Trận Actium (Năm 31 Tr.CN)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Gương Nga, 10 Tháng tư 2021.

  1. Gương Nga

    Bài viết:
    175
    Trích đoạn trận Actium năm 31 Tr. CN thuộc "Những trận hải chiến nổi tiếng thế giới" - Nhiều tác giả.

    I. Bối cảnh

    Từ thế kỷ I Tr. CN, mâu thuẫn trong nội bộ giới quý tộc La Mã ngày càng trở nên gay gắt, dẫn đến chế độ cộng hòa ở La Mã dần dần bị thay thế bằng chế độ độc tài. Sau khi cuộc khởi nghĩa nô lệ do Spartacus lãnh đạo bị đàn áp, ở La Mã xuất hiện chính quyền tay ba (Triumvirat) lần thứ nhất, còn gọi là chế độ tam

    Hùng lần thứ nhất. Thực chất, đây là một liên minh chống lại Viện Nguyên lão. Liên minh này gồm Julius Caesar, Gnaeus Pompeius Magnus còn gọi là Pompey và Marcus Licinius Crassus. Năm 56 Tr. CN, giữa ba người đã có thỏa thuận, theo đó Caesar làm Tổng đốc xứ Gallia; Pompey và Crassus làm chấp

    Chính quan nhiệm kỳ 2 năm 56 và 55 Tr. CN; sau khi hết nhiệm kỳ, Pompey sẽ là Tổng đốc Tây Ban Nha và Crassus là Tổng đốc xứ Syria. Theo đúng thỏa thuận, hai năm sau, Crassus sang trấn giữ xứ Syria nhưng bị tử trận trong một trận giao chiến với quân đội Parthes, một vương quốc mới nổi lên ở Trung Á. Chính quyền tay ba lần thứ nhất bắt đầu lung lay do tham vọng quyền lực. Lẽ ra Pompey phải sang Tây Ban Nha theo như thỏa thuận ban đầu, nhưng ông ta đã ở lại Roma và cử người thân tín đi thay; đồng thời tìm cách trừ khử Caesar để nắm chính quyền. Âm mưu của Pompey bị Caesar phát hiện và nhanh chóng dập tắt; không những thế Pompey còn bị truy đuổi đến tận Ai Cập và bị tiêu diệt ở đó. Khi truy kích Pompey đến Ai Cập, Caesar đã can thiệp vào

    Cuộc xung đột nội bộ vương triều Ptolemy ở Ai Cập; đưa công chúa Cleopatra lên ngôi nữ hoàng và sau đó kết hôn cùng bà; hai người có chung một con trai là Caesarion. Cuộc hôn nhân của Caesar với Cleopatra đã bị một số quý tộc La Mã cực lực phản đối vì việc lấy người ngoại bang là vi phạm luật tục La Mã đương thời.


    [​IMG]

    Toàn thắng trở về Rome, Caesar được dân chúng nồng nhiệt đón mừng, Viện Nguyên lão từng ủng hộ Pompey chống lại Caesar cũng phải khuất phục trước Caesar và trao cho ông quyền độc tài suốt đời, Bảo dân quan vĩnh viễn, Tổng chỉ huy quân đội và Tăng lữ tối cao.

    Nắm quyền độc tài, Caesar xóa bỏ các tổ chức và tập quán của nền cộng hòa; tự mình quyết đoán mọi công việc. Mặc dù vậy, ông vẫn không xưng vương. Caesar đã cố gắng tìm cách ổn định tình hình xã hội; khoan dung với kẻ thù cũ; ban thưởng rộng rãi cho các tướng sĩ; đương nhiên là dành nhiều quyền lợi cho những người cùng phe cánh; nhưng các phe nhóm đối lập vẫn không hoàn toàn khuất phục. Nhóm quý tộc thượng lưu, trong đó có cả một số người thuộc phe Caesar vẫn tiếc nuối chế độ cộng hòa trước đó. Ngày 15 tháng 3 năm 44 Tr. CN, trong một cuộc họp của Viện Nguyên lão, vốn có âm mưu từ trước, phe đối lập cố tình gây nên tình thế hỗn độn để cho 2 người bạn cũ của Caesar là Caius Cassius và Junius Brutus xông lên đâm chết Caesar.

