Trắc Nghiệm Môn Công Nghệ Lớp 10 (Có Đáp Án) - Cuối Học Kì I

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cuộn Len, 11 Tháng một 2022.

  1. Cuộn Len

    Bài viết:
    475
    Trắc Nghiệm Môn Công Nghệ Lớp 10 (Có Đáp Án) - Cuối Học Kì I

    Công nghệ là môn khoa học ứng dụng, nghiên cứu việc vận dụng những quy luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.

    Công nghệ 10 sẽ giúp chúng ta làm quen với một số ứng dụng của Công nghệ sinh học, hóa học, kinh tế học.. trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, bảo quản, chế biến sản phẩm sau thu hoạch và trong tạo lập doanh nghiệp.

    Hệ thống bài tập trắc nghiệm dưới đây bao gồm các câu hỏi ở bốn cấp độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao giúp tổng hợp kiến thức các bài học của môn Công nghệ Học kì 1:


    Câu 1: Đạm Urê thuộc loại phân bón nào sau đây?

    A. Phân hóa học

    B. Phân hữu cơ

    C. Phân vi sinh

    D. Phân hữu cơ vi sinh

    Câu 2: Đạm Urê có đặc điểm nào sau đây là đúng?

    A. Mầu xám, dạng viên tròn, dễ hòa tan, dễ hấp thụ.

    B. Mầu trắng, dạng viên tròn, dễ hòa tan, dễ hấp thụ.

    C. Mầu đỏ ớt, dạng viên tròn, dễ hòa tan, dễ hấp thụ.

    D. Mầu trắng, dạng bột, dễ hòa tan, dễ hấp thụ.

    Câu 3: Trong supe lân thì P2O5 chứa bao nhiêu %?

    A. 16% - 16, 5%.

    B. 13% - 16%

    C. 10% - 16%

    D. 12%-16, 5%.

    Câu 4: Tại sao không nên bón phân đạm liên tục nhiều năm?


    A. Đất biến tính chất, giảm độ phì.

    B. Keo đất hấp phụ NH4+ nhiều.


    C. Đất bị nhiễm phèn, giảm độ phì.

    D. Làm đất chua, bạc mầu, tồn dư NO3-, giảm độ phì.

    Câu 5: Trong bao phân bên ngoài có ghi 5-10-3 thì lân chiếm bao nhiêu %?

    A. 10%

    B. 3%

    C. 5%

    D. 7%

    Câu 6: Trên nhãn mác của bao phân có ghi 15-10-12 có nghĩa là gì?

    A. 15% P – 10% K – 12% P

    B. 15% N – 10% K – 12% P

    C. 15% N – 10% P – 12%K

    D. 15% K – 10% N – 12% P

    Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai?

    A. Phân hữu cơ chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng từ đa, trung vi lượng.

    B. Phân hữu cơ dễ hòa tan, hiệu quả nhanh, cây dễ hấp thụ

    C. Phân hữu cơ có thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng không định.

    D. Bón phân hữu cơ liên tục nhiều năm không làm hại cho đất.

    Câu 8: Tại sao cần phải ủ phân chuồng cho hoai mục?

    A. Giúp đất tơi xốp, diệt trừ mần bệnh, vi khuẩn gây hại, tăng hiệu quả của các nguyên tố N-P-K, giảm mùi hôi, vệ sinh môi trường.

    B. Giúp đất tơi xốp, dễ hấp thụ chất dinh dưỡng, diệt trừ mần bệnh, vi khuẩn gây hại, tăng hiệu quả của các nguyên tố N-P-K, giảm mùi hôi, vệ sinh môi trường.

    C. Giúp đất tơi xốp, dễ hấp thụ chất dinh dưỡng, diệt trừ mần bệnh, vi khuẩn gây hại, giảm mùi hôi, vệ sinh môi trường.

    D. Giúp đất tơi xốp, dễ hấp thụ chất dinh dưỡng, diệt trừ mần bệnh, vi khuẩn gây hại, tăng hiệu quả của các nguyên tố N-P-K.

    Câu 9: Trong bao phân có ghi như sau 20-10-10 thích hợp bón cho đối tượng cây nào?

