[Trắc nghiệm hóa 12] Lý thuyết kim loại tác dụng với muối

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Big Bear, 5 Tháng một 2022.

  1. Big Bear Gấu Bự chăm chỉ ^^

    Bài viết:
    52
    Kim loại tác dụng với muối:

    Nguyên tắc: Chất khử mạnh nhất+ chất OXH mạnh nhất → chất khử yếu nhất + chất OXH yếu nhất



    1. HH KL + 1 dd muối: KL mạnh sẽ tham gia pu trước

    VD. Cho Mg, Cu + dd AgNO3

    Mg + 2AgNO3 → Mg (NO3) 2 + 2Ag

    Cu + 2AgNO3 → Cu (NO3) 2 + 2Ag

    2.1KL + hh muối

    Vd. Mg vào dd AgNO3, Cu (NO3) 2

    Mg + 2AgNO3 → Mg (NO3) 2 + 2Ag

    Mg + Cu (NO3) 2 → Mg (NO3) 2 + Cu

    3. HHKL + hh muối

    VD. Cho Mg, Zn + dd AgNO3, Cu (NO3) 2

    Mg + 2AgNO3 → Mg (NO3) 2 + 2Ag

    Mg + Cu (NO3) 2 → Mg (NO3) 2 + Cu

    Zn + Cu (NO3) 2 → Zn (NO3) 2 + Cu

    4. Fe dư vào dd Cu (NO3) 2, HCl

    Fe + H+ + NO3- → Fe3+ + NO + H2O

    Fe + Fe3+ → Fe2+

    Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

    Fe + 2H+ → Fe2+ + H2

    5. Mg vào dd CuCl2, HCl

    Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu

    Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

    6. Cho FeCl2 vào dd AgNO3, HNO3

    Fe2+ + H+ + NO3- → Fe3+ + NO + H2O

    Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag

    Ag+ + Cl- → AgCl

    7. Cu vào dd Fe (NO3) 3, HNO3

    Cu + H+ + NO3- → Cu2+ + No + H2O

    Cu + Fe3+ → Cu2+ + Fe2+

    Lưu ý: Nếu đề bài chỉ số số lượng KL, muối spu thì lấy KL từ yếu trở về, muối lấy từ muối của KL mạnh trở sang



    Dư Ag+ chưa Fe3+



    Dư Fe, Cu thì tạo Fe2+


    Câu 1: Cho hỗn hợp X gồm Al và Cu tác dụng với dung dịch AgNO3 đến khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z chứa 2 muối . Chất chắc chắn phản ứng hết là

    A. Al và Cu. B. AgNO3 và Al. C. Cu và AgNO3. D. Al.

    2 muối: Al (NO3) 3, Cu (NO3) 2

    Câu 2: Cho hỗn hợp X gồm Al, Mg, Fe tác dụng với dung dịch Cu (NO3) 2 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Z chứa 2 muối. Các muối trong Z là

    A. Cu (NO3) 2 và Fe (NO3) 2. B. Mg (NO3) 2 và Fe (NO3) 2.

    C. Al (NO3) 3 và Cu (NO3) 2. D. Al (NO3) 3 và Mg (NO3) 2.

    Câu 3: Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là

    A. Mg (NO3) 2 và Fe (NO3) 2. B. Mg (NO3) 2 và Fe (NO3) 3.

    C. AgNO3và Mg (NO3) 2. D. Fe (NO3) 2 và. AgNO3

    Câu 4: Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất tan:

    A. Fe (NO3) 2, AgNO3, Fe (NO3) 3. B. Fe (NO3) 2, AgNO3.

    C. Fe (NO3) 3, AgNO3. D. Fe (NO3) 2, Fe (NO3) 3.

    Câu 5: Cho hỗn hợp X gồm Al, Mg, Zn tác dụng với dung dịch Y gồm Cu (NO3) 2 và AgNO3 đến khi phản ứng kết thúc, thu được chất rắn T gồm 3 kim loại. Các kim loại trong T là.

    A. Al, Cu và Ag. B. Cu, Ag và Zn.

    C. Mg, Cu và Zn. D. Al, Ag và Zn.

    Câu 6: Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa hỗn hợp AgNO3 và Cu (NO3) 2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là

    A. Al, Cu, Ag B. Al, Fe, Cu C. Fe, Cu, Ag D. Al, Fe, Ag

    Câu 7: Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) được dung dịch X1. Cho lượng dư bột Fe vào dung dịch X1 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X2 chứa chất tan là

    A. Fe2 (SO4) 3 và H2SO4. B. FeSO4. C. Fe2 (SO4) 3. D. FeSO4 và H2SO4.

    Câu 8: Cặp chất không xảy ra phản ứng hóa học là

    A. Cu + dung dịch FeCl3. B. Fe + dung dịch HCl.

    C. Fe + dung dịch FeCl3. D. Cu + dung dịch FeCl2.

    Câu 9: Kim loại sắt tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo ra muối sắt (II) ?

    A. CuSO4. B. HNO3 đặc, nóng, dư. C. MgSO4. D. H2SO4 đặc, nóng, dư.

    Câu 10: Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu (NO3) 2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là:

    A. Cu (NO3) 2; Fe (NO3) 2 và Cu; Fe B. Cu (NO3) 2; Fe (NO3) 2 và Ag; Cu

    C. Fe (NO3) 2; Fe (NO3) 3 và Cu; Ag D. Cu (NO3) 2; AgNO3 và Cu; Ag

    Câu 11: Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe tác dụng với dung dịch Y chứa Cu (NO3) 2 và AgNO3 đến khi phản ứng xong, thu được chất rắn T gồm 3 kim loại. Chất chắc chắn phản ứng hết là

    A. Fe, Cu (NO3) 2 và AgNO3. B. Mg, Fe và Cu (NO3) 2.

    C. Mg, Cu (NO3) 2 và AgNO3. D. Mg, Fe và AgNO3.

    Câu 12: Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là

    A. Fe (NO3) 3 và Zn (NO3) 2. B. Zn (NO3) 2 và Fe (NO3) 2.

    C. AgNO3 và Zn (NO3) 2. D. Fe (NO3) 2 và AgNO3

    Câu 13: Cho Al và Cu vào dung dịch chứa Cu (NO3) 2 và AgNO3 đến khi phản ứng xong, thu được dung dịch Z gồm 2 muối và chất rắn T gồm các kim loại là

    A. Al và Ag. B. Cu và Al. C. Cu và Ag. D. Al, Cu và Ag.

    Câu 14: Cho Al tác dụng với dung dịch Y chứa AgNO3 và Cu (NO3) 2 một thời gian, thu được dung dịch Z và chất rắn T gồm 3 kim loại. Chất chắc chắn phản ứng hết là

    A. Al. B. Cu (NO3) 2. C. AgNO3. D. Al và AgNO3.

    Câu 15: Cho Ni vào dung dịch Y chứa x gam hỗn hợp 3 muối Pb (NO3) 2, AgNO3 và Cu (NO3) 2 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Z và chất rắn T gồm 3 kim loại. Cho T tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch chứa y gam muối. Quan hệ giữa x và y là

    A. X ≥ y. B. X = y. C. X ≤ y. D. X > y.

    Câu 16: Cho hỗn hợp X gồm Al, Fe, Zn tác dụng với dung dịch Cu (NO3) 2 đến khi phản ứng xong, thu được dung dịch Z và chất rắn T gồm 2 kim loại. Cho Z tác dụng với dd dịch NaOH dư, thu được kết tủa. Số lượng muối có trong dung dịch Z là

    A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...