quăng tứ tung sau trận bão đêm qua. Không phải bão thiên nhiên mà bão ở trong lòng. Hôm trước, nó bắt gặp một người đàn ông cặp kè với mẹ, còn bày trò xu nịnh sẽ yêu thương nó như con. Máu nóng không kìm được, nó điên lên, đập tan tất cả, xé nát hết những gì có thể xé và liệng mọi thứ vào không gian cùng tiếng gào thét kinh hồn. Người đàn ông kia hốt hoảng bỏ chạy, còn mẹ nó phải vất vả lắm mới khuyên được nó. Nhưng bà cũng đã quá mệt mỏi với thằng con bất trị, nên đồ đạc bị quăng thế nào bà để y nguyên. Có dọn dẹp thì thế nào nó cũng lại phá tan tất cả!

    Giờ đây nhìn quanh, nó chẳng có lấy một góc đẹp nào để chụp. Không lẽ chụp những đau thương của mình lên cho đời chế giễu? Trong khi bao nhiêu người xung quanh nó, kẻ đăng bằng khen, người đăng con thảo, toàn những thứ hạnh phúc xa hoa diễm lệ mà có nằm mơ nó cũng chẳng với được bao giờ. Tự nhiên trong loạt bài kia xuất hiện một căn phòng bừa bộn, bà con chắc chắn sẽ xúm vào coi đó, nhưng âu chỉ là để thương hại mà thôi. Không, trăm lần không, ngàn lần không! Nó tự nhủ, rồi tiếp tục đưa ống kính tìm kiếm trong vô vọng. Cuối cùng khi đã mệt lử, nó quyết định sẽ chụp.. chiếc đồng hồ. Chiếc đồng hồ đeo tay im ru từ năm giờ sáng. Hình như khi ấy nó gặp cơn ác mộng gì kinh hoàng lắm, nên quơ tay loạng choạng, vô tình sao đập đồng hồ vào cạnh giường. Kim giây, kim phút chết trân như người nó chết trân. Thôi cũng được, nó sẽ chụp rồi khoe rằng mình dậy sớm, lúc mới năm giờ! Chắc chắn sẽ có nhiều người trầm trồ lắm! Nghĩ vậy, nó đưa ống kính chụp nhanh chiếc đồng hồ, rồi hí hoáy đăng ảnh lên trang cá nhân, kèm theo dòng tâm trạng đầy mơ mộng: "Lâu lắm mới dậy từ sớm tinh sương, cảm giác ngồi yên thưởng thức khí trời thật là thanh thản". Nó tự nhủ: Rồi người ta vào coi, sẽ khen nó nào là chăm chỉ, nào là còn nhỏ mà biết sống.. Một bình luận bâng quơ thôi nó cũng trả lời liền, để bài đăng càng được nổi lên. Và như thế buổi sáng của nó trôi qua trong êm ái! Nó nghĩ mà thích thú lắm, cứ khấp khởi khấp khởi trước màn hình điện thoại.

    Nhưng năm phút, mười phút, rồi mười lăm phút trôi qua, vẫn không thấy một phản hồi nào. Chốc chốc có mấy kẻ lang thang ban cho vài lượt "thích". Nó ngán ngẩm cứ bấm đi bấm lại bức ảnh của mình, căng mắt đếm danh sách người thích từ trên xuống dưới rồi từ dưới lên trên. Quái lạ! Bài đăng hay thế này mà sao chẳng ai để tâm? Bộ cư dân mạng đều đui rồi chắc? Thật mất công nó dò dẫm nãy giờ! Bực mình, nó đăng thêm vài câu tâm trạng nữa nhưng kết cục vẫn không thay đổi. Lòng hậm hực, nó gào lên: "Tại sao? Tại sao có những nội dung xàm xí chẳng ra gì mà lắm kẻ lại qua, còn bài của mình hay thế kia lại đìu hiu trơ trọi? Người thời nay đúng là mù quáng hết thảy!". Điên tiết, nó liệng luôn điện thoại vào một góc giường, rồi bật Youtube lên, tiếp tục say sưa với những khúc ca dã dượi. Tai nghe nhưng mắt nó cứ đăm chiêu về một hướng nào. Còn tâm trí thì lại rẽ sang ngã khác, xuôi theo dòng suy nghĩ miên du.

    Nó nhớ lại những ngày còn nhỏ. Thời đó, dù chưa biết điện thoại, cũng chưa biết nghe mấy bài nhạc đinh tai, nhưng những trận cãi nhau long trời lở đất của ba mẹ lúc nào cũng làm đảo điên tâm trí nó. Không ngày nào mà ba mẹ nó không gây lộn, còn nó thì sợ quá trốn chui trốn rủi ở góc phòng. Nó còn nhớ như in giọng ba nó sang sảng:

    - Cô lấy tư cách gì mà cãi tôi? Để tôi nhắc cho cô nhớ, loại gái thất tiết như cô, khi biết tôi đã chẳng coi ra gì rồi. Chẳng qua do cô có thai thằng Phan nên tôi không nỡ bỏ. Bây giờ lại còn dám lên mặt dạy đời tôi à, đồ mất nết?

    - Anh im đi. - Mẹ nó gào lên. - Anh tưởng anh hay lắm sao? Trước khi quen tôi anh cũng ngủ với cả ngàn con rồi, có gì hơn tôi mà nói? Chẳng qua xui cho anh, tính qua đường với tôi mà bị tai nạn nên phải bấm bụng cưới. Nhưng thú thật, lấy anh về tôi thấy thà không lấy còn hơn. Cái loại dâm ô, bẩn thỉu, ăn chơi, đã chẳng giúp được gì chỉ đeo bám vợ con mà còn to mồm.

    - Cô dám? - Ba nó trợ trừng mắt, cái bạt tai đã sẵn trên tay.

    - A, anh dám hăm đánh tôi cơ à? - Mẹ nó sừng sộ. - Ngon đánh đi, rồi chúng ta chấm dứt luôn một thể. Anh đi mà ăn bám đám gái gú của anh, tôi làm mẹ đơn thân cũng đủ nuôi thằng Phan nên người rồi! Mất công nó phải xấu hổ với bạn bè vì loại cha như anh!

    "Bốp", một bạt tai giáng thẳng gò má người thiếu phụ. Cái miệng luyên thuyên của bà vẫn chẳng chịu dừng, cứ thế trận bão táp dội vào kí ức tuổi thơ của nó. Mấy ngày sau, ba nó bỏ đi, toại nguyện cho mẹ nó trở thành đơn thân thực sự. Ban đầu, bà hãnh diện lắm, tự tin rằng một mình mình có thể nuôi con khoẻ mạnh thành người. Nhưng càng ngày, bà càng thấy nó yếu đuối, như điều không thể khác của một đứa trẻ thiếu tình thương. Tệ hại hơn, nó càng lớn lại nhìn càng giống ba của nó. Điều đó làm bà điên tiết vô cùng. Lấy cớ kiếm tiền, bà đi sớm về khuya cốt để không phải thấy hình bóng người đàn ông bội bạc phản chiếu trên gương mặt đứa con thơ. Những lúc ở nhà, bà cũng chẳng muốn chơi đùa cùng con, chưa kể lắm khi bực bội, bà la mắng, thậm chí đánh đập nó vô duyên vô cớ. Con khóc, con đòi, bà quát nó im đi, hoặc bỏ mặc nó thét gào khản cổ. Nhưng nó cũng lì lợm chắc khác cha mình. Bà càng lạnh lùng, càng tệ bạc với nó bao nhiêu nó càng kêu la thảm thiết bấy nhiêu. Không chỉ gào thét, nó còn quăng đồ đạc, đập phá nhà cửa và nhiều khi đi rông chẳng biết đường về. Người trong xóm gọi nó là thằng "Bất trị". Bà đành nhìn nó lắc đầu. Bản thân bà cũng đang chìm ngập trong cả núi phiền muộn lẫn hận thù, còn hơi sức đâu mà quan tâm nó nữa?

    Cho đến một ngày nọ..
     
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng mười một 2020
  3. nghia1304 Minh Nhân

    Bài viết:
    25
    CHƯƠNG 2: LỐI VÀO HƯ ẢO

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Có lần, dì Lan hàng xóm sang hỏi thăm:

    - Chị Sáu có nhà không chị Sáu?

    Mẹ nó tuy hay cáu kỉnh, nhưng bà cũng biết phân biệt đúng sai. Với người ngoài thì dù trong lòng có khó chịu cách mấy, bà vẫn nhẹ nhàng:

    - Tôi nè chị Lan ơi. Chị vô chơi uống miếng nước cho đỡ khát. Trời nóng quá.

    - Ôi, có chi đâu mà bày vẽ hả chị. Bữa nay ngày nghỉ, sấp nhỏ ở nhà mở karaoke hát vọng cổ rình rang, chịu đời không nổi nên tôi qua đây tránh vậy mà. Với hôm qua nghe thằng Phan làm gì mà nửa đêm gào thét quá, nên cũng muốn hỏi thăm.

    - Thì chị cũng biết nhà tôi rồi mà. - Mẹ nó thở dài. - Thằng Phan từ nhỏ đã phải nghe ba mẹ cãi nhau, thành ra đầu óc nó hay hoảng loạn, không được bình thường. Từ ngày ba nó bỏ đi, tôi thì bận rộn, nó ở nhà lủi thủi rồi sinh bệnh, cứ lâu lâu khủng hoảng là lại gào thét, quăng đồ đạc đủ kiểu. Tôi cũng mệt mỏi lắm mà chẳng biết làm sao. Nhiều lúc buồn chán, chỉ muốn chết quách cho rồi!

    - Ấy chị đừng nói vậy mà tội thằng Phan. Chị chết rồi thì ai lo cho nó? Tôi nói chị nghe, hổng ấy chị mua cho thằng nhỏ cái điện thoại đi. Hay cái "bát" cái "biếc" gì đó cũng được, loại mà màn hình cỡ bự vầy nè. Tôi thấy tụi nhỏ mà cầm mấy món đó nha, là từ sáng tới tối im thin thít, không la không khóc gì luôn. Con bé Hai nhà tôi đó, mới lên ba tuổi mà quậy phá tưng bừng. Vậy mà hả, mấy bữa được cầm điện thoại, là nguyên ngày nó chỉ im ru xem ca nhạc, không còn biết trời trăng gì luôn. Chị làm thử đi. Giờ ba cái đồ Trung Quốc cũng rẻ rề. Bỏ chút ít mà được việc mình vẫn hơn đó chị.

    - Thật hả chị? Nhưng tôi thấy nó còn nhỏ quá, xài những thứ đó không biết có hại gì không..

    - Trời hại gì mà hại chị ơi. - Dì Lan quả quyết. - Người ta cũng xài ầm ầm đó có chết ai đâu. Chị nghe tôi, bảo đảm sau này không còn lo gì nữa.

    - Dạ chị nói vậy thì tôi nghe vậy. Để tôi suy nghĩ xem sao.

    - Ừa. - Dì Lan nheo mắt. - Cần mua điện thoại thì nhắn tôi nghe. Tôi cũng đang muốn bán.

    - Ủa thật hả chị? - Mẹ nó ngạc nhiên.

    - Ờ, thì.. điện thoại của con bé Hai đó. Tính bán đi rồi mua cái "bát" để nó coi cho đã.

    - À, tôi hiểu rồi. Cảm ơn chị nha.

    Trò chuyện thêm một lúc rồi dì Lan ra về, gương mặt hớn hở không thể tả. Số là cái điện thoại bé Hai làm rớt bể mất màn hình, dì tiếc của không nỡ bỏ nên tìm người gạ bán. Thấy mẹ nó khù khờ, lại có thằng con trời đánh, dì bèn tới lân la. Biết chắc sắp được việc, hỏi sao dì không vui cho được!

