Hoa hướng dương - Van Gogh Hoa hướng dương (tên gốc, trong tiếng Pháp: Tournesols ) là tên của hai loạt tranh về tĩnh vật được vẽ bởi họa sĩ người Hà Lan Vincent van Gogh. Loạt tranh đầu tiên, được thực hiện ở Paris năm 1887, mô tả những bông hoa nằm trên mặt đất. Loạt tranh thứ hai, thực hiện một năm sau đó tại Arles, lại vẽ một bó hoa hướng dương đặt trong một chiếc bình. Trong tâm trí của họa sĩ, cả hai bộ đều được kết nối với tên của người bạn-họa sĩ Paul Gauguin, người đã mua hai bức tranh theo phiên bản tại Paris. Khoảng tám tháng sau, Van Gogh hy vọng được sẽ chào mừng và gây ấn tượng với Gauguin một lần nữa với Hoa hướng dương, lúc này là một phần của bộ trang trí Nhà Vàng, mà ông chuẩn bị cho phòng khách của ngôi nhà của mình ở Arles, nơi Gauguin sẽ ở lại. Sau khi Gauguin rời đi, Van Gogh đã tưởng tượng ra hai phiên bản là trang trí hai bên cánh cho bức Berceuse Triptych, và cuối cùng ông đã đưa chúng vào triển lãm Les XX Bruxelles của mình. Tên gốc bằng tiếng Pháp: Les Iris Thời gian 1889 Loại Sơn dầu trên vải Kích thước 71 cm × 93 cm (28 in × 37 in) Địa điểm Bảo tàng J. Paul Getty, Los Angeles, California "Vase of Irises" (Bình hoa Diên Vĩ ) (1890). Bức này hiện thuộc về bộ sưu tập của viện bảo tàng Metropolitan Museum of Art ở New York. Hoa diên vĩ là một trong nhiều tác phẩm hội họa về hoa diên vĩ của họa sĩ người Hà Lan Vincent van Gogh. Bức tranh được vẽ khi Vincent van Gogh đang sống ở nhà thương điên Saint Paul-de-Mausole tại Saint-Rémy-de-Provence, Pháp, vào năm cuối cùng của cuộc đời danh họa. Hoa diên vĩ được vẽ trước lần lên cơn đầu tiên của ông ở nhà thương điên. Bức tranh không có sự căng thẳng cao độ thường thấy trong những tác phẩm sau này của ông. Ông gọi bức tranh là "cột thu lôi cho bệnh tình của mình", bởi ông cảm thấy rằng ông có thể ngăn mình phát điên bằng cách tiếp tục vẽ. Bức tranh chịu ảnh hưởng của thể loại tranh khắc gỗ Nhật Bản ukiyo-e, tương tự như nhiều tác phẩm khác của van Gogh cũng như các họa sĩ cùng thời khác. Sự tương đồng bao được thể hiện ở những đường viền đậm, các góc độ khác thường và lối tô màu phẳng không dựa theo hướng của ánh sáng. Chân dung tự họa là một bức tranh sơn dầu năm 1889 vẽ bởi họa sĩ Hậu ấn tượng người Hà Lan Vincent van Gogh. Bức tranh, có thể là bức chân dung tự họa cuối cùng của Van Gogh, được vẽ vào tháng 9 năm đó, ngay trước khi ông rời Saint-Rémy-de-Provence ở miền nam nước Pháp. Bức tranh được trưng bày tại Bảo tàng Orsay ở Paris. Tác giả Vincent van Gogh Thời gian 1889 Chất liệu Oil on canvas Kích thước 92 cm × 72.5 cm (36.2 in × 28.5 in) Địa điểm Museum of Modern Art, New York, NY Vincent van Gogh vẽ ít nhất 18 bức tranh về cây ô liu, chủ yếu là ở Saint-Rémy-de-Provence vào năm 1889. Theo yêu cầu của mình, ông vào sống một nhà thương từ tháng 5 năm 1889 đến tháng 5 năm 1890 và vẽ các khu vườn của bệnh viện. Những lúc ông được phép ra khỏi nhà thương, ông có thể vẽ cây ô liu gần đó, cây bách và cánh đồng