Tác phẩm: Trên Đất Mẹ: Những Tấm Lòng Quả Cảm Tác giả: Albert Telsa Thể loại: Chiến tranh Việt Nam, tình cảm, điền văn Link góp ý và thảo luận: [Thảo Luận - Góp Ý] Các Tác Phẩm Của Albert Telsa Văn án: Dẫu có là con của một kẻ phản bội nhưng em vẫn giữ nụ cười trên môi. Giúp bất cứ ai em cảm thông và sống như một người bảo vệ hạnh phúc. Đó là những gì mọi người nghĩ về em, Bội - một cô bé mười ba tuổi có mái tóc dài đen bóng, đôi mắt trong veo như hai hòn bi với vẻ ngoài xinh xắn nhanh nhẹn, ngoan ngoãn và hoạt bát. Bố mẹ em là những kẻ phản quốc, là những kẻ đã vứt bỏ đi lòng tự tôn của mình để đi về phía kẻ thù. Dẫu vậy, em lại không giống họ, em không ngây thơ, ngu ngốc hay dễ dàng tin bất kì ai dù cho có là bố mẹ, bởi lẽ trong tâm hồn em ngọn lửa của sự thù hận lũ giặc ngoại xâm ấy sẽ không bao giờ nguôi và cũng sẽ không bao giờ em tha thứ cho chúng. Với những người bạn, các anh, các chú Cách Mạng mà đã mở ra cho Bội một chuyến đi xa mới, đầy hiểm nguy nhưng vui vẻ và hạnh phúc.
Chương 1: "Em muốn nhìn thấy mặt trời" Bấm để xem Giờ đã cuối thu mà bầu trời vẫn nóng như lò thiêu than, dòng người đi trên phố ngày càng thưa đi như đang sắp có một sự kiện trọng đại nào. Gò Tre là một khu đông đúc, chật chội. Hai, ba dãy nhà ôm nhau chen chúc trên con đường hẹp, nhỏ của huyện Mai Ly. Những tấm liếp đã mục nát, bụi băm tranh nhau xếp thành bầy trên hang hiên nhà, mấy cái giại nứa bị dột ngang nhiên thủng một lỗ to tướng ngổn ngang nằm dài trên sàn đất nâu. Cái Mái tranh bạc màu rũ xuống gần đến bậc thềm tam cấp, che đi bóng cây xoài cổ trồng ngoài ngõ. Đi xa hơn nữa là mấy quán nước với toàn chủ đề nổi như cồn kèm theo đầy đủ các dịch vụ giải khát nào là chè, trà hoa cúc, nước linh chi.. đủ kiểu. Bình minh ló dạ, nhấp nhổm bên sườn núi băn khoăn không biết nên thức dậy thế nào. Tôi nằm vật vờ trước sân nhà trên chiếc chiếu manh mỏng, ánh nắng rọi xuống như đốt cả cơ thể gầy trơ xương, dẫu có nằm dưới bóng mít già thì vẫn chẳng nhằm nhò gì. Mắt tôi lim dim như con mèo mướp hoa, gật gù trôi vào giấc mộng tự khi nào không biết. Trong mơ, tôi như quay về quá khứ, kí ức cứ lần lượt ùa về như một loạt giải băng gác-séc đang mở trên truyền hình vô tuyến của lũ người Tây. Tôi dòm kĩ chúng rồi quyết định chọn, cái tôi chọn chính là cuộn băng ghi hình về một cô gái mà tôi yêu quý nhất. Thật bất ngờ làm sao! Nó bùng lên nhưng tia sáng trắng xóa rồi đưa tôi vụt mất. Khung cảnh hiện lên trước mắt tôi là một bầu trời mùa đông lạnh giá, phảng phất đâu đó một mùi bếp củi ấm cúng và tiếng hoa bưởi đang gọi bè qua âm thanh xào xạc trên cành đa. Tôi ngó xung quanh và cuối cũng mới tìm lại được hình ảnh thân quen của những người bạn xưa cũ đã ra đi. - Nhận lấy này! - Tiếng hô hào của chú Mậu vọng lên, dục Bội phải bắt lấy cái chum trước mặt. Em vồ lấy và ngay cái lúc mà nó suýt rớt xuống em đã với tay đỡ kịp. Em chệnh choạng đặt đống củi vào trong chum rồi lớn tiếng gọi: "Xong rồi chú ạ, Chú có cần giúp gì nữa không? Cháu nhìn vậy thôi chứ khỏe như trâu đấy!". Chú Mậu vừa vỗ vai Bội vừa cười lớn, chú bảo với giọng khản đặc: - Giỏi! Giờ thì cháu chạy ra kia thu đống rơm lại đi! Sắp sang mùa lạnh rồi để đẩy kẻo khi nào không có củi thì dùng rơm để đốt cho nó ấm. - Vâng ạ.. Khụ! Khụ! Bội đáp lớn rồi ho liên tục. Em nhăn mày, gương mặt lộ vẻ khó chịu, trông em bây giờ chẳng khác gì tôi khi bị mẹ mắng, lúc đó có thể tôi nhìn hài hước hơn, phụng phịu hơn em nhiều. Bỗng dưng, Bội lại cười khẩy trông rất gian như thể em đang có một ý định quái đản nào đó. - Chị Bội! Chị đấy à? - Bỗng một giọng nói vang lên át đi dòng suy tư của tôi. Tôi giật mình ngoảnh lại, tò mò xem rốt cuộc là ai mà có cách gọi thân thuộc thế. A! Là cái Thy con nhà bà Thúy đây mà. Thy là bạn thân của Bội, hai đứa chơi với nhau từ bé đến lớn, nếu gọi Bội là cô chị hai mạnh mẽ, cá tính thì Thy lại là một cô em gái hiền lành nhút nhát và hay ngại ngùng. - A! Thy! - Bội mừng rỡ reo lên, rồi chạy đến bắt lấy tay cô bé. Em dịu dàng vuốt mái tóc bồng bềnh đen óng rồi véo nhẹ cái má phúng phính mềm mại như cái bánh bao sữa và gặng hỏi: - Dạo này thế nào rồi? Mẹ em vẫn khỏe chứ? Cô bé nhẹ nhàng nắm tay Bội, khóe môi em ấy thoáng cong lên, em cười khổ: - Dạ.. Mẹ em vẫn còn đang ốm - Trời ơi! Thế đã có áo ấm để mặc chưa? Hồi trước nghe mẹ chị nói là mùa này sẽ lạnh lắm, đến tận hai mươi mốt độ đấy! - Bội hốt hoảng kêu lên, vẻ mặt em sửng sốt như vừa bị tụt huyết áp, Tròng mắt em mở to, gương mặt sững sờ trước những điều mà Thy vừa nói. Tuy nhiên, sau lúc ấy, lông mày lại em chau lại, chắc có lẽ em đang mong đợi một câu trả lời suôn sẻ từ Thy. Song, Thy chỉ lặng thin, không nói gì. Em cứ đứng mãi đó, nắm chặt lấy đôi bàn tay Bội. Mái tóc em xõa xuống vai rồi đến giữa phần hông, nó che đi gương mặt gầy gò, đen nhẻm của em. Hai con ngươi u tối, đượm buồn của em trông chẳng khác gì đôi mắt của những con người bất hạnh đầy nghiệt ngã, đã trải qua quá nhiều điều đau khổ, bệnh tật. Trông em ấy bây giờ rất giống cô bé ăn xin trước cửa nhà tôi nhưng thẳm sâu trong tâm hồn của cô bé ăn xin ấy vẫn còn lấp lánh đâu đó những vì sao sáng của hi vọng chứ không như Thy. Bỗng dưng, khóe mắt Thy rung rưng, đôi mày nhăn lại, mếu máo đến tội. Chỉ nhìn thoáng qua thôi, tôi đã thấy em khóc. Ngó Thy lúc này mà tôi một phần nào đó thấy lo cho Bội, em là một cô gái nhạy cảm, có lòng trắc ẩn bao la đến nỗi khiến người khác phải cảm động, thế nhưng đáng tiếc thay em lại không biết cách để dỗ dành người khác. Cho nên đứng trước tính huống này, em giống như một con dê con ngơ ngác vụng về, thiếu thốn kinh nghiệm. - Hay là chị cho em mượn nhé? Nhà chị có nhiều lắm! - Bỗng dưng như có một phép màu nào đó khiến Bội vừa nảy ra một ý tưởng táo bạo và thú vị. Mặt mày em tươi rói, nắm lên vai Thy. Kì lạ thay, dòm Thy bây giờ còn giống tờ giấy rách hơn ban nãy. Đôi mắt em càng híp lại em càng khóc to hơn. Cô bé vừa nhìn Bội vừa sụt sịt đáp: - Nhưng mẹ chị sẽ đánh chị mất! Bội chậm rãi xoa đầu Thy, em từ tốn bảo: - Em như em gái chị, nếu chị không lo thì ai lo. Mặc dầu cuối cùng Thy không khóc nữa nhưng đôi mắt em lại sáng bừng như bóng đèn điện, em chớp chớp mấy cái tỏ vẻ muốn cầu xin một điều gì đó. - Hức! Chị tốt với em quá! Em muốn làm gì đó giúp chị! - Thế gọi các bạn em ra đây chơi đi! Lâu rồi chị không gặp các em ấy! - Ơ nhưng đấy đâu phải là trả ơn. Hay là chị nhờ em làm việc gì đi, cái gì cũng được! Em làm tất! - Thy bĩu môi, nhăn mày, mặt cô bé cau có đến lạ thường, có vẻ em không thỏa mãn lắm với những gì Bội vừa nói. - Cứ mời các bạn ra đây đi, chị chỉ muốn chơi với các em thôi! - Hơn nữa, không chừng lại có bạn mới thì sao, em phải đi kiểm tra chứ! Nếu có thì nhớ khoe cho chị nhé! - Bội cười cười, vui vẻ nháy mắt với cô em gái của mình, tiếp đó em nhanh chóng đẩy cô bé lên trước rồi vẫy tay chào báo hiệu cho Thy. Thy vui vẻ hẳn, em như quay lại tinh thần lúc trước, sung sướng tung tăng chạy khắp xóm kêu gọi tất cả các bạn ra chơi. Tôi ngóng Thy đi khuất dần, tôi nghĩ: Nếu khoảng khắc này cứ mãi thế thì lại hay, bởi lẽ các em ấy sẽ không bao giờ phải chịu đau khổ nữa, mất mát nữa. Chiến tranh đã lấy mạng cha mẹ các em, đặc biệt là Bội, bố mẹ em không mất nhưng vì họ mà em bị gán cho cái tội danh mà ai cũng khiếp sợ và ghét bỏ - Kẻ phản bội. Càng ngẫm, tôi càng buồn rầu than thở: Lũ hoạn quan đã khiến chúng ta phải khổ đến nhường nào, chính phủ đã ràng buộc vào bọn giặc ngoại xâm tàn bạo, dã man ấy. Bọn chúng đã bóc lột hành hạ vô số con người cách mạng. Thật đáng buồn thay cho những mảnh đời mồ côi của các em bé nhỏ và cuộc đời côi cút nuôi con của những người chinh phụ nghèo khó. Rồi sẽ sớm thôi, bọn người Tây ấy sẽ ồ ạt tràn vào nước ta như kiến vỡ tổ! - Con bé kia! Ai cho mày đến đây, cút về cái xóm nát của mày đi! - Bỗng một giọng nói gắt gỏng, lạ lẫm của người nào đó cất lên. Tôi quay lại để dòm xem người kia là ai. Thật không thể tin nổi! Đó là một cô bé mù đang bị đẩy ngã bởi một lão đàn ông nhà giàu. Lão ta có chiếc bụng bia xệ xuống, mặt mày xấu xí. Hai đối mắt hắn trũng xuống, răng úa vàng như màu hoa cải, nứt mẻ vài chỗ, cơ thể hắn trông xồ xề, mập mạp đến sợ. Lão đeo vô số vàng bạc châu báu, tay trái đeo vòng đẽo ngọc, tay phải săm mình con hổ, cổ vòng sơi dây chuyền nạm kim cương lấp lánh. Hăn trông y hệt một kẻ nghiện ngập, mê thuốc nhưng lại giàu có. Đặc biệt, Lão còn là một tên ngụy quyền. Tôi gằn mặt xuống, nghiến răng ken két chạy lại chỗ cô bé. Tuy nhiên, không phải tôi là người đỡ em ấy mà là Bội, em đã đứng chắn trước mặt tên nhà giàu. Tròng