Trái đất của chúng ta bao nhiêu tuổi?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Artemis Eternity, 10 Tháng tám 2021.

  1. Artemis Eternity

    Bài viết:
    11
    Trái đất của chúng ta bao nhiêu tuổi?

    [​IMG]

    Có bao giờ bạn suy nghĩ rằng: "Trái đất của chúng ta đã bao nhiêu tuổi rồi?"

    Nó là một vấn đề rất trừu tượng khiến người ta tặc lưỡi bỏ qua, bài viết này chính là để giải đáp câu hỏi đó của các bạn.

    Như các bạn đã biết thời gian là thứ chúng ta không thể nắm bắt được, mỗi một năm trôi qua chúng ta lại tăng thêm một tuổi và Trái Đất của chúng ta cũng vậy. Nhưng mà một năm thật sự chỉ là một hạt cát trên sa mạc so với tuổi thọ của Trái Đất.

    Tuổi thọ của trái đất là một vấn đề gây tranh cãi qua nhiều thế kỷ. Tuy nó vô cùng khó đoán được nhưng mà vấn đề này không làm khó được các nhà khoa học. Thực ra ngày xưa nhà khoa học Isaac Newton đã tính ra và cho rằng tuổi của Trái Đất chỉ là hơn 6 000 tuổi. Người ta coi suy đoán của Newton như là điều hiển nhiên. Họ dựa theo lời của ông để xác định tuổi của trái đất. Nhưng mà điều đó là hoàn toàn sai lầm bởi vì tuổi của Trái Đất còn lớn hơn gấp nhiều lần. Khoan hãy nói về công nghệ hiện đại thời nay, chúng ta hãy cùng trở về ngàn năm trước để xem các bậc vĩ nhân ngày xưa đã thử tính tuổi thọ của Trái Đất như thế nào?

    Một câu hỏi được chúng ta đặt ra "Con người thời xưa bằng cách nào đã tính được tuổi của Trái Đất"

    Thứ đầu tiên mà con người nghĩ đến chính là nước biển. Trong nước biển có muối. Ta biết rằng nguồn gốc của muối một phần xuất phát từ miệng núi lửa hoặc đá trên đáy biển. Tuy nhiên, phần lớn muối có nguồn gốc trên đất liền. Ngày nay các con sông vẫn không ngừng mang một lượng lớn muối đổ ra biển.


    [​IMG]

    Biển và muối

    Vậy ta sẽ tính số thời gian đã tích luỹ nên số muối trong biển, bằng cách lấy tổng lượng muối trong biển chia cho lượng muối hằng năm các sông trên thế giới mang đổ ra biển. Kết quả tính toán chứng tỏ – khoảng 100 triệu năm. Con số này rõ ràng chưa phải là tuổi thật của Trái Đất, bởi vì một điều hiển nhiên là khi biển xuất hiện thì Trái Đất đã ra đời trước đó từ lâu, có nghĩa là Trái Đất lúc sinh ra chưa có biển phải mất một thời gian sau thì biển mới xuất hiện. Hơn nữa số muối mà các dòng sông mang ra biển hằng năm không phải giống nhau, hơn nữa muối trong biển cũng bị gió thổi đưa lên bờ nên một phần muối được trở về với Trái Đất

    Sau đó con người lại tìm một cách khác, họ tìm ra một cách tính khác đó là dựa vào lớp trầm tích dưới đáy biển. Đá trầm tích được hình thành trong các thời kỳ địa chất của Trái Đất. Vậy nên ta có thể dựa vào nó để tính toán tuổi của Trái Đất. Theo tính toán, cứ 3.000 – 10.000 năm thì lại tạo nên một lớp đá trầm tích dày 1 m. Ta phải kiếm được lớp trầm tích dày nhất thì mới tính được. Vậy lớp trầm tích dày nhất là bao nhiêu mét? Có khoảng 1.000 m. Như vậy sẽ tính ra được thời gian để hình thành lớp đá trầm tích này mất khoảng 300 – 1.000 triệu năm. Nhưng những con số này vẫn chưa bằng tuổi của Trái Đất, bởi vì lại một lần nữa họ nhận ra rằng Trái Đất đã được hình thành từ lâu rồi mới có trầm tích.


    [​IMG]

    Lớp trầm tích

    Trở lại năm 1654, một học giả tên là John Lightfoot, dựa trên "sách Kinh Thánh Sáng Thế", đã tuyên bố rằng trái đất được tạo vào lúc 9 giờ sáng (giờ Lưỡng Hà), ngày 26/10/4004 Trước Công nguyên. Cuối những năm 1700, nhà khoa học tên Comte de Buffo, ông dựa vào thí nghiệm về sự nguội đi của địa cầu, ước tính trái đất khoảng 75.000 năm tuổi. Vào thế kỷ XIX, nhà vật lý học Lord Kelvin sử dụng các phương trình khác nhau để tính tuổi của trái đất là 20-40 triệu năm.

    Nhưng mà tất cả đều không đúng, đó không phải là tuổi thật của Trái Đất. Dường như mọi sự phỏng đoán, các tính toán, những thí nghiệm để tính ra tuổi của Trái Đất đều đi vào ngõ cụt.

    Nhưng may thay vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, bằng việc phát hiện tán xạ họ đã kiếm được cách tính ra tuổi của Trái Đất. Chúng ta biết rằng tốc độ phân rã của các nguyên tử phóng xạ và các chất mới được sinh ra sau khi phân rã đều gần như là giống nhau trong mọi năm. Hơn nữa sự phân rã của nó không bị các yếu tố bên ngoài chi phối.

    VD: Uraniim (Có nguyên tử khối là 238) phân rã thành chì và hêli, cứ khoảng 4, 5 tỉ năm nó sẽ biến mất một nửa khối lượng so với ban đầu


    [​IMG]

    Uranium

    Các nhà khoa học trái đất đã sử dụng các kiến thức đó để xác định tuổi của các tảng đá trên trái đất (căn cứ vào hàm lượng urani và chì có bao nhiêu trong đá để tính ra tuổi của nham thạch vì vỏ của Trái Đất là do nham thạch cấu tạo thành), cũng như các mẫu thiên thạch và đá được các phi hành gia mang về từ mặt trăng. Có người tính được khoảng trên 3 tỉ năm, đó là vì các nguyên tố phóng xạ và những chất đồng vị do nó sinh ra trong vỏ Trái Đất có rất nhiều loại. Tuy nhiên tới bây giờ thì các nhà khoa học đã có thể xác định được rằng Trái đất đã hình thành khoảng 4, 54 tỷ năm trước chỉ với 1% không chắc chắn.

    Để tính ra được tuổi của Trái Đất thì các nhà khoa học đều rất vất vả đúng không nào. Cho dù kết quả của họ là đúng hay sai thì thành quả thí nghiệm của họ cũng đã góp phần và tạo tiền đề cho những thí nghiệm sau. Càng hiểu sâu vào chúng ta càng cảm thấy bộ não của họ thật là vĩ đại đúng không!
     
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng tám 2021
  2. ATMVN

    Bài viết:
    16
    Trái đất này thì mới thôi, chứ vũ trụ này nasa tính toán thì là tầm 13, 7 tỷ năm, dựa trên sự đo đạc và tính toán vật chất. Còn nếu tính từ thời điểm vụ nổ Bigbang và các năng lượng tương tác với nhau để tạo ra vật chất, thì đó là bài toán sai. Vũ trụ từ thời điểm vụ nổ bigbang tính theo thời gian ở trái đất thì khoảng 20 tỷ năm.
     
    Sương sớmmùa Thu thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...