Triệu chứng bệnh hen suyễn? Các cách điều trị của bệnh hen suyễn

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Huy nek, 9 Tháng mười một 2023.

  1. Huy nek

    Bài viết:
    1
    Bệnh hen suyễn, còn được gọi là bệnh astma, là một trong những căn bệnh phổ biến về hệ hô hấp. Đây là một bệnh mãn tính, tức là nó kéo dài trong thời gian dài và thường có sự tái phát thường xuyên. Bệnh hen suyễn ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới, bao gồm cả trẻ em và người lớn.

    [​IMG]

    Triệu Trứng Của Bệnh Hen Suyễn

    Triệu chứng hen suyễn thường thay đổi tùy theo từng bệnh nhân. Một số người bị hen suyễn có thể thường xuyên phải đối mặt với các cơn hen phế quản, trong khi người khác chỉ có triệu chứng sau khi tiếp xúc với các yếu tố khởi phát như luyện tập thể lực.

    Bệnh hen suyễn có một số biểu hiện lâm sàng đặc trưng, bao gồm:


    • Thở nhanh và thở dốc: người bị hen suyễn có thể trở nên ho và có khạc đàm, đặc biệt là khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên
    • Thở rít và thở khò khè: là dấu hiệu giúp chẩn đoán hen suyễn ở trẻ em.
    • Cảm thấy bóp nghẹn hoặc đau ngực và gặp rối loạn giấc ngủ vì khó thở, hoặc thở rít, đặc biệt là vào ban đêm.

    Khi tình trạng bệnh diễn tiến nặng nề hơn, tần suất các cơn hen suyễn có thể tăng và triệu chứng khó thở trở nên nặng hơn. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần sử dụng thuốc cắt cơn hen thường xuyên hơn.

    Người bệnh cần phân biệt được các dấu hiệu của một cơn hen phế quản nặng có thể đe dọa tính mạng để kịp thời đến cơ sở y tế. Một số dấu hiệu này bao gồm. Thở dốc hoặc thở rít tiến triển nhanh chóng và không có sự cải thiện sau khi sử dụng các thuốc giãn phế quản nhanh chóng như albuterol.


    Cách Điều Trị Bệnh Hen Suyễn

    Các phương pháp điều trị cho bệnh hen suyễn có thể gồm:

    - Sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ:


    [​IMG]

    + Thuốc kháng viêm

    + Thuốc giãn phế quản

    + Có thể dùng dạng uống hoặc hít.

    + Thuốc kháng viêm giúp giảm sưng và chất nhầy trong đường hô hấp

    + Thuốc giãn phế quản giúp làm lỏng và giãn cơ quanh đường hô hấp để thở dễ dàng hơn.

    Rất quan trọng là bạn nên tuân thủ liều lượng và phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đề ra.

    - Tránh tiếp xúc với các tác nhân có thể gây kích thích hen suyễn:


    [​IMG]

    Bụi, khói thuốc lá, lông thú, nấm mốc, không khí lạnh, xúc cảm mạnh, một số loại thuốc hoặc thức ăn. Bạn nên giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát và khô ráo, tránh ẩm ướt và nhiễm khuẩn.

    - Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng:


    [​IMG]

    Đi bộ, yoga hay bơi lội. Tập thể dục giúp cải thiện chức năng phổi, tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm căng thẳng. Trước khi tập, hãy khởi động cơ thể và sau khi tập hãy thư giãn cơ thể.

    Đừng quên sử dụng thuốc điều trị hen suyễn theo hướng dẫn của bác sĩ và luôn mang bình xịt theo mình.

    - Tiêm phòng dị ứng.


    [​IMG]

    Tiêm phòng có thể thay đổi hệ thống miễn dịch của bạn, giúp cơ thể trở nên ít nhạy cảm với các tác nhân gây hen suyễn.

    - Áp dụng những mẹo dân gian


    [​IMG]

    +Xông hơi ướt

    +uống nước chanh với mật ong

    +ăn tỏi, húng quế, gừng, nghệ, hay sử dụng châm cứu.

    Những mẹo này có thể giúp giảm các triệu chứng của hen suyễn như nghẹt mũi, ho, khó thở, tuy nhiên, chúng không thể thay thế hoàn toàn thuốc.

    - Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và bổ sung các chất dinh dưỡng:


    [​IMG]

    Vitamin C, E, omega-3, magie và canxi. Những chất dinh dưỡng này có thể giúp củng cố hệ miễn dịch, chống oxi hóa, giảm viêm và co thắt phế quản, từ đó ngăn ngừa các cơn hen suyễn.
     
    LieuDuongMẩu Tũn thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...