mắt em hình viên đạn chằm chằm lườm nguýt hắn. Em quát: - Tránh ra thằng Tây kia! Tao không sợ mày đâu! Tên kia cũng không kém cạnh gì, hắn gào lên: - Ô trời! Mày dám to tiếng với tao sao! Này thì chửi tao này Nói xong, hắn thụi mạnh vào bụng Bội một cái rõ đau rồi gằn giọng lên: - Cái loại giẻ rách! Mày đáng bị đánh! Bội cứ đứng đấy, em chấp nhận bị đánh, khuôn mặt em nhăn lại, đau đớn ôm bụng. Còn hắn thì cứ như thế, không thương tiếc một chút nào, lão kệ cho cô bé mù bên cạnh cứ khóc nấc lên. Sau khi đã được cái nư của mình, hắn quay ngoặt đi, không để lại một lời xin lỗi nào. Mặc cho cơ thể bầm tím đầy vết thương rỉ máu của Bội. Em yếu ớt nhìn Màu - cô bé mù ban nãy - Chị Bội! Chị không sao chứ! - Màu ôm chầm lấy Bội. - Chị không sao, chị khỏe lắm, không chết đâu! - Hức! Xin lỗi chị, vì em mà chị bị đánh thế này! - Màu cứ nấc lên, em không dừng được vì quá xúc động. Bội lạng lẽ ngồi dậy, tôi có thể cảm nhận thấy sự mệt mỏi trong khuôn mặt em, và tôi đồng cảm với điều đó. Em run rẩy chạm vào đôi mắt của Màu và hỏi: - Em có ước mơ không? - Em có, nhưng em không muốn nói.. - Bỗng Màu ngập ngừng vài giây. - Sao thế? - Nếu em nói chị sẽ cười mất bởi vì ai cũng sẽ thế cả - Màu bẽn lẽn. - Chị sẽ không cười đâu, em có quyền được nói ra những gì em mong muốn mà. Màu như được bừng tỉnh, em cười tươi rồi reo liên hồi: - Em muốn được nhìn thấy mặt trời, được thấy hình bóng của các chú, các cô chiến sĩ Cách Mạng dũng cảm và nụ cười của mọi người nữa! Trời ơi! Nghe những gì Màu nói, tôi xúc động mạnh, tay nắm chặt ngực. Hai hàng mi rơi xuống những giọt lệ mặn chát, tôi cay đắng căm thù những kẻ đã cười cợt em. Sau đó lại tự trách chính mình bởi đến một bé gái cũng có một ước mơ đẹp như vậy còn tôi thì lại chẳng có gì..
Chương 2: Đi mãi mãi Bấm để xem - Lách tách! Lách tách! Tiếng mưa lích rích từ mái tranh xơ xác rơi xuống thấm đẫm vào nền đất nâu ẩm ướt. Căn nhà yên ắng như ngôi chùa hoang vắng vẻ. Nước mưa lẹt dẹt như cái đĩa sứ trắng ngà, chúng le te trúc đầu xuống những cánh hoa giấy nhẹ bẫng rồi đến nhúm rau cải xanh mướt, cuối cùng thì lại vỡ toang, bắn ra tung tóe mọi phía. Khoảng lặng nhìn những giọt nước ấy rơi như gợi lại mãi cho tôi một hình bóng của một chú bé non trẻ, đáng yêu nhưng đã bỏ rơi quê hương của mình để đua theo cái hiện đại của thành phố, cái sung sướng được ăn ngon mặc đẹp, được vênh váo khi nghe người ta gọi là ông lớn. Câu chuyện cũng đã rất lâu rồi nhưng tôi không sao quên được bởi chàng trai ấy chính là người bạn thân thiết của tôi khi còn là sinh viên. Kỉ niệm của tôi với thằng bé đã in hằn trong tâm trí này suốt bao năm qua như rễ cây quấn lấy đất. Rồi đến một ngày, vì sự kém hiểu biết, em ấy làm một điều dại dột nhất, thứ đã đẩy em đến với con đường của tội ác và sa đọa. Lúc ấy con tim tôi như đang có cả hàng ngàn kim tiêm đau đớn đâm thẳng vào. Với tính nhát gan của mình, tôi đã để em ấy sa vào con đường đó mà không ai có thể kéo em quay lại được nữa. Lần cuối chúng tôi gặp nhau là khi tôi và Bội tình cờ gặp cu cậu trong con hẻm tối mù tối mịt ở đầu xóm. Lúc ấy, em vẫn mang hình dáng chân chất của một cậu sinh viên hiền lành, phúc hậu: Đầu đội cái nón tre cũ kĩ, màu vàng nhạt như màu bông lúa nở rộ trải dài trên con đường làng tuổi thơ khi anh em chúng tôi còn đang rất thân thiết. Thân hình em gầy gò, nước da trắng nhưng hơi thâm, em khoác cái áo trắng tinh khôi được ủi là sạch sẽ với chiếc quần ống dài hơn cả mắt cá chân. Tôi vui vẻ chào hỏi với giọng đùa cợt: - Chào Sách! Dạo này học hành thế nào rồi? Bà ở nhà vẫn khỏe chứ? Trông chú cứ như tôi ở tuổi đôi mươi ấy, sáng sủa hẳn ra. - Dạ chào anh.. tôi vẫn khỏe ạ.. - Nó bẽn lẽn nói ngắt đoạn nhiều lần. Tôi khó hiểu nhìn thằng nhỏ bởi vì bình thường gặp Cu Sách, em đâu ngượng ngùng như thế bao giờ, cứ mỗi lần gặp là y như rằng chúng tôi phải rủ nhau ra ăn ở quán thịt cuối phố cho đỡ thèm mồm. Tôi vội quay sang hỏi Bội, em liền thì thầm vào tai tôi vài câu: - Em không biết nữa, nhưng mấy ngày nay em thấy anh ấy lạ lắm, nhiều lúc em đi ngang qua hay thấy anh Sách cứ thập thò sau mấy bức tường vôi xám nằm bên cạnh nhà Bà Mão, rồi đứng mãi đấy như vừa trốn vừa đang trông ai đó. Trông ai ư? Tôi ngạc nhiên, không thể tin nổi vào mắt mình. Thú thật, hết chín phần ngờ vực thì phần còn lại là đã không tin rồi. Làm sao thằng bé lại dám cả gan đứng đấy chứ? Hơn nữa, hồi nhỏ nó còn chẳng được chơi cùng với lũ trẻ trong làng thì lấy đâu ra bạn bè, anh em trên cái phố ăn chơi ấy. Tôi suy nghĩ một hồi lâu, mặt hết ngửa lên trời lại cúi xuống đất, xoay trái xoay phải nhưng dù có vò đầu bứt tai thì vẫn chẳng đoán ra được gì. Tôi giận quá, đánh liều hỏi: - A! Này chú.. - Anh Sách! Đột nhiên có một giọng nói trong trẻo của ai đó cất lên, chen chân vào câu hỏi của tôi. Lấp ló đằng sau Sách hình như có một bóng hình ai đó. Vì có tánh tò mò nên tôi lại gần xem thử. Đó là một thiếu nữ trẻ! Có lẽ cô ấy bằng tuổi Sách vì bộ quần áo cô ấy mặc là một cái đầm dài thấp đến chân, nó mang hơi hướng Tây Âu cổ điển với chất vải sang trọng. Đặc biệt, cô gái ấy còn gọi Sách là "anh". Đầu óc tôi lúc này càng thêm mù mịt hơn. Mắt tôi cứ đăm chiêu vào cô gái lạ, ngơ ngác không biết chuyện gì đăng xảy ra. - Ai đây ạ? - Cô gái ấy hỏi với khuôn mặt ngờ vực. - Đây là anh Linh, bạn thời thơ ấu của anh. Còn đây là cô bé nhà hàng xóm, tên Bội. A! Anh Linh, đây là Hoài Liễu, em ấy vừa từ trên thành phố về đây chơi mấy hôm. - Bỗng Sách vui hẳn lên, em rao lên như con họa mi mới chớm nở. Song tôi cũng chẳng nghĩ nhiều nữa vì không muốn phức tạp hóa vấn đề lên. - Chà! Được lắm! Chú có bạn gái sớm hơn anh nhé! Rất vui được gặp em. Mà hai đứa có mối quan hệ như thế nào vậy? Làm sao lại quen biết nhau thế? - Tôi vừa khoác tay vào vai Sách vừa vui vẻ thắc mắc. - Dạ.. thì.. - Cả hai đứa đột nhiên ngại ngùng đến lạ. Kì cục hơn là đứng trước tình huống này, tôi cảm thấy cả hai như có cái gì đó muốn giấu diếm. Đôi mắt chúng lúc cúi xuống, lúc nhìn nhau. Âu yếm như một cặp uyên ương e lẹ. Lúc này, nhìn phản ứng ấy, tôi mới ngộ ra một quyết định mà có lẽ cho đến giờ tôi vẫn cảm thấy nó thật buồn cười. - Tụi bây yêu nhau đúng không? Nếu không thì chẳng quấn lấy nhau như đôi chim mới cưới. - Hả? Thiệt luôn? - Bội bỗng hét lớn, em ngỡ ngàng nhìn Sách và Liễu. Tròng mắt em mở to, chắc có lẽ em không tin vào mắt mình rằng chuyện này có thể xảy ra. Và kể cả tôi cũng thế. Song, hai đứa không nói gì, chỉ gật đầu vài cái. Dòm mặt mày Sách đến mắc cười. Hai má cu cậu đỏ lên, e thẹn như một thiếu nữ mới lần đầu được yêu. Thoạt đầu, tôi mỉm cười rồi nhìn cậu chàng đã lớn khôn với tôi từ ngày còn mặc quần rách, áo vá chạy đông chạy tây, nghịch dại đủ trò đến khi đã trưởng thành như một cậu thanh niên tràn đầy tự hào, chín chắn và biết yêu. Bỗng dưng, lòng tôi có chút xúc động, trái tim tôi cảm thấy ấm áp đến lạ kì như ngọn đèn hồng hào, ấm nồng phập phồng trong căn bếp củi lạnh lẽo. Một niềm vui hớn hở nảy nở trong tôi. Tôi ghẹo tiếp: - Thế thím đã biết chưa? Thấy chú có người yêu như này chắc thím vui lắm! - Dạ.. u chưa biết ạ. Tôi đang định mang em đến giới thiệu. - Vậy đi ngay đi! Kẻo không kịp! - Tôi vội kêu lên, thụi mạnh vào vai cu cậu. - A! Chốc là đến 5 giờ rồi, thôi tôi đi nhé! Tạm biệt anh. - Tạm biệt gì? Anh đi cùng với chú mà - Tôi ngờ ngợ nhìn Sách. - Để làm gì? - Sách nhìn tôi với ánh mắt toàn dấu chấm hỏi, mặt cu cậu đơ ra mất mấy giây. - Thím nhờ anh mang cho thím mấy cây me nấu canh chua đãi chú về. - À thì ra là thế! Thôi mình đi đi không u phải chờ, tội u lắm. - Ờ ờ! Nhanh nhanh! Chúng tôi vừa đi vừa trò chuyện sôi nổi. Chẳng hiểu sao đi với Sách, cảm giác thân thương từ đâu cứ lần lượt ùa về, những kì niệm cứ bao trùm lấy tôi như gà mẹ bao bọc đống trứng non nớt, dễ vỡ. Cuối cùng chúng tôi mới đến được ngoài hiên nhà Sách. - A! Là thằng Sách! Nó về rồi bà ơi! - Bỗng chú Sinh đứng trước cửa reo lên với vẻ mặt vui sướng, ánh mắt chú sáng lên như ngọn đèn cuốc. - Sách! - Đột nhiên thím Hoa từ trong nhà vụt ra, thím ôm chầm lấy Sách, khóe mắt rưng rưng những giọt lệ hạnh phúc, vui mừng. - U ở nhà có nhớ tôi không? Tôi nhớ hai người lắm. - Hai con ngươi Sách lấp ló đâu đó sự bình yên. Em mỉm cười, dịu dàng hỏi. - Dĩ nhiên rồi! Mày không về, u lo chết, u còn tưởng mày có biến! - Làm sao có biến được! Có tôi hộ tống đây mà. - Tôi mạnh dạn góp vui, rồi cười lớn. - A! Cu Linh đấy à! Cảm ơn cậu nhé! - Thím Hoa quay sang nhìn tôi, giọng thím trầm xuống nhưng vẫn không hề mất đi vẻ dịu dàng, phúc hậu thường ngày. Bỗng thím Hoa chỉ vào Liễu, thím ngờ ngợ hỏi