    Sau cái chết của Caesar, tình hình chính trị ở Rome trở nên hỗn loạn. Trong bối cảnh đó, Marcus Antonius, một viên tướng thân cận của Caesar đang làm chấp chính quan ở Rome muốn thừa kế chức độc tài của Caesar đứng lên trả thù cho Caesar, nhiều quý tộc thuộc phái cộng hòa trong Viện Nguyên lão bị giết chết. Cassius, Brutus và nhiều người tham gia vụ sát hại Caesar phải chạy trốn sang phương Đông. Marcus Antonius đem quân đuổi theo để tiêu diệt lực lượng đối địch ở nước ngoài. Trong trận Philippi (năm 42 Tr. CN) ở xứ Thrace, quân đội của Marcus Antonius đã đánh bại quân đội của phe quý tộc thuộc phái cộng hòa; hai kẻ phản bội Caesar là Cassius, Brutus phải đền tội. Cuộc xung đột giữa Marcus Antonius và Viện Nguyên lão đã khiến cho Octavius, cháu ruột và là con nuôi của Caesar, từng được Caesar chỉ định làm người thừa kế trở thành một nhân vật quan trọng trên chính trường Rome. Octavius không chỉ được các tướng lĩnh và các nhà chính trị có uy tín tôn sùng mà còn được cả quần chúng bình dân ủng hộ vì họ hy vọng Octavius sẽ thực hiện đường lối của Caesar, đem lại quyền lợi cho họ.


    [​IMG]

    Năm 43 Tr. CN, dưới áp lực của các cựu binh trong phe Caesar cũ, Octavius cùng với Antonius và Lepidus thành lập liên minh tay ba lần thứ hai nhằm chống lại bọn quý tộc thượng lưu trong Viện Nguyên lão. Liên minh tay ba chia nhau nắm giữ các vùng: Lepidus cai trị các tỉnh ở châu Phi; Antonius cai quản một vùng đất đai rộng lớn ở miền Đông Địa Trung Hải; còn Octavius cai trị xứ Italia và Gallia.

    Tuy nhiên, liên minh tay ba lần thứ hai cũng lại đổ vỡ do mâu thuẫn nội bộ. Sau khi củng cố được chính quyền ở Italia, Octavius thôn tính luôn đất đai của Lepidus ở Bắc Phi. Với Antonius mặc dù sau khi Fulvia, vợ Antonius qua đời, Octavius gả em gái mình là Octavia Minor cho Antonius, nhưng việc đó cũng không thể giúp cho hai người còn lại của liên minh tay ba tránh khỏi sự chia rẽ. Sau nhiều năm hợp tác mật thiết với Octavius, Antonius bắt đầu hành động một cách độc lập. Nhiều người nghi ngờ Antonius đang cố gắng để trở thành chủ nhân duy nhất của Rome.

    Từ năm 33 Tr. CN, quan hệ giữa Octavius và Antonius ngày càng căng thẳng; nguyên nhân của sự bất hòa giữa hai bên ngày càng tích tụ. Vào ngày cuối cùng của năm 33 Tr. CN, khi liên minh tay ba lần thứ hai chính thức hết hạn, Antonius đã viết cho Viện Nguyên lão rằng ông không muốn được tái bổ nhiệm.

    Antonius hy vọng bằng hành động này, ông có thể được Viện Nguyên lão nhìn nhận như một người hùng của họ để chống lại những tham vọng của Octavius. Antonius cũng phàn nàn với Viện Nguyên lão về việc Octavius đã vượt quá quyền hạn của mình trong việc hạ bệ Lepidus; và rằng Octavius chiếm quyền điều hành cùng binh lính tại tất cả các lãnh địa của Pompey trong khi lẽ ra phải chia cho ông một nửa.

    Octavius thì lại phàn nàn rằng, Antonius không có thẩm quyền để được kiểm soát Ai Cập và ông đã tử hình Pompey một cách bất hợp pháp. Bên cạnh đó, Octavius còn tố cáo sự tráo trở của Antonius với vua Armenia tạo ra sự lạnh nhạt của quốc gia này với La Mã. Ông cũng không gửi một nửa số tiền chiến lợi

    Phẩm thu được đến Rome theo thỏa thuận, và rằng sự liên kết của Antonius với Cleopatra và việc thừa nhận Caesarion như một con trai hợp pháp của Caesar tạo ra sự mất uy tín cũng như đe dọa sự tồn tại của đế chế.

    Trong suốt năm 32 Tr. CN, một phần ba thành viên của Viện Nguyên lão và cả hai vị quan chấp chính tối cao đều liên minh với Antonius. Hai vị quan chấp chính tối cao này quyết định che giấu các tham vọng của Antonius. Thậm chí, tại cuộc họp Viện Nguyên lão ngày 1 tháng 1, Gaius Sosius còn có một bài phát biểu tạo thuận lợi cho Antonius và đề nghị hành động của ông sẽ không bị phủ quyết bởi các hộ dân quan La Mã. Octavius không có mặt ở cuộc họp này, nhưng tại cuộc họp tiếp theo, ông đáp lại bằng cách yêu cầu hai vị quan chấp chính này phải rời Home để gia nhập với Antonius. Khi nghe tin này, Antonius đã công khai ly hôn với Octavia, chuyển đến thành phố Ephesus để ở với Cleopatra sau khi tuyên bố chính thức kết hôn với bà. Đây cũng là nơi một hạm đội lớn đã được tập hợp từ tất cả các phần của phương Đông, trong đó Cleopatra đã đóng góp một phần lớn.

