Hỏi đáp Trở nên mạnh mẽ hơn trong mắt người khác, nên hay không?

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Mạnh Thăng, 17 Tháng một 2022.

  1. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,595
    Chào mừng các bạn đã quay trở lại với Game Show - Ai Là Nhà Tâm Lý Tài Ba?

    Để tiếp tục chương trình, mình xin gửi đến các bạn một câu hỏi tình huống như sau.

    Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã phần nào hiểu được chính mình, hiểu được phần nào mạnh mẽ và phần nào yếu đuối của nào bản thân. Tuy nhiên, chẳng một ai trong chúng ta muốn sự yếu đuối ấy biểu lộ trước mắt người khác, vì thế nên chúng ta thường tìm cách che đậy nó bằng cách trở nên mạnh mẽ hơn. Nhưng không phải lúc nào cũng được, và đôi khi lại phản tác dụng. Vậy câu hỏi mà mình muốn hỏi các bạn chính là.

    Theo bạn, chúng ta có cần thiết phải trở nên mạnh mẽ hơn trong mắt người khác hay không?

    Hãy bình luận câu trả lời của bạn ở dưới và đừng quên đánh giá 5 sao, like cho câu hỏi cũng như gameshow nhé
     
    Last edited by a moderator: 26 Tháng hai 2022
  2. Nevertalkname Không có gì để xem

    Bài viết:
    231
    Theo mình thì bộc lộ sự yếu đuối cho người khác biết đôi khi sẽ là một đòn chí mạng để tự hại mình. Bởi vì nếu như ta khóc lóc, sợ hãi hay chán nản trước những kẻ ghét ta, luôn muốn hãm hại ta thì chúng đã có một cơ hội để làm điều đó. Còn trong trường hợp hiếm, những người thật lòng có tình thương đối với người khác thì có thể họ sẽ giúp ta đứng lên sau cú gục ngã. Và điều đó gần như khó xảy ra trong xã hội. Chính vì thế ta hãy tỏ ra lạnh lùng, mạnh mẽ trước mặt những người xung quanh để bảo vệ bản thân ta trước và chỉ bộc lộ nỗi lòng khi tìm được ai thật sự đối tốt với mình.
     
  3. Thanh Hà

    Bài viết:
    48
    Đối với mình thì nên mạnh mẽ hoặc là thể hiện như bản thân đang bình thường, ổn. Vì nếu yếu đuối thì sẽ đổi lại được gì đây? Sự thương hại, một thứ để đem ra làm trò cười. Chúng ta sẽ chẳng biết ai đang nhăm nhe mình yếu đuối để soi mói cảm. Vậy nên mình chọn cách mạnh mẽ hơn trước mặt người khác. Và chỉ yếu đuối trước mặt mình thực sự tin tưởng.
     
  4. Liên Phúc

    Bài viết:
    162
    Theo mình thì nên nhé. Cho dù bên trong chúng ta yếu đuối, bất lực, sợ hãi thế nào cũng không nên để điều đó thể hiện ra bên ngoài. Vì điều đó sẽ là đòn chí mạng dành cho chúng ta đấy

    Mạnh mẽ để tự mình bảo vệ chính mình, bảo vệ người thân, người yêu và cả bạn bè nữa.

    Nhưng, nếu chúng ta gồng gánh quá nhiều sự cứng cỏi thì mệt mỏi lắm đúng không? Vậy nên hi vọng mỗi chúng ta đều sẽ tìm được người mà khi ở cạnh bên người ấy bạn sẽ chẳng phải tỏ ra mạnh mẽ nữa, chỉ cần là chính bạn đã đủ rồi.