Sách: - Thế còn ai kia? - Dạ đây là người yêu con tên Liễu ạ. - Dạ con chào hai bác! - Liễu nhanh nhảu đáp. - Bạn gái? Vậy con là đứa con gái mà Sách hay nhắc đến sao? - Thím Hoa bất ngờ kêu lên, thím hí hửng nắm tay Liễu rồi hỏi. - Anh Sách có nhắc đến con hả bác? - Liễu bỗng quay sang nhìn Sách, há hốc mồm. - Ừ nó thích con lắm! - Thím híp mắt cười tinh nghịch, dịu dàng chạm nhẹ vào má Liễu. - Thôi! Bây giờ nắng lắm, đứng ngoài không tiện đi vào nhà rồi hẵng nói tiếp nhen! - Bỗng chú Sinh cắt ngang cuộc nói chuyện bằng một nụ cười tươi tắn, chú vỗ lưng Sách rồi chỉ thẳng vào căn nhà tranh đằng trước. Tôi liếc nhìn chú Sinh, dòm chú bây giờ mà tôi cảm thấy có chút ấm lòng. Tôi có thể trông thấy những ngôi sao lấp lánh nhất trong đôi mắt đã hằn vết chân chim của chú, những giọt nước mắt còn đọng lại trên đôi mi của chú chứa cả niềm vui lẫn hi vọng. Vậy là nhà cu Sách được đoàn tụ rồi! Tuy nhiên.. Một lần khác tôi bắt gặp một đám ranh con ở cuối con hẻm tôi gặp Sách đợt trước. Bọn nhóc ấy tầm tuổi Bội, mỗi đứa đều khoác những tấm áo mới tinh dày cộp và đắt đỏ, trông có vẻ lũ chúng nó là đám con đẻ của mấy thương nhân ở gần nhà tôi. Song, Tôi thấy chúng nó làm gì lạ lắm, nên bèn núp vào vách tường gần đó, rồi ngó xem chúng nó định bày trò gì. Bọn chúng cứ thì thầm gì đó rồi mỗi đứa móc trong tui ra mấy đồng bạc lẻ, có vài đứa xoay phải xoay trái xem xem có ai quanh đó không rồi nói nhỏ vào tai thằng thủ lĩnh. Có vẻ đang có một "phi vụ bí mật" nào đó mà cả bọn không được tiết lộ cho bất kì ai. Bỗng chốc lũ ấy chạy đi, vì cảm thấy nghi ngờ nên tôi đã lẩn theo sau. Sau khi đi được một quãng đường dài tầm một trăm ki-lô-mét, tôi thở mạnh đến nỗi lồng ngực tôi cứ đập liên hồi, đập như đương lên cơn hen dữ dội. Sau tôi mới bình tĩnh lại được. Kì lạ là dẫu tôi có ngó đông, ngó tây tìm kiếm nhưng vẫn không tài nào tìm thấy chúng. Đột nhiên có một âm thanh lạ dội tới. Tôi chợt nhận ra rằng bọn nhóc ấy đã đi đến một nơi mà chúng không nên đến, một nơi đáng sợ đến nỗi mỗi khi nhắc đến sẽ nổi cả da gà - Khu của lũ trẻ nhà bọn Ngụy Quyền. Tôi lẩn theo sau, lo lắng cho an nguy của bọn nhóc vì mặc dầu cho nhà chúng rất giàu nhưng cũng vẫn bị khinh trọng như thường. Đặc biệt là nếu đụng vào đám nhóc ấy thì dù là người giàu nhất vùng cũng sẽ bị đánh dã man đến đáng sợ. Trong năm đã xảy ra vô số vụ như thế nên tôi không bao giờ dám lại gần vùng này ngoại trừ Bội. Tôi khe khẽ ngó vào thì.. Thật không thể tin nổi! Một khung cảnh hiện lên trước mắt tôi đã khiến tôi lẫn khiếp sợ lẫn bất ngờ. Đó chính là có một thằng nhóc đang ném cho một trong những đứa trẻ một thứ gì đó màu trắng, rồi quát lớn: - Đồ của mày đây! Nhận lấy rồi cút về! - Tên con trai đó chính là Sách, thế nhưng mặt mày em trông rất kinh khủng, không phải khuôn mặt hiền hòa nữa, không phải giọng nói ngọt ngào hay e sợ hay thái độ ngoan ngoãn lẽ phép mà ngược lại đó là phản ứng của một tên côn đồ, một tên tội phạm. Đáng khinh ngạc hơn là câu nói cuối cùng ấy: - Đống ma túy này sẽ khiến chúng ta giàu sụ! Số con nghiện sẽ ngày một nhiều hơn! Và người nói câu ấy lại chính là Liễu Chứng kiến cảnh tượng ấy tôi không thể nào nhẫn nhịn được nữa, tôi phải vùng dậy và cứu lấy Sách! Em ấy phải được khai sáng suy nghĩ và phải thay đổi cái tư tưởng thối nát của mình. Tôi đi đến gần bọn chúng và to tiếng; - Sách! Anh không ngờ mày lại làm như thế! Tuy nhiên, em không trả lời mà đá vào người của một kẻ ăn xin gần đó rồi gằn giọng: - Đây chính là lí do tôi làm vậy, sự nghèo nàn đã khiến tôi như thế đấy! - Mày không quan tâm đến thím Hoa sao? Thím đã mong mày về đến như thế vậy mà mày dám làm ra chuyện tày trời này! Buôn bán ma túy! - Tôi sốt sắng quát mắng Sách, tâm trạng của tôi như phát điên lên, tôi đương xông lên đấm thẳng vào mặt cu cậu. - A! - Bỗng có giọng của một người đàn ông cất lên, đó là một người đàn ông già yếu đã đứng tuổi, ông ta chậm rãi, lom khom đi ra trong bóng tối, từng bước đi nặng trĩu, lệt bệt trên đất như người què. Thân hình ông ta xơ xác như khúc gỗ, khuôn mặt hốc hác, lồi lõm vài chỗ, ông không mặc gì ngoài chiếc quần nát, da ông ấy đã bị bầm tím vài chỗ và trong hốc mắt vô hồn, như bao hàm một nỗi buồn man mát không tài nào kể nổi. - Ơ! Bác có sao không? - Tôi hốt hoảng chạy lại, đỡ người ăn xin khốn khổ kia dậy. - Tại sao bác lại thành ra thế này? - Không sao, tôi nợ mấy cậu đây mấy đồng bạc nhưng không trả được nên bị đánh như thế này! - Anh nhìn thấy chứ? Đây là kết cục của những tên An Nam không biết điều! - Sách lườm tôi với ánh mắt thù địch rồi quát. - Sách! Đây là đồng bào của chúng ta! Sao em lại dám bênh cho lũ người Tây như vậy! - Tôi không phải người Việt! Tôi là người Mỹ chân chính! Người Mỹ muôn năm! - Nói xong, em tung hô bọn giặc với thái độ vô cùng thần phục lũ chúng nó. Nghe xong những lời cay nghiệt ấy mà không hiểu sao lồng ngực tôi lại đau đớn đến vậy. Sau tôi dẫn người ăn xin đến một góc tường nơi mà những bậc thềm cũ nát, bấp bênh đã in hình những vết xe đổ đen xì của ai đó, rồi tôi đưa bác ta năm quan tiền. Bât ngờ thay, bác ấy không nhận, bác kéo mạnh tay tôi về phía trước ngực rồi bảo: - Tôi không muốn nợ ai cả! Dù sao trông thầy cũng nghèo như tôi nếu thầy cho tôi thì thầy lấy gì mà ăn. - Cách nói tự nhiên và khí thái ấy khiến tôi ngạc nhiên. - Nhưng cứ như vậy hoài bác sẽ chết đói mất! Hay, nhà bác có gần đây không để tôi đưa bác về? - Thầy không cần phải như thế! Đây là lỗi của tôi. - Sao lại thế? Trước sự kinh ngạc của tôi, bác ta kể lể sự tình như kể ra cả một cuộc đời gian truân, khó nhọc của người đàn ông già cằn cỗi ấy. - Hồi trước tôi cũng sung sướng lắm chứ không như bây giờ, ngày ấy tôi từng là một nhà buôn rất nổi, nhà không thiếu bất cứ thứ gì, mỗi lần ra đường thì trong túi toàn hai ba trăm quan tiền, còn có hàng chục chai rượu quý luôn được tôi ấp ủ mỗi ngày. - Thế tại sao bác lại thành ra cớ sự này? Người ăn xin ấy im lặng một hồi rồi nói tiếp: - Cũng vì giá đất lên cao quá, nhà tôi không đủ tiền nên phải bán hết, đến khi ngộ ra là bị lừa thì nhà đã chẳng còn gì. - Bác ta buồn rầu than thở, lúc ấy khuôn mặt bác trông càng gầy gò hơn, song bác ta lại rưng rưng nước mắt. - Và chính tôi đã làm ra điều đó.. Mặc dù rất bất ngờ nhưng tôi không nói gì mà chờ đợi bác ấy nói tiếp: - Hồi đó tôi bủn xỉn và hách dịch lắm. Ai tôi cũng thích bắt nạt, thích đánh đập nên khi tán gia bại sản, chẳng ai chịu giúp tôi cả. - Thế còn vợ con bác đâu? - Tôi nghi vấn nhìn người ăn xin kia. - Vợ tôi đã mất hơn hai chục năm rồi. Chết trong cơn điên của một người bệnh, còn thằng con thì từ khi tôi thất nghiệp nó đã lưu lạc ở chốn nào không hay. - Người đàn ông nghèo đói ấy cứ tiếp tục khóc. Trông thấy cảnh đấy, tôi im lặng một hồi rồi hỏi tiếp: - Sao bác không kiếm nghề khác? - Tôi đã từng xin làm thuê cho một nhà giàu nhưng mỗi kì chỉ có vài dăm đồng mà thầy thử nghĩ xem, chỉ có mấy đồng bạc thì làm sao mua nổi cái bánh mì lót bụng. Nghe những gì bác ta nói, tôi chẳng biết thắc mắc gì hơn: - Thế đêm nay bác tính sao? Gần tối nên rét lắm! - Chắc ngủ lại nhà bà cụ hàng nước, bà ấy tử tế lắm! - Nhưng chỗ đấy tối và lạnh lắm! - Phải chịu thôi chứ có mấy ai cho tôi ngủ nhờ, họ toàn khinh rẻ tôi không thích. Thôi thầy về đi, mặc tôi vậy. Xong rồi bác ta vẫy tay như báo hiệu đuổi tôi ra xa, tôi không nói gì mà chỉ đứng dậy rồi quay người rời đi, mặc dầu trên tay vẫn còn nắm lấy năm quan tiền ban nãy, nhưng tôi lại không dám đưa bởi tôi sợ bác ấy sẽ cảm thấy khó xử. Dẫu sao ngày trước người đàn ông ấy đã sống một cuộc đời đầy tội lỗi nên có lẽ bây giờ cũng chẳng muốn phải nhận ơn của ai nữa..