    Sau khi tạm trú một thời gian ở Ephesus cùng với các đồng minh của mình tại Samos, Antonius bỏ đến Athena. Lực lượng bộ binh của ông ta vốn đóng tại Armenia được đưa xuống vùng bờ biển của châu Á.

    Octavius cũng nhanh chóng chuẩn bị lực lượng và năm 31 Tr. CN bắt đầu các hoạt động quân sự. Hành động đầu tiên là cho tướng Agrippa chiếm giữ Methone, một thị trấn Hy Lạp liên minh với Antonius. Tuy nhiên, do kế hoạch hành động của Antonius bị rơi vào tay một kẻ phản bội tên là Quintus Dellius và nó được đưa đến cho Octavius nên Octavius đã kịp thời có những hành động đối phó. Trước tiên, ông có những hành động để tạo ra cảm giác rằng ông sẵn sàng từ bỏ quyền lực, từ bỏ chức vụ chấp chính quan của mình vào năm 31 Tr. CN mà ông ta đã được chỉ định, đồng thời tuyên bố tán thành việc chống lại Nữ hoàng Cleopatra, cũng có nghĩa tuyên chiến với Antonius, mặc dù ông không chỉ đích danh. Trong khi Octavius thực hiện điều này, Viện Nguyên lão đã đưa ra lời tuyên chiến và tước đi của Antonius mọi thể nhân pháp luật.

    - -Tiếp theo II--
     
    Áng mây thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
  3. Gương Nga

    Bài viết:
    175
    II. Quá trình chuẩn bị

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cho đến cuối tháng 8 năm 31 Tr. CN, cả lục quân và hải quân của Antonius vẫn chưa có động thái nào đáng kể, trong khi Agrippa vẫn luôn hành động và đặt Antonius vào tình thế bị bao vây. Trước tình thế đó Antonius chỉ còn cách quyết chiến. Tuy nhiên, vấn đề là chọn quyết chiến trên bộ hay trên biển. Theo lời khuyên của Cleopatra, Antonius đã chọn hướng biển. Sau các cuộc chinh chiến ở châu Á, Antonius có một đội quân hùng hậu được thử thách trận mạc và một hạm đội mạnh. Antonius chọn Ephesus, nơi ông đã cùng Cleopatra chuyển tới sau khi chính thức tuyên bố kết hôn với bà làm căn cứ đóng đại bản doanh.

    Đội quân của Antonius tại Ephesus có tới 12.000 bộ binh và 12.000 kỵ binh. Cleopatra cũng mang theo 200 tàu chiến Ai Cập loại nhỏ nhưng có tốc độ cao. Theo các nguồn sử liệu khác nhau, hạm đội của Antonius và Cleopatra có từ 220 đến 360 tàu, trong đó có 170 chiến thuyền lớn với 3, 4 và 5 hàng mái chèo, có mũi bịt sắt, mạn được nâng cao có chỗ tới 3m. Trên boong lắp các máy và tháp phóng đạn hạng nặng. Kết cấu kiểu này khiến cho tàu có tốc độ chậm và khó chuyển hướng; sức tấn công của nó chủ yếu là phóng hỏa và phóng đạn nhằm phá hủy tàu và nhằm sát thương đối phương. Ngoài ra tàu còn thường được trang bị các móc lớn bằng thép để quăng vào tàu đối phương; nếu quăng trúng sẽ rất hiệu quả, nhưng nếu không trúng có thể sẽ gây hại cho chính tàu của mình. Antonius bố trí 25.000 quân trên các tàu chiến, không kể quân số các kíp tay chèo.

    Sau một thời gian sống ở Ephesus, Antonius lại chuyển đến Athena. Cuối mùa thu năm 32 Tr. CN Antonius đến Corcyra với ý định sẽ mở một cuộc tấn công về phía nước Ý. Trên đường đi Athena, Antonius không hề gặp một trở ngại hoặc sự kháng cự nào, nhưng khi vừa thấy một số tàu chiến xuất hiện từ xa, Antonius liền cho đó là tiền quân của Agrippa và vội vàng từ bỏ ý định, rút về Patrae. Antonius bố trí hải quân và lục quân dọc theo bờ biển Ioni, trong đó lực lượng chủ yếu đóng ở mũi Actium, cửa ngõ vịnh Ambracian.

    Octavius đã đưa ra một số đề xuất về việc tiến hành đàm phán để hòa giải với Antonius nhưng đều bị từ chối. Cả hai bên lao vào chuẩn bị cho một trận đánh quyết định vào năm sau.