lúa mì. Cà phê vỉa hè trong đêm (tiếng Anh: Café Terrace at Night Hay The Cafe Terrace on the Place du Forum ) là một tác phẩm tranh sơn dầu của họa sĩ người Hà Lan, Vincent van Gogh. Tranh được sáng tác khi ông ở tại thành phố Arles, Pháp vào khoảng giữa tháng 9 năm 1888. Bức tranh không có chữ ký, nhưng được Van Gogh ký hiệu đánh dấu bằng ba chữ cái. Quán Café đêm (tiếng Pháp: Le Café de nuit ) là một bức tranh sơn dầu do họa sĩ người Hà Lan Vincent van Gogh tạo ra vào tháng 9 năm 1888 tại Arles. Tên của tác phẩm được viết thấp hơn ngay bên dưới chữ ký. Bức tranh được sở hữu bởi Đại học Yale và hiện đang được lưu giữ tại Phòng trưng bày Nghệ thuật Đại học Yale ở New Haven, Connecticut. Bức tranh được vẽ trên vải toan công nghiệp có kích thước 30 (tiêu chuẩn của Pháp). Bức tranh mô tả nội thất của quán cà phê, với một ô cửa có rèm che nửa trong cảnh trung tâm, có lẽ, dẫn tới các phòng riêng tư hơn. Năm khách hàng ngồi ở bàn dọc theo các bức tường bên trái và bên phải, và một người phục vụ trong một chiếc áo khoác sáng màu, đứng cạnh một bàn bi-a gần trung tâm của căn phòng và đối diện với người xem. Năm khách hàng được mô tả trong khung cảnh được mô tả là "ba tên say rượu và vô gia cư trong một phòng công cộng lớn đang tụ tập để ngủ hoặc chuyếch choáng." Một học giả viết, "Quán cà phê là một nỗi ám ảnh người thất thế và gái mại dâm, những người được mô tả là ngồi xuống bàn và uống cùng nhau ở cuối phòng.". Bức tranh được vẽ với sự tương phản dữ dội, màu sắc sống động, trần nhà có màu xanh lá cây, các bức tường đỏ phía trên, những đốm sáng, đèn trần cháy bằng gas và sàn phần lớn màu vàng. Sơn được vẽ lên tranh dày đặc, với nhiều đường nét dẫn về phía cửa ở phía sau. Phối cảnh có vẻ hơi hướng xuống sàn. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM STARRY NIGHT – VINCENT VANGOGH Tác phẩm Starlight night (Đêm đầy sao) được VanGogh vẽ trong thời gian điều trị bệnh tại một nhà thương điên ở Saint-Remy-de-Provence năm 1889 (Pháp). Bức tranh vẽ vào ban ngày, giữa những cơn bệnh và qua sự tưởng tượng về khung cảnh bên ngoài cửa sổ phòng bệnh. Thời gian này, ông làm việc với tâm trạng vô cùng hỗn loạn, tất cả mọi thứ chung quanh như đang quay cuồng, chuyển động. Người ta cho rằng Van Gogh đã vẽ "Đêm đầy sao" của riêng mình trong khoảng thời gian khó khăn nhất của cuộc sống mà ông đang chịu đựng, nó phản ánh tình trạng sức khoẻ của ông lúc đó. VanGogh chỉ đề cập đến bức "Starry Night" hai lần trong những bức thư gửi cho em trai là Theodorus van Gogh. Có thể vì lẽ đó, bức tranh càng trở nên bí ẩn và gây nhiều sự chú ý. Những vòng xoáy cuồn cuộn trong đêm tối hòa cùng những ngôi sao sáng trong vòng chuyển động không cùng của vũ trụ. Nhiều nhà nghiên cứu mỹ thụât cho đó là sự dự báo, phản ánh niềm tin tôn giáo trong ông, khi bệnh tật đang mỗi ngày hủy hoại tinh thần của ông. Bóng cây hoàng đàn nổi lên trước mặt tranh được ví như hình tượng và linh hồn của họa sỹ. Trong thế vươn lên mạnh