    Về phần mẹ nó, nghe dì Lan khuyên cũng thấy xiêu lòng, nhưng bà vẫn lo ngại không biết có nên theo không. Cả đời khổ cực có được chiếc điện thoại nắp gấp, chưa bao giờ bà biết đến màn hình cảm ứng là gì. Mình không rành mà để con xài, lỡ có bề gì lại không quản nổi. Bà hay cáu gắt với nó là vì giận ba nó, chứ thực lòng mẹ nào chẳng thương con. Cả đời bà khổ đã đủ rồi, bà không muốn con mình khổ nữa. Thôi thì tạm gác lời dì Lan lại, từ từ liệu xem sao. Đang nghĩ tới đó thì bỗng một tiếng "xoảng" vang lên phía sau nhà. Bà hớt hải vội chạy xuống xem: Nó đứng đó cạnh chiếc đĩa vỡ, tay run bần bật. Thì ra hồi tối ăn xong, mãi thẫn thờ suy nghĩ nên bà quên dọn dẹp. Nó thấy tội mẹ, cất chén đĩa giúp bà, không may đánh rơi một chiếc, vỡ tan. Biết mẹ sắp nổi trận lôi đình, nó đờ người ra, mắt trân trân tìm đường trốn.

    Lẽ ra sẽ chẳng có gì nếu chiếc đĩa vỡ không làm bà hồi tưởng đến những ký ức năm xưa. Ngày ấy, trong một trận cãi nhau, ba nó đã cầm chiếc đĩa lên rồi kênh kiệu:

    - Tôi nói cho cô biết, loại đàn bà trắc nết như cô, rồi mai mốt cũng sẽ giống như thế này này!

    Dứt lời, ba nó liệng mạnh chiếc đĩa xuống đánh "choang". Ông còn lấy chân dậm cho nát bấy từng mảnh vỡ. Mẹ nó cáu tiết, vơ cái ly bên cạnh chọi ba nó. Cứ thế hai người gây nhau đến sáng. Nó ở trong nghe tiếng đĩa, ly chan chát, vừa sợ hãi, vừa nấc nghẹn từng hồi. Những chuyện như vậy xảy ra không chỉ một lần, đã tạo nên tấn bi kịch của nó và mẹ nó.

    Giờ đây, nhìn những mảnh mỡ tung toé trên sàn, mẹ nó nhớ lại chuyện xưa, từng lời từng chữ của người chồng bội bạc lại vọng về, cứa vào tim đau nhói. Mắt bà long lên, nhìn thẳng vào nó không thể dữ tợn hơn:

    - Mày, mày là đồ chẳng ra gì! Có cất đồ mà cũng không xong! Mày tính bắt chước thằng ba mày chắc? Tao cho mày chết!

    Rồi không giữ bình tĩnh được nữa, bà lao đến cho nó mấy cái bạt tai. Thằng nhỏ hoảng quá, gào thét như điên dại. Không dừng ở đó, nó lao đến chỗ bát đĩa chưa cất, hất tay một cái, cả chồng bát đĩa bể tan tành. Mẹ nó thấy thế càng điên tiết:

    - Mày, mày.. đồ khốn nạn! Mày có biết một cái đĩa là bao nhiêu tiền không? Đã ăn hại mà còn phá. Đồ con cái báo đời!

    Mẹ nó cứ thế, gào thét lên không thua gì nó. Bà lúc nào cũng vậy, chẳng bao giờ nghĩ lỗi tại mình, chỉ biết trách thằng con bất trị. Hai mẹ con thi gan tới khuya, đến mệt lử thì thôi. Nó mệt quá, thiếp đi. Bà lấy chăn mền đắp cho con, rồi một mình thao thức. Bà tự nhủ: "Cứ thế này thì không được. Thôi đành nghe lời bà Lan, mua cho nó cái điện thoại vậy".

    Nói là làm, ngay hôm sau, bà gặp dì Lan hỏi mua điện thoại. Khỏi phải nói, dì hăm hở vô cùng. Khi đưa ra, thấy màn hình bị bể, mẹ nó có phần ngần ngại. Nhưng nghĩ tới cảnh nó gào thét đêm qua, bà thở dài rồi tự nhủ: "Thôi dùng được là được. Mình cũng đâu có tiền để sắm cái tốt hơn". Cuộc mua bán thế là hoàn tất.

    Quả nhiên, từ ngày có điện thoại, nó không còn tâm trí đâu mà nghĩ ngợi, lo lắng hay gào thét nữa. Ngày qua ngày biết bao nhiêu chương trình, nào ca nhạc, nào trò chơi điện tử, tất cả đều cuốn hút, hấp dẫn nó quên hết thời gian. Nó chơi từ sáng đến đêm rồi từ đêm tới sáng, bất chấp màn hình bể không nhìn rõ. Lẽ dĩ nhiên nó cũng chẳng còn tâm trí đâu mà quan tâm mẹ, đừng nói là quan tâm bát đĩa đã cất hay chưa. Ngày qua ngày, nó tồn tại trong nhà mà như kẻ vô hình, không nói cười, cũng chẳng chơi đùa như trước. Đôi lúc nó cũng gào khóc, đó là khi bị mẹ.. giật mất điện thoại bắt đi ăn cơm, đi ngủ; hoặc khi đau mắt quá mà chẳng thể rời được màn hình. Mẹ nó thấy vậy có phần hối hận, nhưng rồi bà nghĩ: "Thôi kệ đi, miễn nó không quậy phá như trước là được". Thế là ngày qua ngày, nó mải mân mê điện thoại, còn mẹ nó thì vẩn vơ bao suy nghĩ lo âu, về tiền nong, về người chồng lừa dối. Hai mẹ con ở với nhau mà như chẳng ở với nhau, cả ngày trò chuyện chắc được nửa lời. Mái nhà cô đơn lại càng thêm hiu quạnh.

    Rồi thời gian dần trôi..
     
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng mười một 2020
  4. nghia1304 Minh Nhân

    Bài viết:
    25
    CHƯƠNG 3: CÔ GIÁO

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thời gian dần trôi, rồi cũng tới ngày nó cắp sách đến trường. Một thế giới mới như mở ra với nó. Nhìn quanh lớp học đông nghẹt người, có đứa quen, có đứa chưa từng gặp, nhưng tất cả đều chỉnh tề với quần tây áo trắng. Nó rụt rè rời tay mẹ, ôm cặp lủi thủi bước vào. Mặt mày lấm lem, chốc chốc lại sụt sịt như bị cảm. Đôi mắt buồn như mắt mẹ nó đang dõi theo phía bên ngoài. Trong lòng bà nặng trĩu lo âu. Thấy người ta đưa con đi học thì bà làm theo vậy, chứ thực lòng bả chẳng vui gì. Với bà, nó đi học là phải thêm tiền học phí, rồi tiền sách vở, đủ thử tiền. Chưa kể con bà nổi danh bất trị, nó mà gào thét chọc phá cô giáo, bạn bè thì bà cũng mang tiếng lây. Thôi biết làm sao, có trách thì trách bà nghèo, lại học ít, không dạy nổi con. Giờ chỉ còn phó mặc cho số phận.

    Nhưng trái với suy nghĩ của bà, cả buổi trời trong lớp nó chỉ nín thinh. Mặc cho cô giáo ôn tồn, mặc bạn bè đùa giỡn, nó cứ ngồi trơ trơ, chốc chốc lại dòm xuống hộc bàn. Thì ra trong lúc mẹ không để ý, nó lén bỏ điện thoại vào cặp, mang đi. Có điện thoại thì thôi rồi, ngoài kia trời mưa gió bão bùng đến đâu nó cũng mặc. Cả thể xác và linh hồn nó đã bị nhốt vào một không gian khác. Ở đó chỉ có những đốm màu xanh đỏ, những nhân vật hoạt hình thi nhau nhảy nhót, và cả những trận đấu không ngừng nghỉ giữa các chiến binh. Nó chìm đắm trong cảm giác mê ly bất tận, chẳng còn biết thời gian là gì nữa. Khắp xung quanh, vài đứa bạn khác cũng thập thò theo, mỗi đứa không điện thoại cũng máy tính bảng, cứ đợi cô giáo quay đi là lấy ra mân mê, ngấu nghiến.

    Thình lình từ góc lớp vang lên một tiếng "choang". Lũ trẻ giật mình, nhìn nhau ngơ ngác. Cô giáo cũng quay xuống xem ai mới giở trò. Mắt cô đảo lên, đảo xuống, đảo tới, đảo lui như thăm dò động tĩnh. Bốn bề im phăng phắc, không một tiếng ruồi bay. Chẳng đặng đừng, cô tằng hắng một tiếng rồi quay lên lại. Bỗng "Ầm ầm ầm", ba âm thanh đinh tai nhức óc liên tục vang lên. Cả lớp lại được dịp xôn xao lần nữa. Cô giáo phải gõ thước mấy lần chúng mới chịu dừng. Đến đây thì cô đã hiểu chuyện gì xảy ra. Cô tiến dần về cuối lớp, ngay chỗ ngồi của nó.

    Xui cho nó, cả tuổi thơ chỉ biết có đòn roi và gào thét, rồi chìm đắm trong mạng ảo, đầu óc chẳng được hoạt bát như người. Lại thêm nhà nghèo không tiền đi mẫu giáo nên vào lớp một rồi vẫn chỉ bặp bẹ chữ được chữ không. Bởi thế nên nó ghiền điện thoại thì ghiền thật, nhưng lại chẳng hiểu rõ về món đồ chơi đã lấp hết tuổi thơ mình. Không biết để chế độ im lặng, lại càng chẳng rành tắt tiếng, nó nghĩ ra trò lấy tay bịt loa lại rồi cứ thế thỏa thích mà chơi. Nhưng để vừa bịt loa, vừa điều khiển các nhân vật thì thật khó. Nhiều lúc hăng máu quá, nó buông tay, thì các âm thanh quái gở lại trỗi lên, xáo động một vùng. Gặp lúc lớp đang ồn thì coi như may cho nó. Nhưng chẳng ai may được cả đời. Khi cô giáo yêu cầu tụi nhỏ trật tự nghe cô phổ biến nội quy, nhiều đứa biết nguy nên giấu hết "đồ nghề" vào cặp. Chỉ riêng nó ghiền quá, cố nấn ná hồi lâu. Tiếng "choang" vang lên, vũ khí của các nhân vật chạm nhau chan chát. Cô giáo đã nghi rồi, nhưng lớp xôn xao, cô lại chưa chuẩn bị nên chẳng biết "tác giả" là ai. Cô quay lên mà vẫn thấp thỏm đề phòng tụi nhỏ. Lần thứ hai, trận đánh long trời lở đất diễn ra trên màn hình, từng tảng đá lăn vào đoàn quân ảo. "Ầm ầm ầm" là thế. Lần này cô giáo đã trù bị rồi, huống chi lại có đến ba tiếng liên tiếp vang lên. Nó vốn khờ mà, tiếng "ầm" đầu phát ra to quá, nó đâm hốt hoảng, chẳng nghĩ nổi việc bịt loa lại nữa. Cứ thế nó ngồi một góc co ro. Bạn bè nhốn nháo cả lên, nhiều đứa nghe rõ mồn một âm thanh vọng ra từ chỗ nó. Cô giáo cũng đã tường mọi chuyện. Cô đến bên nó, gương mặt nghiêm nghị không tả nổi:

    - Phan, em giấu cái gì trong hộc bàn đó?

    - Thưa cô, em, em..

    Nó tuy là "người hùng" trong điện thoại, nhưng cũng chỉ là một đứa con nít ngoài đời. Chính xác hơn là một đứa con nít thiếu tình thương và thiếu cả giáo dục. Bởi thế nhìn ánh mắt sắc lạnh của cô, nó rúm ró lại như con tôm, lí nhí điều gì không rõ. Hồi lâu, như chẳng đủ bình tĩnh nữa, cô gạt nó ra, đưa tay khám xét hộc bàn. Chẳng khó khăn gì để tìm ra chiếc điện thoại cũ sờn nằm đó. Cầm tang vật trong tay, cô nghiêm nghị:

    - Em giỏi thật. Mới ngày đầu đi học đã nghịch điện thoại rồi. Được lắm, để tôi nói chuyện với mẹ em.