    [​IMG]

    Với sự trợ giúp của Cleopatra, Antonius có một đội quân hơn hẳn Octavius, tiền bạc và phương tiện vận tải cũng rất dư dả. Tuy nhiên, do quân lương thiếu thốn khiến hàng loạt chiến binh đã đào ngũ vào mùa đông năm đó. Thêm vào đó, dịch bệnh cũng làm cho quân số hao hụt nhiều. Đến mùa xuân năm 31 Tr. CN, lực lượng của Antonius thiếu đến 1/3 quân số, buộc Antonius phải tuyển thêm tân binh, nhưng vẫn không bù đắp được thiếu hụt. Không những vậy, phần lớn tân binh chưa có kinh nghiệm đi biển nên càng khó khăn cho Antonius. Như vậy, mặc dù lực lượng hải quân của Antonius vốn là một hải quân mạnh, thiện nghệ và từng được thử thách qua chiến tranh, nhưng do cách tổ chức chưa hợp lý và do cách sống xa hoa, trụy lạc của Antonius nên đã biến nó thành một đội quân yếu kém trước khi xung trận.

    Trái ngược với Antonius, đến năm 32 Tr. CN, Octavius hầu như vẫn chưa có đủ lực lượng để đối phó với Antonius nhưng ông lại rất muốn gây chiến. Xét về các điều kiện khách quan, Antonius có thể bất ngờ tấn công Octavius ngay trên đất Italia và nhanh chóng kết thúc chiến tranh bởi quân đội của ông mạnh hơn quân Octavius; mặt khác dân chúng Italia đã rất mệt mỏi và bàng quan với cuộc chiến tranh. Thế nhưng thay vì tấn công tiêu diệt Octavius, Antonius lại chỉ đắm đuối với Cleopatra. Sự thiếu quyết đoán của Antonius trong khi việc bảo đảm quân nhu ngày càng khó khăn cùng với những thiệt hại thường xuyên do quân Octavius gây ra khiến cho tinh thần binh lính sa sút. Bên cạnh đó, Antonius rất không tin những người gần gũi xung quanh, ngay cả một số quý tộc thân tín cũng bị ông ra lệnh hành hạ cho đến chết theo cách mà các bạo chúa phương Đông thường hay làm. Điều này khiến cho nhiều người La Mã bỏ chạy sang phía Octavius.

    Trong khi đó, Octavius đã tranh thủ xây dựng lực lượng. Đến mùa xuân năm 31, quân đội của ông đã lên tới 80.000 bộ binh và gần 12.000 kỵ binh. Lực lượng hải quân (do Agrippa chỉ huy) có tới 260 tàu chiến. Các tàu của Octavius được chế tạo theo mẫu khác hẳn so với thời kỳ chiến tranh với Pompey. Đó là những chiếc tàu không lớn lắm, mạn tàu thấp, nhưng có tốc độ cao và dễ cơ động. Mỗi tàu có 84 tay chèo, 36 sĩ quan và thủy thủ. Những tàu này phù hợp với việc truy kích và săn đuổi cướp biển. Mặc dù cố gắng xây dựng lực lượng và tích cực chuẩn bị, nhưng để tránh chiến tranh, Octavius cũng đã nhiều lần đề xuất đàm phán để hòa giải với Antonius. Tuy nhiên những lời đề nghị trên đều bị từ chối. Vì vậy, hai bên đều tích cực chuẩn bị cho một trận quyết chiến vào năm sau.

    Đầu năm 31 Tr. CN, tình hình chiến sự vẫn rất im ắng. Quân đội của Antonius vẫn đang trú đông trong doanh trại. Lực lượng hải quân của Octavius chỉ tổ chức các cuộc tuần tra trên bờ biển Hy Lạp. Trong quá trình tuần tra, các tàu của Octavius đã bắt giữ nhiều tàu chở quân lương, vũ khí của đối phương từ Ai Cập, Syria và Tiểu Á chuyển đến, khiến tình trạng thiếu lương thực trong quân đội Antonius càng trở nên trầm trọng. Không những vậy, các đội tuần tiễu của Octavius đôi khi còn bất ngờ đổ bộ lên bờ và tàn phá nhiều cơ sở, phương tiện của đối phương. Và khi điều kiện cho phép, lực lượng này còn mở các cuộc tấn công, gây cho đối phương những thiệt hại đáng kể.

    Sau một thời gian tiến hành hoạt động quấy rối và phong tỏa, các đội quân của Octavius đã chiếm được Mehone ở Messenia, Tây Nam Peloponnesus và cả đảo Corcyra, nơi có bến cảng, đồng thời là căn cứ quân sự quan trọng để từ đó Antonius có thể ngăn chặn đường tiếp viện của Octavius qua biển Adriatic. Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn, thông qua hoạt động quấy rối và chặn viện, Octavius đã gây cho đối phương không ít thiệt hại. Bên cạnh đó, các hoạt động này còn giúp Octavius nắm được tình hình đối phương.

