1. Lê Đạt từng ví thân phận người làm thơ giống với đời cô Kiều bị "ma đưa lối quỷ dẫn đường" nên bỗng đầu "lại tìm những lối đoạn trường mà đi". Chẳng phải ngẫu nhiên mà bản thân ông cũng sắm vai "kẻ cu li" nhọc lòng khai thông mạch chữ. Và có lẽ bây giờ ông đang "cõng chữ lên non". 2. Với Lê Đạt, nhiều người đọc đã rung động trước một lời tâm sự khá nổi tiếng của ông. "Một nhà thơ sắp già báo trước một người đàn bà chưa hết trẻ" : "Anh bảo đảm không làm phiền em cõi đời, không dám hứa không làm phiền em cõi chữ, ở đó hai ta đều bất lực" - Thơ là kết quả của sự làm phiền đó chăng ". 3. Tôi không thích những thần đồng. Tôi yêu những người lao động có tri thức, một nắng hai sương trên cánh đồng chữ. 4. Một lần trả lời phỏng vấn báo Sinh viên Việt Nam (2004), nhà thơ Lê Đạt cho biết:" Cái đẹp trong câu thơ kêu gọi sự cao thượng ", thơ ca thể hiện cảm xúc mỹ học". Lê Đạt cũng sớm chủ trương nhà thơ "nên học thêm một, hai ngoại ngữ để có thể đọc được nguyên bản..". Ông khoe: "Thế hệ của tôi thường biết tiếng Pháp. Cũng có nhiều người đọc được cả tiếng Nga hay tiếng Anh, có người cũng đọc được chữ Hán. Ảnh hưởng từ văn học nước ngoài rất lớn, vì mình biết được người ta đã làm gì và đang làm gì. Học nhiều thứ. Học các bậc thầy cả về kỹ thuật làm thơ". Vấn đề quan trọng của việc học ngoại ngữ, hiểu theo cách của Lê Đạt là: Cái nhìn của nhà thơ sẽ không bị phong bế, con chữ của nhà văn sẽ có thêm một sức mạnh để không phải bị cầm tù hay bị quật ngã. 5. "Người sáng tác tìm được cái độc đáo rất khó". Chừng nào người sáng tác nói được tiếng nói của mình thì chừng đó anh ta mới trưởng thành, và được "ra ở riêng". Lê Đạt rút ra kinh nghiệm: Nhà thơ muốn sắm được chiếc áo mới mẻ, hiện đại để sang nước ngoài ngó nghiêng một lát thôi, thì cũng phải tự làm ra chữ nghĩa, không nên cứ "ăn nhờ ở đâu" bố mẹ mình. 6. Luận bàn về thú chơi chữ trong thơ, Lê Đạt từng khẳng định: "Người làm thơ chơi những phép tu từ như một thứ bẫy vô thức. Anh ta sinh sự với ngữ nghĩa và ngữ pháp để tạo ra một sự sinh mới cho thơ. Người làm thơ rắp tâm biến ngôn ngữ tiêu dùng thành một thứ ngôn ngữ trò chơi (hiểu theo nghĩa mạnh) trong một trạng thái nửa tỉnh nửa mơ mà Roland Barthes gọi là một sự chú ý bồng bềnh (attention lottante). Giờ, nhà thơ Lê Đạt đã ở rất xa nhưng người đọc chúng ta vẫn còn thấy văng vẳng bên tai câu nói đầy thi vị của ông:" Bi kịch chẳng phải ở đâu xa mà ở ngay trước mặt khi & bạn chọn nghiệp làm thơ, thơ là một lạng cảm hứng công với một ta mồ hôi ". 7." Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn.. "(Theo dòng, Thạch Lam) 8." Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. "(Trăng sáng, Nam Cao) 9." Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. "(Nguyễn Văn Siêu) 10." Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo, không nên ăn bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay.. Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp.. "(Nguyễn Tuân) 11." Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên cũng là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm lớn. "(Nguyễn Khải) 12." Đối với con người, sự thực đôi khi nghiệt ngã, nhưng bao giờ cũng dũng cảm củng cố trong lòng người đọc niềm tin ở tương lai. Tôi mong muốn những tác phẩm của tôi sẽ làm cho con người tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, thức tỉnh tình yêu đối với con người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người. "(Sô-lô-khốp) 13." Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình.. Nó làm cho người gần người hơn. "(Nam Cao) 14." Tôi khuyên các bạn nên đọc truyện cổ tích.. thơ ngụ ngôn, các tuyển tập ca dao.. Hãy đi sâu vào vẻ đẹp quyến rũ của ngôn ngữ bình dân, hãy đi sâu vào những câu hài hoà cân đối trong các bài ca, trong truyện cổ tích.. Bạn sẽ thấy ở đó sự phong phú lạ thường của các hình tượng, sự giản dị của sức mạnh làm say đắm lòng người, vẻ đẹp tuyệt vời của những định nghĩa.. Hãy đi sâu vào sáng tác của nhân dân, nó trong lành như nước nguồn ngọt ngào, tươi mát, róc rách từ khe núi chảy ra.. "(M. Go-rơ-ki) 15." Thi sĩ là một con chim sơn ca ngồi trong bóng tối hát lên những tiếng êm dịu để làm vui cho sự cô độc của chính mình. "(Selly) 16." Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra. "(An-đéc-xen) 17." Văn học, nghệ thuật là công cụ để hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo thực tại xã hội. "(Phạm Văn Đồng) 18." Tư tưởng nhân đạo xuyên suốt văn học từ xưa đến nay. Khái niệm nhân đạo có những tiền thân của nó, trong lời nói thông thường đó là "tình thương, lòng thương người". (Lê Trí Viễn) 19. "Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người." (Đặng Thai Mai) 20. "Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm." (Pautôpxki) 21. "Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học." (Tố Hữu) 22. "Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy những ấn tượng đó có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng đó có những hình thức riêng." (M. Go-rơ-ki) 23. "Nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo vì vậy nó đòi hỏi người viết sự sáng tạo phong cách mới lạ, thu hút người đọc." (Phương Lựu) 24. "Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện khi câu chuyện về các nhân vật đã kết thúc. Tác phẩm nhập vào tâm hồn và ý thức của bạn đọc, tiếp tục sống và hành động như một lực lượng nội tâm, như sự dằn vặt và ánh sáng của lương tâm, không bao giờ tàn tạ như thi ca của sự thật." (Ai-ma-tốp) 25. "Tình huống là một lát cắt của sự sống, là một sự kiện diễn ra có phần bất ngờ nhưng cái quan trọng là sẽ chi phối nhiều điều trong cuộc sống con người." (Nguyễn Minh Châu) 26. "Văn học phản ánh hiện thực nhưng không phải là chụp ảnh sao chép hiện thực một cách hời hợt, nông cạn. Nhà văn không bê nguyên si các sự kiện, con người vào trong sách một cách thụ động, giản đơn. Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của một quá trình nuôi dưỡng cảm hứng, thai nghén sáng tạo ra một thế giới hấp dẫn, sinh động.. Thể hiện những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, bản chất của đời sống xã hội con người.. Nhân vật trong tác phẩm của một thiên tài thực sự nhiều khi thật hơn cả con người ngoài đời, bởi sức sống lâu bền, bởi ý nghĩa điển hình của nó. Qua nhân vật ta thấy cả một tầng lớp, một giai cấp, một thời đại, thậm chí có nhân vật vượt lên khỏi thời đại, có ý nghĩa nhân loại, vĩnh cửu sống mãi với thời gian.." (Sách Lí luận văn học) 27. "Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là thực sự ở đời." (Vũ Trọng Phụng) 28. "Người sáng tác là nhà văn và người tạo nên số phận cho tác phẩm là độc giả." (M. Go-rơ-ki) 29. "Trước hết là các nghệ sĩ lớn, sau đó mới đến các nhà khoa học, họ xứng đáng hơn ai hết được hưởng sự kính trọng của con người." (Einstein) 30. "Những gì tôi viết ra là những gì thương yêu nhất của tôi, những ước mong nhức nhối của tôi." (Nguyên Hồng)