    Nhắc tới mẹ, nó nghĩ ngay tới những trận đòn như bão táp trải dọc tuổi thơ. Mắt nó trợn lên đầy kinh hãi, môi run run cố bật thành lời:

    - Nhưng.. nhưng đâu phải mình em đâu cô. Có mấy đứa khác.. tụi nó cũng chơi như em nãy giờ..

    Cô giáo nghe vậy, quay sang nhìn lớp:

    - Còn em nào nghịch điện thoại nữa đưa hết đây cho cô!

    Cả lớp im phăng phắc. Đứa cúi mặt xuống, đứa lại nhìn bâng quơ ra cửa sổ như chẳng hiểu điều chi. Không biết làm cách nào, cô lại quay sang nó:

    - Thôi. Giờ cô bắt được em, vậy cô tịch thu điện thoại của em trước. Nếu có bạn nào nghịch mà bị phát giác nữa cô sẽ gom luôn thể.

    Nói là làm, cô cầm điện thoại của nó đi, đặt lên bàn giáo viên trước con mắt run sợ của bao đứa khác. Nó nhìn theo, ngơ ngác như chưa hiểu điều gì. Có tiếng cười khục khặc của đám bạn kế bên. Nó nghe rõ cả giọng thằng Hùng: "Thằng ngu, đáng đời, cho chết! Ha ha". Vừa bị mất món đồ chơi yêu dấu, vừa nhận biết bao lời chế nhạo từ đám bạn, một cảm giác uất nghẹn trào dâng trong tâm trí nó. Mắt long sòng sọc, hai gò má đỏ gay, nó như quả bom chỉ chực chờ phát nổ. Rồi theo bản năng, nó gào thét ầm ĩ cả một góc phòng. Vừa gào, nước mắt nó túa ra như thác đổ. Chúng bạn nhìn thấy ai cũng kinh hồn. Cô giáo từ nãy đến giờ đã bực mình, giờ nghe vậy cô càng đâm quạu. Cô cầm thước đến bên cạnh nó.

    - Khóc cái gì mà khóc, chưa ăn roi chưa chừa hả?

    Cô càng quát, nó càng gào to hơn, như những cuộc thi gan thường lệ cùng mẹ. Chịu không nổi, cô giơ thước lên định đánh. Thình lình, tiếng xột xoạt từ trong hộc bàn ngày một rõ, hàng loạt điện thoại, máy tính bảng được lấy ra chực ghi hình. Thấy không ổn, cô thu thước lại, quay sang đám nhốn nháo bên kia:

    - Rồi nhé, cô bắt quả tang những em mang điện thoại, ipad theo rồi nhé. Được, cô gom hết xem có ai còn dám giở trò nữa không!

    Mặt hầm hầm, cô đến từng đứa gom cho được điện thoại và máy tính bảng. Có nhiều đứa kiên quyết "cố thủ", tay nắm chặt đồ chơi, miệng liên hồi gào thét. Nhưng sức con nít đọ sao được người lớn, cuối cùng cô cũng gom hết sạch. Lũ trẻ bị mất đồ gào lên inh ỏi. Cả lớp nhốn nháo không thể nhốn nháo hơn. Tiếng hét, tiếng la, tiếng đập bàn dập dồn đến đinh tai nhức óc.

    Tình cờ thầy hiệu trưởng đi ngang, nghe ồn ào, thầy ghé hỏi:

    - Lớp có chuyện gì mà huyên náo vậy cô?

    Cô giáo thở dài:

    - Khổ lắm thầy ơi. Tụi nhỏ bây giờ được ba mẹ cưng chiều, cho cầm iphone, ipad đủ thứ. Tôi tịch thu thì chúng la ó thế này đây.

    Thầy hiệu trưởng nghe vậy, lắc đầu:

    - Chịu thôi cô. Lứa tụi nó không được như mình, bị chiều riết quen rồi. Cô trả lại điện thoại cho chúng đi, kẻo nhà dân hai bên nghe thấy lại phiền đó.

    - Nhưng.. - cô giáo chau mày.

    - Cô cứ nghe tôi. - Thầy hiệu trưởng gàn. - Cô biết thầy Quân khối trưởng khối Bốn không? Ông ấy mới bị kiện vì có hành vi ấu dâm với một nữ sinh trong lớp. Trường mình đủ tai tiếng rồi, cô mà làm lớn chuyện lên e lại phải ra tòa như thầy ấy. Nghe tôi, vì trường mà nhắm mắt bỏ qua đi cô.

    - Trời ạ. - Cô giáo ngán ngẩm. - Thời đại gì thế này không biết. Con trẻ thì bê tha, phụ huynh thì chằm chặp bênh cho bằng được. Họ ỷ có quyền, có thế, mình mà phạm phải gì là họ kiện tới cùng, bất chấp đúng sai. Tôi với thầy chẳng khác gì làm dâu trăm họ!

    - Ừ chịu thôi cô. - Thầy hiệu trưởng vỗ về. - Dù sao con cũng là con họ, họ nuông chiều lắm thì sau này có bề gì họ tự chịu. Mình âu cũng chỉ là người qua đường, cứ làm hết sức chứ biết sao đây. Thôi, bây giờ cô trả lại đồ chơi cho tụi nhỏ đi, ầm ĩ nãy giờ cũng đánh động nhà dân rồi đó. Tôi phải đi xử lý vụ thầy Quân đã.

    Nói đoạn, thầy tất tả chạy đi. Cô giáo đứng đó một lúc, khuôn mặt đăm chiêu nhìn về khoảng trời xa xăm vô định. Rồi không thể khác, cô đành quay vào và trả lại đồ chơi cho lũ trẻ. Nhận lại được món đồ cưng, đứa nào đứa nấy nháo nhào cả lên. Những tràng vỗ tay, những tiếng reo hò chiến thắng. Cô giáo chỉ ngán ngẩm lắc đầu. Nhưng cô vốn nổi tiếng là người có trách nhiệm với nghề. Thấy lũ trẻ như vậy, cô không sao chịu được. Cuối cùng, cô quyết định đến gặp ba mẹ từng đứa để nói về hành vi của chúng. Hầu hết những phụ huynh giàu có đều xua tay:

    - Ôi dào! Nhà tôi giàu, tôi mua điện thoại cho con đem theo chơi thì có gì sai? Mắc mớ gì mà cô cấm nó? Hay vì cô không có mà chơi nên ghen tị à?

    Cô giáo nghe xong, giận tím mặt, nhưng vì đã trải qua bao thăng trầm với nghề, nhận đủ thứ thị phi riết thành quen nên cô chỉ im lặng quay đi. Một nhà, hai nhà, ba nhà.. người nào cũng một lời duy nhất. Cô đã nản lắm rồi. Cuối cùng, cô dừng chân tại nhà của nó. Vừa nghe tin, mẹ nó chết trân, mặt xanh như tàu lá:

    - Thật hả cô? Ôi trời, con tôi..

    - Thật chị à. - Cô giáo đáp. - Cũng là mẹ, tôi khuyên chị thật lòng. Những phụ huynh khác họ ỷ uy quyền, thế lực. Con họ có chơi đã đời của cải vẫn ăn không hết. Nhưng gia đình chị thì khác. Căn nhà chưa có nổi, phải chuyển trọ liên miên. Chị để cháu Phan nghiện điện thoại, học hành không được thì sau này làm sao thoát nghèo, thoát khổ?

    Mẹ nó ứa nước mắt:

    - Tôi cũng không biết làm sao nữa cô ơi. Thằng Phan nó thiếu tình thương của cha từ nhỏ, tôi lại đi làm miết, không có thời gian cho cháu. Tuổi thơ bất hạnh nên tâm lý nó cũng không bình thường. Gặp chuyện gì trái ý là nó gào thét, đập phá đồ đạc. Chẳng đặng đừng tôi mua cho cái điện thoại, nó mới chịu yên..

    Cô giáo nghe xong, thở dài, không biết nói gì nữa. Thời buổi này sao trẻ bất bình thường nhiều quá? Do thức ăn độc hại, do thiếu tình thương, do công nghệ hay do gì khác? Câu hỏi không lời đáp cứ lởn vởn trong trí óc của cô. Chẳng biết sao hơn, cô vỗ vai mẹ nó an ủi:

    - Thôi chị gắng đi, chỉ cần vài bữa không mang điện thoại đến lớp, rồi được giao lưu, trò chuyện với bạn bè, cháu sẽ khác thôi.

    Mẹ nó vẫn nước mắt giàn giụa, đáp trong nức nở:

    - Dạ cô nói vậy thì tôi nghe vậy, chứ cũng chẳng biết làm sao nữa.

    Nói đoạn, bà tiễn cô giáo ra về. Trời chiều buồn hiu, mây đen từ đâu cuộn về những thê lương, rầu rĩ.
     
    Zoecatbird, Dương2301chiqudoll thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng mười một 2020
  5. nghia1304 Minh Nhân

    Bài viết:
    25
    CHƯƠNG 4: THÊM MỘT NGƯỜI MẤT HỒN

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Từ hôm đó, mẹ nó quyết tâm theo dõi con mình thật kĩ, không để nó lẻn đem điện thoại đi. Nhưng nó cũng chẳng vừa. Không có điện thoại là y như rằng gào thét. Có lần hai mẹ con thi gan, nó có la ó cỡ nào bà cũng kệ. Thấy không được, nó đổi chiêu, đưa chân giậm thình thịch, làm đổ biết bao nhiêu đồ đạc. Điên tiết, bà chạy đến cho nó mấy bạt tai liền. "Đồ hư đốn, đồ mất dạy!". Miệng chửi con mà nước mắt bà chan chứa. Cuối cùng, bà đành chịu thua, để nó muốn làm gì thì làm. Cất điện thoại vào cặp, nó nhảy chân sáo, mặt tí ta tí tửng. Bỏ lại sau lưng người thiếu phụ với dáng điệu não nề.

    Bế tắc tận cùng, mẹ nó đành tâm sự với dì Lan. Nghe xong, dì hiến kế:

    - Căng à nha. Thôi tôi nói chị nghe, giờ chị bỏ cái điện thoại đó đi, mua cho nó cái "bát", giống bé Hai nhà tôi đó. Cái đó lớn, đỡ hại mắt. Với lại nó cồng kềnh hơn, cầm riết mỏi tay thì tụi nhỏ sẽ bỏ ra chớ không ôm liên tục như điện thoại. Dù gì chuyện cũng lỡ rồi, bớt được chút nào hay chút đó chị ơi.

    - Lần này có chắc không vậy chị? - Mẹ nó rụt rè. - Lần trước tôi cũng nghe chị, mua điện thoại mà giờ thành ra như vầy..

    - A, a, chị trách tôi đó hả? - Dì Lan làm mặt lẫy. - Tôi nói chị biết, chỗ láng giềng thân thuộc tôi mới góp ý cho chị, chớ thằng Phan ngoan hay nghịch tôi có mất kí lô nào đâu! Chị không nghe thì thôi, mai mốt tôi không nói nữa!

    - Ấy ấy. - Mẹ nó đấu dịu. - Chị bình tĩnh, tôi nào có ý đó. Âu cũng bởi tôi không rành công nghệ, chẳng biết làm sao cho nên lo lắng vậy mà.

    Không rành thì tìm hiểu! - Dì Lan gắt. - Mua cái "bát" cho nó đi rồi chị giữ cái điện thoại. Mình phải hiểu tận tường thì mới trị con mình được chớ!