    Sau khi biết chắc lực lượng chủ yếu Antonius đang án binh bất động, Agrippa thuyết phục Octavius mạo hiểm cơ động lực lượng đến Epirus để tiếp cận đối phương gần hơn. Việc cơ động lực lượng đến Epirus diễn ra an toàn và không gặp phải trở ngại nào.

    Trước khi chuẩn bị giao chiến với hải quân của Octavius, Antonius có 2 vạn quân và 2 nghìn tay cung. Tuy nhiên, do bị dịch sốt rét hoành hành nên nhiều thủy thủ đã bị chết. Để khắc phục tình trạng trên, Antonius ra lệnh hủy tất cả những tàu thiếu thủy thủ; biên chế đủ lực lượng cho các tàu. Việc mất mát nhiều thủy thủ đã làm cho chiến thuật ramming - chiến thuật đâm thọc sườn tàu đối phương vốn là sở trường của hải quân Antonius bị hạn chế đáng kể. Theo dự tính, Antonius sẽ giao chiến với đối phương ở cửa ngõ vịnh Ambracian nhằm hạn chế tối đa ưu thế về quân số, đồng thời có thể đột phá vào phòng tuyến đối phương. Với dự tính đối phương sẽ tấn công trước, nên Antonius đã kiên trì áp dụng chiến thuật phòng ngự.


    [​IMG]

    Trái ngược với dự tính của Antonius, do biết được mưu đồ của đối phương nên Octavius không tấn công trước. Vì vậy, đến cuối tháng 8 năm 31 Tr. CN, quân của Antonius vẫn án binh bất động. Trong khi đó, lực lượng của Octavius vẫn hoạt động rất tích cực. Ông ra lệnh cho các đội tàu tiếp tục tiến hành các hoạt động phong tỏa và tiến hành các cuộc giao tranh nhỏ lẻ với quân Antonius.

    Trong khi chờ đợi đối phương tiến công, Antonius tiếp tục củng cố các trận địa phòng ngự tại Vịnh Ambracian. Tại đây, lực lượng của ông chiếm lĩnh 2 bên cửa vịnh; xây dựng các tháp cao để đặt máy phóng đạn bảo vệ cửa vịnh. Do có sự chuẩn bị trước lại được bố trí triển khai trong cửa vịnh nên lực lượng của Antonius rất an toàn, trong khi đó lực lượng của Octavius phải triển khai ngoài vịnh nên luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro và bất ngờ.

    Được tin Octavius kéo quân đến Hy Lạp, Antonius rất lo sợ. Ông vội kéo toàn bộ lực lượng của mình tới Actium nhưng tình hình lúc này rất khó khăn bởi đường biển đã bị chia cắt, còn đường bộ cũng bị đe dọa. Trước tình hình đó, Antonius chỉ có một trong hai lựa chọn: Hoặc giao chiến, hoặc quay trở lại. Nhưng quay trở lại là giải pháp bất khả thi vì nếu cả lục quân và hải quân cùng quay lại bằng đường biển thì phải sử dụng thêm tàu vận tải để chở lục quân; còn nếu chia hải quân và lục quân đi theo 2 đường khác nhau thì khi chiến sự xảy ra, hải quân sẽ phải chiến đấu đơn độc và thiếu sự chi viện của lực lượng lục quân.

    Trước những thử thách cam go đó, Antonius cuối cùng buộc phải chọn giải pháp giao chiến. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là giao chiến trên biển hay trên bộ. Theo các nguồn sử liệu, trước khi trận đánh xảy ra, nhiều sĩ quan thân tín của Antonius khuyên ông nên lựa chọn giao chiến trên bộ vì lực lượng lục quân có ưu thế về số lượng và đã được thử thách qua chiến đấu. Họ còn là những chiến binh có tinh thần chiến đấu kiên cường, dám xả thân vì màu cờ, sắc áo của đế chế và vì danh dự của chính mình. Thế nhưng, mọi lời khuyên của cộng sự đã bị Antonius bỏ qua. Ông nghe theo lời khuyên của Cleopatra và quyết định giao chiến trên biển.

    - -Tiếp theo III--
     
  4. Gương Nga

    Bài viết:
    175
    III. Diễn biến

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Sáng ngày 2 tháng 9 năm 31 Tr. CN, Antonius triển khai đội hình chiến đấu thành 3 cánh. Cánh phải và trái triển khai ở 2 bờ vịnh Ambracian do Gellius và Gaius Sosius chỉ huy; cánh giữa do Insteius chỉ huy. Ý đồ triển khai lực lượng của Antonius xuất phát từ chiến thuật phòng ngự chủ động, ông cho rằng, với ưu thế tàu lớn, thành cao, có đai bảo vệ vững chắc với các loại máy phóng đạn, khi đối phương tiến vào vịnh, ông sẽ siết chặt đội hình, tổ chức tiến công và tiêu diệt đối phương từ nhiều hướng.

