Trắc nghiệm Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 1945 - 1946 Lịch sử 12

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Sumi Hạ Linh, 11 Tháng một 2022.

  1. Sumi Hạ Linh

    Bài viết:
    38
    NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ 2-9-1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19-12-1946

    Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội những nước nào dưới danh nghĩa quân Đồng minh kéo vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật?

    A. Anh, Trung Hoa Dân Quốc

    B. Anh, Pháp

    C. Anh, Mĩ

    D. Anh, Pháp, Trung Hoa Dân Quốc

    Lời giải:

    Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Anh, Trung Hoa Dân Quốc dưới danh nghĩa nghĩa quân Đồng Minh kéo vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật. Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, nhiệm vụ giải giáp sẽ giao cho quân Trung Hoa Dân Quốc. Còn từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam sẽ giao cho quân Anh giải giáp.

    Đáp án cần chọn là: A

    Câu 2: Thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là

    A. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Đông Dương

    B. Việt Nam đã giành được độc lập và xây dựng được chính quyền của riêng mình

    C. Sự ủng hộ của quần chúng nhân dân

    D. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới

    Lời giải:

    Thuận lợi cơ bản nhất của nước VNDCCH sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là nền độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng được xác lập.

    Đáp án cần chọn là: B

    Câu 3: Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc có sự hiện diện của quân đội nước nào?

    A. Trung Hoa Dân Quốc, Pháp

    B. Nhật Bản, Trung Hoa Dân Quốc

    C. Anh, Pháp

    D. Trung Hoa Dân Quốc, Mĩ

    Lời giải:

    Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc bên cạnh quân đội Nhật Bản đã đóng quân ở đây từ trước, còn có sự hiện diện của quân Trung Hoa Dân Quốc

    Đáp án cần chọn là: B

    Câu 4: Khó khăn lớn nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là

    A. Chính quyền cách mạng non trẻ

    B. Kinh tế- tài chính kiệt quệ

    C. Văn hóa lạc hậu

    D. Ngoại xâm và nội phản

    Lời giải:

    Khó khăn lớn nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là ngoại xâm và nội phản. Vì cùng một lúc Việt Nam phải đối mặt với nhiều thế lực thù địch đe dọa đến nền độc lập dân tộc. Hơn nữa, đối với những khó khăn trong nước Đảng ta có thể giải quyết nhanh chóng nhưng nạn ngoại xâm là khó khăn lâu dài không thể thanh toán một sớm một chiều. Khi đất nước càng khó khăn thì việc có giặc ngoại xâm đến là một vấn đề nghiêm trọng, thực lực của đất nước lúc này chưa đủ mạnh về nhiều mặt để đánh chính diện với kẻ thù.

    Đáp án cần chọn là :D

    Câu 5: Khó khăn lớn nhất của nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945 được Hồ Chủ tịch và Đảng Cộng sản Đông Dương xác định là gì?

    A. Các tệ nạn xã hội cũ, có hơn 90% dân ta mù chữ

    B. Ngoại xâm và nội phản đe dọa

    C. Chính quyền cách mạng còn non trẻ

    D. Nạn đói tiếp tục đe dọa đời sống của nhân dân

    Lời giải:

    - Ngoại xâm và nội phản: Đây là kẻ thù nguy hiểm nhất vì chúng đều âm mưu phá chính quyền, chống phá cách mạng nước ta, đối lập lợi ích với nhân dân ta. Ngoại xâm là vấn đề rất nguy hiểm, nếu không có đường lối, phương pháp đấu tranh đúng đắn, linh hoạt, ta sẽ mất đi thành quả của CM tháng 8/1945 và bị biến thành nước mất độc lập như thời kì trước.

    - Giặc đói, giặc dốt, khó khăn về tài chính: Cũng là những khó khăn rất lớn của ta nhưng đây là những vấn đề khó khăn trong nước. Các vấn đề này không nguy hại như ngoại xâm và nội phản, Đảng và Chính phủ cùng nhân dân có thể giải quyết được.

    Đáp án cần chọn là: B

    Câu 6: Tại sao sau cách mạng tháng Tám, Việt Nam lại đứng trước tình thế "ngàn cân treo sợi tóc"?

    A. Việt Nam phải cùng lúc đối phó với nhiều thế lực thù địch

    B. Việt Nam vẫn chưa được cộng đồng quốc tế công nhận

    C. Việt Nam phải cùng lúc đối phó với khó khăn trên tất cả các lĩnh vực

    D. Ngân sách tài chính của Việt Nam hầu như trống rỗng

    Lời giải:

    Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" do cùng một lúc gặp phải rất nhiều khó khăn như: Chính quyền cách mạng non trẻ; kinh tế- tài chính kiệt quệ; văn hóa lạc hậu; các thế lực ngoại xâm và nội phản âm mưu thủ tiêu nền độc lập dân tộc..