    A. Thích hợp bón cho rau ăn củ.

    B. Thích hợp bón ngô.

    C. Thích hợp bón lúa, ngô.

    D. Thích hợp bón cho rau ăn lá.

    Câu 10: Bón phân hữu cơ liên tục làm cho đất như thế nào?

    A. Nâng cao độ phì và không làm hại cho đất.

    B. Làm cho đất hóa chua.

    C. Tăng kết cấu đất.

    D. Dày tầng canh tác.

    Câu 11: Phân Lân thường để bón như thế nào?

    A. Bón lót.

    B. Bón thúc.

    C. Bón bổ sung.

    D. Bón lượng ít.

    Câu 12: Phân lân là loại phân bón?

    A. Dễ hòa tan, hiệu quả nhanh, dùng bón thúc là chính.

    B. Dễ hòa tan, hiệu quả nhanh, dùng bón thúc là chính.

    C. Khó hòa tan, hiệu quả chậm, dùng bón lót là chính.

    D. Dễ hòa tan, hiểu quả nhanh, bón lót là chủ yếu.

    Câu 13: Phân đạm bón như thế nào là đúng?


    A. Bón lót là chính.

    B. Bón thúc là chính.

    C. Bón vùi vào đất.

    D. Bón trực tiếp vào đất.

    Câu 14: Đối với Kali người ta thường dùng bón như thế nào hợp lí?

    A. Bón thúc là chính vào thời kì cây ra hoa kết quả, tạo củ.

    B. Bón lót là chính.

    C. Bón vùi vào đất trước khi gieo trồng.

    D. Bón chia làm nhiều lần trước khi trồng và vào thời kì cây ra hoa kết quả, tạo củ.

    Câu 15: Phân Kali có màu gì?

    A. Đỏ ớt.

    B. Vàng.

    C. Trắng.

    D. Cam.

    Câu 16: Trong bao phân bón Đầu Trâu có ghi: 25-20-15+ TE thì Kali chiếm bao nhiêu %?

    A. 20%.

    B. 25%.

    C. 15%.

    D. 40%.

    Câu 17: Hiện nay người ta thường dùng những loại phân hữu cơ nào?


    A. Phân lân, phân chuồng, NPK.

    B. NPK, phân phân xanh, phân chuồng.

    C. Phân chuồng, phân xanh, phân rác.

    D. Phân rác, phân chuồng, phân đạm.

    Câu 18: Cách sử dụng của phân chuồng là?

    A. Dùng bón thúc.

    B. Bón kết hợp.

    C. Dùng bón lót.

    D. Bón bổ sung.

    Câu 19: Tại sao khi bón phân vi sinh vật cần vùi trong đất để làm gì?

    A. Vi sinh vật phát triển mạnh.

    B. Vi sinh vật được nhân lên.

    C. Vi sinh vật chuyển hóa được các chất.

    D. Vi sinh vật không tiếp xúc ánh nắng măt trời, không bị chết.

    Câu 20: Lợi ích khi sử dụng phân bón vi sinh phân đối với cây trồng?

    A. Phân giải chất hữu cơ, giải phóng các chất dinh dưỡng từ các khoáng chất, phòng ngừa các vsv gây bệnh cho cây trồng, cố định đạm sinh học, sản sinh ra các hợp chất có khả năng điều hòa sinh trưởng cho cây trồng.

    B. Phân giải chất hữu cơ, giải phóng các chất dinh dưỡng từ các khoáng chất, phòng ngừa các vsv gây bệnh cho cây trồng, cố định đạm sinh học.

    C. Phân giải chất hữu cơ, giải phóng các chất dinh dưỡng từ các khoáng chất, phòng ngừa các vsv gây bệnh cho cây trồng, sản sinh ra các hợp chất có khả năng điều hòa sinh trưởng cho cây trồng.

    D. Phân giải chất hữu cơ, cố định đạm sinh học, sản sinh ra các hợp chất có khả nưng điều hòa sinh trưởng cho cây trồng.

    Câu 21: Tác dụng của phân vi sinh vật cố định đạm là?