    [​IMG]

    Phát hiện quân Antonius chuẩn bị giao chiến, Antonius lệnh cho Agrippa đưa hạm đội của mình thẳng tiến về hướng đối

    Phương theo đội hình cánh cung với phần giữa hơi lùi về phía sau, 2 cánh nhô về hướng đối phương. Agrippa cánh trái,

    Arruntius trung tâm, Lurius cánh phải. Với ý đồ nhử đối phương ra khỏi các vị trí phòng thủ, Agrippa không tiến sát đến đối phương mà dừng lại ở khoảng cách gần 1 hải lý và tìm cách khiêu khích.

    Đúng như ý đồ của Agrippa, khi bị khiêu khích, cánh trái của Gaius Sosius đang phòng ngự trong vịnh Ambracian không kiềm chế được nên đã tung quân ra giao chiến. Đến 11 giờ ngày 2 tháng 9 năm 31 Tr. CN đội hình tiến công của Gaius Sosius tiến ra mũi Actium. Tưởng chừng trận giao chiến đẫm máu đã có thể nổ ra, song, theo lệnh của Agrippa, lực lượng cánh phải của Lurius không giao chiến mà từ từ rút lui, đồng thời cho các tàu rẽ phải để khóa sườn đối phương, buộc Gaius Sosius phải cho các tàu cánh trái của mình tiếp tục di chuyển sang bên trái để bảo vệ sườn. Như vậy, cánh trái của Gaius Sosius bị cắt với đội hình chủ yếu làm cho đội hình chiến đấu bị phá vỡ. Đó cũng chính là mục tiêu của Agrippa.


    [​IMG]

    Bên cánh phải, Gellius cũng hành động thiếu thận trọng như Gaius Sosius ở bên cánh trái, cũng tách khỏi cánh giữa bởi theo kế hoạch, cánh giữa vẫn đứng yên tại chỗ hoặc tiến rất chậm, do đó 2 cánh của Antonius bị tách biệt khá xa. Sau khi Agrippa lừa được cả 2 cánh của đối phương tiến đủ xa, Lurius và Arruntius bất ngờ tấn công. Lợi dụng ưu thế về lực lượng và tốc độ cao, Lurius và Arruntius đã khóa sườn đối phương, tấn công đồng thời từ chính diện, 2 bên sườn và từ phía sau. Trong khi đó, Agrippa trao quyền chỉ huy tác chiến ở các cánh cho các chỉ huy cánh, bản thân ông cùng lực lượng chủ yếu cơ động vào khoảng trống giữa các cánh tàu địch và tấn công cánh giữa của Antonius đang bị cô lập, đánh tan tác toàn bộ lực lượng này.

    Đến khoảng 1 giờ trưa, trong lúc trận giao tranh đang diễn ra quyết liệt và chuẩn bị đi đến hồi kết thì Cleopatra bất ngờ ra lệnh cho 60 chiến thuyền nhỏ căng buồm theo chiều gió lách qua những con tàu đang giao tranh để chạy ra biển khơi. Thấy Cleopatra tháo chạy, Antonius liền bỏ mặc hai đạo quân thủy, bộ, dùng tàu hộ tống cao tốc để chạy theo Cleopatra. Lẽ ra sự bỏ chạy của Antonius và Cleopatra đã làm cho các đạo quân Antonius đại bại. Thế nhưng trên thực tế, sau khi biết thủ lĩnh của mình bỏ chạy, chỉ có một số tàu vứt bỏ tháp canh và máy phóng đạn rồi căng buồm tháo chạy, lực lượng chủ yếu còn lại vẫn không hề nao núng, tiếp tục chiến đấu trong tình hình rất bất lợi.


    [​IMG]

    Khi biết lực lượng của Antonius đã giảm sút nhiều sau cuộc tháo chạy, Agrippa dùng chiến thuật sử dụng 3 hoặc 4 tàu nhẹ của mình tiến công một tàu của đối phương. Tuy nhiên, thủ đoạn đó vẫn không mang lại kết quả. Cuối cùng, Agrippa buộc phải sử dụng cách đánh cảm tử (hay còn gọi là chiến thuật ramming) ; dùng các tàu của mình đâm thẳng vào hệ thống mái chèo và bánh lái tàu đối phương khiến chúng không thể cơ động được. Mặc dù thu được một số kết quả, nhưng cách đánh trên cũng buộc Agrippa phải trả giá. Những cú va đập vào tàu của đối phương có đai đồng bảo vệ, thành tàu cao và có kíp chiến đấu mạnh đã làm cho một số tàu chiến của Agrippa bị đâm thủng và bị chìm. Trước tình hình đó, Agrippa buộc phải sử dụng các mũi lao lửa, mũi tên mang chất cháy và máy phóng đạn phóng những bó đuốc từ xa, thậm chí còn ném cả những bình vôi nóng để làm mù mắt đối phương.

