SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI Câu 1: Để chống ăn mòn cho đường ống dẫn dầu bằng thép chôn dưới đất, người ta dùng phương pháp điện hóa. Trong thực tế, người ta dùng kim loại nào sau đây làm điện cực hy sinh? A. Zn. B. Sn. C. Cu. D. Na. Bấm để xem Đáp án: A Câu 2: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl. (2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu (NO3) 2. (3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3. (4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm. (5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2. (6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng. Các thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa học là A. (1), (3), (4), (5). B. (2), (3), (4), (6). C. (2), (4), (6). D. (1), (3), (5). Bấm để xem Đáp án :D Câu 3: Cho các hợp kim sau: Al – Zn (1) ; Fe – Zn (2) ; Zn – Cu (3) ; Mg – Zn (4). Khi tiếp xúc với dung dịch axit H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa học là A. (3) và (4). B. (1), (2) và (3). C. (2), (3) và (4). D. (2) và (3). Bấm để xem Đáp án :D Câu 4: Nếu vật làm bằng hợp kim Fe - Zn bị ăn mòn điện hóa thì trong quá trình ăn mòn A. sắt đóng vai trò anot và bị oxi hóa. B. kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hóa. C. sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hóa. D. kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hóa. Bấm để xem Đáp án: B Câu 5: Trong các trường hợp sau trường hợp nào không xảy ra ăn mòn điện hóa A. Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2 (SO4) 3 có nhỏ một vài giọt dung dịch H2SO4. B. Sự ăn mòn vỏ tàu trong nước biển. C. Nhúng thanh Zn trong dung dịch H2SO4 có nhỏ vài giọt CuSO4. D. Sự gỉ của gang thép trong tự nhiên. Bấm để xem Đáp án: A Cu + Fe2 (SO4) 3 → 2 FeSO4 + CuSO4 Câu 6: Tiến hành 3 thí nghiệm như hình vẽ sau: Đinh sắt trong cốc nào sau đây bị ăn mòn nhanh nhất? A . Cốc 2. B . Cốc 1. C . Cốc 3. D . Tốc độ ăn mòn như nhau. Bấm để xem Đáp án: A Chất có tính khử mạnh hơn sẽ bị ăn mòn trước Cốc 2: Sắt đứng trước đồng nên tính khử mạnh hơn => ăn mòn nhanh Câu 7: Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình: A. Sn bị ăn mòn điện hóa. B. Fe bị ăn mòn điện hóa. C. Fe bị ăn mòn hóa học. D. Sn bị ăn mòn hóa học. Bấm để xem Đáp án: B Chất có tính khử mạnh hơn sẽ bị ăn mòn trước, nếu có điều kiện là không khí ẩm thì là ăn mòn điện hóa Câu 8: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại A. Cu. B. Zn. C. Sn. D. Pb. Bấm để xem Đáp án: B Câu 9: Nguyên tắc đ ể điều chế kim loại là A. Oxi hóa kim loại trong hợp chất. B. Khử kim loại trong hợp chất. C. khử ion kim loại trong hợp chất. D. Oxi hóa ion kim loại trong hợp chất. Bấm để xem Đáp án: C Câu 10 . Muốn điều chế Pb theo phương pháp thủy luyện người ta cho kim loại nào sau đây vào dung dịch Pb (NO3) 2. A. Na. B. Cu. C. Fe. D. Ca. Bấm để xem Đáp án: C Câu 11: Có thể điều chế Ca bằng các phương pháp nào: A. Dùng Na đẩy Ca khỏi CaCl2 nóng chảy. B. Dùng CO (hoặc H2) khử CaO ở nhiệt độ rất cao. C. Nhiệt phân CaO ở nhiệt độ rất cao. D. Điện phân nóng chảy CaCl2. Bấm để xem Đáp án :D Câu 12: Để loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dung dịch: A. AgNO3. B. HNO3. C. Cu (NO3) 2. D. Fe (NO3) 2. Bấm để xem Đáp án: A Câu 13: Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là A. Ca và Fe. B. Mg và Zn. C. Na và Cu. D. Fe và Cu. Bấm để xem Đáp án :D Câu 14: Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là A. Al và Mg. B. Na và Fe. C. Cu và Ag. D. Mg và Zn. Bấm để xem Đáp án: C Câu 15: Trong công nghiệp, kim loại được điều chế bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của kim loại đó là: A. Na. B. Ag. C. Fe. D. Cu. Bấm để xem Đáp án: A Câu 16: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Mg từ MgCl2 là A. điện phân dung dịch MgCl2. B. điện phân MgCl2 nóng chảy. C. nhiệt phân MgCl2. D. dùng K khử Mg2+ trong dung dịch MgCl2. Bấm để xem Đáp án: B Câu 17: Điện phân bằng điện cực trơ dung dịch muối sunfat của kim loại hóa trị II với dòng điện có cường độ 6A. Sau 29 phút điện phân thấy khối lượng catot tăng lên 3, 45 gam. Kim loại đó là: A. Zn. B. Cu. C. Ni. D. Sn. Bấm để xem Đáp án: B Áp dụng CT: m =A. I. T/n. F với F= 96500 và n là số electron mà nguyên tử đã cho hoặc nhận (hóa trị) Nhớ đổi phút ra giây nhé! => A= 64 là Cu Câu 18: Điện phân dùng điện cực trơ dung dịch muối sunfat kim loại hóa trị 2 với cường độ dòng điện 3A. Sau 1930 giây thấy khối lượng catot tăng 1, 92 gam. Muối sunfat đã điện phân là: A. CuSO4. B. NiSO4. C. MgSO4. D. ZnSO4. Bấm để xem Đáp án: A Câu 19: Điện phân 1 muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 0, 896 lít Cl2 (đkc) ở anot và 3, 12g kim loại ở catot. Công thức muối đó là: A. NaCl B. KCl C. LiCl D. RbCl Bấm để xem Đáp án: B Giải: NClo = 0, 896/22, 4=0, 04 mol 2MCln → 2 M + nCl2 0, 08/n 0, 04 => M= 3, 12 :(0, 08/n) = 39n => n=1, M=39 (K) => muối là KCl