Những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây xoay quanh về tác phẩm Những người bạn sẽ giúp học sinh Ngữ văn lớp 6 ôn luyện kiến thức để chuẩn bị kì thi có hiệu quả, đạt chất lượng. Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây và hãy xem đáp án bên dưới đúng được bao nhiêu câu nhé! Đọc tác phẩm Những người bạn trang 34 SGK Ngữ văn 6 tập 1 sách Kết nối tri thức và hãy trả lời các câu hỏi sau đây: Câu 1: Tác giả của Những người bạn là ai? A. Thạch Lam B. Nguyễn Nhật Ánh C. Nguyên Hồng D. Nguyễn Minh Châu Gợi ý: Tác giả chuyên viết về truyện thiếu nhi với lối viết chân thực, gần gũi, mộc mạc và trong sáng. Câu 2: Văn bản Những người bạn được trích từ? A. Tôi là Bê-tô B. Cho tôi một vé đi về tuổi thơ C. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh D. Cô gái đến từ hôm qua Gợi ý: Tác phẩm lấy tên trích trùng với tên nhân vật trong truyện. Câu 3: Tác phẩm Những người bạn bao nhiêu chương? A. 7 chương B. 9 chương C. 15 chương D. 19 chương Gợi ý: Số chương trong tác phẩm khá đồ sộ. Câu 4: Những người bạn thuộc thể loại gì? A. Truyện ngụ ngôn B. Truyện đồng thoại C. Tiểu thuyết D. Truyện ngắn Gợi ý: Thể loại trong truyện là thể loại viết dành cho trẻ em, nhân vật thường là loài vật hay đồ vật được nhân hóa. Câu 5: Phương thức biểu đạt chính của Những Người bạn là gì? A. Biểu cảm B. Miêu tả C. Tự sự D. Nghị luận Gợi ý: Phương thức biểu đạt khi đọc tác phẩm rất dễ nhận biết là câu chuyện kể ly kì, hấp dẫn. Câu 6: Nhân vật nào không phải nhân vật trong tác phẩm Những người bạn? A. Bi - nô B. Bê - tô C. Lu - ci D. Lai - ca Gợi ý: Hãy ngẫm nghĩ bạn sẽ dễ dàng nhận ra đâu không phải la nhân vật trong truyện. Câu 7: Nguyễn Nhật Ánh được mệnh danh là gì? A. Nhà thơ tình B. Nhà văn của tình yêu C. Nhà văn thiếu nhi D. Nhà văn lãng mạn Gợi ý: Những tác phẩm của ông rất được yêu thích từ thế hệ trẻ tuổi. Câu 8: Nguyễn Nhật Ánh quê ở đâu? A. Hải Dương B. Khánh Hòa C. Hà Nội D. Quảng Nam Gợi ý: Quê của Nguyễn Nhật Ánh thuộc miền Trung. Câu 9: Nguyễn Nhật ánh sinh năm mấy? A. 1955 B. 1959 C. 1960 D. 1962 Gợi ý: Tuổi Nguyễn Nhật Ánh trên 60 tuổi. Câu 10: Truyện đưa ra bài học gì trong cuộc sống? A. Tình Bạn B. Tình Yêu C. Tình cảm gia đình D. Tình đồng chí Gợi ý: Bài học trong truyện xoay quanh về những người bạn. Câu 11: Trong tác phẩm Những Người bạn, người kể chuyện là nhân vật nào? A. Bi - nô B. Bê - tô C. Lai - ca D. Không có đáp án nào đúng Gợi ý: Người kể chuyện trong tác phẩm là một nhân vật được tác giả xây dựng hình tượng là con chó. Câu 12: Ngôi kể chuyện là ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3 Gợi ý: Đây là ngôi kể chuyện xưng tôi, người kể chuyện kể những gì mình thấy, nghe và từng trải qua. Câu 13: Nhân vật trong truyện mang hình tượng gì? A. Các con vật B. Các con người C. Các đồ vật D. Các vật dụng Gợi ý: Nhân vật trong truyện được tác giả xây dựng để nhân cách hóa. Câu 14: "Tôi và thằng Lai-ca đã sung sướng nhìn vào nhau như thể nhìn vào gương. Tại hai đứa tôi giống nhau quá sức, đến nỗi chúng tôi có thể đọc thấu tâm hồn của nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên". Đoạn trích này nói lên điều gì? A. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ B. Con người không cùng chung quan điểm C. Tình yêu quê hương D. Vui mừng, sung sướng vì tìm được người bạn tri kỷ Gợi ý: Đoạn trích này chủ yếu thể hiện tình bạn có nhiều nét tương đồng, phù hợp nhau. Câu 15: Nhân vật Bi - nô có chức năng gì trong truyện? A. Bi - nô đã giáo dục, cho Bê - tô một bài học đáng nhớ B. Bi - nô hạnh phúc, vui sướng vì tìm được chân lý C. Bi - nô giúp Bê - tô có suy nghĩ khác về tình bạn D. Bi - nô luôn yêu quê hương, đất nước Gợi ý: Nhân vật Bi - nô trong truyện có vai trò, chức năng