    *qobe 40*
     
  5. Tôi Là Mực

    Bài viết:
    8
    Theo mình thì không cần thiết. Bởi trong con người ai cũng có phần mạnh mẽ và yếu đuối cả. Vậy "cần thiết để trở nên mạnh mẽ trước mặt người khác hay không?". Không. Mà cái cần thiết là trở nên mạnh mẽ hơn trong mắt của chính mình. Cái mà người khác nhận định ta mạnh mẽ hay yếu đuối là nhận định của bản thân họ, không phải của ta. Chúng ta thường "che đậy cái yếu đuối để trở nên mạnh mẽ hơn" là sai. Vì đơn giản chẳng có cái gì che đậy mãi được cả. Và nó phản tác dụng là đúng đấy. Một con người không bao giờ mạnh mẽ được quá lâu trong cái vỏ bọc cả.

    VD: Quả trứng sẽ vỡ khi có ngoại lực tác động hoặc khi gà con muốn ra đời. Ôi mà sao gà non nó mềm nhũn thế mà đập vỡ được vỏ trứng từ bên trong nhỉ? Ahihi cái này thì mình cũng không biết, chắc tạo hóa sinh nó ra thế. Nhưng ta thấy được đúng không gà non mềm nhũn ra đời như thế, vậy chúng mạnh mẽ hay yếu đuối? Ngoại lực làm vỡ quả trứng là sự chết, nhưng nội lực làm vỡ quả trứng lại là sự sống.

    Vậy nếu ở trước mặt một ai đó mà bạn phải trở thành người khác, kìm nén cảm xúc đến tột cùng trong thời gian quá dài, đừng ở bên họ nữa. Kìm nén sự yếu đuối chỉ là nhất thời thôi, và nước đầy ly sẽ tràn.. Kể cả trong công việc khi bạn làm sai, bạn bị chửi đương nhiên, nhưng khi làm đúng cũng có một lời khen ngợi chứ chẳng lẽ chửi hoài đúng không? Trong gia đình cũng vậy, cũng có ngày không khí ngột ngạt đến thở cũng đóng băng nhưng cũng có những ngày tuy mùa đông nhưng trong nhà ấm áp kinh khủng. Đôi lúc không phải chúng ta đứng trước mặt người ta khóc sẽ là yếu đuối mà không bao giờ khóc là mạnh mẽ. Những người mà thực sự quan tâm chúng ta họ sẽ tìm thấy điểm mạnh của bạn đằng sau sự yếu đuối và sẽ cố gắng tìm hiểu sự yếu đuối đằng sau cái mạnh mẽ của bạn. Và đó mới là những người quan trọng. Còn những người không quan trọng bạn có khóc cạn nước mắt thì cũng chỉ là xót trong nửa phút rồi quên ngay sau khi quay lưng. Vậy những người như vậy bạn chẳng cần mạnh mẽ hay yếu đuối gì trước mặt họ làm gì, vừa tốn thời gian mà vừa mệt người. Bởi họ còn chỉ có tên trong list người quen thôi, tức là ra ngoài thấy mặt nhau cười cái, dăm ba câu xã dao rồi ai về nhà nấy ngủ.

    Cuộc sống theo mình nghĩ đôi lúc thực sự đơn giản một chút sẽ tốt. Người thực sự thương bạn, họ sẽ chẳng cần biết bạn yếu đuối hay mạnh mẽ đâu, mà thương là cứ thương thôi. Lúc yếu đuối sẽ cổ vũ tinh thần cho bạn, lúc bạn mạnh mẽ sẽ cùng kề vai sát cánh. Và những người như này đang có trong cuộc sống của bạn, mong rằng bạn cũng sẽ trân trọng họ như cách mà họ trân trọng bạn. Chúng ta cùng trân trọng nhau bạn sẽ thấy cái thời gian bạn dành ra cho những người, những điều xứng đáng và giá trị sẽ rất nhiều, chẳng còn thời gian cho những người phiền phức kia. Còn bạn đi ngoài đường đột nhiên muốn khóc mà ai đó nói bạn sao yếu đuối vậy. Bạn cứ nhìn thẳng mặt người ta và nói: "UKM TAO ĐANG KHÓC ĐÂY.. NHƯNG MÀY MUỐN THỬ KHÔNG? TAO VỪA KHÓC VỪA KHÔ MÁU VỚI MÀY VẪN ĐƯỢC" :))