    Đáp án cần chọn là: C

    Câu 7: Khó khăn nào là lớn nhất đưa nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 rơi vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc"?

    A. Giặc ngoại xâm và nội phản.

    B. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng.

    C. Chính quyền cách mạng còn non trẻ

    D. Nạn đói, nạn dốt đang đe dọa nghiêm trọng.

    Lời giải:

    Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa phải đối mặt với muôn vãn khó khăn, thử thách. Những khó khăn trong nước Đảng ta có thể giải quyết nhanh chóng nhưng nạn ngoại xâm là khó khăn lâu dài không thể thanh toán một sớm một chiều. Hơn nữa, khi đất nước càng khó khăn thì việc có giặc ngoại xâm đến là một vấn đề nghiêm trọng, thực lực của đất nước lúc này chưa đủ mạnh về nhiều mặt để đánh chính diện với kẻ thù. => Giặc ngoại xâm (Âm mưu của Pháp và Tưởng) là khó khăn lớn nhất, đưa đất nước ta vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc".

    Đáp án cần chọn là: A

    Câu 8: Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng rối loạn tài chính của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi Cách mạng tháng Tám thành công?

    A. Ta không giành được quyền kiểm soát ngân hàng Đông Dương

    B. Do Trung Hoa Dân quốc tung vào thị trường Việt Nam những đồng tiền đã mất giá

    C. Vì cách mạng và Chính phủ của ta còn yếu nên chưa in được tiền mới

    D. Ta chưa chủ động được về tài chính và do hành động phá hoại của Trung Hoa Dân Quốc

    Lời giải:

    Do chính quyền cách mạng chưa nắm được quyền quản lí ngân hàng Đông Dương, cùng với việc Trung Hoa Dân Quốc tung ra thị trường các loại tiền Trung Quốc đã mất giá kiến cho nền tài chính nước ta bị rối loạn.

    Đáp án cần chọn là :D

    Câu 9: Đâu là điều kiện khách quan thuận lợi của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945?

    A. Có chính quyền cách mạng của nhân dân

    B. Sự ủng hộ của quần chúng nhân dân

    C. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Đông Dương

    D. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới

    Lời giải:

    Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào cách mạng thế giới có phát triển mạnh mẽ: Hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành; phong trào giải phóng dân tộc dâng cao ở nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc; phong trào đấu tranh vì hòa bình dân chủ phát triển ở nhiều nước tư bản. Đây chính là điều kiện khách quan thuận lợi của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945.

    Đáp án cần chọn là :D

    Câu 10: Nội dung nào không phải điều kiện khách quan thuận lợi của cách mạng Việt Nam sau ngày 2 - 9 - 1945?

    A. Phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ phát triển.

    B. Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao.

    C. Sự đoàn kết chống phát xít của phe đồng minh.

    D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành.

    Lời giải:

    Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc cũng đồng nghĩa chủ nghĩa phát xít đã thất bại trên chiến trường.

    => Sự đoàn kết chống phát xít của phe đồng minh không phải điều kiện khách quan thuận lợi cho cách mạng Việt Nam sau ngày 2-9-1945.

    Đáp án cần chọn là: C

    Câu 11: Chính phủ chính thức của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa được thành lập trong kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa I (2-3-1946) thuộc hình thức nào?

    A. Chính phủ vô sản

    B. Chính phủ tư sản

    C. Chính phủ liên hiệp

    D. Chính phủ công- nông

    Lời giải:

    Tại kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa I (2-3-1946) đã thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến - tức là chính phủ này không phải là của riêng một giai cấp nào mà có sự tham gia của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội.

    Đáp án cần chọn là: C

    Câu 12: Tại sao ngày 9-11 lại được chọn là ngày pháp luật Việt Nam?

    A. Kỉ niệm ngày bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam được thông qua

    B. Kỉ niệm sự thành lập tòa án nhân dân tối cao

    C. Kỉ niệm sự ra đời của bộ tư pháp

    D. Kỉ niệm sự thành lập đoàn luật sư

    Lời giải:

    Ngày 9-11-1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội thông qua. Để kỉ niệm sự kiện này, Quốc hội đã quyết định lấy ngày 9-11 là ngày pháp luật Việt Nam.

    Đáp án cần chọn là: A

    Câu 13: Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp có tác động như thế nào đến các cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam sau này?

    A. Ý thức làm chủ của nhân dân tạo ra sức mạnh áp đảo kẻ thù

    B. Tạo cơ sở pháp lí vững chắc, nâng cao uy tín của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên trường quốc tế

    C. Làm thất bại âm mưu chia rẽ, lật đổ của các thế lực thù địch

    D. Tạo điều kiện để Việt Nam giải quyết những khó khăn về kinh tế- tài chính- văn hóa

    Lời giải:

    Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam đã củng cố được hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các cuộc đấu tranh ngoại giao. Đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

    Đáp án cần chọn là: B

    Câu 14: Cuộc bầu cử Quốc hội khóa I và hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam có tác dụng như thế nào đối với việc củng cố chính quyền nhân dân sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công?