Chương 3: Về quê, nơi tiếng mẹ à ơi Bấm để xem Nhân sinh ra đã là một đứa trẻ thiếu thốn hơn những đứa bạn cùng trang lứa, dẫu gia cảnh em rất giàu hoặc có thể nói bọn trẻ con trong làng thường gọi em là thằng "Số đỏ", thế nhưng mọi chuyện đâu dễ dàng như thế.. Nói về mẹ Nhân, chỉ dùng hai chữ "Mỹ nhân" thì vẫn chưa ca ngợi hết được sắc đẹp của bà. Có một lần em kể lại cho tôi rằng trước khi gặp cậu Nhân, bà đã từng là một người con gái tràn đầy năng lượng sống tiềm tàng, vui tươi và thuần khiết, cũng từng được cả khối anh theo với hàng ngàn bức thư tỏ tình lãng mạn. Một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn đáng ngưỡng mộ. Còn bố Nhân thì lại ngược lại, ông không đẹp, không có dáng người chuẩn và đô con như những lính Tây da trắng mà chỉ có cái bụng bia nặng trịch to tướng với tí râu ria quanh mép, trông chẳng khác gì mấy tên quan lệ thời Pháp thuộc là mấy. Tuy nhiên ông rất hiền lành và phúc hậu, nếu có ai đó hỏi rằng Nhân có tính phóng khoáng từ ai thì chắc chắn rằng cu cậu sẽ trả lời là bố bởi ông đã dạy em như thế. "Đó chỉ là nhưng lời bịa đặt hoàn hảo để che mắt thiên hạ của lão ta thôi" - Những lời cay độc ấy được thốt ra từ chính miệng Nhân, tôi sững sờ khi em dám nói thế với chính bố ruột của mình, tôi cau có trách Nhân sao lại có những phát ngôn như vậy. Tuy nhiên, tôi lại không biết rằng chính vì hành động dại dột ấy đã khiến tôi hối hận suốt cả cuộc đời sau này. Lúc ấy, Nhân không nói gì, em bắt đầu đấm mạnh vào bụng tôi rồi hét lên: - Anh chẳng hiểu gì cả! Xong, em chạy thục mạng về nhà, tôi bất giác nhận ra rằng chỉ đứng đằng xa thôi, tôi có thể thấy em khóc. Sau hôm ấy, em không đến chơi nữa, canh nhà gỗ mít mà chúng tôi xây bữa trước để làm khu căn cứ bắt đầu mục rữa dần, mấy con mọt bự bằng đầu ngón tay cứ đục nó từng ngày một chẳng khác gì nỗi bất an cứ thế lớn mạnh trong tôi. Mỗi chiều khoảng độ năm giờ, tôi thường đứng ra ngóng em, thế nhưng em vẫn không đến và bỏ lại tôi một mình bơ vơ trong buổi trời đêm lạnh lẽo, sương giá. Chờ mãi cũng nản nên tôi không nhịn được nữa, tôi bắt đầu thu dọn đống đồ chơi lại rồi quyết định đi về. Bỗng dưng có một thứ gì đó ngăn tôi lại. Một tiếng vọng văng vẳng sau lưng tôi. - Anh Linh! - Nhân đã đến, em vừa chạy vừa hét lên gọi tôi. Tuy nhiên, điều kì lạ là trông thằng bé bây giờ sao xa lạ quá, như thể em đã gầy đi nhiều, da cũng trắng hơn và điều bất ngờ là trên thân thể, khuôn mặt em lại có chi chít những vết bầm tím. Đến cả đôi mắt luôn long lanh, lấp lánh với những ý nghĩ ngây thơ ngày trước bây giờ trở nên u sầu hơn, em không còn bai bải như con chim ri nữa mà đổi lại em càng ít nói hơn và bình tĩnh đến lạ. Tôi hỏi em với lòng nặng trĩu sự giận dỗi: - Sao lâu nay chú không ra chơi? Nhân không nói gì một hồi lâu, có thể em đang nghĩ đến điều gì chăng? Một điều mà đến cả tôi cũng không được biết và không chừng là cả cha mẹ của em nữa. - Mợ em mất rồi. - Bỗng Nhân cất giọng. Nghe tin ấy con tim tôi bỗng dưng nhói lên, tôi không tin vào mắt mình, hai tròng mắt mở to tròn nhìn Nhân. Sự hối lỗi từ đó cứ bao trùm lấy tôi. Tôi nhẹ nhàng xoa đầu Nhân, an ủi cậu bé rồi hỏi: - Ai làm? Cậu em có biết không? - Ông ấy.. - Bỗng dưng em ngập ngừng vài giây như có thứ gì đó ư ứ trong cổ họng. - Cậu em đã có con với ngươi đàn bà khác, ông ấy là người đã khiến mợ phải gặp tai nạn.. và trở thành người điên. Cái gì? Người điên? Tôi không tin nổi vào mắt mình, tôi cố giữ thân người liêu xiêu như sắp ngã rồi nắm chặt lấy vai Nhân. - Chú nói thật chứ? - Tôi cố hỏi lại dù biết rằng Nhân chưa bao giờ nói dối. - Vâng, em đã tận mắt thấy mợ chết dưới bánh xe của lão ấy.. - Nhân ngập ngừng vài giây rồi nói tiếp: - Đúng là chẳng hay cho câu: Trách ai ăn giấy bỏ bìa, Khi thương thương vội, khi lìa lìa xa.. - Nhân khẽ nhếch mép. Em cất lời nhưng không cười. Vâng! Không phải cười đâu! Đối với lũ con nít chúng tôi, mỗi khi thốt ra những ca từ mĩ lệ, đầy tính triết học đều sẽ cười ồ lên rồi giả thành những nhà chính trị gia uy tín như một trò chơi diễn kịch giải trí. Chúng tôi nào hiểu những ngôn từ ấy là sự đúc kết từ kinh nghiệm của một đời người hoặc có thể là từ hàng trăm bài học sương máu, đắt giá. Thế nhưng ngay từ thời khắc này, những cái ý nghĩa sâu sa thăm thẳm và lòng vòng của đống "lời thoại" mà chúng tôi từng nói dường như đang đóng đinh chặt trong khoé mắt của Nhân, trong tâm hồn Nhân. Em không biết hết chúng. Nhưng em biết cách để cất chúng vào trong tâm trí, biết cách để chúng một phần nào đó vơi vớt đi nỗi buồn rầu của em. Sự tĩnh lặng nhẹ nhàng kéo đến không một lời nhắn nhủ như muốn níu chặt tôi lại trên chiếc ghế tre cọt kẹt. Tôi muốn khuyên răn em như trước kia, nhưng.. Làm thế nào được cơ chứ? Đáng lẽ tôi mới là người không chịu thấu hiểu em, không bằng lòng với những gì em làm.. Từ khoảng khắc đó mà đã trôi qua hai mươi nhăm năm, giờ đây tôi không còn là thằng ranh con đầu đường xó chợ nữa mà tôi đã trở thành một cậu thanh niên với hoài bão có thể kiếm được việc làm và thật nhiều tiền để phụ giúp cha mẹ. Còn Nhân thì cũng lâu rồi tôi không gặp lại em, tôi cứ tưởng rằng em sẽ nói chuyện lại với tôi, nhưng khi tôi đến tìm thằng bé thì em đã đi đâu mất rồi, tôi thắc mắc: Chẳng lẽ em đi đến một nơi quỷ không biết, thần không hay để cứu rỗi trái tim tăm tối của mình chăng? Song, mọi việc cứ thế tiếp diễn với sự vắng bóng của Nhân, rồi đến một ngày, cái hôm mà tôi cứ ngỡ rằng nó sẽ không bao giờ xảy ra. Đợt ấy vì có một bác họ hàng cầu cứu mẹ Màu nên bà đã nhờ tôi lên Sài Thành giúp đỡ bác ta. Vì ở xa mà không có tiền đi tàu nên tôi phải mất tận hai ngày mới đi đến nơi. Ở trên Sài Thành rất mới mẻ và hiện đại, không như vùng quê đói nghèo của tôi. Nó như một thế giới mới đầy thú vị mở ra cho những ai có sự hiếu kì, mạo hiểm và đầy tự do, một nơi mà sôi động, ồn ào và náo nhiệt đến nỗi không ai có thể theo kịp được. Tôi thăm thú khắp mọi ngóc ngách, tò mò chiêm ngưỡng nơi mà tôi chưa bao giờ được biết đến, từ quán phở Hòa nức mũi đến những quán cà phê nhỏ xinh xắn trải dài một góc phố đâu đó vang lên tiếng nhạc Trịnh du dương, đầy thơ mộng. Bầu trời bảng lảng chiếc đĩa tròn sáng trưng hơn ngọn đèn dầu, lá bàng giật giật bởi làn gió mạnh ồ ạt nhưng không vội tạo nên cái dư vị vừa hoài cổ vừa ồn ã pha lẫn sự màu nhiệm. Tuy là nói vậy nhưng đối với tôi, cái xóm nát kia vẫn là nhà của tôi, là gia đình của tôi. Tôi ở đấy được mấy bữa thì một việc đột ngột xảy ra, lúc ấy tôi có việc phải ra ngoài nên nhờ bác gái trông hộ căn hộ thuê. Sau đó tôi có bắt một cái xe ngựa cũ nát nhưng rẻ tiền, được cái là tay đánh xe là một người hiền lành, anh ta còn rất lịch sự nên tôi cảm thấy không xa lạ là mấy. Chúng tôi đi đến gần một con hẻm thì đột nhiên anh đánh xe dừng lại, tôi ngơ ngác nhìn xung quanh, sống lưng tôi bỗng lạnh lên như báo hiệu sắp có một đại nạn nào đó sẽ ập lên đầu tôi. Tôi sợ hãi nói với người đánh xe ban nãy: - Chú ơi! Chú cho tôi xuống được không? Tôi không đi nữa đâu, đây là tiền không cần thối nhé! Kì lạ thay, anh ta không còn ở đó nữa, tôi ngó nghiêng tìm khắp chiếc xe nhưng chẳng thấy đâu. Đầu óc tôi quay cuồng, cả cơ thể tôi bỗng cảm thấy khó thở đến kì lạ như đang có ánh mắt sắc lạnh nào nhìn vào tôi. Tôi run rẩy ngồi đấy không dám xuống xe, tôi sợ sệt lớn tiếng gọi, tiếng gọi ấy cứ vang lên rồi lại dội lại đến tôi như thể không có một bóng người nào ở đó cả. Tôi không chịu nổi được nữa, vì không muốn dở việc nên tôi trở xuống và lấy hết can đảm đi về phía trước. Bỗng "Bụp", một thứ gì đó đập vào sau lưng tôi, nó khiến tâm trí tôi lờ mờ dần, những gì tôi thấy bây giờ chỉ là một màu đen xì, cuối cùng nó đã đưa tôi vào con mê trong vô thức. "Ào!" Một cảm giác mát lạnh tát lên mặt tôi, tôi sực tỉnh giấc, tôi bàng hoàng những gì mình đăng chứng kiến, phía trước tôi là một đám thiếu niên trẻ tuổi, bọn nó mỗi đứa đều gầy nhòm tầm bốn mươi đến nhăm mươi kí lô. Gương mặt lũ trẻ đều có một vết xẹo dài dăm hai đến năm xăng, có một số đứa khoác vài ba chiếc áo choàng sặc sỡ hoặc số khác sẽ đeo một cái ba lô với chiếc mũ cối như một cậu học sinh tri thức. Chắc có lẽ bọn này là phường ăn cắp nên mới băm trợn như vậy rồi tôi gắt lên: - Lũ chúng mày làm gì ở đây hả? Tính ăn cắp đồ của tao sao? Tao nghèo lắm không có gì cho chúng mày đâu! Biến đi! - Có nghèo cũng phải đưa tiền không tôi sẽ cho anh không còn thấy mặt gia đình! - Bỗng anh đánh xe từ đâu đi tới, ánh mắt anh ta hình viên đạn, lườm nguýt tôi, cong vuốt. - Là anh? Sao anh lại làm thế? Tôi đâu có gây ra tội tình gì mà anh phải bắt tôi! - Đừng có mặt nặng mặt nhẹ, anh không làm gì thì chúng tôi vẫn sẽ giết anh nếu anh không moi tiền ra! - Tên đánh xe gằn giọng, hắn trừng mắt nhìn tôi, trên tay hắn cầm một con dao găm nhỏ gọn nhưng sắc bén. Tôi nhăn mặt giằng co với bọn chúng những hai mươi phút, tôi quyết không đưa tiền cho chúng bởi đây chính là toàn bộ tiền túi của tôi, nếu đưa cho chúng, tôi sẽ không còn gì nữa. Đột nhiên, tên đánh xe rút một con dao thái từ trong túi ra, hắn chậm rãi lại gần tôi, hắn đe dọa với giọng trịch thượng: - Nếu anh không đưa thì tôi buộc phải làm việc này Hăn nhấc con dao lên cao và ngay cái lúc mà hắn đương đâm tôi thì bất chợt một tiếng ai đó vọng đến, sâu trong màn đêm tối đen như mực, tôi thấp thoáng thấy một người đi ra, tên này đi rất bình tĩnh và chất giọng thánh thót của hắn khiến tôi có cảm giác vô cùng quen thuộc. Tôi đứng hình mất mấy giây khi người đàn ông đó đi ra, đó là người mà tôi lâu ngày không gặp, là người mà tôi mong mỏi