    Mẹ nó ồ lên một tiếng như bừng tỉnh. Đúng rồi, phải tìm hiểu thử thì mới biết đường mà dạy con. Nghĩ thế, mẹ nó tán đồng luôn ý kiến của dì Lan không do dự:

    - Chị nói thật phải. Thế mà bấy lâu nay tôi không nghĩ ra. Vậy khi nào có dịp chị dẫn tôi đi mua cái "bát" gì đó chị nghe.

    - Trời cần gì dịp. Có sẵn cái "bát" của con bé Hai đây. Tôi đang lên đời, muốn mua cái mới xịn hơn cho nó. Chị đồng ý không, tôi tính rẻ cho.

    - Ôi vậy tốt quá. Chị để cho tôi luôn nha chị.

    Nghe tới đó, mặt dì Lan giãn ra, dáng điệu hớn hở không thể tưởng. Cuộc mua bán lần này cũng nhanh chóng như lần trước.

    Thế là từ ngày đó, nó được thỏa thích chơi ipad. Màn hình rộng kèm theo biết bao ứng dụng mà điện thoại không có được, thật chẳng còn gì cuốn hút bằng. Nó lại mải mê, chìm đắm nhiều hơn. Lẽ ra mẹ nó sẽ phải lo lắng, phải gào thét như trước mới phải. Nhưng giờ đây bà đã khác. Phần vì cảm xúc chai sạn dần đi, phần vì giờ bà dành hết thời gian cho điện thoại. Số là được dì Lan mách nước phải hiểu công nghệ với dạy được con mình, bà cũng mò mẫm thử. Không ngờ từ ngày ấy, một thế giới khác đã mở ra. Bà biết đến những ứng dụng nhắn tin, trò chuyện với anh chị em khắp làng trên xóm dưới. Thậm chí, bà còn lân la làm quen với những người chưa gặp bao giờ. Cũng như nó, bà không rành cách chặn thông báo từ điện thoại. Cứ hết loạt tin nhắn này lại đến loạt tin nhắn khác hiển thị liên hồi, bà phải trả lời luôn tay chẳng còn thời gian đâu mà buồn nữa. Chưa hết, bà phát hiện ra những kênh mua bán với giá cực hời. Đôi lúc chỉ với một ngàn đồng, bà có thể mua được một lốc dầu ăn. Có điều những phi vụ như vậy không phải lúc nào cũng có. Thường thì bà phải thức tới hai giờ sáng, canh me, đấu giá liên tục mới lấy được. Nhưng có hề gì! Với một người sinh trong khốn khó như bà, mua được đồ giá rẻ là cả một niềm hạnh phúc, có vất vả thế nào cũng chẳng hề chi, huống hồ đây chỉ là.. thức canh điện thoại. Có lần hàng giao đến cả mấy chục đơn, hết thảy đều từ một ngàn đến năm ngàn. Bà lấy đó làm tự hào lắm lắm.

    Cứ như vậy, mẹ điện thoại, con ipad, chẳng còn ai biết đến sự hiện diện của người kia. Cô giáo vẫn thường đi ngang nhắc nhở, nhưng giờ đây mẹ nó chỉ gật gù cho qua, không nước mắt ngắn dài như xưa. Cô thấy vậy, nản quá, dần dần rồi im bặt. Cứ thế, hai mẹ con chìm trong mạng ảo, bỏ mặc ngày tháng trôi đi.

    Nhưng cuộc đời đâu thể cứ êm đềm trôi mãi. Dù ta có trốn thật kĩ ở một xó xỉnh nào trong thế giới ảo đi chăng nữa thì sóng gió vẫn tìm đến và đánh bật ta đi. Nó và mẹ nó cũng không ngoại lệ. Đó vào một giờ ra chơi năm lớp bốn. Vốn dĩ thì với thành tích học tập í ẹ của mình, nó chẳng bò lên nổi lớp bốn đâu, nhưng vì dính quá nhiều tai tiếng nên nhà trường quyết định nâng điểm để lấy lại chỉ tiêu và danh dự. Thành thử hàng loạt đứa từ lớp một chỉ biết quơ quào màn hình như nó vẫn cứ tiến đều đều. Được thế, nó càng huênh hoang, cho rằng thầy cô sợ mình một cây không dám đụng. Đi học nó cũng chẳng thèm đem sách vở nữa, chỉ cầm theo máy tính bảng thân yêu. Và giờ ra chơi hôm nay, cũng như mọi lần, nó lại đắm mình cùng những chiến binh bất hủ.

    Chợt, có một bàn tay đập lên vai nó:

    - Thời buổi nào mà còn chơi những trò trẻ con này hả cưng?

    Nó giật mình, quay lại. Một gã thanh niên cao kều, tóc xù lên, gương mặt sần sùi, đôi mắt híp nhìn nó nham nham nhở nhở. Tuy đã "anh dũng chiến đấu" bao nhiêu trận trên mạng rồi nhưng ngoài đời nó vẫn là một đứa nhát gan. Thấy người lạ mặt, nó e dè lùi lại, se sẽ hỏi:

    - Anh, anh là ai?

    - Trời, mày không biết tao là ai thật luôn hả? Tao Bình, con thầy Quân đây!

    Nó "à" lên một tiếng. Thì ra là Bình, tay ăn chơi khét tiếng của trường. Ngày đó thầy Quân là khối trưởng, ai cũng nể. Thầy gửi gắm Bình cho cô nào, cô đó phải hầu gã tới tận răng. Được thế, gã đâm ra kênh kiệu, chẳng coi ai ra cái đinh gì. Từ ngày thầy Quân bị kỷ luật vì giở trò đồi bại với một bé gái, uy thế giảm dần, Bình cũng vì thế mà bị vạ lây. Các thầy cô bắt đầu khắt khe hơn với gã để trả thù cho tháng năm bị chèn ép. Riết gã đâm chán đời, bỏ học, tụ tập côn đồ các đảng trước cổng trường. Cứ thấy thằng nhỏ nào khù khờ, đi một mình là Bình rủ quân chặn đánh, tịch thu bánh kẹo, đồ đùng, thậm chí lấy luôn điện thoại. Băng đảng của Bình gồm đủ thứ dân anh chị, ai cũng khiếp. Lần nọ có nhóm "hiệp sĩ đường phố" giao chiến với chúng, mỗi người bị đâm hai nhát, có kẻ tử thương. Công an biết tin nhưng ráng chờ xong chuyện để đến nơi rồi dọn dẹp. Chuyện rình rang khắp chốn, ai nấy than trời. Từ đó về sau, không người nào dám đụng vào đám du côn của Bình nữa. Gã ra vào cổng trường mà bảo vệ chỉ biết ngó lơ. Chính nhờ vậy mà hôm nay, Bình đến bên nó mà không ai biết.
     
    Zoecatbird, Dương2301chiqudoll thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng mười một 2020
  6. nghia1304 Minh Nhân

    Bài viết:
    25
    CHƯƠNG 5: LÍNH ĐÁNH THUÊ VÀ TÊN TRỘM

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thấy đôi mắt đờ ra vì ipad của nó, Bình nở một nụ cười nham hiểm, rồi gạ:

    - Tao nói mày nghe, mười tuổi rồi mà còn chơi ba cái trò nhảm nhí này, tụi nó cười cho đó. Theo tao đi đánh Liên Minh, không những vui mà còn được tiền nữa!

    - Thật hả anh? - Nghe nói được tiền, nó sáng mắt ra, túm lấy Bình mà hỏi.

    - Tất nhiên là thật. Tao giang hồ khét tiếng vùng này, nói xạo mày cho mang nhục à. Đi, theo tao tao chỉ cho.

    - Nhưng, em sắp vào học rồi. - Nó rụt rè.

    Bình cười phá lên:

    - Ha ha, mày đùa tao chắc. Loại như mày mà học cái gì! Tao thừa biết mày lên lớp là do ông hiệu trưởng nhát gan, nâng điểm đua thành tích. Thôi, bớt đi con, theo anh mà học ngoài đời nè!

    Thấy nó ngần ngừ, Bình đâm giận cành hông. Gã xốc tay áo nó lên, kéo đi xoành xoạch:

    - Ỡm ờ hoài. Cứ theo tao đã. Bạn bè mày cũng chờ một đống ngoài kia, sợ quái gì. Đồ thỏ đế!

    Chẳng mấy chốc, cả bọn đã có mặt tái quán điện tử. Chúng được người chủ dẫn vào một gian phòng ở lầu hai. Vừa mở cửa ra, mùi thuốc lá nồng nặc đã xông tới mũi. Trong phòng đầy ắp máy tính, mỗi máy gắn một cặp loa, cứ một hiệp sĩ phản đòn là cặp loa lại gào lên tru tréo. Buổi trưa, phòng khá đông, phải đến hai, ba chục người. Ai nấy đều dán mắt vào màn hình, chốc chốc lại xổ một câu chửi thề, vì cay cú hay hứng chí. Tiếng la, tiếng chửi, tiếng bốp chát ầm ầm hòa vào mùi thuốc lá sặc sụa tạo nên bầu không khí hỗn loạn không thể tưởng.

    Bình ra vẻ đàn anh, hướng dẫn mỗi đứa chọn một máy rồi sắp đặt chia phe, đồng thời cắt cử đàn em bày cho đám mới. Tuy học hành dở tệ nhưng vì tiếp xúc với trò chơi điện tử từ lúc lọt lòng nên những gì đàn anh chỉ nó nắm được ngay. Lại thêm bây giờ đã biết chữ rồi nên cái gì đàn anh không bày nó cũng mò ra hết. Ban đầu không quen, nó đánh thua vài trận. Sau hiểu được chiêu trò, nó chơi siềng hơn cả đàn anh. Nhiều lúc hăng máu, nó dụ đồng bọn ra truy kích còn bản thân đánh tập hậu. Kết cục đồng bọn tử thương còn nó thì ăn lớn. Niềm vui chiến thắng làm mờ mắt, nó sẵn sàng hy sinh cả quân mình. Chỉ tội những thằng bạn xung quanh nhìn nó mà tức muốn trào máu họng.

    Hết Liên Minh, nó được Bình chỉ cho chơi Dota, Half Life, Đột kích.. thậm chí đá Pes và những trò phi chiến thuật. Tất cả nó đều tiếp thu rất mau, chỉ một thời gian đã có thể chung đội với đàn anh đàn chị. Có điều chơi thế này không giống như ipad, nó cần tiền để trả cho quán và mua thêm vũ khí, bảo bối phòng thân. Ban đầu nó nhịn ăn sáng để dành gom lại. Nhưng tiền quà vốn ít ỏi nên nó có cố tích cóp cỡ nào cũng chẳng thấm vào đâu. Hỏi vay đám đàn anh thì chúng tính lời cắt cổ, không biết bao giờ mới trả được. Chúng còn bày ra trò bắt nó đánh thuê, chơi rồi bán tài khoản cho người. Chịu thì có tiền cày tiếp, không là bị đuổi ra khỏi nhóm. Nó tuy có tài gào thét nhưng món này với tụi giang hồ vô dụng, đành bấm bụng nghe theo. Được một thời gian, đám của Bình lời to còn nó thì sức cùng lực kiệt. Nhiều lúc mắt hoa đầu choáng, chân tay bủn rủn mà nó chẳng dám rời bàn phím, vì sợ không có tiền.

    Nhưng rồi đuối quá, nó đành trốn tụi đàn anh mà tách ra riêng, tự dùng tiền mình, chơi được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Bình điên tiết, lùng sục nó khắp vùng. Ngày qua ngày nó phải trốn chui trốn nhủi. Có lần nó nghỉ học suốt ba ngày liền, dù vẫn giả vờ cầm cặp ra khỏi nhà để mẹ không hay. Mãi đến khi quân của Bình chọi nhau với một băng đảng xóm trên sứt đầu mẻ trán, bản thân gã bị đâm hai nhát nhập viện thì nó mới thoát được.