    A. Cố định Nitơ trong khí quyển, tăng độ phì của đất và kích thích sự phát triển của cây trồng; giảm việc sử dụng Urê; giảm chi phí trồng trọt, bảo vệ môi trường

    B. Cố định Nitơ trong khí quyển, tăng độ phì của đất và kích thích sự phát triển của cây trồng.

    D. Tăng độ phì của đất và kích thích sự phát triển của cây trông; giảm việc sử dụng Urê.

    C. Cố định Nitơ trong khí quyển, tăng độ phì của đất; bảo vệ môi trường

    Câu 22: Phân vi sinh vật chuyển hóa lân là?


    A. Chứa vi sinh vật chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ mà cây trồng hấp phụ được.

    B. Chứa vi sinh vật chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ, hoặc vi sinh vật chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan.

    C. Chứa vi sinh vật chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan, cây trồng hấp phụ được.

    D. Chứa vi sinh vật chuyển hóa lân, tạo hệ vi sinh vật vùng rễ phong phú.

    Câu 23: Chủng vi sinh vật chuyển hóa lân nào sau đây là đúng?

    A. Azotobacter

    B. Azogin

    C. Bacillus megaterium

    D. Bacilus megarin

    Câu 24: Tại sao không nên bón phân vi sinh vật vào lúc trời nắng?


    A. VSV bị cháy.

    B. VSV bị bốc hơi.

    C. VSV bị chết.

    D. VSV được nhân lên.

    Câu 25: Thành phần của phân vi sinh vật chuyển hóa lân gồm?


    A. Than bùn, vi sinh vật chuyển hóa, chất khoáng và vi lượng.

    B. Than bùn, vi sinh vật chuyển hóa lân, chất khoáng và vi lượng.

    C. Than bùn, vi sinh vật chuyển hóa lân.

    D. Than bùn, vi sinh vật cố định lân, chất khoáng và vi lượng.

    Câu 26: Nguyên lí sản xuất phân vi sinh là?

    A. Phân lập chủng vi sinh vật, phối trộn chất nền (than bùn và rỉ mật)

    B. Cô lập vi sinh vật, phối trộn chất nền (than bùn và rỉ mật)

    C. Biệt lập vi sinh vật, phối trộn chất nền (than bùn và rỉ mật)

    D. Tạo chủng vi sinh vật, phối trộn chất nền (than bùn và rỉ mật)

    Câu 27: Tác dụng của phân vi sinh vật chuyển hóa lân?

    A. Phân giải các hợp chất lân khó tan thành những hợp chất khoáng dễ tan mà cây hấp thụ được; tăng hiệu suất sử dụng lân, giảm thất thoát lân ra môi trường; tăng sức đề kháng cho cây; tạo hệ vi sinh vật vùng rễ phong phú; cải thiện cấu trúc đất; an toàn cho người và động vật; bảo vệ môi trường.

    B. Phân giải các hợp chất lân khó tan thành những hợp chất khoáng dễ tan mà cây hấp thụ được; tăng hiệu suất sử dụng lân, giảm thất thoát lân ra môi trường; tăng sức đề kháng cho cây.

    C. Phân giải các hợp chất lân khó tan thành những hợp chất khoáng dễ tan mà cây hấp thụ được; tăng hiệu suất sử dụng lân

    D. Phân giải các hợp chất lân khó tan thành những hợp chất khoáng dễ tan mà cây hấp thụ được; an toàn cho người và động vật.

    Câu 28: Trong phân bón Kali Phú Mỹ thì K2O chiếm bao nhiêu %?

    A. 50%

    B. 40%.

    C. 30%.

    D. 61%

    Câu 29: Tại sao khi bón phân hữu cơ lâu năm không gây hại cho đất?

    A. Chứa hàm lượng mùn cao, chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng từ đa trung, vi lượng, bổ sung nhiều chủng vi sinh vật có lợi.

    B. Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng từ đa trung vi lượng, tỉ lệ % các chất dinh dưỡng cao.

    C. Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng, tỉ lệ các chất dinh dưỡng chiếm thấp.

    D. Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng, tỉ lệ các chất dinh dưỡng chiếm thấp, hàm lượng mùn cao.

    Câu 30: Tại sao phân hữu cơ có hiệu quả chậm?


    A. Trải qua quá trình chuyển hóa lân.

    B. Trải qua quá trình chuyển hóa các hợp chất.

    C. Trải qua quá trình khoánh hóa.

    D. Trải qua quá trình phân giải mùn.

    Câu 31: Phân bón vi sinh là loại phân mà?