    A. Làm cho bộ máy nhà nước từng bước được kiện toàn.

    B. Nâng cao uy tín quốc tế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    C. Làm cho các cơ quan tư pháp ở cơ sở được hoàn thiện.

    D. Đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    Lời giải:

    Cuộc bầu cử Quốc hội khóa I và hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam làm cho bộ máy nhà nước từng bước được kiện toàn, góp phần củng cố chính quyền nhân dân sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công.

    Đáp án cần chọn là: A

    Câu 15: Tại sao cuộc bầu cử Quốc hội, bầu cử hội đồng nhân dân các cấp lại chỉ được tiến hành ở Bắc Bộ và Trung Bộ?

    A. Do nhân dân Nam Bộ không muốn tiến hành bầu cử

    B. Do thực dân Pháp đã quay trở lại xâm lược Nam Bộ

    C. Do thực dân Pháp đã xây dựng ở đây một xứ tự trị riêng

    D. Do Đảng Cộng sản Đông Dương không có cơ sở quần chúng ở Nam Bộ

    Lời giải:

    Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp chính thức quay trở lại xâm lược Nam Bộ và đã chiếm giữ được nhiều khu vực. Do đó nhân dân Nam Bộ không có điều kiện để bầu cử hội đồng nhân dân các cấp mà cần tập trung kháng chiến chống Pháp

    Đáp án cần chọn là: B

    Câu 16: Vì sao nói cuộc Tổng tuyển cử tháng 1/1946 là cuộc đấu tranh chính trị gay go, quyết liệt?

    A. Vì nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế - tài chính

    B. Vì cuộc Tổng tuyển cử diễn ra trong điều kiện các thế lực thù địch liên tục có những hành động chống phá.

    C. Vì thực dân Pháp đã quay trở lại xâm lược Việt Nam

    D. Vì trình độ dân trí của Việt Nam rất thấp; các thế lực thù địch liên tục có hành động phá hoại

    Lời giải:

    Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, các thế lực thù địch liên tục có những hành động chống phá để lật đổ chính quyền cách mạng, trong khi đó hơn 90% dân số Việt Nam mù chữ nên sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện các quyền công dân. Do đó cuộc Tổng tuyển cử tháng 1/1946 được coi như cuộc đấu tranh chính trị gay go, quyết liệt.

    Đáp án cần chọn là :D

    Câu 17: Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của Tổng tuyển cử 6/1/1946?

    A. Chính quyền cách mạng được củng cố.

    B. Làm thất bại hoàn toàn âm mưu chống phá cách mạng của kẻ thù.

    C. Là cuộc biểu dương khổng lồ của lực lượng cách mạng.

    D. Chứng tỏ tính ưu việt của chính quyền cách mạng.

    Lời giải:

    - Các đáp án A, C, D: là ý nghĩa cuộc cuộc Tổng tuyển cử 6/1/1946.

    - Đáp án B: Âm mưu chống phá cách mạng của kẻ thù được hạn chế do cuộc đấu tranh ngoại giao của ta từ sau năm 1945 đối với quân Trung Hoa Dân Quốc và thực dân Pháp => Đây không phải ý nghĩa của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946.

    Đáp án cần chọn là: B

    Câu 18: Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc giải quyết nạn dốt của chính phủ sau cách mạng tháng Tám (1945) đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay là

    A. Xây dựng xã hội học tập

    B. Đào tạo cán bộ

    C. Nâng cao trình độ văn hóa

    D. Xóa nạn mù chữ

    Lời giải

    Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, do tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân phong kiến, hơn 90% dân số Việt Nam không biết chữ. Để giải quyết vấn đề này, chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ- cơ quan chuyên trách về chống "giặc dốt", kêu gọi nhân dân cả nước tham gia phong trào xóa nạn mù chữ, xây dựng một xã hội học tập . Vì "một dân tộc dốt là một dân tộc yếu", "giặc đói, giặc dốt là bạn đồng hành của giặc ngoại xâm". Đây là bài học kinh nghiệm cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay.

    Đáp án cần chọn là: A

    Câu 19: Ý nghĩa quan trọng nhất của thắng lợi bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính ở nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

    A. Thể hiện tinh thần yêu nước và khối đoàn kết toàn dân.

    B. Tạo cơ sở pháp lí và nâng cao uy tín của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    C. Tăng cường thêm sức mạnh cho cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.

