Trật Khớp Ở Cổ Chân Và Các Cách Xử Lí (Sơ Cứu) Nhanh Tại Nhà

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Jenny QwQ, 16 Tháng mười hai 2021.

  1. Jenny QwQ Muốn thì tìm cách, không muốn thì tìm lí do <3

    Bài viết:
    24
    Ai trong đời chắc cũng phải trải qua một lần trật khớp hoặc bong gân. Đó là một chấn thương thường gặp do vận động không đúng cách trong thể thao hay trong đời sống hằng ngày. Nếu không được điều trị kịp thời, chấn thương có thể để lại những biến chứng nguy hiểm.

    Vậy trật khớp là gì?

    Trật khớp hay
    sai khớp (tên tiếng Anh là Dislocation) là sự di chuyển bất thường giữa các đầu xương làm cho các mặt khớp bị lệch khỏi vị trí bình thường. Trật khớp có thể xảy ra ở hầu hết các khớp, nhưng thường gặp nhất ở các khớp hoạt dịch.

    Trong bài viết sau đây chủ yếu về trật khớp ở cổ chân:


    [​IMG]

    Trật khớp cổ chân còn gọi là trật mắt cá, thường xảy ra ở những vận động viên, có tiền sử bong gân mắt cá chân, béo phì hoặc những chấn thương cấp tính có lực đạp mạnh vào cổ chân. Tuy nhiên, cũng thường xảy ra do vận động không đúng cách hoặc bước hụt. Triệu chứng thường gặp của loại chấn thương này là đau nhức, sưng bầm tím cổ chân, không có khả năng tì đè, khó cử động cỏ chân, biến dạng khớp cổ chân (thường có thể nhận thấy nhanh chóng bằng mắt thường). Khám và chẩn đoán tình trạng bằng lâm sàng và cận lâm sàng như Xquang, CLVT, MRI.

    Có hai loại trật khớp cổ chân:


    [​IMG]

    • Lật bên trong cổ chân (bàn chân quay vào trong) : Là tình trạng mà dây chằng bên ngoài bị đứt, thường bắt đầu với dây chằng sên-mác trước. Đứt dây chằng cấp độ 2, cấp độ 3 sẽ khiến khớp mất vững mạn tính và có xu hướng tổn thương ngày càng nặng thêm. Lật bàn chân trong gây vỡ vòm xương sên, có thể kèm theo tổn thương dây chằng cổ chân.

      • Lật ngoài cổ chân (bàn chân xoay ra phía ngoài) : Khi khớp bên trong phải chịu một lực tác động mạnh, mắt cá chân trong sẽ gãy thay vì đứt dây chằng bởi dây chằng delta rất khỏe. Tuy nhiên, dây chằng cũng có thể bị đứt khi xoay ngoài. Tình trạng này cũng tạo lực lên các khớp ngoài, lực nén thường kết hợp với gấp cổ chân có thể khiến đầu xa xương mác bị gãy, hoặc dây chằng khớp chày mác dưới syndesmosis bị rách (đứt dây chằng cổ chân cao). Ngoài ra, lật ngoài cổ chân tạo một lực truyền xuống dọc xương mác làm chỏm xương mác gần khớp gối bị gãy (gãy Maisonneuve).

    Để điều trị chấn thương này có thể dùng các biện pháp như: Nắn trật nẹp, bó bột, di chuyển xương trở lại vị trí cũ và giảm đau. Tuy vậy, không khuyến khích người bị trật khớp hoặc những người không có chuyên môn tự thực hiện tại nhà. Một số trường hợp nặng phải phẫu thuật để đặt lại khớp và phục hồi các tổn thương kèm theo. Trật khớp gối có thể để lại các biến chứng như: Cứng khớp, viêm khớp mắt cá gây đau mãn tính, nhiễm trùng khớp, gãy xương..

    Các cách xử lí nhanh (sơ cứu tại nhà) :

    - Đối với nạn nhân: Không di chuyển để tránh các lực tác động lên vết thương, ngồi im tại chỗ để người khác sơ cứu. Nạn nhân cần hạn chế cử động để tránh lực tác động lên khớp đang bị sai. Nhiều người không biết, ra sức nắn bóp, lắc, xoay khớp hoặc cố cử động nhằm đưa khớp trở lại vị trí ban đầu. Tuy nhiên, điều này sẽ không có tác dụng mà còn có thể gây tổn thương khớp, cơ, dây chằng, dây thần kinh hoặc các mạch máu ở xung quanh vùng khớp đang bị tổn thương.

    – Hạn chế vận động: Việc đi lại sẽ làm cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Khi bị trật khớp chân, người bệnh cần nhanh chóng cố định chân, không di chuyển để tránh các lực tác động lên vết thương, ngồi im tại chỗ nghỉ ngơi để vùng cổ chân không bị ảnh hưởng.

    – Giảm đau: Nạn nhân có thể dùng đá chườm lên vết thương bị trật khớp để giảm đau tuy nhiên cần dùng miếng vải để lót đá chườm không chườm trực tiếp gây bỏng lạnh. Lưu ý chỉ được chườm lạnh không được chườm nóng để tránh sưng, phù nề.

    – Cố định: Sử dụng băng/nẹp vừa phải từ bàn chân lên đến gối bệnh nhân nhằm hạn chế sự sưng nề do ứ trệ máu tĩnh mạch tại vùng chấn thương.

    – Năng cao chân: Nằm và kê cao chân trên tim trong 48 giờ đầu sau khi bị thương để tăng sự lưu thông tuần hoàn máu. Không kê quá cao vì sẽ làm ảnh hưởng đến lưu thông máu ở bàn chân.

    - Đối với người sơ cứu: Ngay sau chấn thương, cần chườm đá hoặc nước lạnh trong 10-15 phút lên chỗ bị đau để làm dịu và giảm sưng cho nạn nhân. Không nhất thiết phải chườm trực tiếp lên vết thương mà có thể qua lớp vải băng bó bên ngoài. Nên nhớ, phải chườm lạnh mới có tác dụng chứ không được chườm nóng.

    Đối với trật khớp cổ chân nhẹ (chỉ đau nhức, không sưng quá to, không bầm tím) có thể ngâm nước đá, sau đó sử dụng băng thun ý tế để cố định lại chỗ trật khớp và uống thuốc được chỉ định tại hiệu thuốc. Với những người bị trật khớp nặng (đau không di chuyển nổi, sưng to và bầm tím) sau khi sơ cứu phải lập tức đi khám ở các bệnh viện lớn và uy tín để được chữa trị. Nếu chủ quan, mặc kệ cho vết thương tự lành có thể để lại những di chứng nặng nề cho sau này.

    Sau khi khỏi, cần phải cẩn thận hơn để tránh tái diễn và trở nặng.


    Được tổng hợp từ nhiều nguồn.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...