    Nó thoát được thằng Bình chứ không thoát được Liên Minh, Dota, Đột kích. Ngày qua ngày nó vẫn tích cóp để thỏa chí anh hùng. Có điều không còn quân thằng Bình yểm trợ, tiền nó gom được chẳng là bao. Nó chơi giỏi thật, nhưng dẫu sao cũng là một thằng nhóc lớp bốn, không có đường dây nên chẳng biết phải bán tài khoản kiểu gì. Hơn nữa càng ngày dân chơi càng tinh vi hơn, muốn thắng được không phải dễ. Tiền của nó cứ đội nón ra đi, chẳng trở lại bao giờ.

    Có lần bí quá, nó quyết định làm liều. Nhân lúc mẹ vắng nhà, nó lục lọi trong hộc tủ. Lục cả buổi trời, vẫn không thấy ví tiền của mẹ đâu. Máu điên nổi lên, nó gầm gừ rồi hất tung chồng quần áo xuống. "Cộp", dường như có vật nặng cùng rơi theo đống áo quần. Một tia hy vọng loé lên, nó đưa tay nhặt lấy chiếc áo làm đồng cũ sờn của mẹ. Quả có thứ gì như nặng nặng, cứng cứng ở ngăn túi bên trong. Nó thò tay vào và suýt nữa reo lên: Chiếc ví! Đưa mắt nhìn quanh không thấy động tĩnh gì, nó từ từ mở ví ra. Một tờ, hai tờ.. hai chục tờ! Mắt nó sáng lên, nụ cười ranh mãnh lộ rõ trên gương mặt. Nhanh thoăn thoắt, nó giấu tiền vào túi rồi trả mọi thứ về chỗ cũ. Vậy là có tiền để thỏa sức một ngày. Nó hí hửng chạy ngay vào quán trò chơi, tiếp tục mân mê những đoàn quân tuyệt đỉnh.

    Từ đó, cứ nhân lúc mẹ vắng nhà là nó lại mở tủ ra lục lọi. Một lần, hai lần, rồi ba lần.. Cây kim trong bọc cũng đến lúc lòi ra. Mẹ nó dần nghi ngờ về số tiền bị mất. Có lần bà hỏi, nó chỉ trơ ra, làm bộ như chẳng biết gì. Ban đầu bà nghĩ mình quẫn trí, đánh rơi ở đâu hoặc bị móc túi rồi. Nhưng nhiều lần như vậy thì chắc chắn chỉ có thể là do trộm. Bà bàn với dì Lan, quyết tâm tìm ra kẻ cắp tiền. Nó nào hay, cứ đinh ninh rằng mình đã lừa được mẹ.

    Một lần như thường lệ, đợi cho mẹ đi khuất rồi, nó lại mở tủ lục tiền. Chẳng khó khăn gì để tìm được chiếc ví, dù mẹ nó đã đổi chỗ mấy lần. Nó hồi hộp mở ví ra. Bỗng nó trợn tròn mắt: Ví trống rỗng, không một chút tiền.

    - Quái lạ! - Nó tự nhủ thầm. - Không lẽ mẹ nghi ngờ mình rồi sao?

    Đúng là bà nghi ngờ nó thật, nhưng không phải vì vậy mà bà cố ý giấu tiền. Số là gần đây dịch bệnh, công việc làm ăn thảy đều thất bát. Lại thêm bà theo vết xe đổ của nó, dính mắt vào điện thoại, suốt ngày chầu chực săn hàng giảm giá nên năng suất làm việc cũng kém đi. Chủ thấy vậy thì bực, trừ lương của bà. Bà ức lắm, nhưng không dám thôi việc, vì thời buổi kinh tế khó khăn, không một mảnh bằng đi đâu cũng khó. Lại thêm thằng con trời đánh mấy lần đánh cắp, nên giờ ngoài chút tiền phòng thân, tất cả những gì bà có là một con số không tròn trịa.

    Nó không biết điều đó nên vẫn cố gắng lục lọi, hất đồ đạc tung toé khắp phòng. Bất chợt có tiếng cửa mở. Nó giật mình quay lại, mẹ nó đã đứng đó tự bao giờ, mắt bà trợn lên, những nếp nhăn run lên bần bật:

    - Mày, đồ ác ôn, đồ khốn nạn. Mày ăn cắp tiền của tao! Trả tiền lại cho tao!

    Bà gào lên rồi lao vào đánh nó không thương tiếc. Một cái bạt tai mạnh chưa từng có, nó ngã nhào xuống chới với chẳng biết trời đất gì. Thêm một bạt tai nữa, rồi một bạt tai nữa. Mắt hoa đầu choáng, nó gào thét trong vô vọng. Nó giãy đành đạch, đạp đổ hết những chai nước bà đong để ở góc phòng. Một lần nữa hai mẹ con cùng nhau gào khóc, cảnh tượng thật trời sầu đất thảm.
     
    Zoecatbird, Dương2301chiqudoll thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng mười một 2020
  7. nghia1304 Minh Nhân

    Bài viết:
    25
    CHƯƠNG 6: VỊ CỨU TINH

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Từ hôm đó, mẹ nó lâm bệnh nặng. Bà sốt li bì, lắm lúc mê man. Từ khi có điện thoại, việc nhà cửa bà trở nên qua loa, nay bà bệnh mọi thứ càng trống trải. Nó ngày đêm chỉ dán mắt vào màn hình, nào có biết tự nấu mà ăn. Giờ mẹ bệnh, bụng đói meo mà không biết phải làm gì. Nó lại gào, lại thét:

    - Mẹ ơi, mẹ đừng chết nha mẹ. Mẹ đừng bỏ con.

    Mẹ nó không trả lời. Bà vẫn giận vụ nó lấy tiền đi chơi điện tử. Suốt đêm đó bà thức trắng, cứ cầm điện thoại mân mê nhắn hết người này người kia. Chiếc điện thoại cũ, bể nát màn hình, trong đêm tối càng làm bà đau mắt. Ấy vậy mà bà không buông được, sợ rời ra nỗi uất hận sẽ vồ lấy, bóp chết bà. Cứ thế, bà vật lộn với những dòng tin, đến sáng thì lăn ra bệnh.

    Ban đầu thấy bà nằm đó, nó chẳng thèm đá động, cứ loay hoay cùng ipad. Mãi tới trưa không có gì ăn, nó mới đến gần và phát hiện bà thở rất yếu, giọng nói thều thào. Nó hớt hải chạy qua nhà dì Lan, nhưng đám con cháu dì mở Karaoke lớn quá, gào thét cỡ nào cũng không nghe được. Nó đi lang thang khắp nơi tìm thấy thuốc, người mách thế này người mách thế kia, chẳng biết phải nghe ai. Chỉ biết bệnh của mẹ ngày càng thêm nặng.

    Nhìn bà xác xơ, tự nhiên trong lòng nó hối hận vô cùng. Phải chi nó đừng ham chơi quá, biết thương mẹ một chút, chịu khó học thêm một chút thì bà đâu phải buồn, phải khổ. Đằng này, đã chẳng giúp được gì mà nó còn lấy hết tiền mẹ để dành. Lỡ như mẹ uất quá, chết đi nó sẽ thành côi cút. Lúc đó bơ vơ đầu đường xó chợ, đói lạnh chẳng ai thương. Phía trước một màu tối đen như mực. Nghĩ đến đây, cổ họng ứ nghẹn, nó nấc lên thảm thiết. Trời bỗng đổ mưa, tiếng nước rả rích pha lẫn tiếng chim lạc mẹ. Nó nhìn ra hiên, một màu trắng xóa như tang. Màu trắng cứa nát cõi lòng thơ dại. Trời ơi! Nó biết phải làm sao đây?

    Bất chợt, một tiếng "két" vang lên, thấp thoáng bóng chiếc xe đạp đậu trước thềm. Nó nhận ra ngay cô giáo dạy mình năm lớp một, người đã tịch thu điện thoại của nó và lũ bạn, rồi bị một trận rùm beng phải thua nhường. Vừa thấy nó, cô reo lên:

    - A, Phan phải không em? Trời mưa quá, cô ghé vào mái hiên trú tạm, tình cờ lại ngay nhà em. Em và mẹ vẫn khoẻ chứ? Dạo này học hành sao rồi?

    - Em, em.. - Nó trả lời, vẫn lí nhí như xưa, nhưng không phải vì sợ cô mà vì đau đớn cho cuộc đời của nó.

    - Hừ, chắc lại nghịch điện thoại suốt buổi như ngày trước chứ gì. Còn mẹ em đâu?

    Nghe hỏi mẹ, nó òa lên khóc. Cô giáo thấy vậy cũng bất ngờ, cô sững lại tự ngẫm xem mình có tịch thu mất cái gì của nó không. Khi đã biết chắc là không, cô cúi xuống ghé sát người nó, ôn tồn hỏi:

    - Mẹ em làm sao?

    - Dạ thưa cô.. - Nó nói trong tiếng nấc. - Mẹ em bệnh nặng, em đi kêu mấy thầy thuốc rồi mà mẹ không có khỏi. Em sợ lắm cô ơi..

    Nó hết đưa tay trái rồi tay phải lên quẹt mắt, dáng điệu tội nghiệp vô cùng. Cô thấy thế cũng mủi lòng, trìu mến:

    - Em đừng lo, mọi chuyện sẽ ổn thôi. Đâu, đưa cô vào gặp mẹ xem nào.

    - Dạ để em dẫn cô vô.

    Nói rồi, nó đưa cô giáo len qua những món đồ lỉnh kỉnh, đến chỗ mẹ nằm. Cô giáo nhìn quanh, đã bốn năm rồi mà căn nhà chẳng có gì thay đổi. Vẫn mái hiên dột nước, vẫn bức tường nứt nẻ rêu phong. Mẹ nó nằm đó, thấy cô giáo thì cố gắng lên tiếng:

    - Chào cô, cô đến chơi.

    - Chị cứ nghỉ đi. - Cô giáo đến bên, ân cần. - Phan, mẹ em bị như vậy bao lâu rồi?

    - Dạ mẹ bị ba ngày rồi. - Nó vừa nói, vừa mếu. - Cũng tại em, em không tốt. Em lấy cắp tiền của mẹ đi chơi điện tử. Mẹ buồn quá nên mới đổ bệnh vầy nè. Cô biết ai cứu giùm mẹ em không cô ơi..

    Giọng nó tỉ tê nghe não ruột. Cô giáo vẫn gương mặt nghiêm nghị như xưa, nhưng thoáng nét hiền từ:

    - Em thấy không, mê chơi là có ngày gây hậu họa đó. Để coi nào, cô có người bạn làm bác sĩ, anh ấy cũng hay chữa miễn phí cho người nghèo. Giờ cô gọi thử xem sao.

    Nói là làm, cô lấy điện thoại gọi ngay cho bạn. Một lát, gương mặt cô giãn ra, điểm một nụ cười tươi thắm. Cô nhìn Phan, ôn tồn:

    - Tốt rồi. Anh bạn của cô nói có thể đến ngay, vậy em và mẹ chịu khó đợi chút nha.

    - Thiệt hả cô? - Nó mừng rỡ, mắt long lanh hy vọng. - Em cảm ơn cô!

    Một lúc sau, có tiếng xe máy ngoài hiên, người bác sĩ vội vã bước vào. Sau khi hỏi han tình hình, ông nhanh chóng vào việc. Chỉ một lát, ông đã hiểu ngay bệnh tình của mẹ nó. Toa thuốc lập tức được kê ra, mẹ nó theo đó mà điều trị, thấy tỉnh táo dần. Liên tục đến ngày thứ tư thì khoẻ hẳn.

    Một tuần sau đó, nó và mẹ mua hộp bánh sang nhà cô giáo chơi để tỏ lòng cảm ơn. Cô mỉm cười đôn hậu, tiếp đón hai mẹ con niềm nở như người nhà. Chuyện trò được một lúc, cô quay sang hỏi nó:

    - Phan này, có điều cô hỏi thật: Sau chuyện này em có rút ra bài học gì không?