    D. Thể hiện tính ưu việt của chế độ mới, củng cố khối liên minh công - nông.

    Lời giải: Những thắng lợi bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính ở nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã có ý nghĩa rất lớn: Đó là đã tạo ra sức mạnh tổng hợp, tăng cường thêm sức mạnh cho cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài để bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám.

    Đáp án cần chọn là: C

    Câu 20: Để đưa đất nước thoát khỏi tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", việc đầu tiên Đảng ta thực hiện sau cách mạng tháng Tám 1945 là

    A. Xây dựng chính quyền cách mạng.

    B. Chống ngoại xâm và nội phản.

    C. Giải quyết nạn đói, nạn dốt.

    D. Giải quyết khó khăn về tài chính.

    Lời giải: Sau Cách mạng tháng Tám thành công, công việc đầu tiên Đảng ta thực hiện là xây dựng chính quyền cách mạng. Chính quyền có vững chắc mới có thể chống lại được âm mưu chống phá của kẻ thù và thực hiện các chính sách khắc phục khó khăn trong nước.

    Đáp án cần chọn là: A

    Câu 21: Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian về việc thực hiện xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn dốt và khó khăn về tài chính của ta sau Cách mạng tháng Tám:

    (1) Cử tri cả nước đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội.

    (2) Quốc hội cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước

    (3) Hồ Chủ Tịch kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ.

    (4) Quốc hội thông qua Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    A. 3, 1, 4, 2

    B. 2, 1, 4, 3.

    C. 4, 2, 1, 3

    D. 1, 2, 3, 4.

    Lời giải:

    (3) Hồ Chủ Tịch kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ (8-9-1945)

    (1) Cử tri cả nước đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội (6-1-1946)

    (4) Quốc hội thông qua Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (9-11-1946)

    (2) Quốc hội cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước (23-11-1946)

    Đáp án cần chọn là: A

    Câu 22: "Khẳng định chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố, nền móng của chế độ mới đã được xây dựng" là ý nghĩa lịch sử của sự kiện nào?

    A. Thành công của cuộc Tổng tuyển cử trong cả nước 6/1/1946.

    B. Thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam 22/5/1946.

    C. Thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 2/9/1945.

    D. Ban hành Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    Lời giải:

    "Khẳng định chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố, nền móng của chế độ mới đã được xây dựng" là ý nghĩa lịch sử của sự thành công của cuộc Tổng tuyển cử trong cả nước 6/1/1946. Trong đó: Một nhà nước muốn tồn tại cần nhiều yếu tố, trọng đó cần có Quốc hội để lập ra Hiến pháp. Đây là yếu tổ tiên quyết của 1 quốc gia.

    Đáp án cần chọn là: A

    Câu 23: Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6/1/1946 của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám đã để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây?

    A. Phải biết phân hóa, cô lập kẻ thù.

    B. Phát huy sức mạnh làm chủ đất nước của nhân dân.

    C. Nhân nhượng có giới hạn, có nguyên tắc.

    D. Mềm dẻo trong sách lược đấu tranh.

    Lời giải: Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6/1/1946 của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám đã để lại bài học kinh nghiệm về phát huy sức mạnh làm chủ đất nước của nhân dân.

    Đáp án cần chọn là: B

    Câu 24: Một chế độ chính trị vững mạnh phải được xây dựng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự.. thực sự là nhà nước của dân do dân vì dân ". Đó là mục đích của

    A. Trong tuyển cử bầu Quốc hội khóa I (06/1/1946).

    B. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Cách mang tháng Tám 1945

    C. 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh.

    D. Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945.

    Lời giải: Đoạn trích trên là mục đích trong cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I (6/1/1946)

    Đáp án cần chọn là: A

    Câu 25: Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

    A. Tránh trường hợp một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.

    B. Tập trung cô lập cao độ kẻ thù.

    C. Tổ chức kháng chiến ở cả hai miền Nam – Bắc.

    D. Tập trung lực lượng đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc.

    Lời giải: Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là: Tránh trường hợp một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù. Bởi sau cách mạng tháng Tám trên đất nước ta có rất nhiều kẻ thù với những âm mưu khác nhau: Trung Hoa Dân quốc, Anh, Pháp, Nhật.. nhằm chống phá cách mạng của ta. Tránh trường hợp một lúc đối phó với nhiều kẻ thù sẽ giúp ta có thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng, củng cố chính quyền, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài

    Đáp án cần chọn là: A

    Câu 26: Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 phản ánh quy luật nào của lịch sử dân tộc Việt Nam?

