Mùa đông đến, tình trạng trẻ ho, sổ mũi gặp rất nhiều. Hơn nữa, tình trạng này nhiều trẻ tái đi tái lại khiến các bố mẹ hết sức lo lắng. Vậy trẻ hay bị ho, dổ mũi phải làm sao để cải thiện cho con? Từ kinh nghiệm chăm con nhỏ của mình, mình xin chia sẻ với các bố mẹ những kinh nghiệm sau giúp cải thiện tình trạng này của con và hạn chế trẻ bị tái đi tái lại nhiều lần. 1. Vệ sinh sạch sẽ mũi họng cho trẻ Việc vệ sinh sạch sẽ mũi họng cho trẻ hết sức cần thiết nha. Thứ nhất để sát khuẩn, thứ 2 để ngăn chặn tình trạng vi khuẩn xâm nhập. Làm thế nào để trị ho cho bé nhanh khỏi. - Súc miệng nước muối: Trẻ bị ho cảm thấy đau rát họng, thở khò khè là không thể tránh khỏi. Tình trạng này xảy ra có thể do vi khuẩn trú ngụ tại cổ họng gây nên. Việc súc họng bằng nước muối thường xuyên sẽ giúp tiêu diệt những vi khuẩn này và trị ho cho bé nhanh hơn. - Nhỏ mũi: Dịch nhầy lấp đầy khoang mũi của trẻ khiến bé rất khó chịu, cản trở quá trình hô hấp bình thường của con. Đặc biệt vi khuẩn, virus trú ngụ lâu trong đường hô hấp còn làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm và khiến bênh của con nặng hơn. Mẹ hãy dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho con để làm loãng dịch nhầy và tống dịch ra ngoài hiệu quả. Nhỏ mũi để làm loãng dịch nhầy và giúp trẻ bớt ho 2. Vỗ long đờm Vỗ long đờm hay được các bác sĩ chỉ định dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, khi bé bị ho có đờm nhưng lại không thể tự đẩy ra bên ngoài. Sử dụng các vỗ lưng trẻ qua lực cổ tay sẽ tống đờm ra khỏi cổ họng của bé. 3. Thêm độ ẩm trong nhà Sống trong môi trường khô sẽ khiến họng và mũi trẻ bị tổn thương nặng nề, đặc biệt là khi bé đang bị ho. Khi đêm xuống, nhiệt độ thấp hơn gây kích ứng cổ họng và trẻ ho dai dẳng rất ảnh hưởng tới giấc ngủ. Mẹ hãy chuẩn bị chiếc máy xông nhỏ xinh trong phòng ngủ của con để bé ngủ ngon hơn. 4. Massage lòng bàn chân Lòng bàn chân là cơ quan có chứa nhiều huyệt đạo, và có một huyệt mang tên Dũng Tuyền. Với trẻ bị ho, mẹ hãy tác động lên huyệt đạo này để làm ấm cơ thể của bé. Chỉ cần massage xoa đều lòng bàn chân trẻ với tinh dầu tràm và cho con đi thêm tất là được. 5. Dùng dầu tràm Để giúp giữ ấm phòng lạnh cho con nhà mình hay thêm dầu tràm vào nước tắm, và bôi dầu tràm vào gan bàn chân cho con mỗi khi tắm xong. Mình thấy cách này cũng khá là ok và an toàn cho con. 6. Sử dụng một số bài thuốc dân gian Các bố mẹ hãy tận dụng các nguyên liệu từ tự nhiên để chữa ho cho trẻ, cách nàu vừa an toàn, lành tính mà lại còn tiết kiệm cho mẹ nữa đấy nhé: - Giảm ho cho trẻ với gừng: Gừng chứa gingerol, tính ấm và giúp giải độc hiệu quả. Với trẻ ho do cảm lạnh, mẹ hãy chưng cách thủy gừng với đường phèn trong 20 phút và cho trẻ uống, ngày uống 2-3 lần tới khi hết ho. Trị ho với gừng đơn giản và có hiệu quả cao Trị ho cho trẻ bằng quả lê: Lê có tính mát, vị ngọt, lại giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ. Mang lê chưng cách thủy với mật ong sẽ giúp giảm ho rất tốt cho bé, đặc biệt là khi trẻ ho dai dẳng, ho khan. Trị ho đơn giản với lá hẹ: Dùng lá hẹ giúp tán hàn, giải độc, trị ho tốt. Để giảm ho đơn giản, mẹ hãy chưng 10gr lá hẹ với 3 thìa cà phê mật ong trong 15 phút, chắt lấy nước cho trẻ dùng là được. Làm dịu cơn ho với tỏi: Đặc tính của tỏi là tính kháng viêm, kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch. Hãy chưng cách thủy 2-3 tép tỏi với đường phèn khoảng 15 phút, để nguội và cho con uống 2-3 lần/ngày. 7. Nâng cao sức đề kháng cho trẻ Cái này thì cũng rất quan trọng đấy, các mẹ đừng bỏ qua nhé. Bởi do trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện nên bé hay mắc phải các bệnh ốm vặt. Chính vì thếđề kháng của bé khỏe là điều hết sức quan trọng. Bố mẹ cần bồi bổ cho con với các thực phẩm dinh dưỡng kết hợp sử dụng các sản phẩm tăng sức đề kháng dành cho trẻ nhỏ thường xuyên, đặc biệt trong khoảng thời gian con đang bị ho, ốm, mệt mỏi và ăn uống không ngon miệng. Bố mẹ hãy tìm mua sản phẩm an toàn, lành tính cho trẻ để đảm bảo tính hiệu quả khi dùng cho bé nhà mình. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho các bố mẹ trong việc chăm sóc trẻ nhỏ. Chúc các bé nhà mình luôn khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn nhé!