Trắc nghiệm: Thánh Gióng – Ngữ văn 6 Bài tập Trắc nghiệm Thánh Gióng dùng được cho HS học cả ba bộ sách: Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài tập bao gồm hệ thống câu hỏi luyện tập từ cấp độ nhận thức, thông hiểu đến những câu hỏi yêu cầu tư duy cao hơn.. giúp các em học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức bài học, giúp giáo viên có thể kiểm tra được kiến thức tổng quát của học sinh. Ngoài các bài tập tự luận, hệ thống câu hỏi trắc nghiệm còn khiến các em hứng thú hơn với giờ học. Các câu hỏi trong topic bài tập này có thể được sử dụng để làm phiếu kiểm tra 15 phút, kiểm tra bài cũ, hoặc đưa vào các đề thi, kiểm tra giữa kì, cuối kì. Bài tập do tác giả biên soạn được đăng duy nhất trên dembuon.vn . Nếu xuất hiện ở những Web khác là sự sao chép mà chưa được cho phép. Câu 1. Truyện "Thánh Gióng" thuộc thể loại gì? A. Truyền thuyết dân gian B. Cổ tích dân gian C. Thần thoại dân gian D. Ngụ ngôn dân gian Câu 2. Phương thức biểu đạt của truyện "Thánh Gióng" là gì? A. Phương thức tự sự B. Phương thức nghị luận C. Phương thức biểu cảm D. Phương thức thuyết minh. Câu 3. Đặc điểm chủ đề của truyền thuyết là gì? A. Kể lại những câu chuyện tưởng tượng về một số nhân vật như dũng sĩ, nhân vật bất hạnh: Nhân vật chàng ngốc, em út, con riêng, con mồ côi, nhân vật có ngoại hình xấu xí.. B. Kể về những sự việc xấu, trái với tự nhiên trong cuộc sống nhằm giải trí, phê phán. C. Kể về cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian. D. Kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người. Câu 4. Nhân vật trong truyền thuyết thường là: A. Nhân vật có số phận bất hạnh B. Nhân vật anh hùng có liên quan đến lịch sử C. Nhân vật thần, tiên D. Nhân vật có thói xấu, gây cười. Câu 5. Nhớ lại các chi tiết sau: 1. Chú bé đã ba tuổi mà chẳng biết cười, biết nói gì cả, và cũng không nhích đi được bước nào, đặt đâu nằm đấy. 2. Sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no. Áo vừa may xong đã chật ních. 3. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ, oai phong lẫm liệt. 4. Tráng sĩ đuổi đến núi Ninh Sóc.. cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Trình tự xuất hiện của các chi tiết trên trong truyện là: A. 1 – 2 – 3 – 4 B. 1 – 3 – 2- 4 C. 1 – 2 – 4 – 3 D. 1 – 3 – 4 - 2 Câu 6. Đâu không phải là sự việc có trong truyện: A. Sự ra đời kì lạ của Gióng. B. Gióng trưởng thành và đánh tan quân giặc. C. Gióng đánh thắng giặc và bay về trời. D. Thắng giặc, Gióng trở về làng, làng mở hội đón mừng to lắm. Câu 7. Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện về Gióng là: A. Vua Hùng nhiều lần chống giặc nhưng thế giặc mạnh nên không thành. B. Giặc Ân sang xâm lược, thế giặc rất mạnh. C. Vua Hùng có khát vọng mở mang bờ cõi, sai sứ giả đi khắp nơi chiêu mộ người tài. D. Vua Hùng có người con gái Mị Nương xinh đẹp đã đến tuổi thành thân, sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi làm phò mã. Câu 8. Chi tiết nào không liên quan đến sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng: A. Hai vợ chồng ông lão nhà nghèo, chăm làm ăn và có tiếng phúc đức, nhưng chưa có con. B. Một hôm bà ra đồng, thấy một vết chân to, bà ướm thử vào vết chân, không ngờ về nhà thụ thai. C. Tráng sĩ đánh giặc xong, cởi giáp sắt bỏ lại và bay thẳng lên trời. D. Sau mười hai tháng thai nghén, bà sinh ra một em bé mặt mũi rất khôi ngô. Nhưng chú bé đã ba tuổi mà chẳng biết cười, biết nói, đặt đâu nằm đấy. Câu 9. Sự ra đời kì lạ của Gióng thể hiện điều gì? A. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng thể hiện trí tưởng tượng phong phú của người xưa. B. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng thể hiện mong ước có mụn con của cha mẹ Gióng đã cảm động đến trời. C. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng báo hiệu đứa trẻ này không phải là một người bình thường, sau này sẽ lập nên những chiến công phi thường. D. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng thể hiện ước mơ của người xưa về sự xuất hiện của những điều kì diệu. Câu 10 . Câu nói của Gióng: "Về bảo với vua, đúc cho ta một con ngựa bằng sắt, làm cho ta một bộ áo giáp bằng sắt, và rèn cho ta một cái roi cũng bằng sắt, ta nguyện phá tan lũ giặc này." thể hiện điều gì? A. Câu nói ấy thể hiện Gióng có uy quyền còn lớn hơn cả vua. B. Câu nói ấy thể hiện sự chín chắn, trưởng thành trong suy nghĩ của Gióng. C. Câu nói ấy thể hiện điều kiện để đánh thắng giặc là phải có những vũ khí hiện đại như vậy. D. Câu nói ấy thể hiện ý thức đánh giặc cứu nước, cứu dân của Thánh Gióng. Câu 11. Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, nên "Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo thóc để nuôi chú bé." Chi tiết này thể hiện điều gì: A. Gióng được nuôi dưỡng từ trong nhân dân. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của toàn dân. Chi tiết trên thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết đồng lòng đánh giặc của nhân dân. B. Chi tiết này thể hiện nhà Gióng rất nghèo, không đủ cơm ăn, áo mặc cho Gióng. C. Chi tiết này thể hiện bà con hàng xóm rất tốt bụng. D. Chi tiết này thể hiện sự khác thường trong quá trình lớn lên của Gióng. Câu 12. Dòng nào không thể hiện ý nghĩa của chi tiết: Chú bé vươn vai trở thành một tráng sĩ oai phong, lẫm liệt. A. Chi tiết trên thể hiện quan niệm của nhân dân về người anh hùng: Người anh hùng là người phi thường, khác thường trong mọi sự việc, từ sự ra đời kì lạ, đến lớn lên cũng không giống người thường. B. Chi tiết trên thể hiện ước mơ của nhân dân về người anh hùng: Người anh hùng là người phi thường trong sức mạnh, cái vươn vai của Gióng là cái vươn vai của con người mang sức mạnh phi thường, sẵn sàng chống ngoại xâm. C. Chi tiết trên thể hiện thái độ ngợi ca, tự hào của nhân dân về phẩm chất, năng lực phi thường của người anh hùng. D. Chi tiết trên thể hiện ngợi ca, tôn vinh của nhân dân đối với chiến công đánh giặc, cứu nước của ông cha ta trong lịch sử. Câu 13. Chi tiết nào sau đây có ý nghĩa phi thường hóa chiến công của Gióng, nhằm thể hiện sức mạnh của người anh hùng và thái độ ngợi ca, tự hào của nhân dân về chiến công của người anh hùng. A. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ, oai phong lẫm liệt. B. Ngựa phun lửa, phi thẳng đến chỗ quân giặc đóng. Tráng sĩ xông vào trận đánh giết; giặc chết như ngả rạ. C. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau mà trốn thoát. D. Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Câu 14. Điền vào dấu.. chi tiết thích hợp: Trong tâm thức của nhân dân, Thánh Gióng là người anh hùng được trời phái xuống để độ dân, nên khi hoàn thành sứ mệnh, Gióng phải trở về. Chi tiết... Có ý nghĩa tôn vinh sự bất tử và nguồn gốc thần thánh của Gióng. A. Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. B. Tráng sĩ xông vào trận đánh giết; giặc chết như ngả rạ. C. Chú bé vươn vai trở thành một tráng sĩ oai phong, lẫm liệt. D. Chú bé đã 3 tuổi mà chẳng biết cười, biết nói, đặt đâu nằm đấy. Câu 15. Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những tài năng, phẩm chất nào? A. Yêu thương mọi người. B. Thông minh, nhanh trí, có tài ứng phó tuyệt vời. C. Sức mạnh phi thường, tinh thần yêu nước, ý chí chống giặc ngoại xâm. D. Có nghị lực phi thường vượt lên trên hoàn cảnh nghèo khó. Câu 16. Chủ đề của truyện "Thánh Gióng" là gì? A. Truyện đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân. B. Truyện thể hiện thái độ ngợi ca, tôn vinh của nhân dân đối với chiến công đánh giặc, cứu nước của ông cha ta trong lịch sử. Truyện góp phần giáo dục lòng yêu nước, ý thức công dân và sự tự hào, tự tôn dân tộc cho thế hệ trẻ. C. Truyện thể hiện ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt cổ; suy tôn, cca ngợi công lao dựng nước, giữ nước của các vua Hùng. D. Truyện thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hòa bình, hạnh phúc. Câu 17. Lời kể nào trong truyện không hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? A. Hiện nay, vẫn còn đến thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng Tư, làng mở hội to lắm. B. Người ta kể rằng, những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế.. C. Và khi ngựa thét ra lửa có cháy mất cả một làng. Làng đó nay gọi làng Cháy. D. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ, oai phong lẫm liệt. Câu 18. Chi tiết Thánh Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời thể hiện điều gì? A. Con người phi thường nên sự ra đi cũng trở nên phi thường. Thánh Gióng đã trở về với cõi bất tử. Đó chính là lòng tôn kính mà nhân dân ta dành cho một con người có công với đất nước. B. Thể hiện ước mơ của nhân dân mong muốn có được năng lực, khả năng siêu phàm cho con người. C. Thể hiện ước muốn thoát khỏi cuộc sống trần tục để về cõi tiên của nhân dân. D. Thể hiện ý nghĩa, Thánh Gióng là người cõi trời, nên không thể sống chung cùng người trần tục được. Câu 19. Chi tiết nào không phải là chi tiết kì ảo trong truyện? A. Tục truyền, đời vua Hùng thứ sáu, ở làng Gióng có vợ chồng nhà nọ sống hiền lành, phúc đức, chăm chỉ làm ăn nhưng đã đứng tuổi mà chưa có lấy một mụn con. B. Một hôm bà ra đồng, thấy một vết chân to, bà ướm thử vào vết chân, không ngờ về nhà thụ thai. C. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ, oai phong lẫm liệt. D. Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Câu 20. Tác dụng của những chi tiết hoang đường, kì ảo: A. Tăng tính chân thật cho câu chuyện kể về lịch sử. B. Tạo ấn tượng về trí tưởng tượng phong phú của người xưa. C. Tăng tính hài hước cho câu chuyện, kích thích trí tò mò ở người đọc. D. Tăng tính hấp dẫn cho câu chuyện, góp phần thể hiện ước mơ, khát vọng của nhân dân về phẩm chất, năng lực tuyệt vời của người anh hùng. GỢI Ý ĐÁP ÁN Bấm để xem 1A; 2A; 3C; 4B; 5A; 6D; 7B; 8C; 9C; 10D; 11A 12D; 13B; 14A; 15C; 16B; 17D; 18A; 19A; 20D