    A. Dựng nước đi đôi với giữ nước

    B. Kiên quyết chống giặc ngoại xâm

    C. Luôn giữ vững chủ quyền dân tộc

    D. Mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại

    Lời giải:

    Sau khi giành được độc lập dân tộc, cách mạng Việt Nam phải đương đầu với tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và chính quyền nhà nước là nhiệm vụ hàng đầu của thời kì này. Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 phản ánh quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước của lịch sử dân tộc Việt Nam:

    - Dựng nước :

    + Ngày 2-9-1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập.

    + Đảng và Chính phủ đã có những biện pháp để xây dựng chính quyền hoàn thiện.

    + Thực hiện giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính, ổn định đời sống nhân dân.

    - Giữ nước :

    + Chống lại âm mưu chống phá chính quyền cách mạng của giặc ngoại xâm, nhất là Trung Hoa Dân Quốc và thực dân Pháp.

    + Ngày 19-12-1945, khi không thể nhân nhượng với những hành động bội ước và trắn trợn của Pháp, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra" Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến "truyền đi khắp cả nước => Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ 2 bắt đầu.

    Đáp án cần chọn là: A

    Câu 27: Từ thực tiễn giải quyết những khó khăn sau Cách mạng Tháng Mười ở Nga năm 1917 và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta đã chứng minh luận điểm nào dưới đây?

    A. Giành chính quyền là vấn đề cơ bản nhất của mọi cuộc cách mạng.

    B. Giành và giữ chính quyền là nhiệm vụ của toàn thể nhân dân lao động.

    C. Giành và giữ chính quyền là nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân.

    D. Giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền còn khó hơn.

    Lời giải:

    " Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền khó hơn " là tổng kết thiên tài của Lênin, là sự phát hiện một nguyên lý phổ quát. Thực tế lịch sử nước ta trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám và nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 đã làm sáng tỏ luận điểm ấy.

    - Nói giành chính quyền đã khó vì:

    + Nhân dân Nga đã dưới sự lãnh đạo của đảng Bônsêvích đã đấu tranh kiên cường để lật đổ chính phủ tư sản lâm thời.

    + Nhân dân Việt Nam đã phải đổ biết bao xương máu trải qua thời gian rất dài mới có thể giành được chính quyền.

    - Giữ chính quyền càng khó hơn:

    + Nhân dân Nga sau khi thắng lợi phải trải qua quá trình đấu tranh chống thù trong giặc ngoài để giữ vững chính quyền Xô Viết.

    + Sau cách mạng tháng Tám, Việt Nam gặp nhiều khó khăn: Nạn dói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, ngoại xâm và nội phản. Trong đó, ngoại xâm là khó khăn lâu dài và nguy hiểm nhất đối với ta.

    Đáp án cần chọn là :D

    Câu 28: Thực tiễn các cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 đã để lại bài học cơ bản gì cho các cuộc đấu tranh ngoại giao sau này?

    A. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình là giải pháp tối ưu

    B. Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc

    C. Nhân nhượng trong mọi tình huống

    D. Ngoại giao chỉ thực sự đạt kết quả khi ta có thực lực

    Lời giải:

    Thực tiễn các cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 đã để lại bài học cơ bản cho các cuộc đấu tranh ngoại giao sau này là cần phải mềm dẻo về sách lược nhưng cứng rắn về nguyên tắc:

    - Cứng rắn về nguyên tắc: Dù nhượng bộ với Pháp và Trung Hoa Dân Quốc ở từng thời kì những Đảng và chính phủ luôn tuân thủ nguyên tắc: Không đánh mất độc lập dân tộc.

    - Mềm dẻo về sách lược:

    + Trước 6/3/1946: Đảng chủ trương hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam.

    + Khi Pháp và Trung Hoa Dân Quốc kí với nhau Hiêp ước Hoa – Pháp (28/2/1946) thì đảng đã chủ trương hòa hoãn với Pháp để đuổi một kẻ thù là Trung Hoa Dân Quốc. Nhằm có thời gian chuẩn bị và phát triển lực lượng, hướng cuộc đấu tranh vào một kẻ thù duy nhất là thực dân Pháp.

    Đáp án cần chọn là: B

    Câu 29: Trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới biển và hải đảo của nước ta hiện nay, luận điểm nào về chủ trương của Đảng và Chính phủ ta đối với vấn đề thù trong giặc ngoài từ tháng 9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 vẫn còn nguyên giá trị?

    A. Cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc.

    B. Mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.

    C. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.

    D. Vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.

    Lời giải:

    Từ tháng 9/1945 đến trước ngày 19/12/1946, trong chính sách chống thù trong, giặc ngoài, đảng luôn:

    - Cứng rắn về nguyên tắc: Luôn giữ vững nguyên tắc đàm bảo chủ quyền của đất nước.

    - Mềm dẻo về sách lược: Kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946 ) để tránh tình trạng cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc. Loại bỏ được quân Trung Hoa Dân Quốc về nước, tạo điều kiện cho ta có thời gian để chuẩn bị lực lượng.