mẽ, u uất với màu lục sẫm, ngọn cây đã chạm đến các vì sao để đón lấy ánh sáng của hy vọng, dẫu mong manh. Ngắm "Đêm đầy sao", người ta cảm nhận nỗi niềm cô đơn pha lẫn tuyệt vọng của danh họa. Nhưng nó không phải là một thứ cảm xúc buồn đau ủy mị. Van Gogh gọi nỗi cô đơn của mình là "cơn đau sâu sắc" và "Đêm đầy sao" chính là tuyên ngôn về khát khao sống, khát khao vươn tới cái đẹp ở những phút giây cùng cực nhất cuộc đời mình. Đây là bố cục của sự chuyển động, mọi thứ trong tranh đều chuyển động, từ bầu trời, núi đồi, cây cối, nhà cửa.. Với đường chân trời thấp, ngôi làng nằm phía dưới, chiếm 1/3 bầu trời. Tiền cảnh là cây hoàng đàn, đến ngôi làng với một nóc nhà thờ cao vút, cả hai hình ảnh cắt mạnh trên bầu trời đang chuyển động trong một tổng thể không gian cuồn cuộn những chuyển động khác hướng và vô cùng.. Cây hoàng đàn vút lên như hình ngọn lửa xanh thẫm đâm toạc nền trời. Trên ngọn cây, ánh sáng của những vì sao treo trên đó vần vũ. Xét về mặt bố cục, chính cây hoàng đàn đã tạo nên sự cân bằng đẹp mắt giữa cái sáng rực rỡ của bầu trời và nét trầm buồn của những đường nét đơn giản ở các mái nhà. Nó tạo nên kết cấu dọc cho một bức tranh ngang, ăn nhịp với sự vút lên của nóc nhà thờ phía xa. Xoắn ốc trung tâm lớn nằm giữa hai dòng lực thị giác tự nhiên có hiệu quả như một làn sóng đại dương chuyển động. Các nhà thờ và tháp chuông như cũng bị bóp méo, tạo ra cảm giác tất cả mọi thứ hiện ra tên bề mặt tranh đang di chuyển. Cây cối, làng mạc, nhà cửa, núi đồi, không gian.. rùng rùng với các chuyển động đa hướng, mãnh liệt, phản ánh tâm trạng của chính VanGogh. Vầng trăng phía bên góc phải của tranh như tạo nên chủ thể của vũ điệu xoáy vặn theo các chiều khác nhau đó, nó được thể hiện giống với một mặt trời hay một ngôi sao lớn, tạo ra rất nhiều ánh sáng. Mặt trăng và các ngôi sao sáng rực trên bầu trời nhưng không phải ánh sáng khuếch tán xuống mặt đất. Để thể hiện sự rực rỡ và tỏa sáng này, ông đã tạo sự độc lập của chúng bằng các vòng tròn đồng tâm. Van Gogh sử dụng các đường nét lượn sóng, xoắn ốc và những nếp cuộn để thu hút người xem đi sâu vào tự nhiên của vụ trụ. Nó tái tạo những gì ông và các họa sĩ Ấn tượng phương Tây nghiên cứu đường nét của các bậc thầy tranh in Nhật Bản. Kết hợp với phong cách của riêng mình qua "bút pháp" vẽ từng nét cọ ngắn, chồng chất, quằn quại, cảm giác có âm thanh sột soạt khi vẽ, như quất vào vải bố những vết cứa day dứt và va đập ngổn ngang. Có rất nhiều định dạng của đường nét được thể hiện trong tranh, những vết cọ khi ngang, khi dọc, khi nghiêng, khi xoay tròn. Các đường nét đều gồ ghề, bầu trời, đồi núi, ngôi làng, cây cối.. đều mộc thô trần trụi, góc cạnh, như biểu đạt sự nhói đau của tâm tưởng, sự rối bời, hoảng loạn của tinh thần, cảm xúc mãnh liệt như run rẩy, xô dạt ánh nhìn.. Bầu trời và phong cảnh tắm trong nhiều sắc thái của màu xanh, tương phản với màu vàng của mặt trăng và sao, biểu đạt sự bao la, huyền bí của không gian. Các