nhất trong suốt mười mấy năm qua - Nhân. Nhân nhìn tôi với ánh mắt khó chịu, còn tôi nhìn em với một nỗi lòng đầy sự lo lắng và đau nhói, tôi không nói gì cũng không tức giận mà ngược lại tôi có cảm giác mình mới là người đáng trách. Trong cả mười lăm năm giời, tôi không hỏi thăm em gì cả, cũng không để ý em đã đi đâu. Cho đến khi em đã trở thành một tên cướp thì tôi mới nhớ đến. Tôi ngước lên nhìn Nhân, tò mò hỏi: - Chú đã thay đổi nhiều quá nhỉ Nhân? Thay đổi đến mức anh cũng không thể nào nhận ra được. - Tôi không biết Nhân là ai, tôi là Hưng, trùm của lũ giang hồ ở đây. - Nhân thẳng thừng bác bỏ lời của tôi, khuôn mặt em mếu máo, nhăn lại như tờ giấy rách. Thấy vậy, tôi chỉ lồm cồm đứng dậy rồi lẳng lặng đi vụt qua cu cậu, tôi biết Nhân không chấp nhận khi ai đó gọi mình bằng cái tên ấy bởi lẽ em hận cái tên được trao từ một kẻ đã phản bội mẹ con em và tất cả mọi thứ của người đàn ông đó.. Bọn con nít cứ đứng đấy không dám nói lời nào cả, bọn chúng cứ nhìn tôi mãi cho đến khi tôi khuất dần trong cái bóng của màn đêm tối tăm và lạnh lẽo, một thứ có lẽ đã gắn liền với Nhân trong suốt quãng thời gian em bỏ nhà đi xa. Khi đã về đến nhà, đêm hôm đó khiến tôi không tài nào chợp mắt nổi, trong lòng tôi cứ oang oang mãi lời nói của cuối cùng của Nhân: "Tôi không biết Nhân là ai, tôi là Hưng, trùm của lũ côn đồ ở đây." (Kết thúc phần một) Còn tiếp.. Còn tiếp..
Chương 4: Về quê, nơi tiếng mẹ à ơi (Phần cuối) Bấm để xem Nắng chóng tàn, bỏ lại một cảnh chiều êm ru tĩnh mịch. Bầu trời ngả màu đỏ như thanh củi cháy than trong ánh lửa hồng ấm nồng. Bóng cây sồi già đen nhẻm vạch rõ ranh giới trên nền đất đầy sỏi và cộc cằn. Con đường gồ ghê, nhấp nhô dưới tiếng kẽo kẹt của bánh xe đò mục nát, văng vẳng đâu đó câu hò ơi của anh bán bánh dừa chăm chỉ. Một nỗi chán chường bao chùm lấy khung cảnh tĩnh lặng, yên bình trước mắt. Chiều đã qua rồi nhưng chưa tối, cây đèn cũ kĩ vẫn chưa nhấp nháy ánh vàng trên mảnh tưởng nứt nẻ. Dòng người ào ào như lũ vẫn chưa mang theo những tạp âm ồn ã như bao ngày và áng trăng rằm cuốn theo tâm hồn của những người thi sĩ vẫn còn say giấc nồng dưới ngọn núi cao trọc trời mây. Tôi ngồi vẩn vơ dưới tán lá xanh rờn của cây đa cổ, thứ mà có lẽ đã được kể đi kể lại từ hằng trăm năm trước. Bên cạnh tôi lúc này là một người đàn bà quá tuổi ngồi vắt chân vào nhau như những ông bác sõi đời, hiểu chuyện. Thân hình bà ta ngoại cỡ và có làn da bánh mật nhưng hơi thâm. Mái tóc nâu đen được nhuộm bởi nắng mưa, sương gió kia lâu lâu lổm chổm vài sợi tóc bạc. Với giọng nói khô khan, đặc sệt, thật hiếm khi có người nói người phụ nữ ấy đẹp. - Không ngờ cậu Linh cũng có sở thích giống tôi đấy. - Bà Mão cất lời, trên tay bà ta đặt một tẩu thuốc lào cũ kĩ, ám chừng nó đã có từ thời chống Pháp. - Nào có, tôi đâu hút thuốc chỉ là do cảnh trời đẹp quá thôi! - Tôi đáp lời. - Chà, thế cậu đã biết chuyện gì chưa? - Dạ, sao ạ? - Tôi tò mò hỏi. Bà Mão bắt đầu rít một hơi thật kêu rồi thở dài. Đôi mắt bà thẫm đẫm những sóng gió của cuộc đời và những niềm đau khó tả, bà trừng trực nhìn mãi vào làn khói trắng xóa nồng nặc tỏa ra tứ phía trước mặt khiến tôi như hiểu ra toàn bộ ý tứ của câu chuyện. - Nghe nói, bọn Việt gian sẽ đến đây trong nay mai, bọn chúng nghi làng này có nội gián. - Chết thật! Bọn nó nghĩ cái gì vậy chứ! Đến ăn còn chẳng có thì làm sao dám phản cho được. - Tôi cau có oán trách. Bà Mão vẫn hút và trong con lâng lâng màu nhiệm ấy, bà thì thào với hai con ngươi đỏ lè, ran rát đến tận hốc mắt. - Do vùng này toàn gia đình Cách Mạng nên phức tạp lắm. - À mà con bác ở bên Nhật chắc không sao đâu nhỉ? Bên đấy đầy đủ tiện nghi và hiện đại lắm. Hơn nữa còn chẳng có chiến tranh - Tôi nhanh chóng đổi chủ đề vì không thích nghĩ nhiều. Bỗng bà Mão lắc đầu, tỏ vẻ không đồng ý, bà bảo: - Không có chiến tranh, nghèo đói nhưng có lòng người, có áp lực đấy chú ạ. - Sao vậy ạ? - Con tôi kể lại bên ấy không chỉ sống xô bồ, áp lực mà còn bất công và thị phi, nó xém nữa phải tự tử vì vừa không được lãnh đủ lương mà còn bị đồng nghiệp bắt nạt - Bà ấy buồn rầu kể lể tiếp với một gương mặt không mấy dễ chịu. - Có chuyện đó sao ạ? - Tôi bàng hoàng nhìn người đàn bà ấy. Bà Mão chỉ tóm gọn một câu "ừ" vô cùng nặng nề với đáy lòng nặng trĩu một sự đau nhói khôn xiết và day dứt không nguôi. Vẫn là làn khói ấy, từ hai điếu đến ba, bốn điếu, bà Mão hút không ngừng và cũng không có ý định dừng lại. Bà ngẩn ngơ trong cơn phê ấy một ước mơ nhỏ nhoi, một khát vọng mà tất cả bà mẹ nào cũng có, cũng chăm chút từ rất lâu rồi - Được nhìn thấy con trai mình bình an, hạnh phúc. Thấy bà Mão như vậy khiến tôi cũng không muốn nói gì thêm, dẫu cho tôi biết rằng dòng máu của người con trai mà bà mong chờ mỏi mắt và yêu thương hết mực ấy ngay từ đầu đã không thuộc về bất kì ai trên cái mảnh đất cằn cỗi này. * * * Ngày hôm sau, một buổi sáng quang đãng và mát mẻ, tôi lượn lờ quanh quán hàng thịt của bác Lu để trực chờ đợt giảm giá mới. Hai vợ chồng bác ấy thường dậy rất sớm và bán thịt cho đến tận chín giờ khuya. Nhiều khi tôi thắc mắc: - Sao hai bác làm về muộn thế? Tầm này làm gì có ai mua thịt nữa. Song cả hai chỉ cười cười vài cái cho qua chuyện. Bây giờ đã là tám giờ sáng, tôi không chịu nổi nữa nên lọ mọ chạy ra sau nhà để ngó xem có ai ở đó không. - A! Phải cậu Linh đấy không? - Bỗng một giọng nói khàn khàn vang đến khiến tôi giật mình. Tôi vội ngoảnh mặt lại thì trông thấy bác Lu đang đứng đằng sau mình cách tầm một mét. Nói xong, bác chầm chậm đi đến chỗ tôi, trên tay bác ta là một cái bọc trắng bên trong đựng một số loại gia vị. Thấy vậy tôi nhanh chóng chạy lại rồi gặng hỏi: - Sao giờ bác còn chưa mở cửa? Làm tôi sốt ruột quá! - Hừm.. bà nhà tôi hôm nay bị ốm nên không mở quán được! Mong cậu thông cảm nhé, để hôm sau tôi bù. - Thật sao? Thế bác gái có sao không? - Tôi sốt sắng lên, lo lắng hỏi thăm. - Không sao không sao, cậu đừng lo. Thôi tôi vào nhé! Không nó sẽ làm ầm lên mất. - Bác vẫy tay vài cái rồi lẩn vào trong. - Vâng tôi cũng có việc gặp bác sau nhé! * * * Tôi rảo bước trên con đường phố huyện ồn ào và nhộn nhịp nơi mà tôi hiếm khi mới được lên chơi. Nó sẽ thật đỗi kì lạ khi có một ai đó mới bước chân đến đây. Quán chè không có tiếng vang, nát bươm lại nằm sát bên cạnh một hiệu đồ Tây hàng hiệu, nổi tiếng, người giàu chen lẫn với kẻ nghèo nàn, khốn khổ. Từ quán cháo ít khách luôn bị bỏ lại một bên vì phong cách lập dị đến quán cơm luôn treo đèn Hoa Kỳ trước cửa nhưng ông chủ lại rất ghét bọn người Mỹ. Hay ho hơn là ai cũng sẽ thích cái quán thịt nhậu đơn xơ cuối phố. Ôi những hình ảnh ấy sao đẹp và xao xuyến quá! Một tuổi thơ, một tuổi trẻ và một thanh xuân.. Những trang kỉ niệm cứ ùa về như nước lũ và không phai nhạt đi theo năm tháng. Thế nhưng sao nó lại xa vời đến vậy, xa đến nỗi tôi không với tới được, mặc dầu nó đã đứng lại một chỗ nhưng như thể tôi đang lùi lại.. xa dần.. đến khi đã không thể nhìn thấy được nữa. Nơi mà Nhân và tôi hay lui đến ấy đã rời xa chúng tôi trong gang tấc. Bỗng nhiên, một suy nghĩ táo bạo vụt thoáng trong đầu tôi. Suy nghĩ ấy cứ lớn dần và sự tò mò của tôi cũng từ đó mà đâm chồi nảy lộc. Có rất nhiều câu hỏi tôi muốn hỏi Nhân, rất nhiều câu chuyện tôi muốn kể và muốn nhìn thấy nụ cười tươi tắn của em như một lẽ thường tình. Song, tôi vẫn lưỡng lự vì tôi lo lắng Nhân sẽ từ mặt tôi. Thế mà một điều kì diệu đã xảy ra, ngay cái lúc mà tôi sẽ định bỏ cuộc và chấp nhận mọi thứ thì em lại xuất hiện, mặc dù chỉ là phút chốc nhưng tôi có thể cảm nhận thấy sự hiện diện đấy đang ở rất gần, nó gần đến độ chỉ trong vòng vài giây tôi có thể nhìn thấy em. Tôi chạy đuổi theo hình dáng con người bất hạnh ấy, như con hổ vồ lấy đống thịt sống mới vớ được, tôi mặc cho tất cả, bỏ qua mọi thứ và hạ một quyết tâm vững chắc nhất. Đó là cứu lấy Nhân! - Anh Linh! Một giọng nói quen thuộc vang lên, nó ở ngay sau lưng tôi và một điều bất ngờ đã xảy đến. Nhân đã gọi tên tôi với một nụ cười thân mật, đáng quý nhất! Tôi rưng rưng nước mắt, đã qua gần hai chục năm rồi tôi mới được thấy em cười.. Một niềm vui hớn hở và xúc động bao lấy xung quanh hai anh em như con ốc sên nấp trong cái vỏ cứng rắn và chắc chắn. Tôi có cảm giác rằng sẽ không bao giờ chúng tôi sẽ phải rời xa nhau nữa. Nhân mời tôi vào quán thịt nhậu cô Hai rồi gọi món. Gương mặt em có sức sống hẳn ra, đôi mắt em bây giờ long lanh, lấp lánh như những ngôi sao sáng và thân hình em đã mập mạp ít nhiều. Em không như cái bữa gặp mặt khốn nạn kia nữa và sẽ sớm thôi, một trang sách mới toang sẽ mở ra trong cuộc đời Nhân. Em sẽ làm lại