Tranh gạo là gì? Nét Việt ẩn mình trong bức tranh gạo

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 29 Tháng năm 2021.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Chắc hẳn mọi người đều từng nghe nói, hoặc thấy qua tranh gạo nhỉ? Những bức tranh nghệ thuật tinh xảo nhưng cũng đầy nét thân thuộc từ chất liệu đến hình ảnh, không còn mấy xa lạ với nhiều người. Thế nhưng vẫn có một số bạn chưa hiểu rõ về trành gạo, thế nên hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về những bức tranh đặc biệt này nhé.

    Trước tiên, tranh gạo là gì?

    Tranh gạo là một loại hình nghệ thuật vô cùng độc đáo nhưng cũng không kém phần bình dị dân dã, mang đầy nét mộc mạc thân quen đến từ những hạt ngọc của thiên nhiên. Ngày xưa, khi chưa phát triển ra dịch vụ in tranh gạo thì tranh gạo đều được sản xuất bằng thủ công. Người thợ sản xuất sẽ dùng kéo quết vào khung tranh, sau đó đính các hạt gạo vào.


    [​IMG]

    Nếu ngày xưa, muốn tranh có màu đẹp, người ta phải rang gạo lên, chủ có những người thợ lành nghề mới đủ khả năng rang gạo thành các khung màu khác nhau, từ nhạt đến sẫm hơn. Sau khi vẽ phác thảo lên khung, người ta quét keo và đính gạo theo các màu quy định. Sau khi bức tranh hoàn thành thì sẽ dùng các lớp sơn chuyên dụng phủ lên để bảo quản tranh.

    Ngày nay, tranh gạo thường làm bằng 2 loại màu chính là trắng và nâu. Sau khi có công nghệ in, để sản phẩm tranh gạo đẹp hơn, nhiều màu sắc hơn người ta thường chọn in uv trực tiếp lên bề mặt tranh gạo.


    Đặc điểm nổi bật của tranh gạo

    Ưu điểm đầu tiên của tranh gạo là chúng sẽ được sản xuất bởi nguyên liệu chính là "gạo", đây là nguyên liệu thiên nhiên. Nhưng loại gạo dùng làm tranh là gạo tuyển, gạo đẹp chứ không phải gạo dùng nấu cơm hàng ngày. Những hạt gạo trong tranh phải đảm bảo độ to tròn và chắc mầm thì bức tranh mới sáng đẹp.

    Những bức tranh gạo sau khi sản xuất sẽ có độ thẩm mỹ cao, thích hợp dùng làm trang trí nội thất trong nhà, có thể đặt tranh gạo tại phòng ngủ, phòng khách hoặc trong phòng trưng bày.

    Bản làm tranh gạo thủ công hoặc in tranh gạo được xem là hoàn hảo khi đạt đủ điều kiện về hình khối, sắc độ, màu sắc, bố cục, tỉ lệ, mọi thứ đều được sắp xếp hợp lý với nhau.

    Bức tranh gạo đẹp sẽ toát lên cái hồn của người nghệ sĩ, sự công phu, tỉ mỉ của họ khi làm những bức ảnh thường thấy hàng ngày. Hầu hết những người làm tranh gạo thường được đào tạo qua các trung tâm mỹ thuật. Họ nắm vững về bố cục nên sẽ tạo ra những bản tranh đẹp.




    Các loại tranh gạo phổ biến


    • Tranh gạo chân dung
    • Tranh gạo phong cảnh
    • Tranh gạo thư pháp
    • Tranh gạo nghệ thuật
    • Tranh gạo kiến trúc
    • Tranh gạo quà tặng
    • Tranh gạo theo yêu cầu