    Đối với vấn để biển đảo hiện này, bài học trên vẫn còn nguyên giá trị:

    - Đảng vẫn luôn giữ vững nguyên tắc đảm bảo chủ quyền dân tộc.

    - Nhưng biện pháp giải quyết (sách lược ) có sự biến đổi hợp lí sao cho phù hợp với xu thế giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng vấn đề hòa bình.

    Đáp án cần chọn là: C

    Câu 30: Cuộc đấu tranh với quân Trung Hoa Dân Quốc và bọn phản cách mạng năm 1945-1946 để lại bài học kinh nghiệm quý báu nào cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta hiện nay?

    A. Kết hợp đấu tranh chính trị với ngoại giao.

    B. Tranh thủ sự ủng hộ của các nước trong khu vực.

    C. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.

    D. Kiên trì đấu tranh bằng con đường hòa bình.

    Lời giải:

    - Cứng rắn về nguyên tắc: Dù nhượng bộ với Pháp và Trung Hoa Dân Quốc ở từng thời kì những Đảng và chính phủ luôn tuân thủ nguyên tắc: Không đánh mất độc lập dân tộc.

    - Mềm dẻo về sách lược:

    + Trước 6/3/1946: Đảng chủ trương hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam.

    + Khi Pháp và Trung Hoa Dân Quốc kí với nhau Hiêp ước Hoa – Pháp (28/2/1946) thì đảng đã chủ trương hòa hoãn với Pháp để đuổi một kẻ thù là Trung Hoa Dân Quốc. Nhằm có thời gian chuẩn bị và phát triển lực lượng, hướng cuộc đấu tranh vào một kẻ thù duy nhất là thực dân Pháp.

    Đáp án cần chọn là: C

    Câu 31: Hiệp định sơ bộ được ký kết giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Pháp (6 - 3 - 1946) không có nội dung nào dưới đây?

    A. Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia độc lập.

    B. Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ, tạo không khí thuận lợi để tiến tới đàm phán chính thức.

    C. Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do.

    D. Việt Nam cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay quân Tưởng giải giáp Quân Nhật.

    Lời giải:

    - Đáp án A: Hiệp định Sơ bộ, Pháp chỉ công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, không phải là một quốc gia độc lập.

    - Các đáp án B, C, D: Đều thuộc nội dung của Hiệp định Sơ bộ.

    Đáp án cần chọn là: A

    Câu 32: Cuộc đàm phán chính thức giữa hai chính phủ Việt Nam và Pháp được tổ chức Phôngtennơblô không thu được kết quả vì

    A. Pháp lập chính phủ Nam kì tự trị, âm mưu tách Nam Bộ khỏi Việt Nam.

    B. Pháp đẩy mạnh xâm lược vũ trang ở Nam Bộ Việt Nam.

    C. Pháp không công nhận nền độc lập và thống nhất của Việt Nam.

    D. Pháp có những khiêu khích, chuẩn bị chiến tranh.

    Lời giải:

    Cuộc đàm phán chính thức giữa hai chính phủ Việt Nam và Pháp được tổ chức Phôngtennơblô (Pháp) từ ngày 6-7-1946 thất bại vì Pháp ngoan cố không chịu công nhận độc lập và thống nhất của nước ta.

    Đáp án cần chọn là: C

    Câu 33: Ý nghĩa quan trọng nhất đối với Việt Nam khi ký hiệp định sơ bộ với Pháp (06 - 03 - 1946) là:

    A. Chính phủ pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do nằm trong khối liên hiệp Pháp.

    B. Ta có thêm thời gian hòa bình để củng cố chính quyền, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến chống Pháp về sau.

    C. Đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc cùng bọn tay sai ra khỏi nước ta.

    D. Chính phủ Pháp phải công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    Lời giải:

    Xét mục đích của nhân dân ta khi kí Hiệp định Sơ bộ là để thực hiện chủ trương" hòa để tiến ", hòa với Pháp để có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng, loại bỏ được một kẻ thù là Trung Hoa Dân Quốc.

    => Ý nghĩa lớn nhất của Hiệp định Sợ bộ (6/3/1946) là ta có thêm thời gian hòa bình để củng cố chính quyền, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến chống Pháp về sau.

    Đáp án cần chọn là: B

    Câu 34: Việc đàm phán và ký kết Hiệp định Sơ bộ giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với đại diện Chính phủ Pháp (6/3/1946) có tác dụng như thế nào?

    A. Chuyển quan hệ giữa Việt Nam và Pháp từ đối đầu sang đối thoại.

    B. Tạo thời gian hòa bình để Việt Nam tổ chức bầu cử Quốc hội.

    C. Giúp Việt Nam ngăn chặn được mọi nguy cơ xung đột với Pháp.

    D. Thể hiện thiện chí hòa bình của hai chính phủ Việt Nam và Pháp.

    Lời giải:

    - Đáp án B loại vì Việt Nam bầu cử Quốc hội vào tháng 1/1946.

