TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÝ LỚP 12 – PHẦN ĐỊA KINH TẾ Câu 1: Hạn chế cơ bản của nền kinh tế nước ta hiện nay là: A. Nông, lâm, ngư nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng chậm nhất. B. Nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội. C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế không đều giữa các ngành D. Kinh tế phát triển chủ yếu theo bề rộng, sức cạnh tranh còn yếu Đáp án đúng :D Câu 2: Từ năm 1991 đến nay, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta có đặc điểm: A. Khu vực I giảm dần tỉ trọng nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP B. Khu vực III luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP dù tăng không ổn định C. Khu vực II dù tỉ trọng không cao nhưng là ngành tăng nhanh nhất D. Khu vực I giảm dần tỉ trọng và đã trở thành ngành có tỉ trọng thấp nhất Đáp án đúng :D Câu 3: Cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo hướng: A. Tăng tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước B. Giảm tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh C. Giảm dần tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài D. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh tỉ trọng Đáp án đúng :D Câu 4: Đây là sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ của khu vực I: A. Các ngành trồng cây lương thực, chăn nuôi tăng dần tỉ trọng B. Các ngành thuỷ sản, chăn nuôi, trồng cây công nghiệp tăng tỉ trọng C. Ngành trồng cây công nghiệp, cây lương thực nhường chỗ cho chăn nuôi và thuỷ sản D. Tăng cường độc canh cây lúa, đa dạng hóa cây trồng đặc biệt là cây công nghiệp Đáp án đúng: B Câu 5: Sự tăng trưởng GDP của nước ta trong thời gian qua có đặc điểm: A. Tăng trưởng không ổn định B. Tăng trưởng rất ổn định C. Tăng liên tục với tốc độ cao D. Tăng liên tục nhưng tốc độ chậm Đáp án đúng: C Câu 6: Ý nào sau đây không đúng với đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hóa? A. Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa B. Năng xuất lao động cao C. Người sản xuất không quan tâm nhiều đến lợi nhuận D. Sản xuất quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc Đáp án đúng: C Câu 7: Nền nông nghiệp hàng hóa đặc trưng ở chỗ: A. Mỗi cơ cấu sản xuất, mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm B. Phần lớn sản phẩm là để tiêu dùng tại chỗ C. Người sản xuất chỉ quan tâm nhiều tới sản lượng D. Người nông dân quan tâm nhiều hơn tới thị trường tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra Đáp án đúng :D Câu 8: Nông nghiệp hàng hóa có điều kiện thuận lợi để phát triển ở những vùng: A. Có truyền thống sản xuất hàng hóa B. Gần các trục giao thông C. Gần các thành phố lớn D. Tất cả các ý trên Đáp án đúng :D Câu 9: Kinh tế nông thôn hiện nay dựa chủ yếu vào: A. Hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp B. Hoạt động công nghiệp C. Hoạt động dịch vụ D. Hoạt động công nghiệp và dịch vụ Đáp án đúng: A Câu 10: Đặc trưng không đúng của nền nông nghiệp cổ truyền A. Năng suất lao động và năng suất cây trồng thấp B. Là nền nông nghiệp tiểu nông mang tính tự cấp tự túc C. Trình độ thâm canh cao D. Sử dụng nhiều sức người, công cụ thủ công Đáp án đúng: C Câu 11: Giá trị sản xuất ngành nào chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành trồng trọt A. Cây lương thực B. Cây công nghiệp C. Cây rau đậu D. Cây ăn quả Đáp án đúng: A Câu 12: Xu hướng chuyển dịch trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt A. Tăng tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực, giảm tỷ trọng sản xuất cây rau đậu, cây công nghiệp B. Giảm tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực và cây ăn quả, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất cây rau đậu và cây công nghiệp C. Giảm tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất cây ăn quả, cây rau đậu và cây công nghiệp D. Tăng tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực và cây công nghiệp, giảm tỷ trọng giá trị sản xuất cây rau đậu và cây ăn quả Đáp án đúng: B Câu 13: Nhân tố có ý nghĩa hàng đầu tạo nên những thành tựu to lớn của ngành chăn nuôi nước ta trong thời gian qua là: A. Thú y phát triển đã ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh B. Nhiều giống gia súc gia cầm có chất lượng cao được nhập nội C. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được bảo đảm tốt hơn D. Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng Đáp án đúng: C Câu 14: Để đảm bảo an ninh về lương thực đối với một nước đông dân như Việt Nam, cần phải: A. Tiến hành cơ giới hóa, thủy lợi hóa và hóa học hóa B. Khai hoang mở rộng diện tích, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long C. Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ D. Cải tạo đất mới bồi ở các vùng cửa sông ven biển Đáp án đúng: C Câu 15: Cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên là: A. Chè B. Hồ tiêu C. Cà phê D. Cao su Đáp án đúng: C Câu 16: Nhân tố thuận lợi cho phát triển thủy sản ở nước ta là: A. Nước ta có nhiều ngư trường rộng lớn với tổng trữ lượng hải sản khoảng 3, 9-4, 0 triệu tấn. B. Nước ta nằm trên ngã tư hàng hải, hàng không quốc tế C. Nước ta có nhiều bãi tắm đẹp D. Nước ta có trữ lượng dầu khí lớn Đáp án đúng: A Câu 17: Đây là tỉnh có ngành thuỷ sản phát triển tương đối đồng đều cả khai thác lẫn nuôi trồng: A. An Giang B. Đồng Tháp C. Bà Rịa - Vũng Tàu D. Cà Mau Đáp án đúng :D Câu 18: Điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn là A. Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, các ô trũng ở đồng bằng B. Nhân dân có kinh nghiệm đánh bắt thủy sản C. Dọc bờ biển nước ta có nhiều đầm phá, bãi triều, các cánh rừng ngập mặn D. Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản suy giảm Đáp án đúng: C Câu 19: Nguyên nhân chủ yếu để ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long: A. Có hai mặt giáp biển, ngư trường lớn B. Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt C. Có nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú D. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai Đáp án đúng: B Câu 20: Loại rừng có diện tích lớn nhất ở nước ta hiện nay là: A. Rừng phòng hộ B. Rừng đặc dụng C. Rừng sản xuất D. Rừng trồng Đáp án đúng: A Câu 21: Sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Tây Nguyên chủ yêu là: A. Bò sữa B. Cây công nghiệp ngắn ngày C. Cây công nghiệp dài ngày D. Gia cầm Đáp án đúng: C Câu 22: Đa dạng hóa nông nghiệp sẽ có tác động: A. Tạo nguồn hàng tập trung cho xuất khẩu B. Giảm bớt tình trạng độc canh C. Giảm thiểu rủi ro trước biến động của thị trường D. Tạo điều kiện cho nông nghiệp hàng hóa phát triển Đáp án đúng: C Câu 23: Đây là đặc điểm sinh thái nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ A. Đồng bằng hẹp, vùng đồi trước núi, khí hậu có mùa đông lạnh vừa B. Đồng bằng hẹp, đất khá màu mỡ, có nhiều vùng biển để nuôi trồng thuỷ sản C. Đồng bằng lớn, nhiều đất phèn đất mặn, khí hậu có hai mùa mưa, khô đối lập D. Đồng bằng lớn, đất lúa nước, sông ngòi nhiều, khí hậu có mùa đông lạnh Đáp án đúng: B Câu 24: Loại sản phẩm nông nghiệp có mức độ tập trung rất cao ở Đồng bằng sông Hồng và khá cao ở Đồng bằng sông Cửu Long nhưng Đồng bằng sông Hồng đang đi xuống, Đồng bằng sông Cửu Long lại đang đi lên là: A. Lúa gạo B. Lợn C. Đay D. Mía Đáp án đúng: C Câu 25: Ý nào sau đây không đúng với điều kiện kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Mật độ dân số tương đối thấp B. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi C. Tập trung rất nhiều cơ sở công nghiệp chế biến D. Dân có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp Đáp án đúng: C Câu 26: Ý nào sau đây không phải là phương hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay? A. Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt. B. Đẩy mạnh phát triển ở tất cả các ngành công nghiệp. C. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ. D. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. Đáp án đúng: B Câu 27: Sản xuất thủy điện là chuyên môn hóa sản xuất của cụm công nghiệp A. Đáp Cầu - Bắc Giang B. Đông Anh – Thái Nguyên C. Hà Đông – Hòa Bình D. Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa Đáp án đúng: C Câu 28: Cơ cấu công nghiệp được biểu hiện ở A. Các ngành công nghiệp trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp B. Mối quan hệ giữa các ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp C. Tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp D. Thứ tự về giá trị sản xuất của mỗi ngành trong toàn b ộ hệ thống các ngành công nghiệp Đáp án đúng: C Câu 29: Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng là nơi có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước được thể hiện ở: A. Là vùng có tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp cao nhất trong các vùng B. Là vùng có các trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất cả nước C. Là vùng tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp nhất cả nước D. Là vùng có những trung tâm công nghiệp nằm rất gần nhau Đáp án đúng: C Câu 30: Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp nhờ: A. Có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước B. Giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên C. Khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có D. Có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao Đáp án đúng: C Câu 31: Vùng tập trung than nâu với quy mô lớn ở nước ta là: A. Quảng Ninh B. Lạng Sơn C. Đồng bằng sông Hồng D. Cà Mau Đáp án đúng: C Câu 32: Đường dây 500 KV nối: A. Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh B. Hòa Bình - Phú Lâm C. Lạng Sơn - Cà Mau D. Hòa Bình - Cà Mau Đáp án đúng: B Câu 33: Nguồn dầu khí của nước ta hiện nay được khai thác chủ yếu từ: A. Bể trầm tích Trung Bộ B. Bể trầm tích Cửu Long C. Bể trầm tích Nam Côn Sơn D. Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai Đáp án đúng: C Câu 34: Đây là đặc điểm của ngành chế biến sản phẩm chăn nuôi A. Gắn liền với các vùng chăn nuôi bò sữa và bò thịt B. Chưa phát triển mạnh vì thị trường tiêu thụ bị hạn chế C. Gắn liền với các thành phố lớn vì có nhu cầu thị trường D. Chưa phát triển mạnh vì ngành chăn nuôi để lấy thịt và sữa còn yếu Đáp án đúng: A Câu 35: Đây là cơ sở để phân chia ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm thành 3 phân ngành. A. Công dụng của sản phẩm B. Đặc điểm sản xuất C. Nguồn nguyên liệu D. Phân bố sản xuất Đáp án đúng: C Câu 36: Mục đích chính của tổ chức lãnh thổ công nghiệp là: A. Tận dụng triệt để nguồn vốn đầu tư nước ngoài B. Sử dụng hợp lí nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế - xã hội - môi trường C. Sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguồn TNTN D. Khai thác lợi thế về VTĐL của nước ta Đáp án đúng: B Câu 37: Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi của? A. Tây Bắc, Bắc Trung Bộ B. Tây Bắc, Tây Nguyên C. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên D. Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ Đáp án đúng: B Câu 38: Ở Việt Nam, ngoài KCN tập trung còn có? A. Khu thương mại tự do và đặc khu kinh tế B. Đặc khu kinh tế và khu công nghệ cao C. Khu công nghệ cao và khu chế xuất D. Khu chế xuất và đặc khu kinh tế Đáp án đúng: C Câu 39: Tính đến tháng 8-2007, Việt Nam có khoảng bao nhiêu KCN và bao nhiêu KCN đã đi vào hoạt động? A. 150 và 90 B. 150 và 80 C. 160 và 80 D. 160 và 90 Đáp án đúng: A Câu 40: Theo quy hoạch của Bộ Công Nghiệp (năm 2001) cả nước được phân chia thành mấy vùng Công nghiệp? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Đáp án đúng: C Câu 41: Tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta là: A. Quốc lộ 1 B. Đường Hồ Chí Minh C. Đường 5 D. Câu A và B đúng Đáp án đúng :D Câu 42: Vận tải đường sông thuận lợi nhất và được sử dụng với cường độ cao nhất mước ta là: A. Hệ thống sông Hồng-Thái Bình B. Hệ thống sông Mê Công-Đồng Nai C. Hệ thống sông Mã-Cả D. Câu A và B đúng Đáp án đúng :D Câu 43: Tuyến đường biển quan trọng nhất nước ta là: A. Sài Gòn - Cà Mau B. Phan Rang - Sài Gòn C. Hải Phòng - Thành Phố Hồ Chí Minh D. Đà Nẵng - Quy Nhơn Đáp án đúng: C Câu 44: Điểm nào sau đây không đúng với ngành Viễn thông nước ta trước khi Đổi mới? A. Dịch vụ nghèo nàn B. Mạng lưới cũ kĩ, lạc hậu C. 0, 17 máy điện thoại/100 dân (năm 1990) D. Bước đầu có cơ sở vật chất kĩ thuật tiên tiến Đáp án đúng :D Câu 45: Hướng chuyên môn hóa vận tải hàng hóa và hành khách của giao thông vận tải đường thủy nước ta thể hiện rõ nhất ở vùng: A. Đồng bằng sông Hồng B. Bắc Trung Bộ C. Đông Nam Bộ D. Đồng bằng sông Cửu Long Đáp án đúng :D Câu 46: Hiện nay, sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào: A. Sự phân bố dân cư B. Sự phân bố các ngành sản xuất C. Sự phân bố các tài nguyên du lịch D. Sự phân bố các trung tâm thương mại, dịch vụ Đáp án đúng: C Câu 47: Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm A. Di tích, lễ hội B. Địa hình, di tích C. Di tích, khí hậu D. Lệ hội, địa hình Đáp án đúng: A Câu 48: Mặt hàng nào sau đây không phải là mặt hàng xuất khẩu của nước ta? A. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản B. Tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu) C. Hàng thủ công nhẹ và tiểu thủ công nghiệp D. Hàng nông – lâm - thủy sản Đáp án đúng: B Câu 49: Hàng nhập khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất ở nước ta hiện nay là: A. Lương thực, thực phẩm B. Nguyên, nhiên vật liệu C. Máy móc thiết bị D. Hàng tiêu dùng Đáp án đúng: B Câu 50: Sự phát triển của ngành nội thương thể hiện rõ rệt qua: A. Lao động tham gia trong ngành nội thương B. Lực lượng các cơ sở buôn bán C. Tổng mức bán lẻ của hàng hóa D. Các mặt hàng buôn bán ở các chợ Đáp án đúng: C