    Chủ đề trong tranh gạo rất phong phú như: Thiên nhiên, phong cảnh, đất nước, con người, các chủ đề về tôn giáo, tranh chân dung, tranh thư pháp, tranh trừu tượng, tranh động vật, tranh dân gian.. Vì thế nhiều du khách nước ngoài khi đến thăm Việt Nam đã chọn mua tranh gạo để làm quà tặng, đây có thể xem như một món quà lưu niệm mang đậm phong cách Việt Nam. Bởi tranh gạo không chỉ độc đáo về mặt nguyên liệu mà còn cả ở nội dung thể hiện, đặc biệt là mảng đề tài về thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam, có thể là các câu ca dao tục ngữ, những bài thơ về đạo làm người. Tranh gạo tuy mộc mạc, giản dị nhưng rất có hồn, thế nên tranh gạo treo ở đâu cũng đẹp. Nó sẽ làm tôn lên không gian nội thất ấm ép, cũng như làm bật lên phòng khách của chủ nhà - với một vẻ đẹp đơn giản nhưng sang trọng.

    [​IMG]

    Nguyên liệu làm tranh gạo

    • Gạo tự nhiên, hạt đều, chưa qua xử lý
    • Khung gỗ
    • Keo trong suốt
    • Keo dán thường

    Cách làm tranh gạo đẹp đơn giản

    Đầu tiên là việc chọn gạo, hạt gạo được chọn phải là những hạt gạo chắc khỏe, bóng đẹp, đủ mùa đủ vụ, hạt gạo không bị vỡ, chắc hạt, các hạt gạo đều nhau. Hạt gạo phải có đủ độ đồng đều thì tranh mới đẹp.

    Sau khi chọn được loại gạo vừa ý, giai đoạn tiếp theo là rang gạo. Tùy theo nhiệt độ và thời gian khác nhau sẽ cho chúng ta những sắc độ màu khác nhau. Tranh gạo rang được 27 sắc độ màu từ trắng, vàng nhạt, cam, nâu đất, cánh gián, đen.. Tuy nhiên nếu bạn dùn phương pháp in thì không cần bước này.

    Tiếp theo, chúng ta phác thảo ý tưởng lên ván, hoặc lên giấy rồi dán lên. Tuy nhiên phát thảo trực tiếp lên ván sẽ giúp tranh bền và chắc hơn. Đây là bức đệm giúp định hình sẵn những chi tiết và cách sắp xếp chúng trong bức tranh sao cho đẹp và hợp lý. Bảng phác thảo càng chi tiết thì bức tranh sẽ càng đẹp.

    Sau khi đã hoàn chỉnh bảng phác thảo, người nghệ nhân bắt đầu dùng nhíp gắp tỉ mỉ từng hạt gạo theo bảng phác thảo lúc đầu, thận trọng và chỉnh chu như thế đến khi gạo khảm đều hết mặt ván. Và đặc biệt ở khâu này, người nghệ nhân phải thận trọng không để vết keo tràng ra ngoài, cũng như không thể xếp sai màu sắc.

    Khi đã chỉnh sửa và hoàn tất công đoạn sắp gạo, chúng tôi cố định gạo bằng một lớp keo trong suốt để gạo bám tuyệt đối vào ván.

    Tranh được mang đi sấy nóng để keo khô, thấm sâu và gạo bám chặt vào ván. Để kéo dài tuổi thọ cũng như tăng tính thẩm mĩ cho bức tranh, chúng tôi phun lên tranh một lớp hóa chất. Lớp hóa chất này có tác dụng tránh mối mọt, tăng độ cứng cho hạt gạo. Bao phủ quanh hạt gạo giúp tranh có độ láng bóng đồng thời tăng tuổi thọ cho tranh.


    Nét Việt trong từng bức tranh gạo

    Nét Việt và hồn Việt trong tranh gạo Việt Nam chính là những hạt gạo trắng tinh tươm, những bàn tay tài hoa nghệ sĩ của những người nghệ nhân Việt Nam. Nét đẹp ấy còn là những bức tranh phong cảnh đậm chất dân quê, nhưng hĩnh ảnh quen thuộc khắc sâu lòng người, những câu ca mà mẹ hay à ơi ru con. Tất cả, làm nên chất Việt chẳng thể lẫn đâu được.
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...