quan trọng đối với Bê - tô. Câu 16: Nội dung tác phẩm nói về điều gì? A. Bê - tô cảm thấy cuộc sống thật tiêu cực, chán chường và tẻ nhạt B. Bê - tô thay đổi cách nhìn nhận theo chiều hướng tích cực và thấy cuộc sống thật đáng sống với bao điều hạnh phúc hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày. C. Bê - tô căm ghét Lai - ca và không tiếp thu lời khuyên của Bi - nô. D. Cuộc sống là những ngày Bê - tô chìm trong bóng tối, tự kỷ, không hứng thú với thế giới bên ngoài. Gợi ý: Đọc tác phẩm ta sẽ dễ dàng tìm thấy nội dung tác phẩm. Nội dung có ý nghĩa tích cực với độc giả. Câu 17: Ý nghĩa của tác phẩm mà tác giả muốn gửi gắm là gì? A. Mỗi người có một tính cách, ưu điểm lẫn khuyết điểm, nhưng chung quy lại thì ai cũng có nét dễ thương, giữ vai trò, có ý nghĩa giúp cuộc sống tươi đẹp và mỗi người sẽ học được bài học từ người bạn ưu, khuyết điểm đó. B. Cuộc sống là những tiêu cực dồn dập. Còn sống là còn đau khổ nên ta phải biết chấp nhận với điều đó. C. Hành trình lớn lên và trưởng thành đầy khó khăn và gian nan. Điều quan trọng chính là thái độ sống như thế nào trước cuộc sống đầy biến động. D. Không phải người bạn nào cũng tốt. Ta cần biết lựa bạn mà chơi để tránh tiêm nhiễm từ thói hư tật xấu. Gợi ý: Thông điệp ý nghĩa tích cực được tác giả đúc kết, gửi gắm thông qua tác phẩm giàu tính triết lý là gì? Câu 18: Thông điệp về tình bạn mà anh/ chị rút ra được từ tác phẩm là gì? A. Ta nên biết cân nhắc trong việc lựa chọn bạn bè mà chơi B. Tình bạn là những cá thể khác biệt về tính cách. Hãy biết học cách hòa nhập và học hỏi, tiếp thu những điểm tốt từ bạn mình. C. Ta nên tránh xa những người bạn xấu làm ảnh hưởng đến mình D. Cuộc sống sẽ tiêu cực hơn nếu như ta không biết lựa chọn bạn. Gợi ý: Thông qua tác phẩm tác giả gửi gắm thông điệp bằng cách khách quan, chân thực về tình bạn. Câu 19: Ngôn ngữ tác giả sử dụng trong tác phẩm là gì? A. Ngôn ngữ chân thực, gần gũi, trong sáng, mộc mạc, dễ hiểu giúp người đọc dễ tiếp nhận. B. Ngôn ngữ phức tạp có chứa từ Hán Việt C. Ngôn ngữ trừu tượng, mơ hồ D. Ngôn ngữ thiết thực những mang tính tư duy. Gợi ý: Ngôn ngữ trong tác phẩm mọi đối tượng đều dễ tiếp thu. Câu 20: Tính cách nhân vật Lai - ca là gì? A. Tính cách lai - ca hiền, thụ động chỉ biết trông chờ sự giúp đỡ của người khác B. Tính cách Lai - ca nổi loạn, tinh nghịch, thích phá phách nhưng vẫn mang nét đáng yêu, hồn nhiên, ngây thơ. C. Tính cách lì lợm và khó ưa của Lai - ca không ai có thể ưa được. D. Tính cách trầm tĩnh, hay suy tư tỏ ra thông thái Gợi ý: Tính cách có phần tinh quái của Lai - ca đã giúp Bê - tô nhận thức về cuộc sống của mình. Câu 21: Ý nghĩa nhân vật Bi - nô trong tác phẩm là gì? A. Bi - nô khiến Bê - tô thay đổi cách nhìn về người bạn Lai - ca và giúp Bê - tô có cái nhìn thú vị, lạc quan hơn trong cuộc sống. B. Bi - nô khiến Bê - tô mất niềm tin vào cuộc sống và không tìm được ý nghĩa mà cuộc sống mang lại C. Bi - nô dạy cho Bê - tô và Lai - ca một bài học đáng nhớ D. Bi - nô giúp Bê - tô tìm được đường về nhà và cuộc sống của Bê - tô từ đó tốt đẹp hơn Gợi ý: Bi - nô là nhân vật quan trọng góp phần thành công của tác phẩm. Câu 22: Tác giả sử dụng cốt truyện như thế nào? A. Cốt truyện phức tạp, khó hiểu B. Cốt truyện thi vị hóa, mơ hồ C. Cốt truyện đơn giản, gần gũi, dễ hiểu như câu chuyện kể D. Cốt truyện với nhiều tình tiết đan xen khiến người đọc phải hình dung mới hiểu được. Gợi ý: Cốt truyện trong tác phẩm được tác giả xây dựng với tình tiết, nhân vật chân thực. Đáp án: Bấm để xem Câu 1: B Câu 2: A Câu 3 :D Câu 4: B Câu 5: C Câu 6: C Câu 7: C Câu 8 :D Câu 9: A Câu 10: A Câu 11: B Câu 12: A Câu 13: A Câu 14 :D Câu 15: C Câu 16: B Câu 17: A Câu 18: B Câu 19: A Câu 20: B Câu 21: A Câu 22: C