    [​IMG]

    Trận hỗn chiến kéo dài 3-4 tiếng đồng hồ. Kết quả chỉ có một số tàu chiến của Antonius chạy được về Actium, phần còn lại bị thiêu cháy và bị bắt sống. Một tuần sau đó, do không còn thủ lĩnh, cánh quân bộ của Antonius cũng bị bao vây và buộc phải đầu hàng và bắt làm tù binh. Theo các nguồn sử liệu, sau khi trận đánh kết thúc, Antonius cố gắng tìm đến Ai Cập để sống cùng Cleopatra, nhưng ông bị Cleopatra bỏ rơi. Biết được tin đó, Octavius truy đuổi đến Ai Cập, Antonius cố gắng kháng cự nhưng thất bại vì những người thân cận đã quay lưng lại với ông. Quân đội thì ngả theo địch. Trong tình thế đó, Antonius đã phải tự vẫn. Cleopatra thì tìm cách gây cảm tình với Octavius nhưng cũng không thành, khiến bà cũng phải tự kết liễu đời mình.

    --Tiếp theo IV--
     
  5. Gương Nga

    Bài viết:
    175
    IV. Kết quả và một số vấn đề rút ra từ trận đánh

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thắng lợi của Octavius trong trận Actium đã đưa ông lên địa vị bá chủ vùng Địa Trung Hải. Ông còn trở thành "Augustus

    Caesar" và là "công dân đầu tiên" của La Mã. Sau trận Actium, Octavius trở thành người đứng đầu Nhà nước La Mã. Chiến thắng Actium đã củng cố quyền lực của Octavius đối với tất cả các thể chế của La Mã, đánh dấu sự chuyển tiếp của La Mã từ chế độ Cộng hòa sang Chuyên chế.

    Về nguyên nhân thất bại của Antonius, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, do không có những hành động quyết đoán và cụ thể trong những tình huống nhất định nên Antonius đã bỏ lỡ cơ hội giành chiến thắng. Trước khi bước vào trận đánh, ông nắm trong tay cả lực lượng hải quân và lục quân mạnh với nguồn của cải, vật chất dồi dào. Tuy nhiên, không có đủ trí tuệ và tinh thần để sử dụng ưu thế đó, ông đã làm cho các đạo quân hùng mạnh của mình trở nên suy yếu. Bên cạnh đó, lối sông sa đọa và theo đuổi những ham muốn cá nhân đã làm cho quân đội nhìn ông với con mắt thiếu tôn trọng; sự vô cảm của ông trước những khó khăn, thiếu thốn của người khác đã khiến cho dân chúng rất bất bình. Các nhà sử học cho rằng "khó có thể tìm thấy trong lịch sử một người nào lại là kẻ thù của chính mình, dường như cố tình tự tạo ra cái chết cho mình như Antonius".

    Mặc dù Antonius có nhiều yếu điểm và bất lợi như vậy, nhưng quân đội của ông thì hoàn toàn khác. Đó là một đội quân dày dạn kinh nghiệm trận mạc; những chiến binh luôn chiến đấu vì sự tồn vong của đế chế và vì danh dự, trách nhiệm của chính mình. Tất cả những điều đó đã khiến quân đội của Antonius luôn là đối thủ đáng gờm của các thế lực đối kháng trong đế chế La Mã.

    Về phía Octavius, mặc dù không phải là người cầm quân mẫu mực, thậm chí còn tỏ ra không có tầm nhìn xa, trông rộng và thiếu thận trọng. Tuy nhiên, ông đã giành chiến thắng nhờ một loạt các yếu tố khách quan và chủ quan, về mặt khách quan, đó là sự lơ là và thiển cận của Antonius. Ngoài ra, còn một yếu tố bất ngờ khác là trước khi trận đánh nổ ra, Quintus Dellius - một trong những tướng tài của Antonius đã đào ngũ và mang theo cả kế hoạch chiến đấu sang hàng ngũ đối phương. Do nắm được kế hoạch của Antonius nên Octavius không chỉ tránh được đòn tập hậu, mà còn biến thế mạnh và sở trường của đối phương thành điểm yếu để tiến công.