từ đầu. Chưa kịp đợi tôi hỏi, em liền nói: - Anh Linh biết không? Một năm sau khi anh đi em vẫn còn là ăn cướp, tuy nhiên em đã gặp được một người, người ấy đã cho em một ý nghĩa sống mới, và một mục đích mới đấy! Tôi ngờ ngợ thắc mắc: - Ai thế? Rốt cuộc ai lại có thể thần kì được đến như vậy? Rồi Nhân khẽ nói với chất giọng trầm bổng, câu trả lời của em khiến tôi ngỡ ngàng. Cái con người mà Nhân đề cập đến, cũng như thần tượng ấy lại chính là một người lính Cộng Sản! Theo những gì em kể thì người lính ấy tên Lim, từng là một người nông dân nghèo. Tuy nhiên do chứng kiến cảnh cha mình bị ngược đãi và bị chặt đầu bởi lính Mỹ, cho nên ngay từ nhỏ và qua những câu chuyện của mẹ mà trong anh Lim đã nảy sinh một nỗi hận thù to lớn với lũ giặc ngoại xâm tàn bạo và vô nhân tính. Anh tham gia quân đội lúc hai mươi mốt tuổi và sau hai năm, anh giữ được một chức vụ nhỏ trong đại đội. Anh qặp Nhân khi em đăng bảo vệ một đứa nhỏ khỏi những đòn đánh dã man từ hai tên lính đang đi tuần. Lúc ấy em bị chúng đấm, chúng đá không thương tiết, đến nỗi chúng còn định dí súng vào đầu Nhân. Thoạt đầu em có chống cự bằng cách đá vào chân chúng một cú rõ đau. Thế nhưng chúng lại không hề hấn gì mà quay sang bắn vào chân Nhân một phát rồi chĩa vào đầu toan bắn. Ngay khi cái họng súng đen ngòm, đầy mùi thuốc kia định bóp cò thì Lim đã xuất hiện. Anh kịp thời bắn vào tay tên cầm súng rồi nã đạn vào đầu tên còn lại. Nói đến đây, Nhân lại cảm thán vài lời vì nể phục khí thái của người chiến sĩ ấy, em bảo rằng khi nhìn thấy con mắt của anh Lim, em như trông thấy một con đại bàng thực thụ, anh ấy không chỉ oai hùng, mạnh mẽ mà còn rất dũng cảm. Sau khi Nhân được băng bó sơ sơ thì Lim nhận chăm sóc em, anh còn bảo: - Khi nào khỏi rồi thì đến nhà anh nhé! Anh sẽ nuôi em. Lúc đầu em khó hiểu và vẫn còn chần chừ, thế nhưng Lim lại nói: - Đã là người Việt Nam thì phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau, hơn nữa em vẫn còn trẻ vẫn còn làm lại được từ đầu cho nên hà cớ gì anh lại không giúp đỡ em cho được? Từ đó Nhân không sống trong con hẻm tối mù tối mịt kia nữa mà dần chuyển sang ở với gia đình anh Lim. Em bảo rằng ai ở đấy cũng thương em cả, chị mợ anh Lim vừa hiền vừa dịu dàng, còn anh Lim thì khi nào rảnh cũng dạy em viết chữ, bắn súng hay lâu lâu thì chơi bịt mắt bắt dê với đứa con nhỏ của hai vợ chồng. Em sống với gia đình ấy cũng thấm thoát được gần nửa năm. Bỗng Nhân im lìm và hành động đó khiến tôi sốt ruột và tò mò. Tôi hỏi tiếp: - Nhưng tại sao chú lại vào đây? Không phải ở ngoài đấy sướng hơn sao? Bỗng Nhân cười khổ rồi đôi mắt em cụp xuống, tâm trạng cũng buồn rầu hơn. Trông em gầy gò hẳn. Em đáp: - Em sống ở đấy đúng là sướng thật nhưng người tính đâu bằng trời tính. Có một lần, gia đình anh có việc phải về quê thăm các cụ nên có nhờ em trông nom nhà cửa. Thuở ấy, em cứ ở hẳn trong nhà luôn vì sợ nếu ra ngoài thì nhà sẽ có trộm. Thế mà đợi được một tháng rồi đến năm sáu tháng, gia đình ấy vẫn không về. Em vẫn ở đó để chờ đợi, bởi vì em tin một ngày nào đó sẽ có thể trông thấy được nụ cười vui mừng của họ khi thấy em và cái tiếng kót két mở cửa quen thuộc. Tuy nhiên, em đã lầm, họ không về nơi này nữa, và cũng không thể nào trở lại được nữa.. Cả ba người đã ra đi được hai tháng trước khi em phát hiện.. Em nghe nói có một đơn vị của Mỹ đã tàn sát cả một làng và trong đống xác nằm la liệt thì người ta tìm thấy xác của anh Lim, người vợ và cả đứa con thơ. Về việc anh chết như thế nào thì người đó cũng kể rõ: Anh Lim chết do bị bắn vào đầu, còn người vợ thì bị hãm hiếp rồi cũng bị bắn, thêm cả đứa con gái thì bị bọn lính đâm và khắc lên ngực chữ: C Company. Cuộc thảm sát kinh hoàng ấy đã giết hơn hàng trăm người cả già lẫn trẻ. Khi nghe thấy tin tức trời đánh đó, lúc ấy em dường như đã phát điên lên, em không chấp nhận nổi cảnh tượng anh Lim và cả gia đình bị giết hại.. Thế sau đấy thì sao? - Tôi thở mạnh, kiên nhân mong chờ kết cục tiếp theo. - Em không ở đấy nữa mà quay trở về đây, em nhận ra rằng ở mãi và tự dằn vặt bản thân thì cũng không phải ý tốt cho nên mới quyết định về quê. - Ôi! Tiếc quá! Tiếc thật đấy! - Tôi kêu lên và than thở. Tôi đặt tay lên vai em rồi xoa xoa quả đầu cắt tỉa nhọn hoắc. Tôi trầm ngâm nhìn em rồi khẽ thở dài, tôi thầm ước: Nếu có một ngày chiến tranh kết thúc, thì sẽ chẳng còn đứa trẻ nào phải chịu cảnh mất người thân bạn bè và những nỗi đau thể xác khác. - Vậy sau này em định làm gì? - Em.. sẽ đi lính! Tôi ngỡ ngàng trước câu trả lời đầy mạo hiểm ấy, tôi lay lay người Nhân, tưởng em chỉ nói đùa, thế nhưng đó lại là ước mơ của em.. - Đi lính nhọc lắm! Vả lại chú chưa đủ tuổi để đi đâu! - Có nhọc nhằn đến nhường nào thì cũng không quan trọng. Đã là một người dân Việt thì phải biết đấu tranh bảo vệ tổ quốc! Em muốn giống anh Lim, muốn hi sinh bảo vệ tất cả để ai ai cũng được ấm no hạnh phúc! - Em nói với giọng quyên quyết đầy nghị lực. Đột nhiên em đứng phắt dậy, giương mắt lên trời rồi hô to: - Vì độc lập, vì tự do, đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào! Đó là câu khẩu hiệu của Cụ Hồ! Đúng! Chính là nó! Đó chính xác là mục đích thật sự của dân tộc Việt Nam! (*) C Company: Là đại đội Charlie. Đây là đơn vị đã gây ra vụ thảm sát Mỹ Lai 1968, thứ đã giết hơn hằng trăm người dân vô tội.
Chương 5: Khi bàn tay thôi nắm Bấm để xem Sáng mùng bốn, nắng mai dát vào vách cửa sổ ánh lên làn tia trời óng ả, lấp lánh. Góc khuất của dàn lá xum xuê xanh mướt che lấp khung trời rộng lớn, bao la, ngan ngát màu xanh biển, màu của một sự mở đầu mới đầy tốt đẹp. Nhấp nhô trên "bác ta" là những "cậu" có hình thù kì dị, bông bông mềm mềm như lông mèo múp béo nõn. Làn gió hanh nhè nhẹ, phảng phất mùi sữa lúa thơm nức mũi. Vậy điều li kì của buổi sáng gần xuân là gì? Chính là cái khí trời vừa ấm áp vừa lạnh giá này đây, nếu trên tôi cả hàng dặm cây số là một cái lạnh buốt thấu xương gan thì không chừng tôi thấy mình còn may mắn hơn nhiều. Tôi băng băng qua dải rau muống lùm xụm, chen chúc nhau như cái phố huyện ồn ã, rồi đến hàng tre xanh ngả bóng trên nẻo đường nứt nẻ, khô cằn. Tôi tự nhủ rằng những bông hoa nở rộ trên đống cây rau muống kia sẽ mãi tươi mới, bởi chúng thật đặc biệt và khác lạ, chính cái vẻ độc lập ấy, cũng như cái tâm hồn không vướng bận ấy đã khiến chúng thoải mái đến nhường nào. Thế nhưng phải chăng chúng không biết rằng sẽ một ngày không xa, những cơn gió bấc sẽ ào ào thổi đến như đàn kiến vỡ tổ, lùa mạnh những cánh hoa rời nhụy như rời khỏi cái mảnh đất linh thiêng, đẹp đẽ để đi đến một phương trời xa vời vợi đầy sóng gió? Cái câu hỏi hóc búa ấy cứ lớn mạnh dần, và đôi khi nó có thể chiếm lấy cả thân xác này không một chút nhân từ. Dẫu vậy, tuy nói là trách cứ đấy, thế mà chẳng hiểu sao tôi lại cảm thấy vừa ghen tị vừa mơ mộng nhiều đến vậy.. - Anh Linh làm gì thế? - Bỗng một giọng điệu thánh thót vang lên khiến tôi giật mình. - A! Bội đấy à? Anh chỉ đang suy nghĩ một số việc thôi. Còn em thì sao? - Em đang đi dạo quanh quanh đây để kiếm thú vui. - Bội hí hửng vừa nhìn tôi vừa nở nụ cười toe toét như hoa mặt trời. - Anh Linh xem này! - Bỗng em giơ ra một con ếch xanh làm từ cỏ rồi rờ tay lân le từng đường nét trên nó với vẻ ngộ nghĩnh, đáng yêu. - Đâu ra thế? - Tôi ngạc nhiên một hồi rồi gặng hỏi. - Dạ, bác đằng kia cho em đấy ạ! - Em tủm tỉm cười vui sướng. Mặt Bội gần như sáng bừng lên chẳng khác gì con chó con mừng rỡ, vẫy đuôi ngoe nguẩy khi thấy người chủ xa nhà. Trong phút chốc, em kéo tay tôi chạy đi như có việc gì vội vã lắm, giống một viên cảnh sát vớ được một tên trộm. Bất chợt em thắng lại, rồi nhanh chóng chỉ tay về phía trước mặt hai anh em. Đằng ấy đang thấp thoáng bóng một gã đàn ông trông rất lạ lẫm nhưng có chút thân quen. Người đàn ông đó quay lại. Ôi trời! Đây là bác Chín! Tôi ngỡ ngàng với những gì mình chứng kiến lấy. Bác Chín, người đàn ông rách nát, ốm yếu, gầy trơ xương và hay được mọi người gọi là một kẻ điên nghiện rượu lại đang quần quật xếp đống cỏ khô héo úa, rồi bắt chéo chúng lại với nhau cho lũ trẻ con chơi. Tôi chầm chậm lại gần, chạm khẽ lên vai bác ta, từ tốn hỏi: - Bác đang làm gì đấy ạ? Đột nhiên bác dừng lại, rồi đặt bàn tay sần sùi, khô ráp lên tay tôi với một nụ cười hiền hậu, chất phác. Song bác ta lại không chào hỏi gì mà vẫn tiếp tục phần việc đang làm dở. Thấy vậy, tôi mới chợt nhớ đến một nguồn tin không xa từ mấy bà hàng xóm mồm luôn nhem nhẻm hạt dưa và thích kể lể những chuyện ở trên trời dưới đất. Thú thật, tôi không phải kẻ lắm chuyện. Ngặt nỗi mấy mụ ấy kể hay quá, cứ như đã từng