màu xanh cuồn cuộn đổ về, xanh đậm, xanh nhạt, xanh lơ, xanh thẫm và cuốn xoay các vì sao vàng lấp lánh.. sắc vàng rõ ràng và ngọt ngào với các màu vành chanh, vàng mỡ gà, vàng cháy.. tất cả rực lên trong đêm tối, nó hình như muốn tiếp thêm sinh lực cho bầu trời và xâm nhập vào năng lượng của mặt trăng. Đồng thời, nó phản ánh tâm trạng của Vincent Vangogh đang khát khao cuộc sống đến vô cùng, thông qua sự vận động thiên nhiên và vũ trụ. Bức tranh Starlight night (Đêm đầy sao) vĩnh viễn đi vào lịch sử như một trong những tác phẩm mỹ thụât khắc họa bầu trời đêm đẹp nhất. Thế nhưng, ẩn sâu trong họa phẩm là những nỗi thống khổ mà chỉ với nghệ thụât Van Gogh mới có thể trải lòng. Van Gogh chết trong cảnh nghèo túng với một chút danh tiếng trong giới nghệ thụât châu Âu thời ấy. Tuy vậy các sáng tác của ông về sau đã có ảnh hưởng sâu sắc đến các họa sĩ sau này, đặc biệt là các họa sĩ thuộc trường phái Dã thú (Fauvism) như Henri Matisse và các họa sĩ thuộc trường phải Biểu hiện Đức.. Chủ nghĩa Biểu hiện trừu tượng trong nghệ thụât thập niên 1950 cũng bắt nguồn từ việc phát triển các ý tưởng sáng tác của ông. Có lẽ, khi "xem" tranh của Van Gogh chúng ta tỏ lòng ngưỡng mộ và thán phục trước cái đẹp, cái cảm xúc mãnh liệt của nội tâm, cái ấn tượng mạnh mẽ về thị giác. Nhưng khi "đọc" về cuộc đời với sự kiếm tìm nghệ thụât không mệt mỏi, cùng với nỗi gian truân, bất hạnh, cô đơn mà ông trải qua chúng ta lại thấy bao nỗi cảm hoài. "Những người xa lạ trong cõi nhân gian đến xem tranh ông, xem những nhát cọ tang bồng trên mảnh đời bất hạnh trong tình yêu, xem những cánh đồng lúa vàng xô dạt nỗi cô liêu và xem bầu trời đầy sao. Những vì sao vàng lấp lánh nỗi buồn. Nỗi buồn còn mãi trên phận người điên dại." Như ca khúc Starry Night của Don Mclean sáng tác năm 1971 ngợi ca về ông: Đêm đầy sao Tô lên bảng màu xanh và xám Trong tháng ngày hè Bằng ánh mắt từ đáy sâu nội ngã Những bóng dáng trên đồi Vẽ cây cối và hoa thủy tiên Hứng gió rét mùa đông Trên sắc màu của nền đất vải phủ tuyết Đêm đầy sao Những đóa hoa như lửa cháy sáng lòa Những đám mây xoáy tròn trong màu tím mù sương phản ánh trong mắt một màu xanh đồ sứ Màu chuyển sắc độ Những cánh đồng lúa mạch như hổ phách Những khuôn mặt hằn nét nhọc nhằn Như dãn ra dưới bàn tay họa sĩ Đêm đầy sao Những bức chân dung trên hành lang vắng Những mặt người không khung, trên tường không tên Với ánh mắt nhìn vào trần gian khó quên Giống như người xa lạ mà ta vừa gặp Những kẻ nghèo hèn trong tấm áo tả tơi Những mũi gai bạc từ cánh hồng huyết dụ Úa tàn vỡ nát trong tuyết đầu mùa Nhân gian không hiểu và lắng nghe Và có lẽ mãi mãi không bao giờ hiểu. Đồng lúa mỳ với những con quạ, tháng 7 năm 1890, Bảo tàng Van Gogh, Amsterdam. Đây được cho là bức tranh cuối cùng của ông Profile Van Gogh Tên: Vincent Willem van Gogh Sinh ngày: 30 tháng 3 năm 1853 Nơi sinh: Zundert, Hà Lan Mất 29 tháng 7 năm 1890 (37 tuổi) Nơi mất: Auvers-sur-Oise, Pháp Nguyên nhân mất Chấn