    Về mặt chủ quan, tuy Octavius không phải là một thủ lĩnh xuất sắc và có tầm nhìn xa trông rộng; song bù lại, ông có

    Agrippa - một người bạn trung thành, một trợ thủ đắc lực đầy tài năng và có nhiều kinh nghiệm trận mạc. Trước trận đánh, Agrippa đã cho quân cắt đứt các đường vận chuyển, tiếp tế của đối phương, khiến cho quân đội của Antonius không chỉ thiếu quân lương mà thiếu cả nguồn bổ sung quân số khi bị thiếu tay chèo. Trong trận đánh, Agrippa đã vận dụng nhiều cách đánh phù hợp, linh hoạt với tất cả lực lượng và phương tiện của mình. Không chỉ tài thao lược trong lĩnh vực chiến thuật, Agrippa mà còn chứng tỏ là người có đầu óc chiến lược. Trước khi bước vào trận chiến, ông đã cho xây dựng căn cứ hải quân Julia thành một căn cứ hải quân mạnh và dễ dàng cơ động. Trong trận đánh, ông đã sử dụng lực lượng của mình một cách hợp lý, linh hoạt để thực hiện nhiều nhiệm vụ như:

    Chia cắt các tuyến đường giao thông vận chuyển của đối phương; đánh chiếm và phá hủy các phương tiện vận tải; ngăn

    Chặn việc tiếp tế đường biển khiến cho lực lượng trên tàu thiếu lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác.

    Gây rối và đánh phá hậu phương quân địch;

    Đánh chiếm các thành phố quan trọng trong lãnh thổ đối phương; đặc biệt là những thành phố cảng hoặc đầu mối giao thông ven biển (như các thành phố Methone, Patra, Korinpho), tạo điều kiện tăng cường phá hủy tiềm lực của địch, ngăn chặn hoặc gây khó khăn cho việc vận chuyển đường bộ;

    Đánh chiếm những hòn đảo là căn cứ điểm tựa của hải quân đối phương (như đảo Corcyra, Lepcadia), thu hẹp tối đa phạm vi hoạt động của đối phương; đồng thời sử dụng các đảo đó làm vị trí quan sát, kiểm soát đường biển;

    Tận dụng mọi cơ hội đánh địch trên biển và trên bộ để tiêu diệt sinh lực địch, nhất là tận dụng yếu tố bất ngờ, đánh vào

    Những nơi địch ít ngờ nhất.

    Trong số những nguyên nhân dẫn đến thất bại của Antonius còn phải kể đến yếu tố vũ khí và trang bị. Trong trận Actium, phần lớn các tàu của Antonius đều là những tàu lớn, được trang bị các móc sắt lớn để quăng vào tàu đối phương. Cách đánh này rất hiệu quả nếu các móc sắt quăng trúng tàu đối phương. Thế nhưng, nếu không quăng trúng, các móc thép đó có thể đập vào tàu của mình và làm thủng mạn. Đôi khi, chúng còn làm giảm khả năng cơ động, khiến các tàu lớn trở thành mục tiêu tiến công của các tàu nhỏ. Một yếu tố kỹ thuật khác khiến tàu của Antonius trở nên ưu thế, song cũng trở thành hạn chế so với các tàu của đối phương; đó là, phần lớn các mũi tàu của Antonius được bọc bằng các phiến đồng và gỗ cắt vuông, cho phép chúng có thể đâm thẳng vào tàu đối phương theo lối đánh ramming. Tuy nhiên, trong quá trình diễn ra trận đánh, do thiếu các tay chèo nên chiến thuật ramming hầu như không thu được kết quả.

    Trái ngược với đội tàu chiến của Antonius, phần lớn các tàu chiến của Octavius đều là tàu chiến nhỏ nhưng được trang bị tốt hơn, thủy thủ đoàn được huấn luyện bài bản hơn. Ưu điểm lớn nhất của các tàu này là dễ điều khiển khi lướt sóng; có khả năng đảo mạn quay tàu để chiến đấu sau khi phóng lao vào mục tiêu và rút lui để khỏi bị đánh trả. Bên cạnh đó, chúng còn được trang bị các tháp bắn cung tên và pháo bắn đá, với những quả đạn đủ mạnh để tiêu diệt quân địch.

    Tóm lại, để giành thắng lợi trong trận Actium, ngoài việc vận dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt tác chiến hải quân, Antonius còn kết hợp chặt chẽ giữa tác chiến trên bộ và trên biển; giữa đánh tiêu diệt sinh lực với gây rối, tàn phá hậu phương địch. Nếu như những bài học về tác chiến trên biển ít có khả năng vận dụng trong chiến tranh hiện đại thì những bài học về kết hợp tác chiến thủy - bộ nhằm giành thắng lợi quyết định trên biển của trận Actium cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị.

    - -Theo Đại tá Hán Văn Tâm--
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...