Phần 1: Sinh Thái 1. Vi khuẩn lam quang hợp và nấm hút nước hợp lại thành địa y. Vi khuẩn lam cung cấp chất dinh dưỡng còn nấm cung cấp nước là ví dụ về: A. Mối quan hệ kí sinh B. Mối quan hệ cộng sinh C. Mối quan hệ hội sinh D. Mối quan hệ cạnh tranh 2. Cây tầm gửi sống trên cây mận. Cây tầm gửi có thể hút chất dinh dưỡng của cây mận để sống là ví dụ về: A. Mối quan hệ kí sinh B. Mối quan hệ cộng sinh C. Mối quan hệ hội sinh D. Mối quan hệ cạnh tranh 3. Nhiệt độ môi trường tăng có ảnh hưởng thế nào tới tốc độ sunh trưởng và tuổi phát dục của động vật biến nhiệt: A. Tốc độ sinh trưởng tăng, phát dục sớm B. Tốc độ sinh trưởng tăng, phát dục muộn C. Tốc độ sinh trưởng giảm, phát dục sớm D. Tốc độ sinh trưởng giảm, phát dục muộn 4. Động vật biến nhiệt ngủ đông để: A. Tồn tại B. Thích nghi với môi trường C. Báo hiệu mùa lạnh D. Cả A, B và C 5. Vai trờ quan trọng nhất của ánh sáng với động vật là: A. Định hướng trong không gian B. KIếm mồi C. Nhận biết D. Cả A, B và C 6. Ánh sáng có vai trò quan trọng với bộ phận nào của cây: A. Lá B. Thân C. Cành D. Hoa, quả 7. Nhân tố sinh thái con người lại được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng vì: A. Con người tiến hóa nhất so với các loại động vật khác B. Con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên, vừa cải tạo thiên nhiên C, Cả A và B D. Cả A và B đều sai 8. Một nhóm cá thể thuộc cùng một loài, sống trong khu vực nhất định, vào một thời điểm nhất định và các cá thể trong nhóm giao phối với nhau tạo ra thế hệ mới gọi là: A. Quần xã sinh vật B. Quần thể sinh vật C. Hệ sinh thái D. Cả A và B 9. Nhóm sinh vật đầu tiên có thể cư trú thành công ở một đảo mới hình thành do núi lửa là: A. Dương sỉ B. Địa y C. Tảo D. Rêu 10. Vai trò của khống chế sinh học trong sự tồn tại cảu quần xã là: A. Điều hòa mật độ ở các quần thể B. Làm giảm số lượng cá thể trong quần xã C. Đẩm bảo sự cân bằng trong quần xã D. CẢ B và C 11. Loài nào có khả năng phân bố rộng: A. Loài có giới hạn sinh thái rộng với nhân tố sinh thái này, hẹp với nhân tố sinh thái kia B. Loài có giới hạn sinh thái rộng với tất cả các nhân tố sinh thái C. Loài có giới hạn sinh thái hẹp với tất cả các nhân tố sinh thái D. Cả A và B đúng 12. Trong các nhân tố sinh thái sau, nhân tố nào vừa có ảnh hưởng trực tiếp vừa có ảnh hưởng gián tiếp đến sinh vật: A. Ánh sáng B. Nhiệt độ C. Độ ẩm, không khí D. Cả A, B, C đều đúng 13. Virus gây bện ở dại có thuộc loại nào? A. Kí sinh B. Nửa kí sinh C. Cộng sinh D. Hội sinh 14. Sự khác nhau căn bản nhất giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch là gì? A. Quan hệ hỗ trợ là quan hộ giữa các sinh vật cùng loài, quan hệ đối địch là quan hệ khác loài. B. Quan hệ hỗ trợ bao gồm quan hệ cộng sinh, hội sinh, hợp tác ; quan hệ đối địch bao gồm: Cạnh tranh, kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác C. Quan hệ hỗ trợ là mối quan hê có lợi (hoặc ít nhất không có hại) cho cả hai bên ; trong quan hệ đối địch, ít nhất một loài bị hại D. Quan hệ hỗ trợ giúp sinh vật chống được các điều kiện bất lợi của môi trường ; quan hệ đối địch kìm hãm sự phát triển của cả hai bên. 15. Sơ đồ sau biểu thị loại diễn thế nào? Rừng lim -> rừng sau sau -> trảng cây gỗ -> trảng cây bụi -> trảng cỏ A. Diễn thế nguyên sinh B. Diễn thế thứ sinh C. Diễn thế phân hủy D. Tất cả đều đúng 16. Một quần xã gồm các loài: Lúa, châu chấu, chuột, ếch, rắn sẽ tạo ra mấy chuỗi thức ăn? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 17. Giữa các quần thể trong quần xã là mối quan hệ nào A. Hỗ trợ, đối địch B, ức chế-cảm nhiễm C. Cạnh tranh D. Kí sinh- vật chủ 18. Trong chuỗi thức ăn sau: Cỏ -> dê-> Hổ->Vi sinh vật, hổ được xếp vào vi sinh vật tiêu thụ bậc mấy? A. Bậc 1 B. Bậc 2 C. Bậc 3 D. Bậc 4 19. Quan hệ nào giữa các thành phần trong quần xã đóng vai trò quan trọng nhất A. Quan hệ về nơi ở B. QH dinh dưỡng C. QH hỗ trợ D. QH đối địch 20. Loài sinh vật nào có vai trò quan trọng nhất trong chu trình tuần hoàn vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái A. Thực vật B. Động vật ăn thực vật C. Động vật ăn động vật D. Vi khuẩn hoại sinh (nấm mốc)