thương do súng đạn Nơi an nghỉ Cimetière d'Auvers-sur-Oise, Pháp Giới tính nam Quốc tịch Hà Lan Nghề nghiệp họa sĩ, người phác họa, đồ họa in ấn Hôn nhân không có Đào tạo Anton Mauve Lĩnh vực Tĩnh vật, chân dung và phong cảnh Trào lưu Hậu ấn tượng Tiểu sử Van Gogh Vincent Willem van Gogh (Tiếng Hà Lan: [ˈvɪnsənt ˈʋɪləm vɑŋ ˈɣɔx], sinh ngày 30 tháng 3 năm 1853 – 29 tháng 7 năm 1890, là một họa sĩ hậu ấn tượng người Hà Lan, được đánh giá là một trong những nhân vật nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử nghệ thuật phương Tây. Trong một thập kỷ, ông đã sáng tạo ra khoảng 2.100 tác phẩm nghệ thuật, bao gồm khoảng 860 bức tranh sơn dầu, hầu hết đều được vẽ trong khoảng thời gian hai năm cuối đời. Chúng bao gồm tranh phong cảnh, tĩnh vật, chân dung và chân dung tự họa, đặc trưng bởi tông màu đậm và nét vẽ ấn tượng, bốc đồng và biểu cảm đã góp phần tạo nên nền tảng của nghệ thuật hiện đại. Van Gogh không thành công về mặt thương mại, và việc ông tự sát ở tuổi 37 diễn ra sau nhiều năm vật lộn với trầm cảm và nghèo đói. Sinh ra trong một gia đình trung lưu, Van Gogh từ nhỏ đã bắt đầu học vẽ, ông vốn nghiêm túc, ít nói và hay suy nghĩ. Khi còn trẻ, ông làm việc như một nhà kinh doanh nghệ thuật, thường xuyên di chuyển khắp nơi, nhưng đã bị trầm cảm sau khi chuyển đến London. Ông dành thời gian làm nhà truyền giáo Tin lành ở miền nam nước Bỉ. Ông sống trong tình trạng sức khỏe tồi tệ và cô độc trước khi bắt đầu vẽ tranh vào năm 1881, sau khi trở về nhà với cha mẹ. Người em trai Theo đã hỗ trợ ông về mặt tài chính, và hai người liên lạc với nhau bằng thư từ. Các tác phẩm ban đầu của ông, chủ yếu là tranh tĩnh vật và mô tả những người nông dân lao động, có rất ít dấu hiệu về màu sắc sặc sỡ giúp phân biệt với tác phẩm sau này của ông. Năm 1886, ông chuyển đến Paris, tại đây ông được gặp nhiều danh họa Hậu ấn tượng khác, bao gồm Émile Bernard và Paul Gauguin. Khi công việc phát triển, ông đã tạo ra một cách tiếp cận mới đối với tranh tĩnh vật và cảnh quan địa phương. Các bức họa của Van Gogh ngày càng trở nên tươi sáng hơn khi ông phát triển một phong cách đã được hiện thực hóa hoàn toàn trong thời gian ở Arles, miền nam nước Pháp vào năm 1888. Trong giai đoạn này, ông mở rộng chủ đề bao gồm cây ô liu, cánh đồng lúa mì và hoa hướng dương. Van Gogh mắc chứng rối loạn tâm thần và chứng hoang tưởng, mặc dù lo lắng về sự ổn định tinh thần của bản thân, ông thường bỏ bê sức khỏe thể chất, không ăn uống điều độ và uống nhiều rượu. Tình bạn giữa Van Gogh với Gauguin chấm dứt sau một cuộc cự cãi khi trong cơn nóng giận, ông đã dùng dao cạo cắt đứt một phần tai trái của chính mình. Ông dành thời gian trong những bệnh viện tâm thần, bao gồm cả thời gian sống tại Saint-Rémy. Sau khi xuất viện và chuyển đến Auberge Ravoux ở Auvers-sur-Oise gần Paris, ông đã được sự chăm sóc của bác sĩ vi lượng đồng căn Paul Gachet. Căn bệnh trầm cảm của ông tiếp tục kéo dài, và vào ngày 27 tháng 7 năm 