    - Dạ có. - Nó đáp, vẫn với giọng lí nhí như thường lệ. - Em sẽ cố gắng học hành, không mê chơi nữa. Em sẽ không làm mẹ thất vọng ạ.

    Cô nghe vậy thì rất hài lòng, nụ cười hiền lướt nhẹ trên môi.

    - Em biết vậy là tốt rồi. Thời nay cám dỗ nhiều. Mới sinh ra người ta đã bị dính vào iphone, ipad. Chơi đến đờ đẫn cả người, thậm chí choáng váng, mù mắt rồi sinh bệnh.

    Đến đây, bỗng mẹ nó giật mình. Bà thấy được chính bản thân trong những câu nói đó.

    - Dính vào như vậy, vừa ảnh hưởng tới sức khoẻ vừa ảnh hưởng tâm lý - Cô ôn tồn tiếp - Nếu vậy sau này làm sao góp ích gì được cho đời? Em không thương mẹ thì cũng phải nghĩ đến bản thân. Cơm em ăn, áo em mặc đều do xã hội mà có, chẳng lẽ em để mình hư hỏng rồi chết trong vô nghĩa hay sao?

    - Dạ vâng - Nó gật đầu xụi lơ, dù không hiểu lắm những lời cô giảng.

    - Nói thật trong số học sinh ngày ấy, cô rất quý em. Vì nhà em nghèo nhưng mẹ vẫn tần tảo lo cho em ăn học. Có quý, có quan tâm nên cô mới góp ý nhiều. Em cố gắng phấn đấu bằng bạn bằng bè, chớ phụ lòng mẹ nha em. Cố lên, cô tin em làm được!

    Lời động viên của cô làm nó thấy ấm lòng. Gương mặt hớn hở, nó dõng dạc:

    - Dạ, thưa cô, em xin hứa.

    Mẹ nó thấy vậy cũng mỉm cười, bà đã có thể thở phào nhẹ nhõm. Trò chuyện thêm ít lâu, hai mẹ con từ tạ ra về. Nắng chiều in bóng hai người, những làn gió thổi yên bình về xóm cũ.
     
    Zoecatbird, Dương2301chiqudoll thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng mười một 2020
  8. nghia1304 Minh Nhân

    Bài viết:
    25
    CHƯƠNG 7: CON SÓNG DỮ

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Từ đó liên tiếp ba năm, nó bỏ hẳn trò chơi điện tử, chỉ tập trung vào học. Mẹ nó cũng dứt những phi vụ săn hàng giảm giá, cố gắng làm gương tốt cho con. Có thể nói đó là khoảng thời gian đẹp nhất mà hai mẹ con có được. Những bữa cơm đầm ấm, cùng chuyện trò vui vẻ. Sự êm đềm ấy khiến dì Lan ghen tỵ vô cùng.

    Nhưng hỡi ơi, đời đâu phải là mơ. Mọi chuyện chẳng thể nào suôn sẻ mãi. Năm nó lên lớp tám, một con sóng dữ nữa lại tràn bờ, lần này mạnh gấp đôi con sóng trước. Lần đó, hôm khi tan học, lũ bạn trong lớp rủ nó đánh Liên Minh:

    - Ê Phan, tao nghe nói hồi đó mày trùm lắm phải không? Vậy mà giấu nghề suốt ba năm, làm bọn tao tưởng mày không biết điện tử là gì.

    Thằng bạn béo lùn nheo mắt khích.

    - Thì bây giờ tao có biết điện tử là gì nữa đâu! - Nó xuề xòa.

    - Thôi bớt đi ông tướng! - Một thằng gầy còm vỗ vai nó. - Dù sao hôm nay cũng thi xong hết rồi, mày đi xả xì-trét với bọn tao đi. Có gì cho tụi tao mở mang tầm mắt chớ hả?

    - Phải đó, phải đó. - Một đứa khác tán đồng. - Đi đi, đừng lo tiền nong gì hết, mày thắng thì tụi tao bao mày một chầu, ô kê?

    Bị nguyên đám bạn dồn ráo riết, lại nghĩ đã bỏ lâu rồi chơi một chút cũng không sao, nó đành gật đầu:

    - Ừ, đi thì đi!

    Nó và tụi bạn cấp hai dẫn nhau vào quán ngày trước. Đã bốn năm mà không khí chẳng đổi thay gì. Vẫn đám đông dí mắt vào màn hình, vẫn những tiếng chửi thề, văng tục. Vẫn âm thanh đinh tai nhức óc từ các giàn loa. Và ngập cả căn phòng vẫn là mùi khói thuốc.

    Nó và đám bạn nhanh chóng chia phe rồi ổn định mỗi người một máy, sẵn sàng lâm trận. Với kinh nghiệm đánh thuê xưa, quân của nó dần chiếm được ưu thế. Vẫn chiêu thí quân mình, đánh tập hậu, nó khiến bên địch chẳng có đường lui. Đang hăng máu thì một bàn tay đập lên vai nó. Tưởng lũ bạn đùa nghịch, nó không thèm quay lại mà chỉ làu bàu:

    - Yên coi nào!

    Nhưng bàn tay không bỏ ra mà còn vỗ thêm mấy cái nữa. Bực mình, nó quay lại gắt:

    - Đã nói là yên rồi..

    Bất chợt nó im bặt, mặt không còn giọt máu. Trong phút chốc, nó nhận ra ngay cái dáng cao kều, mái tóc bù xù và gương mặt sần sùi nham hiểm ngày xưa. Không ai khác đó chính là Bình. Ngày trước, sau trận đánh nhau với quân xóm trên, gã bị thương nằm viện một thời gian dài. Rồi phần vì tai tiếng, phần muốn bảo vệ cho con nên thầy Quân quyết định chuyển nhà đi, biệt tăm biệt tích. Từ đó, không ai biết Bình ở phương nào. Chẳng hiểu sao giờ gã lại có mặt ở đây, theo sau còn có năm, bảy đàn em hộ tống?

    Nó đang băn khoăn không biết phải phản ứng sao thì Bình đã giở câu nói cũ:

    - Thời buổi nào mà còn chơi những trò trẻ con này hả cưng?

    Đến lúc này nó mới hoàn hồn, miệng lắp ba lắp bắp:

    - Anh.. anh Bình, tại sao anh lại ở đây?

    - Ha ha ha! - Bình phá lên. - Tao đến đòi nợ mày chứ sao nữa!

    Nghe tới đây, mặt nó tái mét, không còn biết nói gì. Mắt nó trân trân nhìn Bình, răng đánh vào nhau cầm cập. Bình thấy thế càng cười lớn hơn:

    - Ha ha. Mày vẫn thỏ đế như ngày nào. Tao mới nói vậy mà đã són ra quần.

    - Anh, anh.. - Nó lí nhí. - Anh không phải đến đòi nợ em sao?

    - Tao mà muốn đòi nợ thì tao đã dẫn đàn em đến san bằng dãy trọ nhà mày rồi. Thôi bỏ đi, qua nhà tao chơi, anh em cùng nhau tâm sự.

    Nó nhìn Bình, mặt bán tín bán nghi. Xưa giờ nó chỉ thấy gã đàn anh thét ra lửa, chứ ở đâu có chuyện rủ về nhà tỉ tê tâm sự bao giờ. Nhưng nhìn năm, bảy đàn em gân guốc phía sau, nó đâm sợ. Không còn cách nào khác, nó đành bỏ đi trước sự ngơ ngác của lũ bạn thân, chẳng lâu sau có mặt tại nhà Bình.

    Nói là nhà nhưng đó chỉ là một căn phòng trọ đơn sơ, phòng nào phòng nấy là những con nghiện nằm rũ rượi. Số là từ lúc dọn đi, Bình vẫn ngựa quen đường cũ, ăn chơi trác táng. Thầy Quân chịu không nổi liền viết giấy từ con, đuổi gã ra khỏi nhà. Ban đầu tưởng ba giận mình thật, Bình còn tính đấu dịu mà ở lại. Sau biết ba muốn đuổi mình đi để rảnh tay lang chạ với người đàn bà khác thì gã sụp đổ hoàn toàn. Ngày trước mẹ vì mê bài bạc, ôm một đống nợ bỏ nhà trốn mất, gã đã đau khổ biết bao nhiêu. Nay ba gã, một giáo viên đạo mạo được nhiều người tôn kính, hết dính vào ấu dâm lại dan díu với người, Bình cảm thấy cuộc đời như không còn gì nữa. Máu báo động vốn chảy ngấm ngầm nay trỗi dậy mãnh liệt hơn bao giờ hết. Gã tập hợp một lũ côn đồ, vốn là dư đảng trước khi nhập viện, cùng nhau phiêu bạt nay đây mai đó. Tình cờ biết bọn giang hồ ngày trước đâm mỗi đưa mấy dao do không biết đút lót nên đã bị công an diệt, gã hớn hở trở về. Nhà cửa không có, gã được một đàn em giới thiệu cho xóm trọ, vốn là tụ điểm hút chích xì ke. Cuộc sống cứ thế dần trôi, gã và đàn em chìm đắm trong truỵ lạc và đâm chém. Chợt nhớ ra nó, gã tìm về quán cũ, rình xem thằng đàn em phản trắc nay đâu. Biết có lột da nó cũng chẳng ích gì, nên gã lân la tìm cách dụ ngọt. Cũng vì thế mà khi rước nó về, gã bày hẳn một mâm rượu thịt linh đình.

    "Một, hai, ba, dô!", tiếng ly chạm nhau chan chát, cả bọn say sưa không biết đường về. Nó vốn chẳng biết uống bia nên chỉ cầm chừng, chốc chốc đưa mắt đảo qua đảo lại, định tìm dịp thuận lợi sẽ chuồn ngay. Nhưng xui cho nó, xung quanh đều là những tay có máu mặt, nếu thoát được ra khỏi phòng thì cũng bị vây bởi đám xì ke trong dãy trọ. Nó đành im thin thít chẳng biết làm sao.

    Tiệc tan, tên nào tên nấy mặt đỏ như trái gấc, nói năng lảm nhảm, có tên lê lết như kẻ chết trôi. Bỗng Bình cầm chai rượu giơ lên ra hiệu:

    - Tời giờ rồi, hành động thôi anh em!

    Ngay lập tức, hai tên cao thủ lực lưỡng chạy lại khép cửa, bốn tên khác kéo rèm kín mít, che hết cửa sổ lẫn lối đi. Nó nhìn quanh, ngơ ngác chẳng hiểu gì, mặt tái đi vì sợ chúng giở trò giết người giấu mối. Chờ một hồi lâu, hai đàn em của Bình lấy ra một cái ti-vi màn hình phẳng chẳng biết trước đó được giấu ở góc nào. Bình đến ngồi gần nó, vỗ vai, vẫn giữ nụ cười nham nhở:

    - Chú em, ba cái trò Liên Minh là xưa như Trái Đất rồi. Bây giờ anh sẽ cho chú biết thế nào là thú vui người lớn!

    Lập tức màn hình được bật lên. Nó vẫn há hốc miệng chẳng hiểu điều gì. Chỉ thấy một đoạn phim mờ mờ, quay cảnh một người đàn ông và một người đàn bà, cả hai đang làm những trò biến thái không tưởng được. Xung quanh, cả Bình lẫn bọn đàn em đều cười khoái trá. Nó cũng thấy trong người như trộn trạo, một cảm giác nó chưa biết bao giờ. Đầu hoa, mắt choáng, nó như lịm đi, không thể rời tâm trí khỏi màn hình được nữa. Cứ thế nó say sưa theo dõi từng cử chỉ, động tác của hai người. Nào biết đâu đó chính là thuộc độc, sẽ huỷ hoại cả cuộc đời của nó!