    Hihi đây chỉ là chút suy nghĩ riêng tư, câu hỏi này mình rất thích, cảm ơn ad. Chúc cả nhà buổi tối vv ^^
     
  6. Điệp Lam

    Bài viết:
    64
    Cái nhìn của người khác quan trọng đến vậy à. Bản thân mạnh mẽ hay yếu đuôi là việc của chính mình quan tâm đến người khác làm gì vừa mệt mỏi vừa khó chịu.
     
  7. Biện Thị Hà Mi

    Bài viết:
    6
    Người xưa có câu: "Nhân vô thập toàn", phàm đã sinh ra làm người thì chẳng ai trong chúng ta là người toàn vẹn, tốt đẹp về mọi mặt. Mỗi chúng ta đều có những ưu điểm và hạn chế, đều có những mặt mạnh và mặt yếu của riêng mình tựa như A- sin dù có sức khỏe hơn người, không ai địch lại nhưng điểm yếu ở gót chân lại chính là chỗ chí mạng. Có một thực tế trong cuộc sống là những điều đối lập luôn song hành như sáng và tối, tốt và xấu, được và mất, thế nên trong mỗi con người cũng có sự hiện hữu của cả hai mặt mạnh và yếu. Chúng không chỉ mang tính chất đối lập mà còn có sự hòa quyện vào nhau để tạo nên một khung nhân cách hoàn thiện.

    Trong lý thuyết Tâm lý học Cá nhân của Adfred Adler có đề cập đến hai xung năng quan trọng luôn tồn tại trong mỗi cá nhân bao gồm: Cảm giác tự ti và lòng tự tôn. Những điều khiến chúng ta cảm thấy tự hào và hài lòng về bản thân chính là biểu hiện của lòng tự tôn, nói cách khác đó chính là những điểm mạnh mà chúng ta có. Ngược lại, những điều ta cảm thấy không thoải mái để bộc lộ hay nhắc đến đó thường là nhưng điểm yếu của chúng ta. Dù là điểm mạnh hay điểm yếu thì trước hết chúng là những gì phản ảnh cho cuộc đời của một người. Chúng ta có thể xem xét hai ví dụ sau đây. Thứ nhất, là cảm giác tự ti sẽ biến thành phức cảm tự ti nếu một đứa trẻ từng gặp phải ít nhất một trong 3 trường hợp mà Adler đề cập: Bị chối bỏ, được nuông chiều và tàn tật. Những điều này có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cá nhân đó khi họ cảm thấy mình có những khiếm khuyết cả về thể lý lẫn tinh thần. Sự tự ti ban đầu sẽ dần tích tụ lâu dài cho đến 1 lúc nào đó chúng trở thành một sự phức cảm của lòng tự ti. Ngược lại với phức cảm tự ti là phức cảm tự tôn, hầu hết những đứa trẻ lớn lên dưới sự chăm chút quá mức cần thiết và thường được đề cao thái quá sẽ phát triển loại phức cảm này và thường mang trong mình suy nghĩ ảo tưởng bản thân. Hai ví dụ ấy cho ta thấy rằng điểm mạnh và điểm yếu chính là tấm gương phản chiếu cho cuộc đời của một con người vốn đã hình thành từ thời thơ bé và lớn dần lên theo thời gian.

    Một ý khác cũng rất quan trọng khi chúng ta đề cập đến điểm yếu của một người. Có thể ngay từ ban đầu họ vốn k có những điểm yếu như thế nhưng một sự cố nào đó xảy đến và rồi tâm trí hằn sâu một vết thương ám ảnh khiến họ k cách nào vượt qua được. Người từng gặp hỏa hoạn sẽ rất sợ lửa, người từng mắc kẹt trong thang máy có xu hướng sợ bóng tối và nơi chật hẹp, người từng té ngã từ trên cây cao sẽ sợ độ cao khi cơ thể đã hồi phục. Mỗi một điểm yếu là một nỗi ám sợ nào đó từng trải qua trong quá khứ như một vết sẹo k còn gây nhứt nhói nhưng chúng cũng chẳng mất đi và rồi người ta cố tình che đậy.

