Trầm cảm là gì? Biểu hiện, nguyên nhân, và cách điều trị bệnh trầm cảm

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Cá rô phi, 13 Tháng bảy 2021.

  1. Cá rô phi

    Bài viết:
    57
    Trong đời sống xã hội hiện nay, trầm cảm đã trở thành một căn bệnh không mấy gì xa lạ đối với bất kì độ tuổi nào. Để hiểu rõ hơn về bệnh trầm cảm, cũng như nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị bệnh trầm cảm, mời mọi người hãy đọc bài viết sau đây.

    1. Trầm cảm là gì?

    Trầm cảm là một trạng thái cảm xúc tiêu cực của con người, nó thể hiện sự thất vọng, chán nản của họ về chính bản thân và mọi điều trong cuộc sống. Bệnh trầm cảm có thể gây suy giảm hứng thú, niềm tin, động lực trong những công việc hằng ngày, gây ra trạng thái tự ti, đau khổ, khiến người bệnh luôn đắm chìm trong cảm xúc tiêu cực và mất đi ý chí vươn lên.

    2. Nguyên nhân gây ra trầm cảm?

    Trầm cảm thường xuất hiện trong những lúc con người gặp phải những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống, chịu đựng những cú sốc tinh thần, dẫn đến chán nản và mất sự tin tưởng bản thân, như:

    - Sang chấn tâm lý.

    - Gặp phải thất bại trong cuộc sống thường ngày, trong học tập, trong công việc mà bản thân mình đang theo đuổi.

    - Trải qua những mất mát, gặp phải những chấn động ảnh hưởng đến thể xác lẫn tinh thần như: Động đất, tai nạn giao thông..

    - Chịu đựng sự áp đặt và kì vọng quá lớn từ gia đình, bố mẹ, người thân..

    - Áp lực cuộc sống, áp lực học tập, áp lực tiền bạc.. gây ra những gánh nặng vật chất, tinh thần.

    * * *

    [​IMG]

    3. Biểu hiện của trầm cảm?

    - Cảm thấy buồn bã, chán nản: Người mắc bệnh trầm cảm luôn ở trong trạng thái buồn bã, thường hay suy nghĩ về những khó khăn mà mình đang gặp phải, điều đó dẫn đến việc họ sẽ cảm thấy chán nản, thất vọng và không muốn trông đợi điều gì.

    - Mất năng lượng: Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, toàn thân mất đi sức lực, không muốn tham gia, cũng không đủ sức tham gia những hoạt động trong cuộc sống thường ngày.

    - Tự cô lập bản thân: Người mắc bệnh trầm cảm thường khép kín, không muốn tiếp xúc với những mối quan hệ xung quanh, thích ở một mình, rất sợ những nơi đông người và nơi náo nhiệt.

    - Mất hứng thú, niềm tin: Người bệnh sẽ không còn cảm thấy vui vẻ, nhiệt tình với những sự vật, sự việc mà bản thân từng yêu thích.

    - Rối loạn ăn uống: Trở nên ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều hoặc quá ít. Chán ăn, ăn không ngon miệng, khẩu vị thay đổi, bỏ ăn.

    - Rối loạn giấc ngủ: Người bệnh trầm cảm sẽ trở nên trằn trọc, khó ngủ lúc đêm về. Tuy luôn trong trạng thái mệt mỏi, lờ đờ, nhưng rất khó đi vào giấc ngủ, mơ màng, dễ thức giấc nửa đêm.

    - Tự ti: Bệnh nhân sẽ luôn cho rằng bản thân mình là người có lỗi. Thiếu tự tin, mặc cảm, hay nhận trách nhiệm về mình.

    - Thường xuyên suy nghĩ tiêu cực: Từ những dấu hiệu trên, người bệnh sẽ dần dần đánh mất sự lạc quan, thay vào đó là những suy nghĩ hết sức bi quan. Thường xuyên chán nản, nghĩ đến cái chết, thậm chí đã lên kế hoạch để tìm đến cái chết.

    Bệnh trầm cảm sau một thời gian phát triển, có thể phân chia thành ba nhóm triệu chứng:

    1. Cảm xúc bị ức chế (Depressed affect)

    2. Tư duy ức chế (Depressed thinking)

    3. Hoạt động bị ức chế (Depressed activity)

    4. Hậu quả của bệnh trầm cảm?

    [​IMG]

    - Ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy chàm nản và thất vọng, mất hứng thú, niềm tin dẫn đến suy giảm sức lao động và hiệu quả trong công việc và trong cuộc sống thường ngày.

    - Ở mức độ nặng, người bệnh sẽ gây ra những hành vi tiêu cực đối với bản thân như tự gây ra đau đớn. Nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến tự kết liễu mạng sống của mình.

    - Đối với bản thân: Khi nhận thấy mình có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm, hãy báo với bạn bè và người xung quanh để nhận được sự giúp đỡ. Tìm ra vấn đề mà bản thán đang gặp phải, chia sẻ và lắng nghe lời khuyên từ những người quan tâm đến bạn. Hạn chế những hành vi tiêu cực và tránh xa những chất kích thích, gây nghiện như ma túy, rượu, bia.. Tìm đến những trung tâm chuyên hỗ trợ điều trị vấn đề tâm lý để sớm điều trị những vấn đề bản thân gặp phải.

    - Đối với gia đình, bạn bè, và những người xung quanh bệnh nhân trầm cảm:

    + Thường xuyên lắng nghe, quan tâm, chia sẻ, động viên. Cùng họ thảo luận và tìm hướng giải quyết cho những khúc mắc trong lòng.

    + Giúp người bệnh điều chỉnh lối sống, giấc ngủ, chế độ ăn, hướng bệnh nhân đến những hành động tích cực, lành mạnh.

    + Hạn chế để người bệnh ở một mình, vì điều đó sẽ dẫn đến những cảm xúc tiêu cực và gây những hậu quả khôn lường.

    + Luôn đồng hành, giúp đỡ, và đưa người bệnh đến những bác sĩ chuyên môn để sớm điều trị căn bệnh này.

    Hãy luôn đồng hành và chia sẻ với những bệnh nhân trầm cảm, bởi hơn ai hết, họ là người luôn phải đối diện với những chán nản và thất vọng trong cuộc sống hàng ngày. Khi chúng ta mở rộng vòng tay để đón nhận, và chia sẻ với họ những ấm áp, yêu thương, tôi tin rằng vấn đề mà bệnh nhân đang gặp phải sẽ được giải quyết phần nào, và sẽ rất sớm thôi, người bệnh sẽ cảm thấy thế giới vấn tốt đẹp biết bao, và sẽ lại tràn đầy niềm tin, hi vọng sống.

    Người viết: Cá rô phi❤
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...