Trên cơ sở phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, hãy nêu ý nghĩa phương pháp

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi khunglongbietbay, 10 Tháng sáu 2023.

  1. khunglongbietbay

    Bài viết:
    41
    TRIẾT HỌC MACLENIN

    Đề tài: Trên cơ sở phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, hãy nêu ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ này trong công tác phòng chống dịch Covid-19 ở Việt Nam hiện nay.

    Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:

    Khái niệm về vật chất và ý thức:

    + Vật chất:

    Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, V. I. Lênin đã đưa ra định nghĩa về vật chất như sau: "Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác."

    V. I. Lê nin định nghĩa vật chất là phạm trù triết học. Thông thường chúng ta nhắc đến và hình dung về vật chất như một vật dụng, một tài sản của con người.. Tuy nhiên vật chất trong định nghĩa về vật chất của Lê nin là kết quả của sự khái quát hóa, trừu tượng hóa những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có của các sự vật, hiện tượng nên nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi; do đó không thể đồng nhất vật chất với một hay một số dạng biểu hiện cụ thể của vật chất.

    Vật chất ở đây không thể hiểu theo nghĩa hẹp như vật chất trong lĩnh vực lý, hóa học, sinh học (nhôm, đồng, H20, máu, nhiệt lượng, từ trường) hay ngành khoa họa thông thường khác.. cũng không thể hiểu như vật chất trong cuộc sống hàng ngày (tiền bạc,

    Cơm ăn, áo mặc hay ô tô, xe máy) Vật chất trong định nghĩa của Lê nin là một phạm trù triết học, tức là phạm trù rộng nhất, khái quát nhất, rộng đến cùng cực và không thể có gì khác rộng hơn. Đến nay, nhận thức luận (tức lý luận về nhận thức của con người) vẫn chưa hình dung được cái gì rộng hơn phạm trù vật chất. Ta không thể "nhét" vật chất này trong một khoảng không gian nhất định, vì không có gì rộng hơn nó.

    Định nghĩa về vật chất bao hàm các nội dung cơ bản sau đây:

    Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan- cái tồn tại thực hiện bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức.

    Nói đến vật chất là nói đến tất cả những gì đã và đang hiện hữu khách quan trong hiện thực, nằm bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức của con người. Vật chất là hiện thực chứ không phải là hư vô và hiện thực này mang tính khách quan chứ không

    Phải hiện thực chủ quan. "Tồn tại khách quan" là thuộc tính cơ bản của vật chất, là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất. Con người có nhận thực được hay không nhận thức được thì vật chất vẫn tồn tại.

    Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con người cảm giác.

    Vật chất được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. Có thể hiểu rằng vật chất hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người; ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh. Vật chất luôn biểu hiện đang biểu hiện đặc tính hiện thực khách quan của mình thông qua sự tồn tại không lệ thuộc vào ý thức của các sự vật, hiện tượng cụ thể, tức là luôn biểu hiện sự tồn tại của mình dưới dạng các thực thể.

    Ví dụ 1. Trước khi loài người xuất hiện trên trái đất, vật chất đã tồn tại nhưng chưa có ý thức vì chưa có con người. Đây là ví dụ cho thấy vật chất tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào ý thức.

    Ví dụ 2. Có ý thức của con người trước hết là do có vật chất tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên giác quan (mắt, mũi, miệng, tai) của con người. Đây là ví dụ cho thấy ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo.

    Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua là sự phản ánh của nó.

    Các hiện tượng vật chất luôn tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào các hiện tượng tinh thần. Còn các hiện tượng tinh thần như cảm giác, tư duy, ý thức.. lại luôn luôn có nguồn gốc từ các hiện tượng vật chất và những gì có được trong các hiện tượng tinh thần ấy (nội dung của chúng) chẳng qua cũng chỉ là chép lại, chụp lại, là bản sao của các sự vật vật, hiện tượng đang tồn tại với tư cách là hiện thực khách quan. Trong thế

    Giới vật chất không có gì là không thể biết, chỉ có những cái đã biết và những cái chưa biết, do hạn chế của con người trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

    + Ý thức:

    Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin thì ý thức là sự phản ánh một cách năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức là một phạm trù song song với phạm trù vật chất. Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất.

    Bản chất của ý thức:

    Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người. Ý thức là hình ảnh của sự vật được thực hiện ở trong bộ óc con người. Nhưng đây là sự phản ánh năng động, sáng tạo; sự phản ánh có chọn lọc, phản ánh cái cơ bản nhất mà con người quan tâm; là sự phản ánh không nguyên vẹn mà còn được cải biến trong bộ óc con người. Phán ánh của ý thức có thể là phản ánh vượt trước hiện thức, có thể dự báo được xu hướng biến đổi của thực tiễn; ý thức là ý thức của con người nhưng con người là con người hiện thực của một xã hội cụ thể. Do vậy, ý thức luôn mang bản chất xã hội.

    Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não con người thông qua ý thức, nên bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh sáng tạo thế giới vật chất.

    A) Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

    Theo quan điểm triết học Mác- lê nin, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

    Vật chất quyết định ý thức

    Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, bởi vì:

    Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao, là sự phản ánh của thế giới vật chất, là hình ảnh mang tính chủ quan của thế giới vật chất. Vì vậy, nội dung của ý thức do vật chất quyết định. Nên vật chất không chỉ quyết định nội dung mà hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức.

    Các yếu tố cấu thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức là bản thân thế giới khách quan hoặc các dạng tồn tại của vật chất đều khẳng định vật chất là nguồn gốc của ý thức.

    Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất

    Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại đối với vật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Bởi vì ý thức chính là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức chính là nói đến vai trò của con người. Bản thân ý thức không trực tiếp làm thay đổi bất cứ điều gì trong hiện thực khách quan.

    Mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, vì vậy vai trò của ý thức không phải là trực tiếp tạo ra hay làm thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người những hiểu biết về hiện thực khách quan, trên cơ sở đó con người xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, các biện pháp, công cụ, phương tiện.. để thực hiện mục tiêu của mình.

    Sự trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng:

    • Tích cực: Ý thức có thể trở thành động lực thúc đẩy vật chất phát triển.

    • Tiêu cực: Ý thức có thể là lực cản phá vỡ sự vận động và phát triển của vật chất khi ý thức phản ánh không đúng, làm sai lệch các quy luật vận động khách quan của vật chất.

    Như vậy, bằng cách định hướng hoạt động của con người, ý thức có thể quyết định hành động của con người, hoạt động thực tế của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại..

    Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:

    Vật chất quyết định ý thức:

    Ví dụ 1. Do tình hình dịch bệnh tác động mạnh đến mọi mặt đời sống xã hội, đặc biệt là kinh tế và sức khỏe của người dân nên người dân sinh hoạt và làm việc ở nhà, có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các quy định 5K, 5T để sớm giúp cộng đồng quay trở lại trạng thái bình thường mới.

    Ví dụ 2. Trong bối cảnh đại dịch covid diễn ra phức tạp, nhiều học sinh sinh viên phải ở nhà học bằng hình thức trực tuyến. Nhưng nhận thức về công nghệ thông tin của các em nhỏ vẫn còn yếu, do thiếu máy móc, nếu đáp ứng được vật chất thì trình độ công nghệ thông tin của các em sẽ tốt hơn nhiều → vật chất như thế nào thì ý thức như vậy.

    Ví dụ 3. Trong lúc giãn cách xã hội thì nhiều người dân không thể đi làm. Sau đó chính phủ đã đưa ra các phương án trợ cấp về tiền bạc, thức ăn, các vật dụng cần thiết cho người dân. Để người dân an tâm giãn cách tại nhà mà không lo lắng về thức ăn, tuồn ra ngoài mua dẫn đến lấy lan cộng đồng.

    Ví dụ 4. Nhà nước không lấy chi phí cách ly, tổ chức chữa trị miễn phí cho bệnh nhan mắc Covid (về ăn uống thì giai đoạn đầu không thu, bây giờ thì tùy vào mỗi địa phương) nhằm trấn an tinh thần, giúp người bệnh có tinh thần thoải mái để chữa trị.

    Ý thức tác động trở lại vật chất:

    Ví dụ 1. Hiểu được bản chất của dịch Covid-19 là lây lan qua đường không khí và có khả năng điều trị, người ta áp dụng các điều luật đeo khẩu trang, xịt tay khử khuẩn, thực hiện các biện pháp cách ly, 5K và tạo ra các loại vắc xin phòng chống Covid -19.

    Ví dụ 2. Khi số lượng người nhiễm bệnh hay người chết tăng cao trong thời gian đỉnh dịch, tình hình dịch covid diễn biến phức tạp đã khiến cho số lượng lây nhiễm không ngừng gia tăng → người dân biết sợ và chủ động nghiên cứu vắc xin, đeo khẩu trang và thực hiện các quy tắc 5K 5T

    Ví dụ 3. Từ việc nhận thức đúng đắn về sự nguy hiểm, các phương pháp phòng, chống dịch bệnh cũng như tiêm vắc xin, số ca nhiễm nhìn chung đã có chiều hướng giảm đáng kể vì mọi người đã có ý thức đeo khẩu trang, thực hiện quy tắc phòng chống dịch và tiêm ngừa vắc xin.

    Ví dụ 4. Việt Nam là nước đang phát triển nên cơ sở vật chất, thiết bị y tế chưa được tân tiến. Người dân Việt Nam nhận thức được điều này cho nên vào 2 đợt dịch đầu, mọi người đã nâng cao ý thức trong công tác phòng chống dịch. Bản thân mỗi người trở thành một chiến binh chống dịch.

    Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ này trong công tác phòng chống dịch Covid-19 ở Việt Nam hiện nay

    "Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác Lê nin, rút ra nguyên tắc phương pháp luận là tôn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính năng động chủ quan".

    Mọi hoạt động đều phải xuất phát từ quy luật khách quan

    + "tôn trọng tính khách quan" ở đây chính là tôn trọng tính khách quan của vật chất, tôn trọng các quy luật tự nhiên và xã hội.

    Vận dụng:

    Ví dụ 1. Điển hình là dịch bệnh Covid-19 hiện nay là sự việc, tình trạng diễn ra ngoài ý muốn không thay đổi được, không phụ thuộc vào con người mà nó xảy ra theo quy luật có sẵn, không chịu sự tác động hay nhận xét của bất kì ai. Chúng ta phải nhìn nhận tình hình dịch bệnh Covid một cách thực tế cũng như là đánh giá khách quan kết quả phòng, chống dịch của Việt Nam để đưa ra quyết định sáng suốt. Đến nay, Việt nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống dịch Covid 19. Kết quả đó có được chính là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của toàn xã hội. Tại Việt nam, trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp, chúng ta đã từng bước ngăn chặn có hiện quả dịch bệnh. Đặc biệt, từ cuối tháng 4/2021, dịch covid lần thứ tư bùng phát tại nước ta với nhiều chủng virus mới lây lan với tốc độ chóng mặt. Với chủ trưởng đúng đắn, quyết liệt, chúng ta đã và đang nỗ lực hết mình để dần khống chế được dịch bệnh. Chúng ta phải nhìn nhận đúng đắn về kết quả phòng chống dịch của Việt Nam chứ không được xuyên tạc, bóp méo các chủ trương, biện pháp phòng tránh hay có góc nhìn thiển cận, thiếu thiện chí và rêu rao luận điệu cho rằng "Việt nam chống dịch thành công là nhờ may mắn." Khách quan nhìn lại toàn bộ quá trình phòng, chống dịch Covid của nước ta thì sẽ thấy rõ ràng đây là luận điện trái chiếu, phiến diện và sai trái.

    + Mọi hoạt động, quyết định đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình.

    Vận dụng:

    Ví dụ 1. Hiện nay, người dân hiểu và tiếp thu những nghiên cứu, đúc kết từ phân tích của nhà khoa học về dịch bệnh Covid-19 vào thực tiễn cuộc sống. Sau đó áp dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.

    Ví dụ 2. Mọi hoạt động, điều lệnh, quyết định các quy tắc giãn cách, cách ly; mọi chỉ thị về giãn cách xã hội của nhà nước đều xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan là số ca nhiễm bệnh, lây lan trong cộng đồng làm căn cứ cho mọi quyết định và thực tiễn của mình.

    + Không được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng.

    Vận dụng:

    Ví dụ 1. Trong tình hình dịch bệnh bùng phát hiện nay, người dân cũng như các nhà lãnh đạo đều phải nghiêm túc chấp hành các chỉ thị Covid-19, không ai được lấy ý muốn chủ quan của mình để phá vỡ các quy tắc cộng đồng, tháo bỏ khẩu trang hay tự ý đi lại, sinh hoạt ở những vùng có rào chắn.

    Ví dụ 2. Các nhà chức trách, lãnh đạo không được lấy ý muốn chủ quan, một chiều của mình để áp dụng vào các chính sách, chỉ thị chiến lược phòng chống dịch Covid 19 cho xã hội.

    Phát huy tính năng động, tích cực của ý thức

    Để xã hội ngày càng phát triển thì phải phát huy tối đa vai trò tích cực của ý thức, vai trò tích cực của nhân tố con người, nhận thức đúng quy luật khách quan.

    + Phải biết dựa trên quy luật khách quan để xác định mục tiêu, kế hoạch; biết tìm ra và vận dụng các phương pháp tổ chức hoạt động hiệu quả để đạt được mục tiêu để ra một cách tối ưu.

    Vận dụng:

    Ví dụ. Dựa vào tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp hiện nay, nhà nước đã chủ trương tìm ra và vận dụng các phương pháp tổ chức hoạt động: Xây các bệnh viện dã chiến cách ly, lấy các trường học, bệnh viện làm khu cách ly và tổ chức kế hoạch tiêm ngừa vắc xin cho người dân. Ngoài ra còn tổ chức những hoạt động tình nguyện, trợ cấp cho người dân ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

    + Phải khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí (chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực) ; bệnh bảo thủ trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại ngồi chờ.. ; đặc biệt là trong quá trình đổi mới hiện nay.

    Vận dụng:

    Ví dụ. Nhà nước ta ráo riết đề xuất các chỉ thị, kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 để có thể khiến nhịp sống của đất nước có thể nhộn nhịp trở lại thay vì trì trệ, thụ động, ỷ lại ngồi chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài hoặc có lối suy nghĩ tiêu cực về công cuộc phòng, chống dịch Covid-19.
     
    LieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...