tận mắt chứng kiến, tai nghe rồi. Mấy mụ xì xào, bàn tán rằng bác ta là một gã không đàng hoàng, nghe đồn còn hay trộm cắp ở nhiều nhà trong vùng. Nghĩ đến đây bỗng cái máu nóng trong tôi nổi lên, một sự khinh thường nhẹ vụt qua và thế là tôi dắt tay Bội đi trong cơn im lặng. Tôi nhăn mày khó chịu cho cái thái độ nửa phần lịch sự nửa phần ra dáng ấy, oán trách rằng hà cớ gì bác ta chỉ mỉm cười, chẳng lẽ bác không biết cái xóm này chả ai ưa nổi cái tính đấy sao? Một con người nghèo nàn, khốn khổ nhưng luôn thích lo chuyện người khác.. * * * Giờ đã gần trưa, lúc trước tôi có nhờ bà Lý lấy hộ tôi một phần lương còn sót khi còn là thằng ở nhà ông Ba Chè, một món tiền bèo bọt ít ỏi dẫu tôi đã làm lật quật mất ba tháng trời. Thế mà sao đợi lâu quá, ấy là khi tôi đã hứa phải chia cho bà ta hơn phân nửa đấy, vì bà ta vừa lười nhác vừa bủn xỉn lại còn lắm điều. Nhưng thời gian là lá ngọc cành vàng, bà ta đi lâu quá, tôi sốt ruột toát hết cả mồ hôi. Bỗng chốc, một luồn gió lạnh vun vút qua gáy tôi mang theo một cảm giác bất an, sợ sệt. Tôi không tài nào hiểu lí gì mà tôi lại cảm thấy như thế, hay chả lẽ tôi lo bà Lý già kia cuỗm luôn món tiền ít ỏi ấy? Hay chỉ tí nữa thôi, một chuyện trời đánh sẽ nổ ra còn kinh hoàng hơn tất thảy mọi thứ? - Cậu Linh! Cậu Linh - Đột nhiên có tiếng chạy thục mạng vang lên. Tôi vội quay mặt lại, thì trông thấy bà Lý! Bà ta vừa thở hổn hểnh, gắng sức chạy đến với cơ thể nặng trịch núc ních mỡ và thịt. Đến nơi, bà Lý chẳng nói chẳng rằng mà giật tay tôi kéo đi. Tôi ngỡ ngàng. Mặt bà Lý vã cả mồ hôi, đôi mày chau lại, hai con mắt kênh kiệu luôn sếch lên mỗi khi gặp người trong vùng mở to lộ cả tròng và trên tay cầm một dúi tiền nhỏ. - Có chuyện gì mà vội thế bà Lý? Từ từ nói xem nào. - Tôi vụt tay lại, nắm chặt vai bà, chậm rãi hỏi. Cố gắng chấn tĩnh người đàn bà vội vã, quay tôi chẳng khác gì chong chóng. - Chuyện động trời luôn đấy!.. - Tự nhiên sau khi thốt một tiếng rõ to, bà Lý đứng hình như đang băn khoăn bứt rứt điều gì đó bí mật lắm, đen tối lắm. - Bà cứ nói để tôi còn xem thế nào! - Tôi réo lên trong cơn tức giận. - Thật không hiểu nổi! Bà ta vẫn mãi vậy. Im thin thít hơn hạt thóc vãi trên đất và cái thái độ ấy khiến tôi bực mình. - Lũ.. Mỹ sắp đến đây rồi.. - Bất giác bà thốt lên với giọng hơi run run như một kẻ yếu thế nói chuyện với bậc bề trên. - Cái gì! - Tôi kêu lên. Không xong! Chết thật rồi! Lòng tôi xôn xao, xáo động như ngọn sóng giữa quật vào bờ những đòn đánh mạnh mẽ, khốc liệt nhất. - Thế giờ mình phải làm sao? Tôi lo quá! - Thì trốn đi chứ còn làm gì nữa! Khu này có hầm trú ẩn nên không cần lo, nhưng không biết có đến kịp không nữa chứ chỉ độ hai mươi phút nữa là lũ ấy sẽ kéo đến đây. - Thế thì nhanh nhanh lên! Không thì chết cả lũ. A! Nhưng mà mọi người biết chưa đấy? - Tôi ngờ ngợ nhìn bà Lý với vẻ bồn chồn khó tả. Những giọt mồ hôi mặn chát lăn trên má khiến cho bầu không khí càng trở nên ngột ngạt hơn. - Chưa biết đâu, chỉ có cậu thân với tôi nên mới báo cho thôi chứ ai rảnh hơi đâu rao tin cho chúng nó! Chúng chết. Mặc! Không liên quan đến tôi - Bà ta tức đến tím mặt, gào ầm lên. Bà ta vừa xua tay vừa mắng nhiếc với giọng bộ khinh rẻ, đáng đời. Khi đã nói xong một tràng câu chữ không chỉ văn vẻ, hay ho mà còn đúng đắn và hợp lý thì bà ta quay ngoắt đi rồi chạy thục mạng về phía trước. Bỏ mặc tôi trong sự kính phục với điệu bộ quan tâm quá độ ấy. Tôi thầm nghĩ: Tấm lòng thương người vô hạn của bà Lý thật đáng kinh ngạc! Một người phụ nữ miệng thì nói yêu đồng bào, yêu tổ quốc nhưng đến khi làm thì còn đáng quý hơn gấp trăm lần! Tôi nhếch mép cười khỉnh, mặt mày dài ra tầm một đến ba phần rồi nhún vai vài cái như đang thể hiện một sự biết ơn khôn xiết, không ngờ.. * * *
Chương 6: Khi bàn tay thôi nắm (Phần hai) Bấm để xem Tôi mở mắt. Những thanh âm ồn ã không còn nữa, những lời chửi mắng nào còn đâu, tiếng chạy hục hịch hay lời nói bai bải cùng với điệu cười khúc khích cứ vậy mà tan biến trong sương gió và nơi tôi đang đứng đây sẽ in hằn mãi mỗi bước chân tôi như đang níu lại những hồi ức đẹp đẽ nhất của một con người.. "Bịch! Bịch!" Đôi chân tôi chạy như bay về phía thị trấn, tôi cố gắng hô to, gào giọng nói: - Chạy đi! Bọn chúng tới rồi! Bọn Mỹ sắp kéo đến đây rồi! Nghe tin ấy, ai cũng như kiến vỡ tổ, nháo nhào lên, người đi xuôi kẻ ngược dòng, xô lấn nhau để chiếm được cái chỗ "tốt" ở hầm trú ẩn. Người thì tá hỏa mặc kệ hành lí đồ đạc, hùng hục chạy biến vào chỗ trú, người thì phải mang nào là đồ ăn, thức uống đến cả quần áo xong xuôi mới chịu trốn. Không ai chịu ai cả, ào ào chẳng khác gì đê vỡ đến nơi. - Anh Linh! - Bỗng một tiếng gọi vọng đến, tôi vội ngoảnh mặt thì trông thấy cô Chi đang ôm con chạy lại. - Anh Linh giúp tôi với! Bọn trẻ vẫn còn ở trong đấy! - Bọn trẻ nào? Có phải lũ con nhà bà Ngan không? - Vâng đúng rồi! - Cô hớt hải chỉ tay vào căn nhà tranh được dựng trong góc. Một căn buồng nát bươm, bẩn thỉu và cũ kĩ, nơi mà chính tôi đã ngỡ rằng nó là cái chuồng chó. Cô Chi còn kéo tôi lại, dục tôi vào nhanh kẻo trễ. Tôi ngơ ngác, chỉ ừ ừ mấy cái rồi lẩn vào trong. Một cảnh tượng bất ngờ xuất hiện trước mắt tôi. Đám con thơ nhà bà Ngan đang quỳ rạp xuống, lũ nhỏ đứa nào cũng lem luốc không vết dơ bánh xe thì là những vệt bẩn đen ngỏm trông phát khiếp, hay có chỗ còn lấm tấm mấy cục ghẻ lở sưng tấy lên như loang lổ viêm đỏ khi về mùa. Chúng đang làm gì đó mà thần bí lắm, ngó thì có vẻ là không có chuyện gì đấy nhưng thật sự thì một chuyện kinh hoàng đã xảy ra: Cái Mẹt, cái đứa con gái lì lợm nhất trong đám đang nằm phát sốt trên thềm đất lạnh! Nó co rúm lại, với thân thể gầy trơ xương. Trông nó không khác gì quả trứng gà đã luộc chín, lăn lông lốc trên đất. Bọn trẻ khóc đến sưng cả mắt. Con chị cả thì ngồi lì ở đấy, cứ ôm chặt con em nhỏ nhất rồi lâu lâu lại thì thầm với mấy đứa em còn lại. Thật khó hiểu lũ con nít! Bọn chúng có thể nghịch ngợm, quậy phá đến phát bực nhưng không ai có thể bỏ mặc những đôi mắt ướt đẫm ấy sung vù lên trước tình cảnh khốn nạt khi con chị nó đang làm trơ trơ trên thềm đất và cũng sẽ không ai có thể kìm nén được cảm xúc khi sinh mạng của bọn trẻ đang ngàn cân treo sợi tóc trước mũi súng quân thù. Nghĩ đến đây tôi lại "chập chờn" như bóng đèn điện. Cai óc chứa đầy sự thắc mắc hiện lên rõ mồn một những câu hỏi kì lạ. Và dòng cảm xúc chảy trong đầu tôi lúc này đang phím trong bộ não một nỗi lòng đan xen sự thất vọng lẫn sự buồn bã khó tả rằng: Chẳng phải chúng ta, những người lớn mới kì lạ sao? Dẫu cho ngoài kia có bao nhiêu người lớn có thể giết người vô kể nhưng kì cục thay khi một ít trong số đó lại có người không hại trẻ em. Một câu hỏi tưởng chừng như không có lời đáp ấy đã thổn thức trong tôi những tháng ngày tuổi thơ đẹp đẽ nhất.. - Chị ơi! Tôi bất giác ngước lên, ngỡ ngàng khi thấy thằng Tị đang gào lên trước thân thể yếu ớt của con Mẹt. Con nhỏ đang rên lên những tiếng ư ử dai dẳng, đau đớn thấm nhuần vào xương tuỷ. Tôi chậm rãi lại gần, khe khẽ nhấc từng bước chân như đôi chân chảy mủ, bệnh tật của thầy tôi phải nhón nhén nhẹ nhàng vào những buổi đêm để giữ cho tôi được ngon giấc hồi còn bé rồi từ từ chạm vào vai thằng Tẹo. Thằng nhỏ giật nảy người, dáng dấp gầy nhòm, khúc khuỷu của nó nhảy bổ lên, vội vã trốn sau lưng người chị ba. - Ủa? Chú Linh? Sao chú lại ở đây? - Bọn lính Mỹ sắp kéo đến rồi! Hồi chừ cô Chi còn nói mấy đứa không chịu ra kia kìa! Nhanh nhanh lên đi! - Không được đâu chú ạ! Má con còn chưa về nên chúng con phải đợi má nữa! Thôi! Chú đi trước đi! - Con nhỏ thẳng thừng từ chối, nó chau mày rồi lắc đầu liên tục. Mặt mũi nó dù có đen nhẻm như chét tro nhưng chỉ một chút thôi, tôi nhận ra được ánh mắt kiên quyết của con bé. Tôi đứng người. Bọn chúng hiểu chuyện đến nỗi làm tôi đau lòng! Bỗng một thứ súc cảm nào đó nảy nở trong lòng tôi, một thứ tình cảm hiện lên và sực sôi mạnh mẽ như ngọn sóng dữ quật vào bờ kéo theo tiếng gầm rú kinh điển nhất. Những cơn đau đớn, quằn quại mà Mẹt đang chịu ấy có thể đâm sâu vào trái tim này hàng ngàn tấm gai nhọn ứa máu. Tôi không kìm được nữa. Chịu thôi! Dù bất cứ giá nào mình cũng phải giúp chúng! Ngay khi con chị cả lau đi những giọt mồ hôi mặt chát trên đầu đứa em. Tôi nhanh chóng kéo nó ra rồi chậm rãi xách bồng Mẹt lên. Tôi ra lệnh: - Chú không quan tâm là u mấy đứa có chịu về hay không nhưng nếu để con bé như vậy thì nó sẽ không qua kịp mất! - Nhưng má dặn tui con phải trông nhà đến khi nào má về! Làm ơn chú! Cứ mặc tụi con đi! - Thằng Tẹo van xin tôi. Cu cậu nắm chặt lấy gấu áo và mếu máo như dáng vẻ của thằng lính