    A. Chứa các chủng vi sinh vật giúp cải tạo đất và nâng cao độ phì trong đất.

    B. Chứa các chủng vi sinh vật cố định đạm, chuyển hóa lân hoặc phân giải chất hữu cơ.

    C. Chứa các chủng vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.

    D. Chứa các hợp chất hữu cơ và chủng vi sinh vật sống trong đất.

    Câu 32: Phân vi sinh vật có mấy loại?

    A. 5

    B. 4

    C. 2

    D. 3

    Câu 33: Phân vi sinh vật cố định đạm được chia làm mấy loại?

    A. 4

    B. 3

    C. 2

    D. 5

    Câu 34: Có bao nhiêu loài vi sinh vật cố định đạm?

    A. 3

    B. 4

    C. 2

    D. 5

    Câu 35: Hiện nay nay trên thị trường loại vi khuẩn hay sử dụng cố định đạm là loại nào sau đây?

    A. Vi khuẩn cố định đạm Azotobacter.

    B. Vi khuẩn nốt sần.

    C. Vi khuẩn cố định đạm sống tự do.

    D. Vi khuẩn cố định đạm bằng sinh vật dị dưỡng sống tự do.

    Câu 36: Phân vi sinh cố định đạm là gì?


    A. Là loại phân bón chứa các loài vi sinh vật sống cộng sinh với cây họ đậu.

    B. Là loại phân bón chứa các loài vi sinh vật sống hội sinh với cây lúa.

    C. Là loại phân bón chứa các loài vi sinh vật sống dị dưỡng tự do.

    D. Là loại phân có chưa các chủng vi sinh vật cố định Nitơ. Nhằm bổ sung chất đạm cho cây giúp cây trồng sinh trưởng và phát triểm tốt.

    Câu 37: Thành phần của phân vi sinh vật cố định đạm Nitragin gồm?

    A. Than bùn, vi khuẩn nốt sần cây họ đậu, các chất khoáng và vi lượng.

    B. Vi khuẩn nốt sần cây họ đậu, các chất khoáng và vi lượng.

    C. Than bùn, vi khuẩn nốt sần cây họ đậu.

    D. Chất khoáng, nốt sần cây họ đậu.

    Câu 38: Thành phần của phân vi sinh vật cố định đạm Azogin gồm?

    A. Than bùn, vi khuẩn sống hội sinh.

    B. Than bùn, vi khuẩn sống hội sinh, chất khoáng và vi lượng.

    C. Vi khuẩn sống hội sinh, chất khoáng và vi lượng.

    D. Khoáng chất, vi khuẩn sống tự do.

    Câu 39: Kĩ thuật sử dụng của phân vi sinh vật cố định đạm?

    A. Bón thúc là chính, bón trực tiếp vào đất.

    B. Bón lót cho cây trồng, tẩm vào hạt giống.

    C. Bón vào lúc trời nắng, vùi sâu vào đất.

    D. Bón trực tiếp vào đất, tẩm vào hạt giống hoặc vùi sâu vào đất.

    Câu 40: Tác dụng của phân vi sinh vật cố định đạm là?

    A. Cố định Nitơ trong khí quyển, tăng độ phì của đất và kích thích sự phát triển của cây trồng; giảm việc sử dụng Urê; giảm chi phí trồng trọt, bảo vệ môi trường.

    B. Cố định Nitơ trong khí quyển, tăng độ phì của đất và kích thích sự phát triển của cây trồng.

    C. Tăng độ phì của đất và kích thích sự phát triển của cây trông; giảm việc sử dụng Urê.

    D. Cố định Nitơ trong khí quyển, tăng độ phì của đất; bảo vệ môi trường.

    Đáp án


    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. A

    2. B

    3. A

    4. D

    5. A

    6. C

    7. B

    8. B

    9. D

    10. A

    11. A

    12. C

    13. B

    14. D

    15. A

    16. A

    17. C

    18. C

    19. D

    20. A

    21. A

    22. B

    23. C

    24. C

    25. B

    26. A

    27. A

    28. D

    29. A

    30. C

    31. B

    32. D

    33. C

    34. B

    35. A

    36. D

    37. A

    38. B

    39. D

    40. A

    -Hết-
     
    Chỉnh sửa cuối: 21 Tháng một 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...