    - Đáp án C loại vì ta kí Hiệp định Sơ bộ với Pháp nhưng việc làm này không thể ngăn chặn được mọi nguy cơ xung đột với Pháp.

    - Đáp án D loại vì Pháp không có thiện chí hòa bình.

    Đáp án cần chọn là: A

    Câu 35: Vai trò của đấu tranh ngoại giao thời kì 1945 – 1946 so với các thời kì khác như thế nào?

    A. Đấu tranh ngoại giao hỗ trợ thắng lợi quân sự.

    B. Đấu tranh ngoại giao phụ thuộc vào thắng lợi quân sự.

    C. Đấu tranh ngoại giao mang tính quyết định.

    D. Đấu tranh ngoại giao là một bộ phận của đường lối chiến tranh toàn diện

    Lời giải:

    - Sau năm 1945, đất nước ta gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt, đặc biệt là thù trong giặc ngoài

    - Trong tình thế đó, cuộc đấu tranh ngoại giao đóng vai trò quyết định:

    + Giai đoạn 1: sau 1945 đến 6/3/1946: Ta hòa với Trung Hoa Dân Quốc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam.

    + Giai đoạn 2: từ 6/3/1946 đến 19/12/1946: Ta hòa với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước

    => Cuộc đấu tranh ngoại giao đã hạn chế đến mức thấp nhất những hoạt động chống phá của kẻ thù, tranh đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, tạo cơ hội để có thời gian chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài mà ta biết là không thể tránh khỏi.

    - Các thời kì khác: 1946 – 1954 và 1954 – 1975, thắng lợi quân sự đóng vai trò quyết đinh.

    Đáp án cần chọn là: C

    Câu 36: Sự kiện ngoại giao nào dưới đây đánh dấu Việt Nam đã nhân nhượng về không gian để đổi lấy thời gian?

    A. Hiệp định Pari (27/1/1973).

    B. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946).

    C. Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954).

    D. Tạm ước (14/9/1946).

    Lời giải:

    Với Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), ta đồng ý cho 15 vạn quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật => Nhân nhượng cho Pháp ra Bắc để đổi lấy thời gian hòa bình.

    Đáp án cần chọn là: B

    Câu 37: Âm mưu của thực dân Pháp khi ký Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946 là để

    A. Có thêm thời gian chuẩn bị các điều kiện xâm lược Việt Nam.

    B. Thực hiện đúng các điều khoản trong hiệp ước Hoa - Pháp 1946.

    C. Có điều kiện thuận lợi tiến hành giải pháp phát xít Nhật.

    D. Giải quyết mối quan hệ Việt Pháp bằng con đường hòa bình.

    Lời giải:

    Trước hành động của Pháp và Trung Hoa Dân quốc: Kí với nhau Hiệp ước Hoa – Pháp => Đảng ta đã chọn giải pháp" hòa để tiến ", hòa với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước. Pháp đồng ý vì lúc này Pháp muốn có thêm thời gian để chuẩn bị kĩ lương hơn nữa các điều kiện xâm lược Việt Nam. Hơn nữa, 15000 quân Pháp được thuận lợi ra Bắc và có thời gian 5 năm để mở rộng xâm lược miền Bắc. Trong Tạm ước, Pháp cũng được Việt Nam nhân nhượng một số quyền lợi về kinh tế - văn hóa.

    Đáp án cần chọn là: A

    Câu 38: Xuất phát từ lý do chủ yếu nào Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch có những sách lược đấu tranh mềm dẻo với kẻ thù, khi hòa hoãn với Pháp, khi hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc từ 2/9/1945 đến trước 19/12/1946?

    A. Lực lượng của Trung Hoa Dân Quốc và Pháp quá mạnh.

    B. Hạn chế tối đa sự cấu kết, chống phá của Pháp và Trung Hoa Dân Quốc.

    C. Chính quyền ta còn non trẻ, chưa đủ sức chống lại cùng lúc hai kẻ thù hùng mạnh.

    D. Pháp và Trung Hoa Dân Quốc có sự hậu thuẫn từ Mĩ và Anh

    Lời giải:

    Do Chính quyền ta còn non trẻ, chưa đủ sức chống lại cùng lúc hai kẻ thù hùng mạnh nên Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch có những sách lược đấu tranh mềm dẻo với kẻ thù, khi hòa hoãn với Pháp, khi hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc từ 2/9/1945 đến trước 19/12/1946.

    Đáp án cần chọn là: C

    Câu 39: Sau khi Hiệp ước Hoa - Pháp được kí kết (28 - 2 - 1946), Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có chủ trương gì?