    Sau khi phân tích các khía cạnh về điểm mạnh điểm yếu, chúng ta quay trở lại với câu hỏi: "Theo bạn, chúng ta có cần thiết trở nên mạnh mẽ trước mắt người khác hay k?" Thật ra bề nổi của câu hỏi đã cho ta một câu trả lời và tùy vào quan điểm của mỗi người ta sẽ có những cách nghĩ khác nhau cho vấn đề này. Thế nên mình xin phép được bàn luận dưới góc độ phân tích động cơ của hành vi thay vì bày tỏ quan điểm cá nhân. Như đã nói, có một số điểm yếu vốn đã có từ khi ta được sinh ra và do môi trường tác động như bị tàn tật hay bị bỏ rơi, điều này khiến ta cảm thấy bị hụt hẫng và mất mác rất nhiều. Trẻ bị tàn tật tự thấy mình k như bạn bè và có suy nghĩ tiêu cực về bản thân dưới tác động của phức cảm tự ti. Trẻ bị bỏ rơi sẽ mang tâm lý thiếu hụt cảm giác an toàn và tình cảm, cả hai điều này là cực kỳ cần thiết cho trẻ nhỏ nếu thiếu đi chúng sẽ có một đời sống tâm lý bất ổn về sau mà biểu hiện cự thể là hay nghi ngờ và thiếu đi lòng tự tin nghiêm trọng. Trường hợp những người bị nạn và phát sinh nỗi ám sợ về sau hay những người từng có trải nghiệm k vui về một điều gì đó trong quá khứ cũng tương tự như thế. Họ cố gắng che giấu đi điểm yếu trước mắt người khác chỉ có một mục tiêu cuối cùng là phòng vệ. Đó chính là lý do quan trọng nhất cho hành vi này. Họ k muốn khơi lại hay một lần nữa những điều tối tệ đó nên họ tìm cách trốn tránh. Người bị bỏ rơi sẽ luôn tỏ ra mình rất ổn và mạnh mẽ như một cách họ tự an ủi và bảo vệ chính mình, họ thường có xu hướng chuyển di cảm giác lo lắng đó lên 1 đối tượng khác như một cơ chế phòng vệ. Người có nỗi sợ về bóng tối, lửa, nước.. thường chối bỏ những cảm giác lo âu, sợ hãi thông qua việc né tránh thái quá để đảm bảo mình được an toàn. Suy cho cùng đó chỉ là cách họ cố gắng bảo vệ bản thân. Tuy nhiên, bảo vệ bản thân trong môt cảm giác an toàn còn là sự giữ gìn hình tượng cá nhân. Chúng ta luôn coi trọng hình ảnh của mình trong mắt nguời khác, điều đó k cho phép ta bộc lộ ra những hạn chế, yếu kém của mình trước mặt ai đó vì chúng ta sợ cảm giác bị đánh giá. Do đó, tránh bộc lộ điểm yếu cũng là một bức tường phòng vệ thứ hai mang đến cho ta một cảm giác an toàn về hình ảnh bản thân trong xã hội, đặc biệt là cánh mày râu rất cần sỉ diện nên nhất định k thể để người khác thấy mình yếu đuối hay khóc lóc, bi lụy, đó cũng là một định kiến giới trong xã hội mà chúng ta đang sống.