quèn quỳ xuống hôn chân tên quan huyện thời An Nam. Hành động ấy khiến tôi kinh ngạc lẫn có thái độ chần chừ hơn. - Tụi cháu thương u thì phải biết giữ mạng của mình chứ! Lũ lính Mỹ mà đến đây thì không chỉ chú mà còn toàn bộ chúng cháu sẽ toi đời! Chả lẽ các cháu không quan tâm đến u các cháu sao? Sẽ thế nào nếu bà ấy thấy xác của con mình đang nằm trên đất? - Tôi cố gắng gượng lại và giải thích mọi chuyện. - Nhưng.. - Bất chợt bọn chúng cúi gằm mặt xuống lưỡng lự với điệu bộ sợ hãi, lo lắng rồi câm như hến. - Không nhưng nhị gì hết! Đi theo chú! - Tôi xồng xộc kéo tay con chị cả, mấy đứa em thấy vậy cũng lật đật theo sau. Thoạt đầu, bọn chúng cứ lầm lì mãi, không chịu nghe. Thế mà sau khi được chị cả nhắc có mấy câu là lại ngoan ngoãn đến bất ngờ. Chúng tôi chậm rãi "đi nhẹ bước khẽ" ra ngoài cửa rồi nhanh chóng trốn ra sau tấm liếp trải trước nhà để nắm bắt tình hình. Có vẻ bọn lính Mỹ chưa mần đến đây, chắc có lẽ chúng đang đi viễn chinh qua một số ngôi làng gần đấy.. Đoàng! Bỗng nhiên một tiếng súng oanh tạc vang lên. Tôi trợn tròn mắt, hớt hải quay lại. Một tốp lính Mỹ mặt mày bặm trợn đang đứng cách tôi chỉ dăm bảy, tám mét. Chúng gần lắm và sẽ không bao giờ ngừng đi tiếp để giết những người như chúng tôi! Ban đầu, khi biết tin quân Mỹ đến đây thì tôi không lo lắm, thế nhưng sau khi nhớ lại cái khoảng khắc mà Nhân kể lại cho tôi rằng người cứu em là Lim đã ra đi dưới con dao găm của một đại đội Mỹ và nhiều nguồn tin truyền miệng cũng có nhắc đến chúng. Như có một tia sét đánh vọt qua trong tâm trí, tôi mới nhận ra ngay từ ban đầu, chính những kẻ tự xưng mình là anh hùng bảo vệ chính nghĩa ấy đã cướp đi mạng sống của hàng loạt người dân vô tội! Bọn chúng không có ý định tha cho chúng tôi, và đó cũng là lí do tại sao mỗi khi có ai nhắc khẽ đến cái tên Mỹ thì người dân trong làng đều sẽ sợ đến xanh mặt như cái cách mà con dê con run rẩy khi nghe tiếng bước chân của loài người. Chúng sẽ phải vào bàn mổ không lí do và những đĩa thịt ngon lành sau cùng sẽ được bày biện đẹp đẽ trước mặt mấy gã thực khách háu ăn. Dẫu có khóc lóc đỏ cả mắt và khuôn mặt đã dính lại do nước mắt nhưng biết làm sao được. Chúng ta cuối cùng chả phải chết! Con tim tôi cứ run rẩy mãi. Nó đập liên tục và nhanh đến nỗi dường như đứa trẻ ngồi bên cạnh cũng có thể nghe thấy được. Khó nghĩ quá! Tôi than thở, đôi mày nhăn lại và mi mắt cũng nặng dần. Tôi liếc nhìn bọn trẻ, rồi thầm thì: Cứ như thế này thì chết là cái chắc. Để mình làm con mồi thì không được, bởi vì bọn trẻ không biết đường đến hầm trú ẩn. Còn nếu lấy một đứa ra thì những đứa còn lại sẽ không chịu và điều đó là bất khả thi! Tiếng bước chân thì càng ngày gần hơn.. Một.. hai.. ba rồi đến mười, mười một bước.. Gần như đã hơn một chục bước chân! Tôi hồi hộp. Tôi biết mình không thể nào thoát khỏi cái ống sắt đen ngỏm như hai con ngươi của chủ nhân chúng, được nạp đầy đạn chắc nịch kèm theo những lời tanh bẩn, tức tưởi được phun ra từ chính cái miệng hôi hám của những tên lính Mỹ. Tôi biết những đứa trẻ này sớm muộn gì cũng phải ra đi trên mảnh đất quê nhà trước khi mẹ chúng về. Rồi sẽ sớm thôi mọi thứ sẽ đến, bởi vì thời gian trôi đi không chờ một ai như cái chết nhanh gọn được kết liễu trong gang tấc của chúng tôi.. Cạch! Bất chợt một âm thanh lạ vang lên, nó xuất hiện từ đằng sau lưng. Tiếng động ấy rất quen thuộc, giống với thứ tôi đã từng nghe qua khi còn chui rúc trong cái hang tối ngày con bé. Thuở ấy, tôi phải trốn khỏi sự ráo riết của bọn Việt gian. Thứ vũ khí chúng dùng có tiếng rất giống với cái mà tôi nghe thấy. Vâng, không lẫn vào đâu được, đó là một khẩu súng! Tôi ngoảnh lại và bóng dáng con người đập vào mắt tôi lúc này là một người lính Tây da đen. Anh ta mặc một bộ quân phục màu xanh nhạt cũ kĩ, trước ngực là hơn một chục túi đựng bom đạn, các loại và một cái nón cối màu xanh lá mạ. Khẩu shotgun trên tay của tên này có dây đeo, thân màu đen và tay cầm làm bằng gỗ được đánh nhẵn bóng. Trông rất giống với cái mà bác Mai đã miêu tả mấy hôm trước. Chúng tôi đứng hình, mồ hôi nhỏ từng hột trên má, đôi tròng mở to hết cỡ. Chúng tôi không ngờ người này lại đi từ hướng ngược lại. Mặt mày anh ta cũng ngạc nhiên không kém. Tôi đoán không chừng có lẽ người lính này nếu không biết có thể nghĩ chúng tôi là Việt Cộng rồi sẽ xuống tay sớm thôi. Mà dù có là người dân thì sao chứ? Chúng cũng chằng để tâm cái chuyện nắm trên tay sinh mạng của người khác, cái mà chúng luôn coi là cỏn con ấy. Tôi cố vươn người lên, giang rộng hai tay ra ôm lũ trẻ. Tôi thì thào: - Đừng sợ. Các cháu sẽ không sao đâu! Có chú ở đây rồi! Tôi không kiềm được trước giàn nước mắt giàn giụa của bọn chúng. Vừa lo sợ vừa thương cảm, tôi ngoái đầu lại, trừng mắt nhìn hắn ta. Ánh mắt tức giận đến cực cùng, tay nắm chặt chờ đợi thời khắc sinh tử gần kề. Bỗng dưng, một bầu không khí yên lặng từ đâu ập đến. Mọi thứ chuyển biến quá nhanh! Tôi đơ cứng người. Còn anh chàng kia thì đau đớn rên lên. Anh ta đột nhiên lấy con dao găm đeo ở hông ra và đâm phát một vào vùng đùi trái! Tôi ngỡ ngàng, không thể nào tin vào mắt mình. Còn bọn lính đứng xa xa kia thì khi nghe thấy tiếng động liền bất giác chạy lại. Bọn chúng cất lời với chất giọng đặc sệt, chúng nói bằng tiếng Anh (Cũng may là tôi đã từng học một ít tiếng Anh trước đây) : - Có chuyện gì thế! Chú có sao không? Anh chàng gốc Phi ban nãy cứ hừ hừ rên rỉ, anh cố gượng chỉ tay về phía trước, đằng sau anh ta rồi thều thào bảo với người anh em da trắng: - Ở đằng kia.. Tên Việt Cộng đã bắn tôi đang ở đằng ấy.. các anh đừng để.. hắn thoát! Bọn lính ấy chẳng nói chẳng rằng, chúng chăm chăm chạy một mạch về phía trước bỏ lại thân xác nhuốm đầy máu của đồng đội với một người lính khác làng một tên Mỹ da trắng. Anh ta có cặp mắt láo liên khiến chúng tôi kinh sợ như thể có một con hổ đói đang ráo riết tìm miếng mồi béo bở. - Mack, sao thế? Có chuyện gì à? - Bất chợt anh chàng bị thương kia cất lời. Không có gì đâu. Nhưng tôi có cảm giác như thể có ai đó đang theo dõi chúng ta. - Thôi nào! Mack, cậu đa nghi quá rồi đấy! Ở đây làm gì có ma nào đâu! Chúng ta đã đi kiểm tra rồi mà. - Nhưng còn phía trước nữa! - Phía trước? Ý cậu là phía tôi vừa đi ra sao? - Ừ - Người đồng đội da trắng kia từ từ đảo mắt thăm dò xung quanh, dáng vẻ anh ta thực sự rất giống với một người đã trải qua nhiều trận chiến gay go, thảm khốc. Anh ta có một cặp lông mày nhăn nhó xếp lên nhau và cái trực giác nhanh nhạy làm chúng tôi cảm thấy vừa lo lắng vừa khó chịu. - Không phải tôi đã nói rồi sao, không có ai ở đấy đâu! - Người đồng đội da đen kia cất lời. - Tôi không tin, ở đây có mùi của chúng. Rồi anh ta chậm rãi lại gần phía chúng tôi, lung sục từng chút một từ đống cỏ đến những tấm liếp mỏng dẻ, nhẹ tênh. Trong phút chốc đống mành và liếp đã được lật lên hết. Cuối cùng chỉ còn lại cái của chúng tôi. Chúng tôi sợ hãi co rúm người lại, rồi ôm nhau như chờ đợi cái chết đang gần kề.. - Này Andree! Chúng tôi tìm thấy hắn rồi! Bỗng dưng một giọng đàn ông trầm vang lên cắt đứt bầu không khí căng thẳng trước mắt. Bọn lính Mỹ dường như đã tìm ra một người lính của ta. Tôi liền ngó đầu ra sau để nghe ngóng tình hình. Ôi giời ơi! Là bác Chín! Bác ta đang bị trói gô lại và bị cưỡng ép bước đi. Tôi sửng sốt và bàng hoàng khi người trước mặt mình là một người lính. Tôi bắt đầu hối hận dần và lo lắng cho an nguy của bác ấy. Đột nhiên, anh chàng đa nghi lúc nãy lại gần bác Chín và chĩa súng vào mặt bác ta. Anh ta chậm rãi nói với giọng đanh thép: - Nói! Ở đây còn có người đúng không? - Hừ! Bộ mày bị mù hả? Ở đây thì làm gì có ma nào chứ! Bọn họ đi trốn hết rồi, chỉ có mình tao ở đây thôi! - Bác Chín nhổ nước bọt khinh bỉ rồi nghênh giọng nói. - Vớ vẩn! Tao biết thừa mày đang giấu chúng! Đừng có mà lừa tao! - Tao đã nói không có là không có! Đừng có mà nói nhiều! - Được thôi! Nếu mày cứng đầu cứng cổ như vậy thì đừng chắc tao sẽ phải chôn mày chung với ngôi làng này dưới ngọn lửa dành của việc nói láo! - Mày!.. - Bỗng ông Chín điên tiết lên, mắng hắn như thể ông biết chúng tôi ở đây. - Đừng có mà manh động! Không thì đừng trách tao! - Haha! Sắp chết đến nơi rồi mà lắm mồm nhỉ? Đúng là Việt Cộng, mồm mép lắm! - Sau đó chúng cười ồ lên, dở thái độ hách dịch chê cười ông Chín. - Tao lắm chuyện đấy nhưng không bằng một lũ sát nhân bẩn thỉu như chúng mày.. Xoạt! Ngay khi ông Chín vừa dứt miệng thì một tiếng động vừa vang lên khiến cho ánh mắt của quân địch chuyển hướng về phía chúng tôi. Con em út không cẩn thật đẩy miếng liếp đi chệch hướng và lộ ra đám chị em đang trú ở phía sau!