    Bình nhìn sang, thấy nó đang say mê chăm chú, biết kế hoạch đã thành công. Gã khoái chí, đưa chai rượu lên nốc ừng ực. Xung quanh, những đàn em từ người bỗng trở thành thú, chúng bỏ hết những thứ vướng bận đi rồi bắt chước đôi nam nữ trên màn hình. Cảnh tượng ghê tởm không tả nổi. Nó nhìn mà cũng mắc ói, buồn nôn. Cuốn phim kéo dài cả tiếng đồng hồ, đưa nó từ cảm giác này đến cung bậc khác. Khi khủng khiếp, khi lâng lâng, khi lại vô cùng kinh tởm. Nhưng có Bình kè kè bên cạnh, nó chẳng dám hé lấy nửa lời. Cho đến khi đoạn phim kết thúc, nó mới được tha.

    Rèm lại được mở ra, Bình và đàn em đưa nó về lại quán. Bình lấy một cái túi trao cho nó và dặn:

    - Nhìn mặt chú em là biết thích rồi phải không? Anh nói cho mà nghe, những thứ này lên mạng kiếm cũng có thôi, nhưng anh có đường dây, tuyển tập các băng chất lượng hơn nhiều. Chú em cứ giữ mà coi, khi nào chán thì tới đây anh cho xem cái mới.

    Nói xong, gã cười phá lên. Còn nó chỉ ậm ừ, bởi vẫn còn choáng hơi men, choáng luôn những hình ảnh dâm ô vẫn còn chờn vờn trong tâm trí. Mãi một lúc nó mới định thần lại, đón lấy chiếc túi rồi vội vã ra về.

    Nó ra về, bỏ lại sau lưng tiếng cười khoái trá của Bình và đồng bọn. Bỏ lại luôn tuổi thơ trong sáng, bình yên. Bỏ lại một tâm tính hiền lành cùng lời khuyên từ cô giáo. Để rồi từ đây, một bầu trời đen tối lại phủ kín cuộc đời.
     
    Zoecatbird, Dương2301chiqudoll thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng mười một 2020
  9. nghia1304 Minh Nhân

    Bài viết:
    25
    CHƯƠNG 8: THUỐC ĐỘC

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nó về đến nhà, hớp một ngụm nước rồi xuống đằng sau rửa mặt. Nó rửa mãi, rửa mãi, vẫn không thấy tỉnh hơn chút nào. Những hình ảnh ban chiều cứ phảng phất đâu đây. Từng cử chỉ của người đàn ông và người đàn bà hiện rõ mồn một trong tâm trí nó. Nó gào lên, lắc đầu mấy cái nhưng không thể xua đuổi được những ám ảnh kia. Nhìn quanh, thấy mẹ vắng nhà, nó liền mở chiếc túi của Bình ra xem thử. Đập vào mắt nó là những hình ảnh thô tục vô cùng được dán làm bìa. Nó muốn tránh né, nhưng mắt nhắm rồi lại mở ra. Khổ quá! Nó, một chàng trai đang tuổi dậy thì, tránh sao khỏi những tò mò như vậy. Rồi như không kìm được, nó bỏ dĩa vào máy tính mở lên xem. Vốn cũng vì mẹ nó thấy con mình đã cải tà quy chánh, chăm chỉ học hành, lên cấp hai lại có môn tin nên bà ráng tích cóp mua cho nó cái máy tính cũ. Nào ngờ đâu giờ nó dùng món quà bằng mồ hôi nước mắt của bà để xem những trò đồi bại này.

    Vừa mở lên, nó đã bị cuốn hút ngay từ những giây đầu. Đây không phải là cảm giác cuốn hút của trò chơi điện tử, mà mãnh liệt hơn gấp bội. Nó cứ dán mắt thao láo vào màn hình mà không dừng lại được. Rồi cứ thế, ngày qua ngày nó lén mẹ để xem. Xem chán, nó đến gặp Bình để tìm xem nữa. Nhưng Bình đâu phải tên khờ. Gã rao bán với giá cắt cổ và bắt nó mua chịu. Nó bực quá, trở về, tự tìm trên mạng. Nhưng đa số các trang đều bị chặn, có xem cũng không được chất lượng như những băng dĩa của Bình. Chẳng biết làm sao, nó đành xem đi xem lại. Một lần, Bình gạ nó:

    - Thôi, anh biết cưng cày nát đám dĩa ở nhà rồi. Bây giờ sợ đắt thì nghe anh, theo đường dây đem bán những băng dĩa này cho đám bạn, anh còn cung cấp cả dịch vụ xem thả ga trọn gói một năm nữa. Lúc đó tụi mình tha hồ ăn chia!

    Nó ngần ngừ không biết làm sao. Nhưng rồi cảm giác kích thích cứ nhen nhúm mãi, nó không chịu được đành phải gật đầu. Vậy là một lần nữa, nó trở thành nô lệ cho người đàn anh cũ. Tuy vậy, nó vẫn cố gắng giữ vững thành tích học tập để không phụ lòng của mẹ.

    Nhưng đợt sóng này mạnh quá, công phá hết những thành trì đạo đức của cậu trai mười bốn tuổi. Nó cố học mà chữ cứ chạy đâu đâu. Chỉ thấy những hình ảnh quỷ ma kia lởn vởn trong trí óc. Bởi mới nói đó là thuốc độc, không cầu mà đến, đuổi mãi chẳng đi. Ngoài nó ra, ở thế giới lớn rộng ngoài kia cũng có bao nhiêu người đang vật vã với thứ độc dược này. Chúng tràn lan trên phim ảnh, mạng xã hội, thậm chí cả các băng-rôn quảng cáo. Chúng như những giọt sương, tưởng không ướt áo nhưng lại thấm vào xương tuỷ tự bao giờ. Chúng len vào từng lớp tế bào, cắn xé hết những gì tinh khôi nhất. Chỉ để lại một thân xác rũ rượi đầy thèm khát, sống nửa thú nửa người. Khi nó nhận ra thì đã trễ. Độc đã vào đến tận tâm can. Để giờ đây, có muốn dứt cũng chẳng dễ dàng gì. Chỉ tội cho mẹ nó cứ tưởng nó vẫn còn ngoan lắm. Mỗi lần thấy mẹ tảo tần vất vả, nó lại ứa nước mắt, niềm hối hận ngập tràn. Nó gào thét, la ó, chỉ mong được trở lại như xưa.

    Nhưng Bình đâu phải tay vừa. Gã quyết dụ dỗ nó thành tay sai đắc lực. Một lần gặp tại dãy nhà trọ như thường lệ, gã hăm hở bảo:

    - Thế nào, xem riết đã chán chưa chú em, theo anh đi trải nghiệm thực tế chứ?

    - Trải nghiệm thực tế.. là sao hả anh? - Nó rụt rè, vẫn gương mặt thỏ đế mọi khi.

    - Hỏi nhiều, đi rồi biết!

    Nói đoạn, Bình phất tay. Năm, sáu thằng đàn em cùng xuất hiện, hộ tống gã và nó lên đường. Nó lúi húi đi theo, môi dâu dẩu như muốn nói gì không rõ. Xung quanh, bọn đàn em thằng nào thằng nấy thuốc lá phì phèo. Nó tự nhủ: Ừ thôi sao cũng được. Ông Bình ổng chưa bắt mình hút xì ke là còn may lắm!". Nó nào hiểu, Bình làm gì cũng có ý đồ. Biết nó nhát gan, lại hay gào thét, dụ nó thành con nghiện nó làm liều, la lối om sòm lên thì chỉ có mà hỏng chuyện. Lại thêm tiền thuốc để nuôi tốn kém vô cùng. Mấy phi vụ lớn cỡ hàng trắng, phải là thằng có máu mặt. Chứ như nó, vừa xách bịch đồ vừa run cầm cập thì đi tong ngay. Nên với nó, tốt nhất cứ để làm cái gì nó đam mê, như điện tử, như phim đồi truỵ. Mấy món này đám trẻ con ra đời đứa nào cũng thích. Bởi hiểu tâm lý đàn em như vậy, mà bao lần tan nát, Bình vẫn trụ được tới giờ.

    Cả bọn đi rất lâu, băng qua những đồng ruộng bao la, những con đường mòn heo hút, cuối cùng dừng lại tại một căn nhà nhỏ ven hồ. Nhìn bên ngoài, căn nhà có vẻ đơn sơ, chỉ có vài cái võng cho khách nằm uống nước. Ngờ đâu xuống dưới tầng hầm mới biết đây là cả một tụ điểm ăn chơi đồ sộ. Chỉ mới bước mấy bước đã nghe tiếng nhạc xập xình, tiếng cụng ly chan chát, tiếng trai gái bỡn cợt giữa hơi men. Bình dắt nó và bọn đàn em vào căn phòng sang nhất, có ghế sa lông, đèn chùm chớp nháy tạo những màu xanh đỏ. Trên bàn, đồ ăn đồ uống bày la liệt: Nào tôm hùm, gà nướng, nào nước ngọt, bia hơi. Hết thảy Bình đã dặn đàn em làm trước khi đổ bộ. Gã búng tay một phát, cả bọn lao vào nhập tiệc. Một gã đàn em lại chỉnh âm-li, trong phút chốc tiếc nhạc nổ lên đinh tai nhức óc. Nguyên đám vừa lắc lư theo giai điệu giựt giựt, vừa đánh chén thỏa thuê. Khi tất cả đã ngà ngà say, Bình với tay bấm chiếc chuông gần cửa sổ. Lập tức bốn năm thiếu nữ tóc nhuộm xanh đỏ, áo dây váy ngắn bước vào. Cô nào cô nấy dậm hàng trăm lớp phấn, mùi nước hoa xốc lên nồng nặc. Nó không quen nên bị hỉ mũi mấy lần.

    Nhanh thoăn thoắt, toán thiếu nữ chia nhau, mỗi cô ngồi hầu một khách. Nó thấy cô gái ngồi cạnh mình có vẻ quen quen nhưng không nhớ là ai. Mãi đến khi cô nàng cất giọng nó mới giật mình:

    - Trời đất, bé Hai con dì Lan đây mà! Tại sao em lại ở đây?

    Dù đã cố nguệch ngoạc những đường trang điểm nhưng dưới ánh đèn màu, gương mặt non choẹt của bé Hai trông thật đáng thương. Nhỏ không ngờ lại gặp nó nơi này. Nhưng rồi cố lấy lại bình tĩnh, nhỏ nở một nụ cười kiêu ngạo:

    - Thì tất nhiên là vì tiền chứ gì nữa! Em cần tiền để mua sắm, để chơi điện tử. Mà má không cho. Mà còn bận hát karaoke miết. Rồi em gặp anh Bình, được ổng dẫn vô đây.

    - Trời đất ơi! - Nó thốt lên. - Em có biết em đang làm gì không hả? Em đi về học ngay. Giờ này em phải ở trên lớp mới đúng.

    - Còn anh thì sao? - Bé Hai vênh mặt. - Anh cũng trốn học ra đây chứ tốt đẹp gì. Thôi đừng lên lớp nữa. Trước anh, em đã tiếp mấy khách rồi, cũng rành mùi đời lắm.

    Nghe bé nói mà nó lợm giọng. Một cô bé mới lớp bảy, đã biết gì đâu mà lại rơi vào chốn tăm tối này. Bỗng có tiếng lè nhè từ những đứa xung quanh. Thì ra chúng đã bắt đầu hành sự. Cảnh tượng thô bỉ không thể tả. Bé Hai cũng nhìn nó cười ranh mãnh, rồi bắt đầu đưa tay đến vuốt ve. Cử chỉ chẳng khác gì những người đàn bà nó từng xem trong băng đĩa. Tự nhiên nó thấy ớn lạnh cả người, chẳng phải vì vui sướng mà vì kinh tởm. Nó tưởng như mình rơi xuống mười tám tầng địa ngục, nơi có những con quỷ nửa người nửa thú đang lang chạ với nhau. Trong phút chốc, nó thấy hình ảnh mẹ mình đang khóc. Rồi lời cô giáo ở đâu văng vẳng. Không, không thể thế này! Nó phải chạy khỏi đây ngay! Nhưng bốn bề kín mít, nó phải làm sao cho thoát?
     