    Xét đén cùng bộc lộ hay k bộc lộ điểm yếu của mình trước mặt người khác vốn phụ thuộc nhiều vào tâm lý, tính cách của mỗi người. Một người có niềm tin cao sẽ dễ dàng chấp nhận và sống thật với chính mình, điều đó có nghĩa là anh ta vui vẻ thể hiện mọi khía cạnh của mình dù là tốt hay xấu vì mục tiêu anh ta hướng tới là phát triển và hoàn thiện chính mình. Tuy nhiên nếu đổi lại là một người có sự tự ti sâu sắc, sự nghi ngờ thái quá sẽ k bao giờ tỏ ra yếu đuối hay để ai khác biết mình có những điểm yếu vì họ k cảm thấy an toàn hay tin tưởng bất kỳ ai, thay vì nhìn nhận và khắc phục hạn chế của bản thân thì họ sẽ có xu hướng che đậy và chuyển di cảm giác bất an lên một đối tượng khác. Suy cùng, điều quan trọng k phải là ta có bộc lộ điểm yếu của mình hay k, quan trọng là ta có nhận thức được và tìm ra giải pháp khắc phục chúng hay k mà thôi, điều đó nằm ở sự lựa chọn của mỗi người.
     
    Ưu Đàm Thanh Ti, Mạnh ThăngJancyha thích bài này.
  8. Cát Xa Nước

    Bài viết:
    32
    Riêng ý kiến cá nhân mình thì nghĩ là vừa có vừa không. Không phải lúc nào cũng tỏ ra mạnh mẽ trước mặt người khác sẽ luôn tốt, nhất là cánh phụ nữ chúng ta. 8 phần mạnh mẽ và 2 phần yếu đuối nên giữ cho riêng mình để đối phối với những trường hợp cần thiết, những con người cần thiết.

    Có nhiều người thích ăn cứng chứ không ăn mềm, và ngược lại không thích ăn mềm chỉ thích ăn cứng. Đấy, thế cho nên là đôi lúc mình cũng phải biết sống mưu mô một chút cũng sẽ tốt mà. Rồi ai trong chúng ta cũng sẽ tìm được người mà chúng ta luôn luôn có thể tỏ vẻ yếu đuối mà không cần phải tính toán.
     
    Ưu Đàm Thanh TiMạnh Thăng thích bài này.
  9. katelyn.dawn LIFE IS ABOUT BEING AND BECOMING

    Bài viết:
    24
    Hi mọi người, mình là Katelyn.

    Đối với mình, khi ngẫm nghĩ về câu hỏi "Theo bạn, chúng ta có cần thiết phải trở nên mạnh mẽ hơn trong mắt người khác hay không?" hay"Trở nên mạnh mẽ hơn trong mắt người khác, nên hay không?" thì trong đầu mình nảy ra hai luồng suy nghĩ, tương ứng với "hơi cần" hay "nên", và "không cần" hay "không nên":

    Một là khi "người khác" được đề cập đến chính là những người có tầm ảnh hưởng và quan trọng đối với mình (người thân thương, người yêu, người mình ngưỡng mộ... và họ cũng luôn ở bên hướng dẫn, cổ vũ mình), là một trong những nguồn động lực để mình ngày một cố gắng để hoàn thiện bản thân. Thì ở đây, "trở nên mạnh mẽ hơn" trong mắt họ là điều luôn được hoan nghênh và tốt lành. Vì đó có nghĩa là mình trân trọng và chỉ xem việc trở nên "mạnh mẽ hơn" trong mắt người đó như một "mục tiêu" để phấn đấu, một "điểm tựa tinh thần" để động cơ bên trong của mình được thêm phần mạnh hơn, chứ không hề bị ràng buộc bởi những áp lực "phải đạt cho bằng được", mà nó là liên tục kiên trì trên tiến trình cải thiện bản thân một cách tích cực. Khi đó, hành trình cải thiện sức khỏe tổng thể của bản thân sẽ trở nên ý nghĩa, thi vị hơn và cũng chứng tỏ rằng mình có những mối quan hệ thân tình lành mạnh. Vậy nên, nếu trả lời cho câu hỏi "Cần hay không?" ở đây thì quan điểm của mình sẽ là Có. Nhưng nếu gắn thêm chữ "phải" thành "cần phải" thì là hoàn toàn Không! Đó là lý do mà mình trả lời là "hơi cần" hehe ^^ Còn nếu có ai hỏi "Nên hay không?" thì ở đây mình sẽ trả lời là Nên. hihi