    A. Hòa hoãn với Pháp để tập trung lực lượng đánh quân Trung Hoa Dân quốc.

    B. Thương lượng với quân Trung Hoa Dân quốc để tập trung lực lượng đánh Pháp.

    C. Hòa hoãn, nhân nhượng có nguyên tắc với Pháp.

    D. Phát động nhân dân chống cả quân Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc.

    Lời giải:

    Sau khi Hiệp ước Hoa - Pháp được kí kết (28 - 2 - 1946), Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có chủ trương" hòa để tiến "– hòa hoãn, nhân nhượng với Pháp để có thời gian củng cố chính quyền, chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài về sau. Tuy nhiên, vẫn giữ vững nguyên tắc quan trọng nhất đó là chủ quyền dân tộc. Sau đó, trong Hiệp định Giơnevơ (1954), nguyên tắc này vẫn được giữ vững.

    Đáp án cần chọn là: C

    Câu 40: Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước (14 - 9 - 1946) với mục đích chính là

    A. Làm cho nhân dân Pháp ủng hộ thiện chí hòa bình của ta.

    B. Hiệp định Sơ bộ (3 - 1946) đã hết hiệu lực thi hành.

    C. Kéo dài thêm thời gian hòa hoãn để xây dựng, củng cố lực lượng.

    D. Cứu vãn cuộc đàm phán ở Hội nghị Phôngtennơblô đang bế tắc.

    Lời giải: Ngày 14-9-1946, chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với đại diện chính phủ Pháp bản Tạm ước, tiếp tục nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế - văn hóa. Ta kí bản Tạm ước này nhằm mục đích kéo dài thời gian hòa hoãn để xây dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp không thể tránh khỏi.

    Đáp án cần chọn là: C

    Câu 41: Vì sao thực dân Pháp không thực hiện âm mưu mở rộng chiến tranh ra cả nước ngay khi đánh chiếm Nam Bộ

    A. Vì chưa có thêm viện binh

    B. Vì phải khôi phục đất nước sau chiến tranh thế giới thứ hai

    C. Vì phải giái giáp quân Nhật tại Nam Bộ

    D. Vì vấp phải tinh thần đoàn kết kháng chiến của nhân dân Việt Nam

    Lời giải:

    - Được sự hậu thuẫn của quân Anh, Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Thực tế, Pháp vẫn muốn xâm chiếm toàn bộ Việt Nam những lại vấp phải tinh thần đoàn kết đấu tranh của nhân dân Việt Nam.

    - Đêm 22 rạng sáng ngày 23-9-1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân ở Nam Bộ và cơ quan tư vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Ngay sau đó, nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn cùng nhân dân Nam Bộ đã nhất tề đứng lên chiến đấu chống quân xâm lược. Các chiến sĩ lực lượng vũ trang của ta đột nhập vào sân bay Tân Sơn Nhất, đốt cháy tàu Pháp vừa cập bến Sài Gòn, đánh phá kho tàng, phá nhà giam.

    - Nhân dân còn đấu tranh phá nguồn tiếp tế của địch, không hợp tác với chúng, dựng chướng ngại vật và chiến lũy trên đường phố. Các công sở, nhà máy, hang buôn đóng cửa.. Chợ không họp, tàu điện ngừng chạy, điện nước bị cắt. Quân Pháp trong thành phố bị bao vây và luôn tấn công.

    - Trung ương đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh quyết tâm lãnh đạo cả nước kháng chiến, nhân dân hăng hái tham gia phong trào" Nam tiến ".

    => Tinh thần đấu tranh đó của nhân dân ta đã ngăn cản được bước chân xâm lược của Pháp, làm cho Pháp không thể tiến quân ra Bắc. Phải đến sau Hiệp định Sơ bộ Pháp mới được phép đưa 15000 quân ra Bắc, đóng tai những địa điểm quy định và rút dần trong 5 năm.

    Đáp án cần chọn là :D

    Câu 42: Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) ký giữa chính phủ Việt Nam với thực dân Pháp là một bước" thụt lùi tạm thời "so với tuyên ngôn độc lập 1945 vì

    A. Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài đều do pháp nắm giữ.

    B. Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do.

    C. Pháp nắm giữ và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.

    D. Hiệp định quy định hai bên ngừng bắn, nhưng Pháp vẫn tiếp tục gây hấn.

    Lời giải:

    - Trong" Tuyên ngôn độc lập ", chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố:" Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập".

    - Trong khi đó, Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) lại chỉ công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do -> là bước thụt lùi so với Tuyên ngôn độc lập.

    Đáp án cần chọn là: B

    - Hết-

    Cảm ơn ác bạn đã xem bài viết của mình!

    Chúc các bạn học tập tốt!
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...