1890, Van Gogh được cho là đã tự bắn vào ngực mình bằng một khẩu súng lục ổ quay Lefaucheux. Ông qua đời hai ngày sau đó. Van Gogh đã không thành công về mặt thương mại trong suốt cuộc đời mình, ông còn bị coi là một kẻ điên và một kẻ thất bại. Ông trở nên nổi tiếng sau khi tự tử và tồn tại trong trí tưởng tượng của công chúng như một thiên tài bị hiểu lầm, "nơi hội tụ những bài diễn thuyết về sự điên rồ và sáng tạo". Danh tiếng của ông bắt đầu phát triển vào đầu thế kỷ 20 khi các yếu tố trong phong cách hội họa của ông được kết hợp bởi Trường phái Dã thú và Chủ nghĩa biểu hiện Đức. Ông đã đạt được thành công rộng rãi về mặt phê bình, thương mại và phổ biến trong nhiều thập kỷ sau đó, ông được nhớ đến như một họa sĩ quan trọng nhưng có cuộc đời bi thảm, người có tính cách rắc rối là điển hình cho lý tưởng lãng mạn của người nghệ sĩ bị tra tấn. Ngày nay, các tác phẩm của Van Gogh là một trong những bức tranh đắt giá nhất thế giới từng được bán và di sản của ông được vinh danh tại một bảo tàng mang tên ông, Bảo tàng Van Gogh ở Amsterdam, nơi lưu giữ bộ sưu tập tranh và bản vẽ của ông lớn nhất trên thế giới. Trường phái ấn tượng Ấn tượng (tiếng Pháp: Impressionnisme; tiếng Anh: Impressionism) là một trào lưu nghệ thuật bắt đầu tại Paris (Pháp) vào cuối thế kỷ 19. Trường phái ấn tượng đánh dấu một bước tiến quan trọng của hội họa. Cái tên "ấn tượng" do các nhà phê bình gọi theo một bức tranh nổi tiếng của Claude Monet: Impression, soleil levant (Ấn tượng mặt trời mọc). Trường phái ấn tượng hình thành từ Paris hiện đại. Đó là chất xúc tác, là nơi xuất phát và là chủ đề của trường phái ấn tượng. Trong thập niên 1850, Paris vẫn còn là một thành phố thời Trung cổ với những con đường quanh co, nhỏ hẹp, thiếu vệ sinh và thiếu cả ánh sáng. Vào khoảng thập niên 1870, thời hoàng kim của trường phái ấn tượng, thành phố cũ già nua này đã bị phá bỏ thành bình địa để từ đó xây dựng lại một thủ đô với những đại lộ dài, với hàng dãy tiệm cà phê, nhà hàng, và nhà hát. Đặc điểm của trường phái ấn tượng Những bức tranh thuộc trường phái ấn tượng được vẽ bằng những nét cọ mảnh, nhỏ, song vẫn có thể nhìn thấy rõ, bố cục thoáng, kèm theo sự pha trộn không hạn chế giữa các màu với nhau và nhấn mạnh độ miêu tả chính xác về sự thay đổi chất lượng của ánh sáng trong tranh (thường để làm nổi bật rõ ảnh hưởng của dòng thời gian), vật mẫu đời thường, và góc nhìn khác lạ. Hai ý tưởng đáng chú ý trong trường phái này là: Bức tranh được vẽ rất nhanh với mục đích là ghi lại một cách chính xác tổng quan của khung cảnh. Tiếp theo sau là thể hiện một cái nhìn mới, nhanh và không định kiến; khác với trường phái hiện thực, tự nhiên. Các họa sĩ tiêu biểu Mary Cassatt Paul Cezanne (tuy sau này đã rời bỏ phong trào) Edgar Degas Max Liebermann Édouard Manet (tuy Manet không xem mình thuộc phong trào) Claude Monet Berthe Morisot Camille Pissarro Pierre-Auguste Renoir Zinaida Yevgenyevna Serebryakova Alfred Sisley Vincent van Gogh