    Hai là khi "người khác" đó là những người bất kỳ trong cuộc sống mà mình có duyên được kết nối hay có bất cứ mối liên hệ nào đó. Thì ở đây nó lại mang ý nghĩa hoàn toàn ngược lại, và là dấu hiệu cho thấy sự không khỏe về sức khỏe tâm thần. Sự kỳ vọng để có thể "trở nên mạnh mẽ hơn" trong mắt người ngoài sẽ liên quan mật thiết đến khả năng nhìn nhận và thấu hiểu những giá trị riêng của bản thân kém, nên mới cảm thấy luôn bị thôi thúc để tìm kiếm sự công nhận từ người khác. Những người khỏe mạnh sẽ không "gồng lên" để làm điều gì đó chỉ vì "ánh mắt" người đời, mà sẽ làm vì chính mình, họ có niềm tin tưởng vào sự xứng đáng của bản thân, đồng thời rèn luyện đủ những năng lực cần thiết cho bản thân. Cái cần cho một cuộc sống thành công và hạnh phúc là chính mình thật sự cảm nhận thấy cuộc sống của mình đáng được trân trọng, và tài năng của mình là hữu ích. (Nếu bạn nào có hứng thú và muốn hiểu nhiều hơn về cơ sở của những gì mà mình nói tới thì có thể tìm đọc về một khái niệm trong Tâm lý học: self-esteem, tiếng Việt là lòng tự tôn - khác "lòng tự tin" nha ^^)

    Việc gồng mình để tỏ ra mạnh mẽ, cứng rắn có thể mang lại được kết quả tạm thời như mong muốn trong thời điểm nhất định vì nó giúp ta thúc đẩy cái tôi của mình lên cao một cách có chủ ý, hay khiến cho những người khác phải dè chừng hay giữ khoảng cách với ta, nhưng đó sẽ không phải là một chiến lược hiệu quả và lành mạnh về lâu dài. (Thực tế thì đã có những nghiên cứu cho thấy những người thường cố tỏ ra cứng rắn có thể sẽ phải xử lý những hệ quả nghiêm trọng về sau)

    Tóm lại, câu trả lời của mình cho câu hỏi "Có cần thiết phải trở nên mạnh mẽ hơn trong mắt người khác hay không?" sẽ là không! <3 Thay vì khoác lên một chiếc mặt nạ có thể giúp mình cảm thấy mạnh mẽ và lãng phí năng lượng để cố che đậy những điểm yếu, thì chúng ta cần đầu tư thời gian vào việc nuôi dưỡng sức mạnh tâm trí. Từ đó, cách mà ta cảm nhận từ bên trong về bản thân cũng sẽ giống với cách mà người ngoài nhìn được ở ta. Khi sức mạnh tâm trí tăng lên, sự thôi thúc để tỏ ra thật mạnh mẽ trước người khác cũng sẽ giảm xuống. Bên cạnh đó, ý thức rõ về những thiếu sót của mình và phấn đấu không ngừng để trở nên tốt hơn cũng là biểu hiện của một người có sức khỏe tâm thần lành mạnh. <3

    Ngoài ra, nói tới dấu hiệu giúp cho chúng ta nhận ra rằng bản thân mình đang vô tình hay có chủ đích "trở nên mạnh mẽ" theo cách thức không nên/ không lành mạnh thì có thể nhắc tới một số ý, đó là:


    • Sợ thất bại: chỉ quan tâm đến việc thể hiện ra hết sức những kỹ năng mà mình đã có mà không có tâm thế mở lòng đón nhận thêm cái mới, không tin tưởng vào khả năng vượt qua thất bại của bản thân và rút ra bài học từ những sai lầm đã mắc phải.
    • Lo lắng, bồn chồn về việc phải chứng minh bản thân: luôn bận tâm đến biểu hiện bên ngoài của mình và đặt nặng những ý kiến từ người khác về mình; đắn đo, e dè, không dám tìm đến sự trợ giúp khi cần; hành động được chi phối bởi động cơ bên ngoài hơn là động cơ và sự khao khát từ bên trong.
    • Kìm nén/ kìm chế cảm xúc thật của mình: tức giận dường như là cảm xúc duy nhất có thể thấy thoải mái để bộc lộ trước người khác, còn nỗi buồn, sợ hãi và phấn khích thì không dám thừa nhận mà cố gắng che giấu nhiều nhất có thể; phớt lờ thay vì quan sát và không thể tự ý thức rõ về cách thức mà những cảm xúc có thể ảnh hưởng đến những suy nghĩ và hành vi của mình như thế nào.
    • Phủ nhận nỗi đau của mình: tự hào về việc chịu đựng được thật nhiều nỗi đau, xem nó như một phương tiện để gây ấn tượng với người khác mà từ đó, bỏ lỡ cơ hội học hỏi và trở nên tốt hơn từ những nỗi đau ấy.
    • Tự tin mình có thể làm tất cả mọi thứ: thường xuyên đánh giá quá cao khả năng của mình và đánh giá thấp công việc cần thiết để đạt được mục tiêu mà không chuẩn bị kỹ lưỡng hay không thừa nhận những trở ngại tiềm ẩn, cũng như không nhận ra được thực tế sẽ cần đầu tư bao nhiêu công sức.
    • Cố kiểm soát người khác: cảm thấy và muốn được coi là "có quyền kiểm soát" lên người khác, quá áp đặt hay đưa ra những yêu cầu vô lý mà quên mất việc kiểm soát bản thân. Thiếu khả năng điều chỉnh suy nghĩ, quản lý cảm xúc và cư xử một cách hiệu quả trước mọi hoàn cảnh, tình huống có thể gặp phải.
    Cảm ơn mọi người đã lắng nghe! ^^
     
    Chỉnh sửa cuối: 21 Tháng một 2022
  10. Dạ Minh

    Bài viết:
    1
    Theo mình thì tùy lúc mà chúng ta nên mạnh mẽ hay không.

    Không ai có thể chịu đựng và giấu kín mãi nhưng tổn thương trong lòng, giấu đi cái mà bản thân cho là mềm yếu để thể hiện mặt mình muốn cho người khác nhìn thấy, cái bản thân gọi là mạnh mẽ. Dù là nam hay là nữ cũng vậy thôi, đâu thể cứ áp đặt đàn ông phải mạnh mẽ hơn phụ nữ đúng không nào, họ cũng là con người và con người phải có lúc mềm yếu trước mặt người mà mình yêu thương. Cũng đâu phải con gái lúc nào cũng phải thùy mị nết na chân yếu tay mềm phải được đàn ông che chở, phụ nữ họ cũng rất mạnh mẽ, sự mạnh mẽ của họ là thầm lặng, là dâng hiến không cần hồi đáp cho gia đình.

    Thể hiện sự mạnh mẽ đôi là một vũ khí để bảo vệ mình và những người mà mình muốn bảo vệ những rồi ai cũng sẽ mệt mà thôi. Vì vậy cả mềm yếu và mạnh mẽ đều là những trạng thái tinh thần mà con người bình thường đều có, không cần phải che giấu, cũng đừng sợ sẽ bị chê cười nhưng nó phải có chừng mực nhất định. Quá yếu đuối hoặc quá cứng sẽ "gậy ông đập lưng ông".

    Đều là người bình thường, đừng áp đặt những thứ không bình thường lên bản thân mình và người khác. Đừng chán ghét bản thân mình quá mềm yếu hay quá cứng nhắc, việc phải làm là học cách hài hòa chúng lại làm một.
     
    Ưu Đàm Thanh TiMạnh Thăng thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...