    Zoecatbird, Dương2301chiqudoll thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng mười một 2020
  10. nghia1304 Minh Nhân

    Bài viết:
    25
    CHƯƠNG 9: ĐẪM MÁU

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nguyên bé Hai được dì Lan cưng chiều rất mực, cả ngày ngoài nghịch điện thoại ra chẳng phải làm gì. Một lần lướt mạng, bé quen được gã bạn trai. Hai đứa chơi điện tử chung đâu khoảng hai tuần thì ngỏ lời yêu đương xắng xít. Ngay lần đầu hẹn hò, gã nhân tình đã đòi nhỏ đi nhà nghỉ. Ở lứa tuổi mười ba, nếu là những cô gái chắc sẽ ngại ngần nhưng bé Hai thì không. Ngay từ nhỏ, bé đã được mẹ truyền dạy tư tưởng tân thời, phóng khoáng. Dì Lan trước khi cưới cũng qua lại với mấy người đàn ông, thành thử ra bị nhà chồng khinh miệt. Dì ức lắm, quyết nêu cao tinh thần giải phóng cho con mình đỡ khổ. Ngày nào dì cũng nói: "Ôi ba cái trinh tiết giữ làm chi cho mệt! Như tao nè, theo trai từ nhỏ vẫn chồng con đề huề đó thôi!". Thấm nhuần tư tưởng đó của mẹ nên vừa bị tên kia gạ gẫm, nhỏ ừ liền.

    Từ đó, cứ sau giờ học, bé Hai lại lén lút cùng nhân tình đi nhà nghỉ. Bao nhiêu tiền nong, cả tiền phòng, tiền ăn, tiền quần áo, nhỏ lo cho bạn trai không thiếu thứ gì. Tên kia vốn gạo cội trong tình trường, thấy nhỏ vậy càng thẳng tay đục khoét. Miệng ăn núi lở, sau mấy tháng tiền dành dụm của nhỏ chẳng còn được là bao. Dì Lan tuy thoải mái nhưng dì còn bận đánh tứ sắc và chơi hụi, thành ra nhỏ không dám xin nhiều. Cuối cùng, được Bình dẫn dắt, nhỏ đi làm gái để kiếm thêm. Chẳng may gặp nó ở đây, nhỏ sợ lộ chuyện liên luỵ đến bạn trai nên nói dối là cần tiền mua sắm, chơi điện tử. Biết nó quá rõ, bé Hai chẳng hy vọng gì tiền boa, nhưng được Bình hứa xong vụ này sẽ thưởng một món hời, nhỏ cũng nhiệt tình xông xáo. Nhỏ nhào đến vuốt ve, còn nó thì né tránh, người đổ mồ hôi hột. Hai bên vờn qua vờn lại một hồi lâu.

    Bỗng "ầm", cánh cửa mở tung, một thanh niên hốt hoảng chạy vào, chưa đến nơi đã té lăn xuống, khắp người run lẩy bẩy. Nó nhận ra ngay đó là một trong những tên đến quán điện tử hôm nọ. Tên này nhìn Bình với ánh mắt thảm thương cầu cứu:

    - Đại ca ơi, chết em rồi đại ca ơi.

    Bình đang vui, thấy vậy liền đổi sắc mặt. Gã hớp một ngụm bia rồi nghiêm giọng hỏi:

    - Chuyện gì? Bình tĩnh nói tao nghe coi.

    - Dạ đại ca còn nhớ nhỏ Hoa hôm trước không? Em lỡ làm nó có bầu. Bây giờ nhà nó đang bắt cưới..

    Cả đám nghe vậy cười phá lên. Chỉ có nó là nín lặng. Bất chợt những câu nói ngày xưa của ba văng vẳng bên tai: "Chẳng qua do cô có thai thằng Phan nên tôi không nỡ bỏ". Ra là thế, ba mẹ nó cũng đã bị những cám dỗ này làm thất điên bát đảo. Họ đến với nhau vì hưởng thụ, rồi khi có hậu quả, phải ràng buộc thì gây lộn với nhau. Một tấn bi kịch không hồi kết. Ấy vậy mà giờ đây nó cũng theo vết xe đổ ngày xưa, gieo mình vào hố sâu tội lỗi. Nếu có chuyện gì xảy ra, nó lại trói chặt đời mình với bé Hai, rồi mỗi ngày là những khổ đau dằn vặt. Trong phút chốc, nó thấy rõ mồn một tương lai tăm tối đang chờ. Không, nó không thể tiếp tục như thế được. Nghĩ vậy, nó đẩy bé Hai ra xa, trán mướt mồ hôi lạnh.

    Bình vẫn chưa chú ý đến những cử chỉ của nó. Gã cười khẩy nhìn thuộc hạ:

    - Thì mày cưới nó đi là yên chuyện chứ có gì đâu.

    Cả bọn lại phá lên sặc sụa. Tên đàn em ở dưới cau mày:

    - Trời, đại ca nghĩ sao. Em theo đại ca từ nhỏ, nhà nghèo rớt mồng tơi lại còn có mẹ già, rước con quỷ cái đó về để nó phá banh nhà chắc. Khổ cái nó quen với nhiều đồ đảng quá, cha cũng là người có máu mặt trong giới giang hồ. Cuối cùng, em làm liều, giả bộ đồng ý rồi lấy cớ chở nó về quê ra mắt ba mẹ. Nó hí hửng tưởng thật, leo lên xe đi liền.

    Cảm thấy có gì không ổn, Bình sựng lại:

    - Rồi sao nữa?

    - Đến quãng vắng, em giả bộ xe hết xăng, kêu nó xuống. Canh chừng không có ai, em rút dao Thái ra đâm nó mấy nhát liền. Đến khi thấy mắt nó trợn trừng, em liệng xác xuống cống rồi bỏ chạy.

    Nghe đến đây, nó thấy rợn hết da gà. Một người từng chung chạ với mình, lại mang thai cốt nhục của mình mà hắn dám giết, thật không có tội ác nào hơn. Riêng Bình, gã giận đỏ mặt, đấm tay xuống bàn đánh "rầm". Rồi chỉ thẳng mặt đàn em, gã quát:

    - Bà mẹ mày! Làm ăn ngu vậy hả? Biết nó khét tiếng giang hồ còn đi giết người giấu mối. Chắc mày bị vây cánh của nó truy ra rồi chứ gì?

    Tên kia quỳ mọp xuống, run cầm cập, chắp tay như vái lạy Bình:

    - Dạ đúng rồi, tụi nó sắp kéo đến đây. Giờ này có lẽ đang xuống tầng hầm. Đại ca ơi, đại ca thương tình cứu em lần này, em nguyện từ rày về sau đại ca sai gì em cũng làm hết. Cứu em với đại ca ơi!..

    Bình điên máu, đứng phắt dậy. Gã giơ chân đá tên đàn em ngã lăn quay, rồi lấy mũi giày giẫm lên má hắn, không cho ngóc đầu lên được. Vữa giẫm, gã vừa nghiến răng kèn kẹt:

    - Tổ cha mày, mày ngu thì chết, đừng hòng liên luỵ đến tao.

    Bỗng "uỳnh", cánh cửa mở tung. Một toán du côn bặm trợn xông vào. Chúng cầm theo nào mã tấu, nào dao găm, mặt đứa nào đứa nấy đằng đằng sát khí. Thấy toán này xuất hiện, hết thảy trong phòng, từ trai lẫn gái đầu đứng dậy. Những cô ả giang hồ run rẩy níu tay khách, có cô sợ quá khóc toáng lên. Bình bước lên trước, ra hiệu cho đàn em bình tĩnh. Từ trong đám thanh niên mới vào, một gã đeo kính râm, tóc vàng choé bước ra. Y đưa mắt nhìn quanh, trâng tráo:

    - Thì ra là Bình sẹo. Lâu quá không gặp.

    Nguyên Bình sau những lần tử chiến có vết sẹo dài trên mặt, đám giang hồ vẫn gọi là Bình sẹo.

    - A, ra là Long còi. Sao mày biết chỗ này mà đến?

    Bình đã rõ sự tình, nhưng vẫn giả lơ. Long hất hàm:

    - Hừ, chỗ ăn chơi khét tiếng của mày, ai mà không biết. Chắc mày cũng nghe kể tội ác của thằng đàn em đối với con Hoa rồi chứ gì. Hôm nay tao đến đây để đòi công bằng cho nó!

    Bình nghe vậy thì cười ha hả. Gã đưa chân đá thằng em về phía Long, nói lớn:

    - Mày cần thằng chó này phải không? Đây, tao giao nó lại cho tụi bay. Nó là đứa ăn hại, tao cũng chẳng muốn giữ làm gì.

    Gã đinh ninh là đám này đến trả thù cho nhỏ Hoa thực, nên chẳng ngần ngại giao luôn hung thủ. Nào ngờ Long đã có chủ trương sẵn, nhân vụ này tiêu diệt hết cánh của Bình, hòng mở rộng đất làm ăn. Hắn cười phá lên, chỉ thẳng mặt Bình mà quát:

    - Ha ha. Mày tưởng dễ như vậy sao? Chó hư là tại chó đầu đàn. Mày đào tạo ra thằng khốn này, thì mày phải có trách nhiệm. Hôm nay, để tao dạy cho đám ôn tụi mày một bài học nhớ đời.

    Rồi không đợi Bình kịp nói thêm, hắn hất tay ra lệnh:

    - Tụi bay xông lên!

    Cả đám lao vào hỗn chiến. Bàn ghế, chén đĩa bị hất tung lên. Tiếng gào thét, la ó vang trời. Quân của Bình ít người hơn, lại bị bất ngờ nên dần yếu thế. Đuối quá, gã làm liều, lao tới chém thẳng mặt Long. Nào ngờ đâu tên này có võ, hắn hất tung dao Bình sang một phía, ghim trúng tim thằng đàn em khốn nạn. Đó chính là thằng đã giết nhỏ Hoa. Được đà, Long lao tới toan kết liễu đời Bình. Trong cơn nguy khốn, Bình chụp lấy con dao gọt trái cây dưới sàn, phóng thẳng vào Long. Quá bất ngờ không né kịp, hắn ngã xuống, mắt trợn long sòng sọc. Cánh đàn em thấy đại ca mình chết thì điên tiết lên, lao vào chém loạn xạ. Bình bị đâm năm sáu nhát, chết gục dưới sàn. Bọn thuộc hạ cũng bị bổ vào đầu, không một đứa nào sống sót. Đám thiếu nữ bị toán mới đè ra hãm hiếp giữa đống máu tươi, cảnh tượng kinh khiếp vô cùng. Bé Hai thoát được, chạy lên trên, thấy tất cả người bên ngoài đều gục chết. Nhỏ lục tìm được túi đồ của mình, liền vội mọc điện thoại ra, tay run run nhấn số:

    - A lô. Công an phường nghe đây.

    - Mấy chú ơi, mấy chú làm ơn đến ngay quán Hoài Hương. Ở đây đang có vụ thanh toán đẫm máu. Cứu con với mấy chú..

    - Ờ, được rồi. - Đầu dây bên kia cắt ngang. - Đợi hai tiếng nữa mấy chú đến dọn xác cho nghe. Chứ giờ đang đánh nhau tùm lum, khó xử lắm.

    - Nhưng mà mấy chú.. ơ..

    "Tút.. tút.. tút.." Đầu dây bên kia đã cúp máy mất rồi. Bé Hai dòm xung quanh không thấy ai, liền bỏ chạy. Vừa chạy nhỏ vừa bấm tin nhắn cho gã nhân tình. Bỗng "rầm", một chiếc xe tải lao tới, kết liễu đời của nhỏ.
     
    Zoecatbird, Dương2301chiqudoll thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng mười một 2020
Trạng thái chủ đề:
Đã bị khóa
Trả lời qua Facebook
Đang tải...